1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)

230 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 230
Dung lượng 7,39 MB

Nội dung

Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)

Trang 1

TRẦN XUÂN ĐỨC

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG

SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN, NĂM 2017

Trang 2

TRẦN XUÂN ĐỨC

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG

SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

MÃ SỐ: 9850103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS NGUYỄN NGỌC NÔNG

2 TS NGUYỄN TIẾN SỸ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng sử dụng để bảo vệ bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Trần Xuân Đức

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các thầy, cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên, Ban Quản lý đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Ngọc Nông,

TS Nguyễn Tiến Sỹ - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ

ra những ý kiến quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án

Tôi cũng xin được gửi lòng biết ơn chân thành tới lãnh đạo các Phòng ban, người dân địa phương huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiện để tôi điều tra, thu thập

số liệu và thực hiện, theo dõi mô hình thí nghiệm phục vụ cho nghiên cứu đề tài

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể và cơ quan, ban, ngành, bạn

bè và người thân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể

và cá nhân đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

PHỤ LỤC v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH xi

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3

4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 4

1.1.1 Khái niệm về đất, đất đai, đất sản xuất nông nghiệp 4

1.1.2 Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững 5

1.1.3 Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 7

1.1.4 Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững 13

1.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 26 1.2.1.Tình hình sử dụng đất trên thế giới 26

1.2.2 Tình hình sử dụng đất tại Việt Nam 31

1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 34

1.3.1 Những nghiên đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam 34

1.3.2 Những nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn Hà Tĩnh 40

1.4 NHỮNG NHẬN XÉT RÚT RA TỪ NHỮNG NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 43

Trang 6

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45

2.1 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 45

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 45

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 45

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 45

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn 45

2.2.2 Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Hương Sơn 46

2.2.3 Đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn 46

2.2.4 Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Hương Sơn 47

2.2.5 Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn 47

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 48

2.3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 48

2.3.3 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 50

2.3.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả và tính bền vững của các loại, kiểu sử dụng đất 49

2.3.5 Phương pháp điều tra, chỉnh lý bản đồ đất và lấy mẫu đất phân tích 54

2.3.6 Phương pháp phân tích đất 55

2.3.7 Phương pháp đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp 56

2.3.8 Phương pháp xây dựng bản đồ 56

2.3.9 Phương pháp xử lý số liệu 58

2.3.10 Phương pháp chuyên gia 59

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 60

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HƯƠNG SƠN 60

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 60

3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 64

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn 69

3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN HƯƠNG SƠN 70

3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 70

3.2.2 Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2015 71

3.2.3 Hiện trạng các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn 73

Trang 7

3.2.4 Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của các loại sử dụng đất sản xuất nông

nghiệp huyện Hương Sơn 75

3.2.5 Đánh giá một số tồn tại, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Hương Sơn 102 3.3 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯƠNG SƠN 105

3.3.1 Đặc điểm, tính chất của các loại đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn 105

3.3.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 112

3.3.3 Đánh giá tiềm năng đất đai đối với các loại sử dụng đất 120

3.4 KẾT QUẢ THEO DÕI MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN HƯƠNG SƠN 128

3.4.1 Mô hình 1: Chuyên lúa (lúa xuân - lúa mùa) 128

3.4.2 Mô hình 2: Chuyên màu (Lạc - Đậu - Ngô) 130

3.4.3 Mô hình 3: Chuyên cỏ (Cỏ Mulato 2) 134

3.4.4 Mô hình 4: Cây công nghiệp lâu năm (Chè CLV18) 136

3.4.5 Mô hình 5: Cây ăn quả (Cam bù) 138

3.4.6 Những nhận xét rút ra sau khi theo dõi các mô hình sử dụng đất 141

3.5 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN HƯƠNG SƠN 142

3.5.1 Đề xuất định hướng sử dụng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn 142

3.5.2 Đề xuất các giải pháp thực hiện sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Hương Sơn 147

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 151

1 KẾT LUẬN 151

2 KIẾN NGHỊ 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

(International Soil Reference and Information Centre)

trường (International Union for Conservation of Nature)

Trang 9

PTNNBV Phát triển nông nghiệp bền vững

(United Nations Development Programme)

(United Nations Environment Programme)

(World Commission on Environment and Development)

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác nông nghiệp trên thế giới 28

Bảng 1.2 Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác nông nghiệp 28

tại một số nước Đông Nam Á 28

Bảng 1.3 Biến động về dân số và diện tích đất canh tác trên thế giới (giai đoạn 1960 - 2050) 29

Bảng 1.4 Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp toàn quốc năm 2015 31

Bảng 1.5 Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 32

Bảng 2.1 Phân bố số phiếu điều tra theo tiểu vùng huyện Hương Sơn 49

Bảng 2.2 Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn 51

Bảng 2.3 Bảng phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Hương Sơn 51

Bảng 2.4 Bảng phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Hương Sơn 52

Bảng 2.5 Phân cấp và cho điểm các chỉ tiêu trong đánh giá tính bền vững của các LUT sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn 53

Bảng 2.6 Ma trận so sánh cặp đôi 58

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của các ngành giai đoạn 2010-2016 huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh 66

Bảng 3.2 Tình hình biến động dân số giai đoạn 2010-2016 67

Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất có tiềm năng chuyển đổi sang đất sản xuất nông nghiệp đến 31/12/2015 huyện Hương Sơn 71

Bảng 3.4 Tình hình biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất 72

có tiềm năng chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn 72

Bảng 3.5 Hiện trạng các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn 74

Bảng 3.6 Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp TV1 76

Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp TV2 77

Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp TV3 78

Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Hương Sơn 79

Trang 11

Bảng 3.10 Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 1 82

Bảng 3.11 Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 2 83

Bảng 3.12 Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 3 84

Bảng 3.13 Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn 86

Bảng 3.14 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng so với mức khuyến cáo trên địa bàn huyện Hương Sơn 88

Bảng 3.15 Phân cấp khả năng duy trì độ phì dựa theo liều lượng phân bón thực tế và khuyến cáo cho các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Hương Sơn 92

Bảng 3.16 Phân cấp khả năng bảo vệ đất dựa theo tỉ lệ thời gian che phủ mặt đất trong năm của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất 93

Bảng 3.17 Hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn 94

Bảng 3.18 Kết quả đánh giá tính bền vững về mặt kinh tế của các LUTs và kiểu sử dụng đất 96

Bảng 3.19 Kết quả đánh giá tính bền vững về mặt xã hội của LUTs và kiểu sử dụng đất 97

Bảng 3.20 Kết quả đánh giá tính bền vững về mặt môi trường của các LUT và kiểu sử dụng đất 99

Bảng 3.21 Trọng số của các chỉ tiêu tham gia đánh giá tính bền vững của các LUT sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn 100

Bảng 3.22 Đánh giá tổng hợp tính bền vững của các LUT sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn 101

Bảng 3.23 Tình hình tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật 103

trong sản xuất của các hộ gia đình huyện Hương Sơn 103

Bảng 3.24 Tổng hợp số thửa đất sản xuất nông nghiệp của 104

các hộ gia đình hiện đang được quản lý và sản xuất 104

Bảng 3.25 Phân loại các nhóm đất trên địa bàn huyện Hương Sơn 106

Bảng 3.26 Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất huyện Hương Sơn 114 Bảng 3.27 Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất 114

Bảng 3.28 Các chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và tổng hợp diện tích theo phân cấp tại vùng nghiên cứu huyện Hương Sơn 116

Bảng 3.29 Tổng hợp quy mô diện tích và đặc tính của đơn vị đất đai 117

Trang 12

vùng nghiên cứu huyện Hương Sơn 117

Bảng 3.30 Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 122

Bảng 3.31 Kết quả phân hạng thích hợp của đất đai với các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã được chọn tại địa bàn huyện Hương Sơn 124

Bảng 3.32 Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên lúa (2014-2016) 129

Bảng 3.33 Hiệu quả xã hội của mô hình chuyên lúa (2014 - 2016) 129

Bảng 3.34 Hiệu quả môi trường của mô hình chuyên lúa (2014-2016) 130

Bảng 3.35 Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên màu (2014 - 2016) 132

Bảng 3.36 Hiệu quả xã hội của mô hình chuyên màu (2014-2016) 133

Bảng 3.37 Hiệu quả môi trường của mô hình chuyên màu (2014-2016) 134

Bảng 3.38 Hiệu quả kinh tế của mô hình cỏ Mulato 2 (2014-2016) 135

Bảng 3.39 Hiệu quả xã hội của mô hình chuyên cỏ (2014-2016) 135

Bảng 3.40 Hiệu quả môi trường của mô hình chuyên cỏ (2014-2016) 136

Bảng 3.41 Hiệu quả kinh tế của mô hình chè công nghiệp CLV18 (2014-2016) 137

Bảng 3.42 Hiệu quả xã hội của mô hình chè công nghiệp CLV18 (2014-2016) 138

Bảng 3.43 Hiệu quả môi trường của mô hình chè công nghiệp CLV18 (2014-2016) 138

Bảng 3.44 Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cam bù (2014-2016) 140

Bảng 3.45 Hiệu quả xã hội của mô hình trồng cam bù (2014-2016) 140

Bảng 3.46 Hiệu quả môi trường của mô hình trồng cam bù (2014-2016) 141

Bảng 3.47 Đánh giá tổng hợp hiệu quả của các mô hình sử dụng đất 141

Bảng 3.48 Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững đến năm 2020 trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh 145

Bảng 3.49 Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo các kiểu sử dụng đất huyện Hương Sơn đến năm 2020 146

Bảng 3.50 Diện tích đề xuất phát triển các LUT theo mức độ thích hợp và yếu tố hạn chế chính 147

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất 8

Hình 1.2 Cấu trúc của phân hạng thích hợp đất đai theo FAO 21

Hình 1.3 Quy trình đánh giá đất theo FAO 22

Hình 3.1 Sơ đồ hành chính huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh 60

Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Hương Sơn giai đoạn 2010-2016 65

Hình 3.3 Hình ảnh mô hình chuyên lúa 128

Hình 3.4 Hình ảnh mô hình chuyên màu 131

Hình 3.5 Hình ảnh mô hình chuyên trồng cỏ 134

Hình 3.6 Hình ảnh mô hình cây công nghiệp lâu năm (Chè CLV18) 137

Hình 3.7 Hình ảnh mô hình cây ăn quả (Cam bù) 139

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là nguồn tư liệu đầu vào của nền kinh tế và là tư liệu đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Tuy nhiên do đất đai là tài nguyên không tái tạo và rất hạn chế nhưng dân số ngày càng gia tăng, kéo theo yêu cầu về lương thực, thực phẩm tăng đòi hỏi phải khai thác,

sử dụng triệt để tiềm năng đất cho sản xuất nông nghiệp Do vậy để phát triển bền vững cần phải sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả

Ngành nông nghiệp tại Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng, có nhiệm vụ tạo ra lượng thực, thực phẩm cho nhu cầu của hơn 93 triệu người, nguyên liệu cho chế biến, mặt khác còn tham gia vào thị trường xuất khẩu So với các quốc gia trên thế giới, diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam còn thấp với 11.505.796 ha (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016) [15] Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2017) [87], tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2006 –

2015 đạt 4,46%/năm, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 đạt 5,12%/năm và giai đoạn 2011

- 2015 bình quân mỗi năm tăng 3,81% Ngành nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất liên tục xuất siêu với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao kể cả trong những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2016 chiếm 18,2% kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp 17% trong tổng GDP cả nước (năm 2005: 19,3%, năm 2010: 18,4%), đảm bảo ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc gia Tuy đạt được những thành tựu to lớn nhưng sản xuất nông nghiệp của nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và có xu hướng không bền vững do sản xuất nhỏ, manh mún, mức độ cơ giới hoá thấp nên năng suất lao động trong nông nghiệp cũng thấp, chất lượng nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất còn thấp và khả năng cạnh tranh yếu

Hương Sơn là huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên là 109.679,50ha, diện tích đất nông nghiệp có 100.024,56ha, trong đó có 16.532,49ha đất sản xuất nông nghiệp (Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, 2015) [25], hiện đang sử dụng cho gieo trồng lúa, các cây chuyên màu, trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, chè, cây ăn quả, đặc biệt là quả cam Bù nổi tiếng đã gắn liền với địa danh của huyện; năng

Trang 15

suất và chất lượng của cây trồng ngày càng gia tăng, góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội của huyện nói chung Quá trình canh tác nông nghiệp đã không chú ý đến biện pháp bồi dưỡng, cải tạo và bảo vệ nên đất bị bạc màu hoá Sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh yếu, giá trị gia tăng thấp và có

xu hướng không bền vững Trong khi đó cũng chính trên địa bàn huyện Hương Sơn đã

có một số mô hình sử dụng đất hiệu quả nhưng sức lan toả thấp Do vậy, Uỷ ban nhân dân huyện Hương Sơn đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, với cây lâu năm

là chè, cao su, cây ăn quả là cam Bù và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa và nuôi Hươu (UBND huyện Hương Sơn, 2014b) [82] Tuy nhiên, chuyển đổi ở loại đất nào

và quy mô diện tích của từng loại sử dụng đất cần phải được xác định nên cần thiết phải có một nghiên cứu toàn diện bao gồm cả hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm, tính chất đất, khí hậu và điều kiện về nước nhằm xác định được tiềm năng đất phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững dựa trên phương pháp khoa học Xuất phát từ tình hình

thực tiễn trên, việc thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng

sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” là

- Đề xuất định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững đến năm

2020 và các giải pháp thực hiện trên địa bàn huyện Hương Sơn

Trang 16

3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

- Ý nghĩa khoa học

Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận về đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững địa trên bàn nghiên cứu và các huyện miền núi biên giới có điều kiện sinh thái tương tự

- Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các cấp quản lý ở địa phương có cơ sở khoa học hoạch định khai thác, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả, tiết kiệm và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững

4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Luận án đã lựa chọn và xác định được các chỉ tiêu định lượng, định tính trong đánh giá tính bền vững của các LUTs phù hợp với điều kiện một huyện miền núi, biên giới vùng Bắc Trung Bộ

- Bổ sung, hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu về đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

1.1.1 Khái niệm về đất, đất đai, đất sản xuất nông nghiệp

1.1.1.1 Đất (thổ nhưỡng, soil)

Docutraiep, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất cho rằng: “Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó Đất được coi là khác biệt bởi với đá Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi” (dẫn theo Vũ Ngọc Tuyên, 1994) [78]

Theo Wiliam “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng” (dẫn theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009a) [12]

1.1.1.2 Đất đai (land)

Đất đai được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, hệ thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể động thực vật và mọi hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại như ruộng bậc thang, hệ thống thủy lợi, đường giao thông, các tòa nhà… (FAO, 1995) [108]

Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan, đất được coi là “vật mang” (Carrier) của hệ sinh thái (Lê Văn Khoa, 2000) [40] Trong đánh giá đất, đất đai được định nghĩa

là những khoanh/vạt đất được xác định trên bản đồ với những đặc tính và tính chất riêng biệt như chế độ nhiệt, độ dốc, loại đất, địa hình, chế độ nước… (Đào Châu Thu

và Nguyễn Khang, 1998) [64]

Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng các

Trang 18

thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người

1.1.1.3 Đất sản xuất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp và còn được gọi là ruộng đất, còn đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất cây hàng năm, đất sản xuất cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả (Nguyễn Công Thắng, 2014) [63]

Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội Ở nước ta với hơn 70% dân số làm nông nghiệp nên vấn đề phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Lê Du Phong, 2007) [53] Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung cũng như đất sản xuất nông nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội

1.1.2 Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững

Theo Bill Mollison và Mia Slay (1994) [5], nông nghiệp bền vững là một hệ thống được thiết kế để chọn môi trường bền vững cho sự sống của con người Đó là một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường Nông nghiệp bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp với đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc, trên những diện tích đất sử dụng thấp nhất, nhờ vậy con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú trong thiên nhiên một cách bền vững mà không liên tục huỷ diệt sự sống trên trái đất

Theo Dumanski (2000) [98], nền tảng của một nền nông nghiệp bền vững là duy trì tiềm năng sản xuất sinh học, đặc biệt là duy trì chất lượng đất, nước và tính đa dạng gen Nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo được 3 yêu cầu: quản lý đất bền vững, công nghệ được cải tiến và hiệu quả kinh tế phải nâng cao, trong đó quản lý đất đai bền vững được đặt lên hàng đầu Nông nghiệp giữ vai trò động lực cho phát triển kinh tế ở hầu

Trang 19

hết các nước đang phát triển Một nền nông nghiệp bền vững hơn rất cần thiết để tạo ra những lợi ích lâu dài, góp phần vào phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo

Theo Conway và Barier (1990) [96] thì xu hướng chung hiện nay trên thế giới, các chủ trương và biện pháp nhằm PTNNBV cần phải đồng thời hướng đến ba mục tiêu chính gồm:

- Phát triển bền vững về kinh tế: Trong nông nghiệp, bền vững về kinh tế được hiểu là sự tăng lên ổn định của năng suất và sản lượng các loại cây trồng, các con vật nuôi trong từng giai đoạn nhất định Sở dĩ phải tính theo từng giai đoạn, chứ không tính theo từng năm riêng biệt, vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nặng nề vào điều kiện tự nhiên Có thể, năm nay do điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với việc canh tác tốt của người nông dân, sản xuất nông nghiệp được mùa, năng suất và sản lượng cây trồng nhờ đó đều tăng hơn so với năm trước; những năm tiếp theo, người nông dân vẫn thực hiện tốt các quy trình canh tác, song do thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục, tàn phá nặng nề đối với các loại cây trồng và con vật nuôi Hậu quả là cả năng suất và sản lượng các sản phẩm nông nghiệp trong năm đó đều bị giảm sút Chính vì thế, đánh giá tính bền vững trong phát triển nông nghiệp phải căn cứ vào từng giai đoạn, ít nhất phải là từ 3 - 5 năm

- Phát triển bền vững về mặt xã hội: Sản xuất nông nghiệp chủ yếu diễn ra trong khu vực nông thôn và do người nông dân thực hiện Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, hoặc đang phát triển, nông nghiệp, nông thôn, nông dân tuy rất quan trọng (chiếm phần lớn diện tích, dân số và lao động của quốc gia), nhưng lại là khu vực hết sức lạc hậu Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của nông thôn vừa thiếu, vừa yếu; cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất nông nghiệp lạc hậu, trình độ dân trí của người dân thấp kém, người lao động đa phần là chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật Chính vì vậy, bảo đảm tính bền vững về xã hội trong quá trình phát triển nông nghiệp là đòi hỏi vô cùng bức xúc của các quốc gia này Có nhiều yêu cầu về mặt xã hội đối với bền vững phát triển nông nghiệp, song quan trọng nhất là nâng cao nhanh thu nhập cho người dân và bảo đảm tính công bằng trong việc hưởng thụ các thành quả do phát triển mang lại

- Phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường: Sản xuất nông nghiệp là ngành có liên quan nhiều nhất đến các nguồn lực tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên

Trang 20

đất, tài nguyên nước và tài nguyên rừng, và cũng là ngành chịu sự tác động nặng nề nhất của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thời tiết và khí hậu Bởi vậy, hơn bất kỳ ngành nào khác, nông nghiệp phải là ngành số một bảo đảm tính bền vững về môi trường trong phát triển Có rất nhiều yêu cầu về bảo vệ môi trường trong phát triển nông nghiệp, trong đó ba vấn đề được đặt lên hàng đầu là: (1) bảo vệ và không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất; (2) bảo vệ và không ngừng nâng cao chất lượng của nguồn nước; (3) bảo vệ rừng

Tóm lại, đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững phải đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không bị suy giảm theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người, các sinh vật

1.1.3 Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

1.1.3.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất

Theo Nguyễn Như Ý (2001) [91], hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của công việc mang lại Theo Đỗ Kim Chung và cs (1997) [22], hiệu quả sử dụng đất phải

là kết quả của quá trình sử dụng đất Theo Vũ Thị Bình (1995a) [7], hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế

Theo Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) [57], tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững: Tốt về môi trường, có hiệu quả kinh tế, phù hợp với nhu cầu xã hội, nhạy cảm về văn hóa, áp dụng các công nghệ thích hợp, có cơ sở khoa học hoàn thiện và đem lại sự phát triển chung cho cộng đồng

Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất bền vững không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét trên tổng thể các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường (Hình 1.1)

Trang 21

Hình 1.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất

Như vậy, vấn đề tiêu chí để xem xét, chấp nhận một loại sử dụng đất có bền vững hay không phải dựa vào 3 tiêu chí là kinh tế, xã hội và môi trường Trong mỗi tiêu chí lại có các chỉ tiêu khác nhau Đây cũng là vấn đề được cộng đồng các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu

1.1.3.2 Các loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

a Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là mục tiêu của người sản xuất, là thước đo phản ánh mức

độ thành công của sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu ra tối ưu Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Nếu đạt được một trong hai hiệu quả, hoặc là hiệu quả kỹ thuật, hoặc là hiệu quả phân bổ thì mới chỉ thỏa mãn điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho hiệu quả kinh tế Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp cũng cần phải đạt được cả hiệu quả

kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (Đỗ Kim Chung và cs., 1997) [22]

Trang 22

Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt kinh tế

và chi phí sản xuất bỏ ra HQKT đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động sản xuất HQKT là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả, nó có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác HQKT là loại hiệu quả có khả năng lượng hóa, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu Khi đánh giá HQKT

sử dụng đất có thể dùng nhiều chỉ tiêu và cách xác định các chỉ tiêu tùy thuộc vào mục đích và phạm vi nghiên cứu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009b) [13]

Phan Văn Khuê và cs (2016) [41], khi đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã chọn 5 chỉ tiêu gồm: tổng giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, giá trị ngày công và hiệu quả đồng vốn Đào Đức Mẫn (2014) [42] thì chỉ chọn 4 chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu giá trị ngày công không được chọn để đánh giá Theo Lê Văn Khoa (2000) [40], khi xác định hiệu quả kinh tế cần lựa chọn các chỉ tiêu định lượng được (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn

b Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra (FAO, 1990) [106] Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp (Nguyễn Duy Tính, 1995) [67] Theo FAO (1990) [106], các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xã hội gồm: trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội Theo Hội Khoa học Đất (2000) [31], hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu như: đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng; thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật , tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu

Tùy vào yêu cầu nghiên cứu hay mục tiêu xây dựng dự án, người đánh giá có thể lựa chọn chỉ tiêu khác nhau để đưa vào phân tích, đánh giá (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009b) [13] Theo Nguyễn Thị Vòng, Trần Thị Hương Giang (2017) [89], hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: khả năng thu hút lao

Trang 23

động, mức độ chấp nhận và khả năng tiêu thụ sản phẩm Phan Văn Khuê và cs (2016) [41], Đỗ Văn Nhạ, Nguyễn Quang Tiến (2017) [46] khi đánh giá hiệu quả xã hội của

mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã lựa chọn 2 chỉ tiêu gồm: công lao động

và giá trị ngày công lao động Nguyễn Minh Thanh (2016) [61], khi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã sử dụng các chỉ tiêu: Ngày công sử dụng, số loại sản phẩm và mức độ chấp nhận của người dân

c Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hoá học, sinh học, vật lý , chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật môi trường Hiệu quả hoá học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến Hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự phát sinh biến hoá của các loại yếu tố môi trường dẫn đến (Tôn Thất Chiểu và cs., 1992) [21]

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng của môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là: quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; đánh giá các nguồn tài nguyên nước bền vững; đánh giá quản lý đất đai; đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng; đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì của đất và bảo vệ cây trồng; đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên; sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000) [31]

Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau Cây trồng phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, tính chất của đất Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, phương thức quản lý của con người, hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng

Trang 24

rất khác nhau đến môi trường Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường (Đỗ Nguyên Hải, 1999) [29] Theo Phan Văn Khuê và cs (2016) [41], hiệu quả môi trường được đánh giá dựa vào mức độ sử dụng phân bón, sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng

và mức độ che phủ đất, bảo vệ đất, chống xói mòn Đỗ Văn Nhạ, Nguyễn Quang Tiến (2017) [46] đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo 3 tiêu chí gồm: mức sử dụng phân bón, mức sử dụng thuốc BVTV và khả năng chống xói mòn đất thông qua thời gian che phủ đất Lê Cảnh Định, Trần Trọng Đức (2011) [28] cũng dựa vào 3 chỉ tiêu gồm: lượng thuốc trừ sâu và phân bón đưa vào đất, nâng cao đa dạng sinh học và độ che phủ khi nghiên cứu về tiêu chí môi trường

1.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

a Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên

Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [67], điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết ) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp nên cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng, vật nuôi phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh

Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I Theo N.Borlang - người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các nước đang phát triển cho rằng: Yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới của các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì đất (dẫn theo Nguyễn Duy Tính, 1995) [67]

b Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật

Các biện pháp kỹ thuật của con người tác động vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất Đây là những tác động có sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, thời tiết, điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh sắc sảo (Đường Hồng Dật và cs., 1994) [26]

Frank Ellis và Douglass C.North cho rằng ở các nước phát triển, khi có sự tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất (World Bank, 1992) [126]

Trang 25

Đến thế kỷ 21, nông nghiệp nước ta đã ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng cao đến 30% của năng suất kinh tế Như vậy, nhóm các biện pháp

kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

c Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức

- Công tác quy hoạch bố trí sản xuất: Thực hiện công tác quy hoạch phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu của thị trường, gắn với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá

- Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Vì thế, phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất là rất cần thiết Muốn vậy, cần phải đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó

Nông nghiệp nước ta thời kỳ 1958 - 1980 là thời kỳ xây dựng HTX nông nghiệp đã phát triển với nhiều hình thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến vừa và lớn và đã trải qua nhiều cuộc vận động, củng cố và mở rộng quy mô ô thửa tương đối lớn, đã tạo điều kiện tốt cho việc cơ giới hoá và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất Tuy nhiên do ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp nên sức sản xuất trong nông thôn bị kìm hãm, năng suất lao động thấp, công tác quản lý của Ban quản

lý HTX cồng kềnh Đời sống nông dân nhất là xã viên HTX vẫn thấp, làm không đủ

ăn, mô hình HTX kiểu cũ đã tỏ ra không còn phù hợp (Nguyễn Khánh Bật, 2001) [4]

Thời kỳ từ 1981 đến nay là thời kỳ đổi mới từng bước cơ chế quản lý HTX nông nghiệp gắn liền với cơ chế đổi mới kinh tế nông nghiệp nông thôn Thời kỳ này được mở đầu bằng Chỉ thị 100 CT/TW của Ban bí thư TW Đảng ngày 13/01/1981 Sau

Trang 26

đó, thực hiện Nghị quyết 10, theo tinh thần đổi mới đã giải phóng được sức sản xuất, năng suất lao động cao Tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ và vai trò của hộ nông dân được khẳng định như là một thành phần kinh tế tự chủ trong nông nghiệp, nông thôn Tuy nhiên, sau khi thực hiện khoán hộ ruộng đất bị chia nhỏ, manh mún đã gây cản trở đến quá trình hiện đại hoá nông nghiệp Vì vậy, trong tương lai cần tạo dựng

cơ sở nền tảng từng bước phát triển mới trong nông nghiệp, nông thôn, đó là hình thành nên quy mô sản xuất trên ô thửa lớn bằng việc tích tụ ruộng đất và dồn ô đổi thửa, cùng với việc xác lập các hệ thống tổ chức sản xuất như HTX kiểu mới, hình thành các trang trại tập trung để phát triển sản xuất (Nguyễn Văn Khánh, 2001) [36]

d Nhóm các yếu tố xã hội

- Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị trường nông sản phẩm Có 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: Năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra (Nguyễn Duy Tính, 1995) [67]

- Hệ thống chính sách (chính sách đất đai, giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài, chính sách điều chỉnh cơ cấu đầu tư, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp )

- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của Nhà nước

- Những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư

1.1.4 Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững

1.1.4.1 Khái niệm

Tiềm năng là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, tiềm năng có thể là những khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khai thác, chưa được biết đến hoặc chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì lợi ích của con người (Bùi Văn Sỹ, 2012) [59]

Đánh giá tiềm năng đất đai là quá trình xác định số lượng, chất lượng đất liên quan đến mục đích của đất được sử dụng Đó là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất như độ

Trang 27

dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hạn, mặn hóa… để có thể lựa chọn những loại hình sử dụng đất phù hợp Đánh giá tiềm năng đất đai cung cấp về

mặt số lượng, chất lượng đất gắn với mu ̣c đích sử du ̣ng, mức đô ̣ thích hợp và thuâ ̣n lợi, đây là cơ sở để phân bổ, bố trí quỹ đất hợp lý theo hướng bền vững Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho quy hoa ̣ch phát triển bền vững kinh tế - xã hô ̣i, phát huy lợi thế so sánh theo đă ̣c trưng vùng, miền (Đỗ Đình Sâm và cs., 2005) [56]

Mục đích của đánh giá tiềm năng đất đai là đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục đích và nhu cầu của con người; xác định những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng được lựa chọn (Bù i Văn Sỹ, 2012) [59] Xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai (Đỗ Đình Sâm và cs., 2005) [56] Như vậy, đánh giá đất đai thực chất là đánh giá tiềm năng đất đai và đều dựa trên việc so sánh đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của cây trồng với những đặc điểm đất đai của khoanh đất, vạt đất với một cây trồng cụ thể

1.1.4.2 Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai của một số nước trên thế giới

a Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai tại Mỹ

Đánh giá tiềm năng đất đai của Mỹ dựa trên những yếu tố hạn chế gây trở ngại cho việc sử dụng đất Trong đó có những loại hạn chế lâu dài và những loại hạn chế tạm thời Những hạn chế lâu dài là những hạn chế nếu chỉ tác động bằng cải tạo nhỏ thì không giải quyết được nên đòi hỏi đầu tư lớn Những hạn chế tạm thời là những hạn chế có thể cải tạo bằng những biện pháp kỹ thuật và quản lý, ít tốn kém Do vậy khi xác định tiềm năng đất đai đòi hỏi phải xem xét từng khoanh đất, vạt đất Những khoanh đất có mức độ hạn chế lớn, chi phối mạnh đến sử dụng đất cho một loại cây trồng cần đưa vào sản xuất thì khoanh đất đó sẽ không có tiềm năng hay không thích hợp đối với loại cây trồng đó mà không cần xem xét các yếu tố thuận lợi khác có trong đất Hiện nay tại Mỹ đang sử dụng 2 phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai gồm:

- Phương pháp tổng hợp: Phân chia phức hệ lãnh thổ tự nhiên và đánh giá tiềm năng đất đai theo năng suất cây trồng trong nhiều năm (10 năm trở lên) Khi tiến hành

Trang 28

đánh giá tiềm năng đất đai, các nhà khoa học đã tiến hành phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính, đặc biệt là cây lúa mì và xác định mối tương quan giữa đất đai với các giống lúa mì được trồng trên đó để đề ra những biện pháp thâm canh tăng năng suất (Đoàn Công Quỳ, 2000) [55]

- Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất khác (Huỳnh Văn Chương, 2011) [24]

Ở mức tổng quát, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp gọi là đánh giá tiềm năng đất Người ta chia đất đai trong lãnh thổ Mỹ thành 8 nhóm khác nhau: Bốn nhóm đầu là thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và bốn nhóm sau là những nhóm không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp được dùng vào các mục đích sử dụng khác Bốn nhóm đầu có mức thích hợp từ cao đến thấp, cụ thể như sau:

Nhóm 1: Bao gồm những loại đất không có trở ngại gì trong khi sử dụng, thích hợp với nhiều loại cây trồng Đặc điểm là tầng đất dày, không bị xói mòn, dễ canh tác, không đòi hỏi nhiều biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất

Nhóm 2: Bao gồm những loại đất cũng thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhưng có chất lượng kém hơn nhóm 1, thể hiện một số hạn chế nhỏ

Nhóm 3: Thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhưng khi sản xuất phải tuân thủ một số biện pháp bảo vệ đất, mức độ hạn chế của các yếu tố đã tăng lên

Nhóm 4: Gồm những loại đất thích hợp với một số loại cây trồng nhưng không thường xuyên, do đó phải có nhiều biện pháp cải tạo mới sử dụng có hiệu quả

Phương pháp đánh giá đất của Mỹ có hạn chế là không đi sâu vào nghiên cứu từng LUT cụ thể đối với sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế, xã hội Tuy nhiên, phương pháp này rất quan tâm đến những yếu tố hạn chế trong quản lý và sử dụng đất

có tính đến các vấn đề về môi trường, đây cũng chính là điểm mạnh của phương pháp nhằm mục đích duy trì và sử dụng đất bền vững (Đỗ Nguyên Hải, 2000) [30]

b Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai ở Liên Xô (cũ)

Đây là trường phái đánh giá tiềm năng đất theo quan điểm phát sinh, phát triển

Trang 29

của Docuchaep Đánh giá đất dựa trên cơ sở các đặc tính khí hậu, địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, nước ngầm và thực vật Phương pháp đánh giá được hình thành từ đầu những năm 50, sau đó đã được phát triển và hoàn thiện vào năm 1986 để tiến hành đánh giá và thống kê chất lượng tài nguyên đất đai nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng chiến lược quản lý và sử dụng đất cho các đơn vị hành chính và sản xuất trên lãnh thổ Liên bang Xô viết Trong đánh giá đất thường áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố trên cơ sở thang điểm chuẩn đã được xây dựng thống nhất Đối chiếu giữa tính chất đất và điều kiện tự nhiên với yêu cầu của hệ thống cây trồng được lựa chọn

để phân hạng đánh giá đất Đơn vị đánh giá đất là các chủng loại đất, quy định đánh giá đất cho cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ Chỉ tiêu đánh giá đất là năng suất, giá thành sản phẩm, mức hoàn vốn, địa tô cấp sai (phần lãi thuần túy) (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [64] Nguyên tắc đánh giá mức độ

sử dụng đất thích hợp là phân chia khả năng sử dụng đất đai trên toàn lãnh thổ theo các nhóm và các lớp thích hợp

- Nhóm đất thích hợp được phân theo điều kiện vùng sinh thái đất đai tự nhiên, trên phạm vi vùng rộng lớn

- Lớp đất thích hợp là những vùng được tách ra theo sự khác biệt về loại hình thổ nhưỡng như điều kiện địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới, chế độ nước Trong cùng một lớp sẽ có sự tương đồng về điều kiện sản xuất, khả năng ứng dụng kỹ thuật cũng như các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất

Việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực hiện theo 3 bước: (1) Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên); (2) Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (yếu tố được xem xét kết hợp với khí hậu, độ ẩm, địa hình…); (3) Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất đai) (Huỳnh Văn Chương, 2011) [24]

Đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh của Liên Xô cũ đã được sử dụng rộng rãi ở các nước thuộc hệ thống XHCN cũ, ở Đông Âu và một vài nước khác ở châu Á, châu Phi Kết quả đánh giá đất đã giúp cho việc hoạch định chiến lược sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất theo các phân vùng nông nghiệp tự nhiên hướng tới mục đích sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất hợp lý Tuy nhiên, phương pháp này thuần túy quan

Trang 30

tâm đến các yếu tố tự nhiên của đối tượng đất đai, mà chưa xem xét đầy đủ đến yếu tố kinh tế, xã hội Đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp việc phân hạng thích hợp chưa đi sâu đánh giá phân loại riêng rẽ cho từng loại hình sử dụng, do đó sẽ không tránh khỏi chủ quan trong đánh giá

c Phương đánh giá tiềm năng đất ở Ấn Độ và các nước nhiệt đới ẩm châu Phi

Ở Ấn Độ và các nước nhiệt đới ẩm châu Phi thường áp dụng phương pháp tham biến trong đánh giá đất Đối với Ấn Độ, người ta dùng hàm toán học biểu thị mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng các phương trình toán học.Trong đó, kết quả phân hạng đất được thể hiện ở dạng % hoặc cho điểm, được chia thành 6 nhóm: (1) Nhóm thượng hảo hạng: Đất đạt 80% -100%, có thể trồng bất kỳ loại cây gì cũng cho năng suất cao; (2) Nhóm tốt: Đất đạt 60% - 79%, có thể trồng bất

kỳ cây gì nhưng cho năng suất thấp hơn; (3) Bốn nhóm còn lại là nhóm trung bình, nhóm nghèo, nhóm rất nghèo và nhóm không thể dùng vào sản xuất nông nghiệp Tại các nước nhiệt đới ẩm châu Phi, việc áp dụng tham biến có tính đến

sự phụ thuộc vào một số tính chất sức sản xuất của đất Sức sản xuất của đất phụ thuộc vào đặc tính thổ nhưỡng như: Sự phát triển của phẫu diện đất, sự có mặt của tầng đất chặt trong phẫu diện đất, màu sắc của đất và điều kiện thoát nước, độ chua và độ no bazơ, mức phát triển của tầng mùn trong đất Tất cả những đặc tính trên được thể hiện bằng các phương trình toán học và từ đó tính ra được sức

sản xuất của đất đai (Huỳnh Văn Chương, 2011) [24]

1.1.4.3 Phương pháp đa ́ nh giá đất theo hướng dẫn của FAO

Đánh giá đất theo hướng dẫn của FAO thực chất là đánh giá tiềm năng đất, là sự

kế thừa, kết hợp được những điểm mạnh của cả 2 phương pháp đánh giá đất của Liên

Xô (cũ) và Mỹ, đồng thời có sự bổ sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá đất đai cho các mục đích sử dụng khác nhau Việc đưa ra phương pháp đánh giá mang tính quốc tế đã giúp cho các nhà khoa học có tiếng nói chung, và bớt đi những trở ngại trên các phương diện trao đổi thông tin cũng như kiến thức trong đánh giá sử dụng đất Điểm nổi bật của phương pháp đánh giá đất theo FAO là coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất đai, nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn thế giới cũng như trong từng quốc gia riêng rẽ

Trang 31

Theo bản Đề cương lần đầu tiên của FAO (1976) [100] thì đánh giá đất đai (Land Evaluation - LE) là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất cần phải có Như vậy đánh giá đất đai thực chất là đánh giá tiềm năng đất đai Dẫn theo Đỗ Nguyên Hải, (2000) [30] thì "đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp của đất đai đối với các mục tiêu sử dụng của con người trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, quy hoạch vùng và bảo tồn thiên nhiên "

Trước tình hình suy thoái đất diễn ra mạnh mẽ và ngày một tăng (đặc biệt là đất nông nghiệp), tổ chức FAO đã có quá trình thử nghiệm đánh giá đất tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới và đã thu được những kết quả nhất định Từ những năm 70, nhiều quốc gia trên thế giới đã cố gắng phát triển hệ thống đánh giá đất đai của họ, và người ta nhận thức được tầm quan trọng xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất đặt ra là phải có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn thất đối với tài nguyên đất đai Các nhà khoa học nghiên cứu về đánh giá đất trên thế giới nhận thấy phải có một sự nỗ lực không chỉ đơn phương ở một quốc gia riêng rẽ, mà phải thống nhất và tiêu chuẩn hóa việc đánh giá đất đai trên phạm vi toàn cầu Kết quả là ủy ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất đã được thành lập tại Rome (Ý) của tổ chức FAO và cho ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972 Sau đó được BlinKman và Smyth soạn thảo lại và in ấn năm 1973 Năm 1975, tại hội nghị Rome, những ý kiến đóng góp cho bản dự thảo năm 1973 đã được các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO (K.J.Beek, J.Berema, P.J.Mabiler, G.A.Smyth ) biên soạn lại để hình thành nội dung phương pháp đánh giá đất đai đầu tiên của tổ chức FAO công bố năm 1976 (FAO, 1976) [100] Tài liệu này được thử nghiệm ban đầu ở các nước đang phát triển và tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện vào các năm sau đó để áp dụng đánh giá đất cho từng đối tượng chuyên biệt cụ thể như: đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ nước trời (FAO, 1983) [101]; đánh giá đất cho nền nông nghiệp được tưới (FAO - 1985) [102]; đánh giá đất đai vì sự phát triển (FAO, 1986) [103]; đánh giá đất đai cho phát triển nông thôn (FAO, 1988) [104]; đánh giá đất cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh (FAO, 1989) [105]; đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1994) [107]

Theo FAO (1976) [100] thì đánh giá đất đai được định nghĩa như sau: “Đánh

Trang 32

giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có” Đánh giá đất đai là một phần trong tiến trình quy hoạch sử dụng đất (Beek and Berema, 1972) [93] Khi tiến hành đánh giá đất cụ thể cho các đối tượng sản xuất nông, lâm kết hợp thì đất đai được nhìn nhận như là một vạt đất xác định về mặt địa lý,

là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường bên trong, bên trên và bên dưới như không khí, loại đất, hình dạng, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật, thực vật, những hoạt động tác động từ trước và hiện tại của con người phát triển ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và tương lai Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rộng rãi bao gồm cả về không gian, thời gian và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Đặc điểm đánh giá đất đai của FAO là những tính chất của đất có thể đo lường hoặc ước lượng được Vì vậy cần có sự lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá mà có sự tác động đến vùng đất hay khu vực nghiên cứu (Dent, 1992) [97]

Ngoài việc xem xét xét kỹ về điều kiện tự nhiên thì phương pháp đánh giá đất theo FAO rất chú trọng tới điều kiện kinh tế - xã hội Các số liệu sinh học cùng các yếu tố kinh tế - xã hội như sở hữu đất đai, khả năng lao động, những quyết định về mặt chính sách, luật pháp, hệ thống giao thông, thủy lợi, các cơ sở chế biến, thị trường, vốn là những kết quả để giúp cho việc đánh giá đất đai mang tính thực tiễn hơn (Julian Dumanski, 1998) [112]

Phương pháp đánh giá đất theo FAO dựa trên cơ sở phân hạng đất thích hợp với nền tảng là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất của cây trồng với chất lượng đất đai xác định theo các bản đồ đơn vị đất đai Ngoài ra, đánh giá đất còn gắn liền với việc phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất thích hợp nhất Ngoài việc đề cập đến các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên đối với đất đai, phương pháp này còn đề cập tới các chỉ tiêu kinh tế - xã hội có liên quan đến khả năng sử dụng đất và sinh lợi của chúng Đặc biệt, phương pháp đánh giá đất theo FAO rất coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì, bảo vệ tài nguyên đất đai nhằm tập trung những giải pháp cho mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp

Trang 33

* Nguyên tắc đánh giá đất theo hướng dẫn của FAO:

- Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại hình sử dụng đất cụ thể Việc đánh giá đất đai đòi hỏi phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại hình sử dụng đất (LUT) khác nhau (phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, chi phí máy móc )

- Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp trong đánh giá đất, nghĩa là phải có sự phối hợp và tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học Việc đánh giá đất đai phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng/ khu vực cần nghiên cứu

- Khả năng thích hợp của các LUT đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được cân nhắc để quyết định Đánh giá đất tập trung so sánh giữa các sử dụng đất của các LUT khác nhau

+ Thích hợp (S2): đất có những hạn chế vừa phải cho một loại sử dụng đất Nhưng hạn chế đó đã làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận và làm tăng đầu tư vốn tối thiểu hoặc định kỳ để sản xuất và bảo vệ sản xuất; mặc dù vậy lợi nhuận thu được vẫn

có lãi nhưng so với loại S1 thì thấp hơn nhiều

+ Ít thích hợp (S3): đất có những hạn chế nặng cho một loại sử dụng đất xác định Những hạn chế này đã làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận, làm tăng đầu tư để sản xuất và bảo vệ sản xuất mà tiêu phí này chỉ vừa đủ bù lại mà không có lãi

Trang 34

- Bậc không thích hợp được chia thành 2 hạng

+ Không thích hợp hiện tại (N1): đất có những hạn chế nhưng có thể khắc phục được bằng các biện pháp có mức đầu tư chi phí thấp nên có thể chấp nhận được

+ Không thích hợp vĩnh viễn (N2): đất có những hạn chế nghiêm trọng đến mức không có khả năng đưa vào sử dụng cho nông nghiệp

Từ lớp nhỏ lại phân ra lớp phụ theo yếu tố hạn chế chính, số lượng lớp phụ không hạn chế tuỳ thuộc vào sự xuất hiện của yếu tố hạn chế chính

Từ lớp phụ phân chia nhỏ thành đơn vị thích hợp theo yêu cầu của công tác quản lý chăm sóc, mức độ chi tiết phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu

Nguyên tắc đánh giá khả năng thích hợp của một loại sử dụng đất, kiểu sử dụng đất nào đó được FAO đề nghị là “phương pháp kết hợp theo yếu tố hạn chế chính" Nghĩa là trong mỗi đơn vị đất đai có các yếu tố đã được lựa chọn để tạo lập thành đơn vị đất đai đó, mỗi yếu tố này đều được chia thành 4 mức độ, trong đó có những yếu tố chính, yếu tố bình thường Việc phân chia yếu tố chính hay yếu tố bình thường là dựa trên yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng hoặc nhóm cây trồng lựa chọn để đề xuất phát triển Đây là nguyên tắc để xây dựng cây quyết định trong đánh giá đất tự động với sự trợ giúp của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phần mềm đánh giá đất tự động (ALES)

Hình 1.2 Cấu trúc của phân hạng thích hợp đất đai theo FAO

* Tri ̀nh tự đánh giá đất theo FAO

Theo FAO (1976) [100], trình tự đánh giá đất được trình bày cụ thể tại hình 1.3

Trang 35

Trong quy trình đánh giá đất của FAO thì bước điều tra xác định các loại hình sử dụng đất được xem là một phần thiết yếu, quan trọng của công việc đánh giá đất và đánh giá đất đai là kết quả của việc cân nhắc đánh giá các tiềm năng của đất đai cho một hay nhiều loại hình sử dụng Vì thế đánh giá đất yêu cầu thu thập những thông tin từ nhiều phương diện của đất đai gồm thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo, các điều kiện địa chất, khí hậu, thủy văn, lớp phủ thực vật và các điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường có liên quan đến mục đích sử dụng đất (Phạm Quang Khánh, 1994) [37]

Nội dung chủ yếu của phương pháp đánh giá đất theo FAO gồm: (1) đánh giá hiện trạng sử dụng đất để lựa chọn các loại hình sử dụng đất phục vụ đánh giá đất; (2) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; (3) phân hạng thích hợp đất đai

Hình 1.3 Quy trình đánh giá đất theo FAO

1.1.4.4 Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong đánh giá tiềm năng đất đai phục

vụ sản xuất nông nghiệp bền vững

Trang 36

Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (Multi- Criteria Evalue - MCE) là một kỹ thuật phân tích đa tiêu chí cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng của các tiêu chí khác nhau (Lootsma, 1999) [113] Việc ra quyết định dựa trên đa chỉ tiêu có thể được hiểu như một tập hợp các khái niệm, phương pháp tiếp cận, các mô hình và phương pháp trợ giúp đánh giá (thể hiện qua trọng số, giá trị hoặc sự ưu tiên hơn) theo nhiều tiêu chí (Barredo, 1996) [94]

Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu là phương thức đơn giản của quá trình thu thập và xử lý hệ thống các thông tin khách quan và thể hiện quyết định chủ quan thông qua việc lựa chọn một phương án tối ưu từ một tập hợp các chỉ tiêu ảnh hưởng đến một số đối tượng phân tích Điều này giúp cho việc đưa ra quyết định của các cá nhân hoặc nhóm người một cách có hiệu quả hơn (Sharifi và cs., 2004) [122]

Trong thực tiễn, có 4 phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu gồm (Saaty,1980) [117]:

- Phương pháp phân tích thứ bậc (so sánh cặp đôi): Các chỉ tiêu được so sánh tầm quan trọng từng cặp với nhau trong ma trận cặp đôi

- Phương pháp xếp hạng theo thứ tự (Ranking): Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu được xếp hạng theo thứ tự 1, 2, 3,…

- Phương pháp thỏa hiệp (Trade-off): Sử dụng sự đánh giá trực tiếp sự thỏa mãn sẵn sang thay thế một phương án lựa chọn khác

- Phương pháp sắp xếp tỷ lệ (Rating): Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu được đánh giá bằng %, tổng số là 100% cho các chỉ tiêu

Trong phân tích đa chỉ tiêu, phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP) là phương pháp thường được sử dụng nhất

Quá trình phân tích thứ bậc được phát triển bởi các nhà toán học Saaty là một phương pháp thiết thực và hiệu quả để giải quyết các vấn đề ra quyết định dựa trên đa chỉ tiêu thông qua việc sử dụng các cấu trúc phân cấp đại diện cho một vấn đề và sau đó xác định mức độ ưu tiên cho các chỉ tiêu khác nhau dựa trên kinh nghiệm của người ra quyết định (Saaty, 1980; Saaty, 1991; Saaty, 2000; Saaty, 2008) [117] [118] [119] [120]

Nghiên cứu của Weerakoon (2002) [125] đã chỉ ra rằng các quá trình phân tích thứ bậc là phương pháp thường được sử dụng trong việc ra quyết định và thông qua

Trang 37

thực nghiệm cho thấy phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu là một phương pháp hữu ích

để xác định trọng số So với các phương pháp khác được sử dụng để xác định trọng lượng thì phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu ưu việt hơn vì nó có thể xử lý các kết quả không phù hợp và cung cấp một thước đo của sự thiếu nhất quán khi xác định các giá trị thực tế của các chỉ tiêu thông qua ý kiến của người trả lời

Trên thế giới, phương pháp AHP tích hợp với công nghệ GIS đã được sử dụng nhiều trong đánh giá bền vững đất nông nghiệp, (Zabihi H và cs., 2015) [127]; (Zolekar

và Bhagat, 2015) [128]) Kỹ thuật này đã được sử dụng rộng rãi để phân tích tính bền vững của đất đai ở cấp địa phương và vùng cho quy hoạch nông nghiệp (Akinci và cs., 2013) [92]; Motuma và cs., 2016 [114]) Các chỉ tiêu sinh lý như: độ che phủ đất, độ dốc, độ cao, các tính chất đất (độ sâu, độ ẩm, kết cấu và loại đất) thường được sử dụng

để đánh giá tính bền vững của đất đai (Zolekar và Bhagat, 2015) [128])

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã sử dụng phân tích đa chỉ tiêu để xác định trọng số của các mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong xác định tính bền vững trong

sử dụng đất Tác giả Rezaei và cs (2008) [115], đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để lựa chọn mô hình phát triển nông nghiệp bền vững tại tỉnh Fars, Iran Nghiên cứu đã lấy ý kiến chuyên gia gồm: các nhà bảo vệ môi trường, hội viên hợp tác

xã, chuyên gia từ tổ chức nông nghiệp của tỉnh và nông dân để tham gia vào đánh giá thứ bậc giữa các yếu tố Kết quả nghiên cứu đã xác định được các tiêu chí về sinh thái, bảo vệ môi trường và chất lượng sản phẩm là những tiêu chí quan trọng nhất cho nông nghiệp bền vững tại vùng nghiên cứu, sau đó là các tiêu chí về kinh tế và xã hội

Heini Ahtiainen và cs (2014) [110] đã vận dụng phương pháp phân tích AHP xác định tầm quan trọng của các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển nông nghiệp với trọng số lần lượt là 0,338; 0,324 và 0,338 Trong các mục tiêu môi trường, chỉ tiêu quản lý tài nguyên bền vững có trọng số cao nhất Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các khái niệm đa chỉ tiêu và tính bền vững đã hình thành một bộ nghiên cứu thống nhất trong đánh giá sản xuất nông nghiệp

Shahla Davarpanah và cs (2016) [121] đã sử dụng 3 chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường với 17 chỉ tiêu con để đánh giá về tính bền vững trong nông nghiệp tại tỉnh Ardebil, Iran bằng phương pháp phân tích AHP Kết quả đã xác định được chỉ tiêu môi

Trang 38

trường có trọng số cao nhất với 0,443; tiếp đến là chỉ tiêu kinh tế với trọng số 0,387; chỉ tiêu xã hội có trọng số thấp nhất với 0,169 Trong 8 chỉ tiêu thuộc nhóm môi trường thì 2 chỉ tiêu lượng sử dụng phân bón và lượng sử dụng thuốc trừ sâu có trọng

số cao nhất với 0,158 Trong 5 chỉ tiêu thuộc nhóm kinh tế thì chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất có trọng số cao nhất là 0,295 Trong nhóm chỉ tiêu xã hội thì chỉ tiêu lớp tăng cường tính bền vững có trọng số cao nhất với 0,337

Ở Việt Nam, phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu mới được áp dụng vào đầu những năm 2000 Nghiên cứu của Võ Quang Minh và cs (2003) [124] tại huyện Châu Thành, thành phố Cần Thơ đã đề xuất nên kết hợp các đặc điểm tự nhiên với các đặc điểm kinh tế - xã hội khi xác định yêu cầu sử dụng đất trong với phương pháp phân tích đa chỉ tiêu

Nghiên cứu về đánh giá thích hợp đất đai đa tiêu chí phục vụ cho việc lựa chọn loại cây ăn quả ở vùng đồi miền Trung Việt Nam (áp dụng cho xã Thủy Bằng và xã Hương Bình, tỉnh Thừa Thiên Huế) của Huỳnh Văn Chương (2008) [111] cũng đã tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu về kinh tế - cơ sở hạ tầng, xã hội và môi trường và sử dụng phương pháp so sánh cặp đôi trong AHP để xác định trọng số của các chỉ tiêu trong đánh giá thích nghi đất đai

Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Chương (2009) [23] cũng đã thực hiện nghiên cứu đánh giá thích hợp đất cho cây trồng nông nghiệp phục vụ phát triển bền vững theo 2 giai đoạn: đánh giá sự thích hợp của điều kiện tự nhiên, tiếp đến là đánh giá sự thích hợp cả tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Hương Bình, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Kết quả đã xác định được 17 tiêu chí con, 3 tiêu chí chính đó là điều kiện kinh tế - cơ sở hạ tầng, điều kiện xã hội và điều kiện môi trường cho cây trồng có múi Trong đó, tiêu chí về điều kiện kinh tế - cơ sở hạng tầng có tầm quan trọng lớn hơn so với các tiêu chí còn lại

Nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai cho tỉnh Lâm Đồng, tác giả Lê Cảnh Định, Trần Trọng Đức (2011) [28] đã xác định 3 nhóm yếu tố cấp 1 trong đánh giá tính bền vững gồm kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để xác định trọng số của các yếu tố Kết quả đã xác định trọng số của yếu tố kinh tế là 0,449, yếu tố xã hội là 0,200, yếu tố tài nguyên

Trang 39

thiên nhiên và môi trường có trọng số là 0,351

Nguyễn Thị Thu Trang và cs., (2014) [75], đã áp dụng phương pháp MCE để đánh giá tính bền vững cho các kiểu sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt theo từng khu vực khai thác sử dụng đất cho thấy: Trong 13 kiểu sử dụng đất có 4 kiểu sử dụng có tính bền vững cao là chuyên lúa, chuyên rau màu, cây ăn quả và lúa - tôm sú; 2 kiểu sử dụng có tính bền vững rất cao là rừng ngập mặn và tôm - rừng ngập mặn, cá, cua; 3 kiểu sử dụng có tính bền vững trung bình là rừng phi lao, tôm - rừng ngập mặn và tôm sinh thái; các kiểu sử dụng còn lại ở các khu vực nghiên cứu khác nhau có thể mức độ bền vững khác nhau như: kiểu sử dụng tôm - rau câu và chuyên ngao có tính bền vững

từ trung bình đến cao, kiểu sử dụng tôm sú công nghiệp, tôm cua quảng canh có tính bền vững từ thấp đến trung bình tùy theo từng khu vực Hướng sử dụng đất nông nghiệp của vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy sẽ tập trung vào một số LUT có tính thích hợp và bền vững cao như: rừng ngập mặn, rừng phi lao ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, tôm - rừng ngập mặn cá, cua, lúa - tôm ở khu vực khai thác tích cực và hạn chế, chuyên rau màu ở vùng đệm Các LUT có tính bền vững cao nhưng diện tích thích hợp hạn chế được đề xuất giữ ổn định như chuyên lúa và cây ăn quả

Nhìn chung, kỹ thuật phân tích đa chỉ tiêu trong đánh giá tính bền vững của một

mô hình sử dụng đất nông nghiệp đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới Phần lớn các nghiên cứu mới đây đã sử dụng phương pháp này để xác định trọng số của các nhóm yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong phân tích, đánh giá tính bền vững trong nông nghiệp, tuy nhiên mỗi nghiên cứu đều sử dụng những yếu tố con khác nhau trong đánh giá, tùy vào điều kiện thực tế tại mỗi khu vực nghiên cứu mà sẽ có các yếu tố cụ thể và trọng số đánh giá cũng sẽ khác nhau

1.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.2.1.Tình hình sử dụng đất trên thế giới

Theo Nguyễn Đình Bồng và cs (2014) [17]: “Lịch sử phát triển của nhân loại gắn liền với công cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng nguồn năng lượng hóa thạch và các sản phẩm sinh học cho con người Khai khẩn đất đai mở mang diện tích canh tác là mục tiêu hàng đầu

Trang 40

của con người trong cuộc đấu tranh này Từ buổi bình minh của nhân loại, con người đã bắt đầu khai thác đất đai, từ hái lượm, săn bắn, chăn thả đến canh tác cổ truyền, cải tiến, hiện đại; phương thức khai thác, đất đai của con người ngày càng đa dạng, phức tạp, đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan môi trường”

Hiện nay trên thế giới, xu thế phát triển chung của các nước là hướng tới một nền kinh tế mà sản xuất công nghiệp là chủ đạo Tuy nhiên, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tất cả các nước vì nó tạo ra sản phẩm nuôi sống con người Do vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được duy trì và phát triển Sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người và đồng thời cũng là nguồn thu nhập đáng kể của các nước đang phát triển và kém phát triển Mức độ

sử dụng đất có thể trồng trọt được ở các khu vực trên thế giới cũng rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi khu vực (Phạm Văn Phê, 2001) [50]

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là nhân tố vô cùng quan trọng nên mặc dù vị trí của sản xuất nông nghiệp của các nước trên Thế giới không giống nhau nhưng tầm quan trọng của nó đối với xã hội thì quốc gia nào cũng thừa nhận Hầu hết các nước đều coi nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát triển Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn Trong khi đó, đất đai lại

có hạn, đặc biệt quỹ đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai thác, khai hoang đất đai phục vụ cho mục đích nông nghiệp Vì vậy đất đai là đối tượng bị khai thác triệt để, trong khi đó các biện pháp bảo vệ và tăng độ phì cho đất không được chú trọng dẫn tới hậu quả môi trường sinh thái bị phá vỡ, hàng loạt diện tích đất bị thoái hóa trên phạm vi toàn thế giới, người ta ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do những hành động bất cẩn của con người gây ra (Rosemary Morrow, 1994) [116]

Theo Bettina Kampma và cs (2008) [95], diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên toàn thế giới là gần 9 tỷ ha Trong đó, diện tích đất rừng là 3,9 tỷ ha (chiếm 43%); diện tích đất đồng cỏ là 3,4 tỷ ha (chiếm 38%), phần còn lại là 1,6 tỷ ha là đất canh tác

và đất trồng cây lâu năm

Ngày đăng: 11/12/2017, 14:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thái Bạt (1995), Báo cáo tóm tắt đánh giá và đề xuất sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền vùng Tây Bắc, Hội thảo quốc gia về Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất, tháng 1/1995, Hà Nội, trang 60-63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo quốc gia về Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất, tháng 1/1995
Tác giả: Lê Thái Bạt
Năm: 1995
2. Lê Thái Bạt (2008), Thoái hóa đất và sử dụng đất bền vững, Hội thảo sử dụng đất hiệu quả, bền vững, Hà Nội, tháng 9/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo sử dụng đất hiệu quả, bền vững, Hà Nội
Tác giả: Lê Thái Bạt
Năm: 2008
3. Lê Thái Bạt và Luyện Hữu Cử (2010), Điều tra xây dựng bản đồ đất và đánh giá phân hạng đất đai huyện Thạch An, Cao Bằng, Tạp chí Khoa học Đất, số 34, tr. 5-9 4. Nguyễn Khánh Bật (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, Nxb Nôngnghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Đất", số 34, tr. 5-9 4. Nguyễn Khánh Bật (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, "Nxb Nông "nghiệp
Tác giả: Lê Thái Bạt và Luyện Hữu Cử (2010), Điều tra xây dựng bản đồ đất và đánh giá phân hạng đất đai huyện Thạch An, Cao Bằng, Tạp chí Khoa học Đất, số 34, tr. 5-9 4. Nguyễn Khánh Bật
Nhà XB: Nxb Nông "nghiệp"
Năm: 2001
5. Bill Mollison và Reny Mia Slay (1994), Đại cương về nông nghiệp bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nxb Nông nghiệp
Tác giả: Bill Mollison và Reny Mia Slay
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp"
Năm: 1994
6. Vũ Đình Bắc (2011), Nghiên cứu hiệu quả các mô hình sử dụng đất ven biển vào sản xuất nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Luận án tiến sĩ kinh tế,, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận án tiến sĩ kinh tế,, Đại học Nông nghiệp
Tác giả: Vũ Đình Bắc
Năm: 2011
7. Vũ Thị Bình (1995a), Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa Sông Hồng huyện Mỹ Văn - Hải Hưng, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số (10), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
8. Vũ Thị Bình (1995b), Đánh giá đất đai phục vụ định hướng qui hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Gia Lâm vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I
16. Nguyễn Đình Bồng (1995), Đánh giá tiềm năng sản xuất nông, lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại đất thích hợp, Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I
Tác giả: Nguyễn Đình Bồng
Năm: 1995
17. Nguyễn Đình Bồng, Trần Minh Hà, Nguyễn Thị Thu Hồng (2014), Mô hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Bồng, Trần Minh Hà, Nguyễn Thị Thu Hồng
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Năm: 2014
18. Tôn Thất Chiểu (1986), Một số kết quả nghiên cứu về khả năng phát triển nông nghiệp nước ta trong giai đoạn tới, Một số kết quả nghiên cứu khoa học 1981-1985, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, trang 35-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu khoa học 1981-1985
Tác giả: Tôn Thất Chiểu
Năm: 1986
19. Tôn Thất Chiểu (1995), Tổng quan điều tra phân loại đất Việt Nam, Hội thảo quốc gia về Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 25-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nxb Nông nghiệp
Tác giả: Tôn Thất Chiểu
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp"
Năm: 1995
20. Tôn Thất Chiểu (2008), Tài nguyên đất và yêu cầu sử dụng đất bền vững, hiệu quả, Hội thảo sử dụng đất hiệu quả, bền vững, Hà Nội, tháng 9/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo sử dụng đất hiệu quả, bền vững
Tác giả: Tôn Thất Chiểu
Năm: 2008
21. Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Nguyễn Văn Nhân, Trần An Phong và Phạm Quang Khánh (1992). Đất đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nxb Nông nghiệp
Tác giả: Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Nguyễn Văn Nhân, Trần An Phong và Phạm Quang Khánh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp"
Năm: 1992
22. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nxb Nông nghiệp
Tác giả: Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp" Hà Nội
Năm: 1997
23. Huỳnh Văn Chương (2009), Ứng dụng GIS để đánh giá sự thích hợp đất đa tiêu chí cho cây trồng trường hợp nghiên cứu ở xã Hương Bình, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 50, tr 5-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học
Tác giả: Huỳnh Văn Chương
Năm: 2009
26. Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nxb Nông nghiệp
Tác giả: Đường Hồng Dật và các cộng sự
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp"
Năm: 1994
28. Lê Cảnh Định, Trần Trọng Đức (2011), Tích hợp GIS và AHP mờ trong đánh giá thích nghi đất đai, Kỷ yếu hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 12, Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 12
Tác giả: Lê Cảnh Định, Trần Trọng Đức
Năm: 2011
29. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý, sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp, Tạp chí Khoa học đất, số 11, tr. 120 - 123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học đất
Tác giả: Đỗ Nguyên Hải
Năm: 1999
30. Đỗ Nguyên Hải (2000), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I
Tác giả: Đỗ Nguyên Hải
Năm: 2000
31. Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nxb Nông nghiệp
Tác giả: Hội Khoa học Đất Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp"
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w