Các cặp vợ chồng hay cho rằng lúc cãi nhau là khi mất bình tĩnh nhất và không có gì cần bàn đến trong lĩnh vực không ai thích thú này.
Nghệ thuật tranh cãi trong đời sống vợ chồng Các cặp vợ chồng hay cho rằng lúc cãi nhau là khi mất bình tĩnh nhất và không có gì cần bàn đến trong lĩnh vực không ai thích thú này. Thế nhưng, tranh cãi cũng là một nghệ thuật. Và tranh cãi sao cho vợ chồng thêm hiểu nhau, gia đình êm ấm cũng làm cả một vấn đề mà cặp đôi nào cũng cần tìm hiểu. Tranh cãi không có gì là to tát Nhiều người cho rằng kẻ thù của hạnh phúc gia đình là những cuộc cãi vã. Không thể phủ nhận các cuộc cãi vã khiến không ít gia đình đi vào ngõ cụt, bế tắc và tan nát. Thế nhưng, cãi vã cũng không hẳn hoàn toàn xấu nếu đứng dưới góc độ để hiểu nhau hơn, biết nhau muốn gì trên cơ sở tiếp thu và thay đổi. Nhiều cặp vợ chồng cãi nhau ngày một nhưng họ vẫn rất yêu thương nhau, cãi nhau như gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Trong khi có không ít cặp vợ chồng khác, bề ngoài rất êm ấm, không bao giờ nặng lời trách móc nhau nhưng rồi cả hai khiến mọi người sửng sốt khi cùng dắt nhau ra tòa để xử ly hôn. Đến lúc này thì không thể nói những tranh cãi vợ chồng là nguyên nhân quyết định đẩy đời sống gia đình hoàn toàn đi vào bế tắc mà chìa khóa giữ gìn hạnh phúc gia đình nằm ở những nghệ thuật. Cãi nhau cũng là một nghệ thuật. Nếu biết cách cãi nhau, các cặp vợ chồng sẽ còn làm bền chặt hơn nữa chất keo gắn kết hạnh phúc gia đình mình. Trong cuộc sống, những mâu thuẫn, bất đồng là điều khó tránh. Đối với cuộc sống vợ chồng cũng vậy, sự chung đụng chia nhau nhiều trách nhiệm dễ khiến các cặp vợ chồng xung đột và cãi vã nhau. Không ai là hoàn hảo và không có điều gì là hoàn hảo, kể cả trong cuộc sống vợ chồng . Hai con người dễ tha thứ nhất cho nhau đôi khi cũng phải thấy ở nhau những điều không phù hợp, chỉ có điều mỗi cặp đôi chọn cho mình cách giải quyết khác nhau – có người tìm cách nói ra và gây tranh cãi. Có người chọn cách im lặng như một quả bom “nổ chậm” cực kỳ nguy hiểm. Tranh cãi và xung đột là những điều hết sức bình thường trong cuộc sống. Nhiều người hay trầm trọng hóa lên rằng đã tranh cãi như vậy là bất đồng về quan điểm, là khó sống với nhau, là không thể tha thứ… Những suy nghĩ trên cơ sở nghiêm trọng hóa và không mở lòng sẽ khiến vấn đề càng thêm trầm trọng hơn thôi. Hãy xem tranh cãi là một cách để hiểu nhau và đặt ra nguyên tắc: Tranh cãi sao cho hòa bình, êm ấm nhất, tiếp thu nhất – đó đã là một cách nói chuyện thành công để gìn giữ hạnh phúc gia đình. Vợ chồng không thể tránh được lúc bất đồng (Ảnh minh họa) Thống nhất nguyên tắc tranh cãi Có những cặp vợ chồng biết cách tranh cãi trong chừng mực để vấn đề không đi quá xa thay vì như nhiều người khác, lời qua tiếng lại dẫn đến bạo lực. Việc đặt ra những quy tắc và cùng nhau thống nhất khi có vấn đề không hài lòng, một chút tỉnh táo để kiểm soát sẽ giúp họ quản lý hạnh phúc gia đình của mình thành công. Kiên quyết không sử dụng bạo lực: Đây là điều tối kỵ. Hiện nay việc chống bạo hành gia đình đang diễn ra ở khắp nơi. Không nên sử dụng bạo lực trong tranh cãi bởi nó khiến tình cảm càng rạn nứt. Cãi nhau, dù có nóng tính đến đâu cũng phải đề ra quy tắc: Không có sự can thiệp của bạo lực. Đi thẳng vào vấn đề tranh cãi, không mở rộng phạm vi: Có những cặp vợ chồng tranh cãi nhau vì những vấn đề to lớn nhưng cũng không ít cặp vợ chồng cãi nhau dù vấn đề… chẳng có gì nghiêm trọng. Đôi khi chỉ là bất đồng kiểu như: “anh để quần áo không đúng chỗ”, “em quên mua sữa cho con”… Thế nhưng khi cãi nhau họ “xé” vấn đề ra rất to và quanh quẩn lại mở rộng phạm vi sang la liệt những bất đồng khác. Chính vì vậy, khi tranh cãi cần xác định rõ: Nguyên nhân tranh cãi là gì để từ đó giải quyết phù hợp, tránh thiếu kiểm soát. Không dùng lời lẽ xúc phạm: Lời nói thốt ra khó lấy lại. Hãy luôn tâm niệm trong đầu: Nếu mình tôn trọng nửa kia sẽ được nửa kia tôn trọng lại. Xúc phạm nhau là điều tồi tệ nhất. Nói và lắng nghe: Tất nhiên, khi tranh cãi thì nhu cầu nói là nhu cầu lớn nhất. Người nói cần có người nghe. Hãy nói tất cả những bức xúc của mình nhưng sau đó nhớ lắng nghe xem nửa còn lại nói gì và suy xét. Nói và lắng nghe là hai cán cân thăng bằng nhau. Tuy nhiên, đừng vì thế mà biến nó thành khẩu chiến (Ảnh minh họa) Thừa nhận, nếu mình sai: Khi tranh cãi ắt sẽ có vấn đề giành quyền ai đúng ai sai. Thật ra đúng sai không quan trọng nếu tranh cãi giúp vợ chồng hiểu nhau hơn. Tuy vậy, nếu bạn mắc sai lầm và rõ ràng nhận ra sai lầm ấy, hãy thẳng thắn thừa nhận. Tránh vòng vo chối lỗi và giành phần thắng về mình. Nên nhớ: Bảo thủ là liều thuốc tai hại kìm hãm mọi sự phát triển. Rút ra điều gì để tránh lặp lại khi kết thúc cuộc chiến: Kết thúc cuộc tranh luận, nhiều cặp không giải quyết được vấn đề gì mà lấp liếm cho qua hoặc kết thúc hậm hực. Hãy đi đến một kết luận cuối cùng, đúc rút ra điều gì từ cuộc tranh luận vừa qua để tránh lặp lại một lần nữa – đó là điều các cặp vợ chồng nên làm. 6 điều tránh khi tranh cãi 1. Không xâu chuỗi tất cả những lỗi lầm: Khi cãi nhau, nhiều người thường lôi hết những tật xấu của đối phương, những làn sai lầm ra móc nối với nhau và làm thành… một bài “sớ” để kết tội. Việc này chỉ như càng đổ dầu vào lửa, khiến đối phương thấy bạn thật có “trí nhớ dai” và “biết để bụng”. 2. Không chỉ thích nhằm vào những điểm yếu cả đối phương: Nhiều người do “nóng giận mất khôn” lại chỉ muốn nhăm nhe vào điểm yếu của người kia để nói cho đối phương “cùng đường”: “anh tưởng tôi thích ngó cái bụng mỡ của anh lắm à”, “thế còn cô thì chiều chồng lắm đấy!”… Bạn nên nhớ thắng bại trong chuyện này chẳng hay ho gì mà chỉ làm người kia tổn thương do bị chạm phải những điều nhạy cảm. 3. Tránh “nói cho bõ tức còn tới đâu thì tới”: Tâm lý chung của những người bước vào cuộc tranh cãi là cứ nói trước đã, người kia nghe hay không mặc kệ. Và chính cái tâm ly ấy khiến “nói dài nói dai thành ra nói dại”, nói cho bõ tức như trên. Sự thiếu kiểm soát, thiếu bình tĩnh đẩy tình hình đi càng tồi tệ. 4. Không kể xấu nhau với người khác: Nhiều bà vợ hoặc ông chồng chọn cách nói xấu đối phương với người khác. Nên nhớ “xấu chàng hổ ai”, chuyện gia đình thật chẳng hay ho gì khi nói cùng người khác nếu những người này không giúp ích được gì cho bạn ngoài việc chỉ nghe cho thỏa mãn sở thích “nhiều chuyện”. 5. Không tranh cãi khi có mặt người khác: Tranh cãi to tiếng trước người khác thật sự không phải là cách cãi nhau có văn hóa và khôn ngoan. Khi nóng giận, hai người đem hết tính xấu của nhau ra nói và người thứ ba có dịp… nghe hết. Hơn nữa, cãi nhau trước mặt người khác vô tình khiến người có mặt thấy mình thiếu được tôn trọng. 6. Tránh lôi con cái vào cuộc cãi vã: Nhiều bậc cha mẹ lại lôi con vào cuộc tranh cãi như cách kiếm tìm một đồng minh. Hãy để con cái đứng ngoài cuộc cãi nhau của cha mẹ. Đừng để trẻ thấy những hình ảnh không trong sáng. Theo Cẩm nang mua sắm . Nghệ thuật tranh cãi trong đời sống vợ chồng Các cặp vợ chồng hay cho rằng lúc cãi nhau là khi mất bình tĩnh nhất và không có gì cần bàn đến trong. gia đình. Vợ chồng không thể tránh được lúc bất đồng (Ảnh minh họa) Thống nhất nguyên tắc tranh cãi Có những cặp vợ chồng biết cách tranh cãi trong chừng