XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH IN VITRO VÀ NGHIÊN CỨU CHUYỂN NẠP GEN KHÁNG THUỐC DIỆT CỎ GLUFOSINATE TRÊN CÂY ĐẬU XANH (Vigna radiata (L.) Wilczek) BẰNG VI KHUẨN Agrobacterium tumefaciens Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG

96 345 0
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH IN VITRO VÀ NGHIÊN CỨU CHUYỂN NẠP GEN KHÁNG THUỐC DIỆT CỎ GLUFOSINATE TRÊN CÂY ĐẬU XANH (Vigna radiata (L.) Wilczek) BẰNG VI KHUẨN Agrobacterium tumefaciens Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH IN VITRO VÀ NGHIÊN CỨU CHUYỂN NẠP GEN KHÁNG THUỐC DIỆT CỎ GLUFOSINATE TRÊN CÂY ĐẬU XANH (Vigna radiata (L.) Wilczek) BẰNG VI KHUẨN Agrobacterium tumefaciens Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH HÀ TRẦN MINH DŨNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH IN VITRO VÀ NGHIÊN CỨU CHUYỂN NẠP GEN KHÁNG THUỐC DIỆT CỎ GLUFOSINATE TRÊN CÂY ĐẬU XANH (Vigna radiata (L.) Wilczek) BẰNG VI KHUẨN Agrobacterium tumefaciens Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn khoa học: TS. BÙI MINH TRÍ Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 42010 i SỰ HIỆN DIỆN, PHÂN BỐ NẤM MYCORRHIZAE TRONG RỄVÙNG RỄ MÍA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY MÍA (Saccharum officinarum L.) NGUYỄN THỊ THÚY LIỄU Hội đồng chấm luận văn 1. Chủ tịch: PGS. TS. LÊ QUANG HƯNG Đại học Nông Lâm TP. HCM 2. Thư ký: TS. VÕ THÁI DÂN Đại học Nông Lâm TP. HCM 3. Phản biện 1: TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN Đại học Nông Lâm TP. HCM 4. Phản biện 2: PGS. TS. MAI THÀNH PHỤNG Trung tâm Khuyến nông quốc gia 5. Ủy viên: PGS. TS. HUỲNH THANH HÙNG Đại học Nông Lâm TP. HCM ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG ii LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên là Hà Trần Minh Dũng, sinh ngày 04 tháng 10 năm 1980 tại huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Con ông Hà Văn Mẫn và Bà Trần Huệ Thư. Tốt nghiệp Tú tài tại trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, tỉnh Tây Ninh, năm 1997. Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ chính quy tại Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh. Theo học tiếng Pháp tại Viện trao đổi văn hóa với Pháp (Idecaf), TP. HCM từ 2003 2007. Tháng 9 năm 2005 theo học Cao học ngành Trồng trọt tại Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng gia đình: chưa lập gia đình. Địa chỉ liên lạc: ấp Khởi Hà, xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Điện thoại: 0903318373 Email: hatranminhdunggmail.com iii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Trần Minh Dũng iv LỜI CẢM TẠ Chân thành cảm tạ Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, ban Giám đốc Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường và tất cả các cán bộ của Viện đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Cảm tạ tất cả những Thầy Cô đã truyền đạt cho em kiến thức và phương pháp luận trong khoa học. Em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Minh Trí vì những hỗ trợ vật chất và tinh thần quý báu trong một thời gian dài. Con bày tỏ lòng biết ơn đối với Cha Mẹ về sự chăm sóc, động viên và lòng kiên nhẫn. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các em Huệ, Hưng, Bình, Thu Trang, Thùy Dương, Vũ, Dung, Nam, Phương Hoa vì sự giúp đỡ rất tận tình. Cuối cùng tôi mong muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả các thành viên lớp Cao học Trồng trọt 2005, những người đã cùng tôi chia sẻ những niềm vui và cả những khó khăn trong học tập. Thủ Đức, ngày 18 tháng 4, 2010 v TÓM TẮT Đề tài “Xây dựng hệ thống tái sinh in vitro và ứng dụng trong nghiên cứu chuyển nạp gen bar kháng thuốc diệt cỏ glufosinate trên cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens” được thực hiện từ tháng 72007 đến tháng 92009 tại Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm, TP. HCM. Giống đậu xanh được sử dụng trong thi nghiệm là giống đậu xanh thương phẩm NP305 của Công ty TNHH sản xuất thương mại Tân Nông Phát và chủng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens EHA101pIBGUS do Jabcobsen cung cấp với plasmid mang gen bar kháng thuốc diệt cỏ, gen Pmannop, gen luc và gen chỉ thị gusA. Chúng tôi đã xây dựng được quy trình tái sinh cây đậu xanh in vitro từ nốt lá mầm, cây đậu xanh có thể phát triển tốt trong môi trường dinh dưỡng B5 không có chất điều hòa sinh trưởng, đã xác định được các ngưỡng gây chết của PPT là 1 mgl để phục vụ cho công tác chọn lọc. Quá trình kiểm tra vi khuẩn cho thấy có sự hiện diện của plasmid và gen mục tiêu trên plasmid chứng tỏ vi khuẩn đạt yêu cầu để thực hiện việc chuyển gen. Quá trình nhuộm GUS cho thấy tỷ lệ dương tính đối với thuốc thử Xgluc khá cao ở tất cả các nghiệm thức biến thiên từ 60 – 73%, tuy nhiên sự khác biệt này không có nghĩa thống kê (P > 0,05). Các loại kháng sinh cefotaxime, meropenem không có khả năng loại bỏ vi khuẩn dẫn đến tình trạng tái nhiễm sau khi đồng nuôi cấy. Tuy nhiên, việc sử dụng cyprofloxacin nồng độ 50 mgl cho thấy có khả năng loại bỏ được vi khuẩn. Hiệu suất chuyển gen còn thấp mà nguyên nhân có thể là do sự im lặng của gen hoặc do giống NP305 ít mẫn cảm với vi khuẩn. Cuối thí nghiệm, chúng tôi thu được 2 dòng đậu xanh in vitro có khả năng sống được trong môi trường chọn lọc với PPT và kết quả PCR từ mẫu lá 2 dòng này đã xác nhận sự có mặt của gen bar trong bộ gen của cây đậu. vi SUMMARY This research was carried out at the Institute of Biotechnology and Environment, Nông Lâm university, Hồ Chí Minh city from 72007 – 72009. In this study, we used the seeds of a commercially grown genotype NP305 obtained from Tân Nông Phát company. The cotyledonary node explants were capable directly of developing shoots and roots on basal B5 medium without growth regulators. We determined the lethal dose for mungbean in vitro planlets was 1 mgl PPT and 200 mgl kanamycin. These doses were used in the selection scheme of putative transformant plants. Agrobacterium tumefaciens strain EHA101pIBGUS, harboring a binary vector pGII0229 Trgus cp148 luc carrying βglucuronidase (gusA) gene, bialaphos resistance (bar) gene, Pmannop gene and luc gene with nos poly–A promoter and CaMV 35S terminator was provided by Jacobsen, Hannover university. The presence of binary plasmid and bar gene was confirmed by electrophoresis and PCR. Cotyledonary node explants two day olds were transformed by cocultivation with Agrobacterium. After 3 days of cocultivation, the transient GUS expression has been shown in all treatments. The 10th treatment (cocultivation during 30 minutes and 100 µM acetosyringone) resulted highest transient GUS activity (73%) and the third treatment (cocultivation during 10 minutes and 50 µM acetosyringone) showed the lowest (60%) but there was no statistical difference in all treaments (P > 0,05). In spite of the high concentration (1000 mgl) of cefotaxime and meropenem, these antibiotics could not eliminate the Agrobacterium. The problem was only solved when we used 50 mgl cyprofloxacin. The genetic transformation frequency was low. At the end of this study, we just obtained 2 lines of mungbean in vitro that can survive in the selection medium with 1 mgl PPT. The results were probably affected by gene silencing phenomenon or genotype NP305 was less suitable to Agrobacterium mediated transformation. The presence of bar gene in the genome of mungbean was evidenced by PCR and electrophoresis. vii MỤC LỤC Trang tựa Trang chuẩn y ……………………………………………………………………... i Lý lịch cá nhân…………………………………………………………………… ii Lời cam đoan…………………………………………………………………….. iii Cảm tạ …………………………………………………………………………… iv Tóm tắt…………………………………………………………………………… v Mục lục………………………………………………………………………….. vii Danh sách các chữ viết tắt……………………………………………………… xi Danh sách các hình, biểu đồ và sơ đồ………………………………………… xiii Danh sách các bảng ……………………………………………………………. xiv Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu đề tài ....................................................................................................... 1 1.3 Giới hạn đề tài ....................................................................................................... 1 Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3 2.1 Nguồn gốc cây đậu xanh và tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới ................ 3 2.2 Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam ............................................................. 4 2.3 Sự cạnh tranh giữa cỏ dại và cây trồng ................................................................. 5 2.3.1 Cạnh tranh về dinh dưỡng ........................................................................................ 5 2.3.2 Cạnh tranh về nước.................................................................................................... 6 2.3.3 Cạnh tranh về ánh sáng ............................................................................................. 6 2.3.4 Hiện tượng allelopathy.............................................................................................. 6 2.4 Những thiệt hại do cỏ dại gây ra ........................................................................... 6 2.4.1 Tác động làm giảm năng suất cây trồng ................................................................. 6 2.4.2 Ảnh hưởng đến chất lượng nông sản ...................................................................... 7 2.4.3 Ảnh hưởng đến sức khoẻ gia súc............................................................................. 7 2.4.4 Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người........................................................................ 7 viii 2.4.5 Gây ô nhiễm, cản trở nguồn nước ........................................................................... 7 2.5 Sự tái sinh in vitro của tế bào thực vật .................................................................. 8 2.5.1 Cơ chế của sự tái sinh ở thực vật ....................................................................... 8 2.5.2 Ý nghĩa của sự tái sinh trong quá trình chuyển nạp gen .................................... 8 2.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh ...................................................... 9 2.5.3.1 Các hợp chất cung cấp nitơ (N) ...................................................................... 9 2.5.3.2 Đường .................................................................................................................... 10 2.5.3.3 Vitamin .................................................................................................................. 10 2.5.3.4 Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật ............................................................. 10 2.5.3.5 Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy..................................................................... 12 2.6 Thành phần của gen và các gen chuyển nạp phổ biến ........................................ 12 2.6.1 Promoter.................................................................................................................... 12 2.6.2 Gen thông báo (reporter gene) ............................................................................... 13 2.6.3 Chỉ thị chọn lọc (selectable marker) ..................................................................... 13 2.6.4 Những gen chuyển nạp phổ biến vào cây trồng................................................... 14 2.6.4.1 Gen Bt .................................................................................................................... 14 2.6.4.2 Gen gna.................................................................................................................. 15 2.6.4.3 Nhóm gen PR........................................................................................................ 16 2.6.4.4 Gen Xa–21............................................................................................................. 16 2.6.4.5 Gen CP................................................................................................................... 17 2.7 Các phương pháp chuyển nạp gen phổ biến ....................................................... 17 2.7.1 Chuyển nạp gen bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens............................. 18 2.7.2 Chuyển nạp gen bằng phương pháp PEG (polyethylene glycol)....................... 21 2.7.3 Chuyển nạp gen bằng phương pháp sử dụng xung điện (electroporation)....... 22 2.7.4 Chuyển nạp gen bằng phương pháp bắn gen (biolistic) ..................................... 22 2.8 Các gen kháng thuốc diệt cỏ phổ biến và cơ chế kháng thuốc diệt cỏ của gen bar đối với hoạt chất trừ cỏ glufosinate................................................................................. 23 2.8.1 Gen bxn ..................................................................................................................... 23 2.8.2 Gen bar ..................................................................................................................... 24 ix 2.8.3 Tình hình chuyển gen bar trên cây trồng.............................................................. 27 2.9 Hoạt chất diệt cỏ glufosinate ............................................................................... 28 2.9.1 Cơ chế tác động của glufosinate ............................................................................ 28 2.9.2 Sự chuyển hóa của glufosinate–ammonium trong cây trồng biến đổi di truyền và cây trồng không biến đổi di truyền ............................................................................ 30 2.10 Tình hình trồng cây chuyển gen trên thế giới ................................................... 31 2.11 Tình hình trồng cây chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ trên thế giới ................... 33 2.12 Tình hình nghiên cứu cây trồng chuyển gen tại Việt Nam ............................... 35 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 38 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 38 3.2 Vật liệu thí nghiệm .............................................................................................. 38 3.2.1 Giống đậu xanh........................................................................................................ 38 3.2.2 Vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và các gen chuyển nạp .......................... 38 3.2.3 Hoá chất .................................................................................................................... 39 3.2.4 Thiết bị dùng trong thí nghiệm .............................................................................. 40 3.3 Phương pháp thí nghiệm ..................................................................................... 41 3.3.1 Khảo sát các quy trình khử trùng hạt .................................................................... 41 3.3.2 Xây dựng hệ thống tái sinh cây đậu xanh in vitro thông qua nốt lá mầm (Cotyledonary node) ......................................................................................................... 43 3.3.3 Khảo sát ảnh hưởng của hoạt chất diệt cỏ phosphinothricin (PPT) đến sự tái sinh của cây đậu xanh in vitro ......................................................................................... 45 3.3.4 Kiểm tra plasmid trong tế bào vi khuẩn và gen bar trên plasmid ..................... 46 3.3.5 Thiết lập quy trình chuyển gen .............................................................................. 47 3.3.6 Khảo sát hiệu quả của các loại kháng sinh cefotaxim, meropenem và cyprofloxacin đến quá trình loại bỏ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens sau khi đồng nuôi cấy..................................................................................................................... 49 3.3.7 Kiểm tra sự biểu hiện của gen chỉ thị gusA.......................................................... 49 3.3.8 Chọn lọc cây chuyển gen........................................................................................ 50 3.3.9 Phản ứng PCR khuếch đại gen bar........................................................................ 51 x Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 53 4.1 Khảo sát các quy trình khử trùng hạt .................................................................. 53 4.2 Kết quả khảo sát môi trường tạo chồi ................................................................. 54 4.3 Kết quả khảo sát ngưỡng nồng độ gây chết của hoạt chất diệt cỏ PPT đối với cây đậu xanh in vitro........................................................................................................ 56 4.4 Kết quả ly trích plasmid và kiểm tra sự hiện diện của gen bar trên plasmid ...... 58 4.4.1 Kết quả kiểm tra plasmid ................................................................................. 58 4.4.2 Kết quả kiểm tra sự hiện diện của gen bar trên plasmid .................................... 59 4.5 Kết quả kiểm tra sự biểu hiện của gen gusA trên nốt lá mầm đậu xanh chuyển gen ............................................................................................................................. 60 4.6 Kết quả khảo sát khả năng diệt khuẩn của các loại kháng sinh cefotaxime, meropenem và cyprofloxacin .................................................................................... 61 4.7 Kết quả chọn lọc cây đậu xanh in vitro giả định chuyển gen trong môi trường có PPT ............................................................................................................................ 64 4.8 Kết quả ly trích DNA tổng số và sự hiện diện của gen bar trong genome đậu xanh ........................................................................................................................... 65 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................... 69 5.1 Kết luận ............................................................................................................... 69 5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 70 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 76 xi DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABA: acid abscisic ALS: acetolactate synthase AS: acetosyringone B1: thiamin B3: acid nicotinic B5Co: Coculture medium B5i: Inoculation medium B5Pre: Preculture medium B6: pyridoxine BA: benzyl adenin Bt: Bacillus thuringiensis bxn: bromoxynil nitrilase bromoxynil: 3,5–dibromo–4–hydroxybenzonitrile C: carbon CP: coat protein DHPS: dihydropteroate synthase EPSPS: 3enoyl pyruvyl shikimate 5phosphate synthase glufosinate: DL–homoalanin–4yl (methyl) phosphinic acid GNA: Galantus nivalis agglutinin gusA: β–glucuronidase GS: glutamine synthetase ha: hectare hph: hygromycin phospho transferase IBA: indolebutyric acid ioxynil: 3,5–di–iodo–4–hydroxybenzonitrile M: mol MES: morpholino ethan sulfonic acid xii MHB: 4–methyl–phosphinico–2–hydroxy–butanoic acid MPA: 2–methylphosphinico–acetic acid MPB: 4–methylphosphinico–butanoic acid MPP: 3–methylphosphinico–propionic acid NAG: N–acetyl–L–glufosinate nptII: neomycin phospho transferase OECD: Organisation for Economic Cooperation and Development OHAS: αhydro acetosyringone PAT: phosphinothricin acetyl transferase PEG: polyethylene glycol ppm: par per million PPO: 4–methyl–phosphinico–2–oxo–butanoic acid PPT: phosphinothricin SDS: sodium dodecyl sulfat Tiplasmid: tumorinducing plasmid vir: virulence Xgluc: 5–bromo–4–chloro–3–indolyl glucuronide xiii DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Những nước sản xuất đậu xanh chủ yếu trên thế giới ............................ 4 Hình 2.1: Thành phần của một gen chuyển nạp ........................................................ 14 Hình 2.2: Tiplasmid của vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens .............................. 20 Hình 2.3: Hoạt động của các gen vir trong quá trình xâm nhiễm của TDNA vào tế bào thực vật. ....................................................................................................... 21 Hình 2.4: Cấu trúc hóa học của Bialaphos ................................................................ 26 Hình 3.1: Plasmid pGII0229 Trgus cp148 luc .......................................................... 39 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ vùng TDNA của plasmid pGII0229 Trgus cp148 luc .................. 39 Sơ đồ 3.2: Quy trình kiểm tra plasmid và gen bar trên vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens ........................................................................................................ 46 Sơ đồ 3.3: Các bước của quy trình nhuộm GUS mô đậu xanh sau 2 ngày đồng nuôi cấy với vi khuẩn ................................................................................................. 50 Sơ đồ 3.4: Quy trình ly trích DNA cây đậu xanh ...................................................... 51 Hình 4.1: Sự tạo chồi và tạo rễ cây đậu xanh in vitro giống NP305 ....................... 56 Hình 4.2: Khả năng tái sinh chồi từ nốt lá mầm ở các nồng độ PPT 0; 0,5; 1; 2 mgl ........................................................................................................................... 58 Hình 4.3: Plasmid li trích từ vi khuẩn ....................................................................... 59 Hình 4.4: Kết quả kiểm tra gen bar trên plasmid ...................................................... 59 Hình 4.5: Một số hình ảnh kết quả nhuộm GUS tiêu biểu ........................................ 61 Hình 4.6: Hai dòng đậu xanh in vitro M1 và M2 giả định chuyển gen trong môi trường chọn lọc với 1 mgl PPT ........................................................................ 65 Hình 4.7: Kết quả điện di DNA tổng số từ mô lá cây đậu xanh ............................... 65 Hình 4.8: Sản phẩm gen bar trong bộ gen cây đậu xanh .......................................... 66 Sơ đồ 4.1: Tóm tắt quy trình xây dựng hệ thống tái sinh và chuyển gen. ................ 67 Hình 4.9: Mô tả một số bước trong quy trình chuyển gen ........................................ 68 xiv DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1: Hàm lượng dinh dưỡng trong một số loài cỏ và cây trồng........................... 5 Bảng 2.2: Một số auxin được sử dụng phổ biến trong nuôi cấy mô in vitro ............. 11 Bảng 2.3: Một số cytokinin được sử dụng phổ biến trong nuôi cấy mô in vitro....... 11 Bảng 2.4: Các nước có diện tích cây chuyển gen lớn trên thế giới năm 2000 .......... 32 Bảng 2.5: Các nước có diện tích cây chuyển gen lớn trên thế giới năm 2006 .......... 32 Bảng 2.6: Các loại thuốc diệt cỏ và gen kháng phổ biến ............................................. 34 Bảng 2.7: Cây trồng chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ và công ty sản xuất................ 35 Bảng 3.1: Các quy trình thử nghiệm khử trùng hạt....................................................... 42 Bảng 3.2: Thành phần môi trường tạo chồi ................................................................... 44 Bảng 3.3: Thành phần môi trường tạo rễ........................................................................ 44 Bảng 3.4: Môi trường chọn lọc với PPT ........................................................................ 45 Bảng 3.5: Các nghiệm thức trong thí nghiệm chuyển gen ........................................... 47 Bảng 3.6: Thành phần các môi trường tiền nuôi cấy (Preculture medium), môi trường ủ (Inoculation medium) và môi trường đồng nuôi cấy (Coculture medium) ............................................................................................................................................. 48 Bảng 3.7: Thành phần hoá chất thực hiện phản ứng PCR ........................................... 52 Bảng 3.8: Chương trình nhiệt thực hiện phản ứng PCR............................................... 52 Bảng 4.1: Kết quả khảo sát 3 quy trình khử trùng hạt.................................................. 53 Bảng 4.2: So sánh khả năng tạo chồi và tạo rễ cây đậu xanh in vitro trên môi trường B5 với các nồng độ BA khác nhau.................................................................................. 54 Bảng 4.3: Tỷ lệ tái sinh chồi của nốt lá mầm ở các nồng độ 0; 0,5; 1; 2 mgl PPT.. 57 Bảng 4.4: Kết quả nhuộm GUS ở các nghiệm thức chuyển gen ................................. 60 Bảng 4.5: Kết quả rửa mẫu với các loại kháng sinh cefotaxime, meropenem và cyprofloxacin ở các nồng độ và thời gian khác nhau.................................................... 62 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cỏ dại luôn là một trong những vấn đề quan trọng mà người nông dân phải đối mặt trong sản xuất. Cỏ dại cạnh tranh nước, dinh dưỡng, không gian sống với cây trồng và từ đó làm giảm năng suất và chất lượng nông sản. Theo Winch (2006), năng suất cây trồng bị tổn thất do cỏ dại gây ra là 16% ở châu Phi, 14% ở châu Á, 8% ở vùng Bắc, Nam và Trung Mỹ, 7% ở châu Âu. Trong canh tác đậu xanh theo Kolar và Dhingra (1986) (trích dẫn bởi Sonia và ctv, 2006) cỏ dại có thể làm tổn thất đến 30 – 40% năng suất. Trong quá trình canh tác, nông dân thường kiểm soát cỏ dại bằng cách cày xới, nhổ cỏ bằng tay, phun thuốc diệt cỏ hay kết hợp tất cả những biện pháp này. Tuy nhiên, việc cày xới sẽ làm tăng tốc độ xói mòn đất do gió và nước, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Tương tự, biện pháp nhổ cỏ bằng tay cũng tỏ ra không hiệu quả trên đồng ruộng có diện tích lớn. Vì có nhiều loại cỏ dại trên đồng ruộng nên nông dân phải sử dụng nhiều loại thuốc diệt cỏ khác nhau. Biện pháp diệt cỏ này rất tốn kém và gây ô nhiễm môi trường. Nhằm giải quyết hạn chế này các nhà khoa học đã đề nghị biện pháp kiểm soát cỏ dại một cách đơn giản hơn là chỉ phun thuốc diệt cỏ kết hợp với việc trồng cây mang tính trạng kháng thuốc diệt cỏ. Cây trồng mang gen kháng thuốc diệt cỏ đã trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc kiểm soát cỏ dại và phù hợp với xu hướng canh tác làm đất tối thiểu hiện nay. Cây trồng kháng thuốc diệt cỏ tạo sự tiện lợi trong canh tác cho người nông dân do họ chỉ sử dụng thuốc diệt cỏ khi cần thiết mà không cần phải phun phòng như trước đây. Họ chỉ cần sử dụng duy nhất một loại thuốc đặc hiệu nên có thể kiểm soát được lượng thuốc sử dụng và vì vậy ít gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, với xu hướng thiếu lao động thủ công trong ngành nông nghiệp trong tương 2 lai thì biện pháp trồng cây kháng thuốc diệt cỏ có thể giải phóng đáng kể sức lao động cho nông dân. Đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) là cây trồng quan trọng trong nhóm đậu đỗ cùng với đậu nành và đậu phộng. Trồng cây đậu xanh vừa cung cấp thức ăn cho người và gia súc lại vừa có tác dụng cải tạo đất do nốt sần của cây chứa vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định đạm (Lambrides và Godwin, 2007). Tuy nhiên, năng suất đậu xanh vẫn còn hạn chế do một số đặc tính nông học chưa tốt và cây thường mẫn cảm với các tác nhân sinh học như nấm, vi khuẩn, virus và côn trùng (Mahalakshmi và ctv, 2006). Hiện nay những nỗ lực cải tiến năng suất và chất lượng hạt đậu xanh bằng con đường lai tạo cổ điển tỏ ra kém hiệu quả (Lambrides và Godwin, 2007). Vì vậy việc ứng dụng những tiến bộ của công nghệ sinh học sẽ cung cấp những công cụ hiệu quả hơn trong việc tạo ra những tính trạng mong muốn trên cây trồng. Đã có nhiều báo cáo về chuyển gen được thực hiện trên đậu nành nhưng những nghiên cứu tương tự trên cây đậu xanh còn tương đối hạn chế. Vì vậy, nhằm nghiên cứu một quy trình chuyển nạp gen phù hợp trên đậu xanh, được sự hướng dẫn của TS. Bùi Minh Trí, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống tái sinh in vitro và nghiên cứu chuyển nạp gen kháng thuốc diệt cỏ glufosinate trên cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens”. 1.2 Mục tiêu đề tài Xây dựng hệ thống tái sinh in vitro hoàn chỉnh cho cây đậu xanh. Xây dựng quy trình chuyển gen bar kháng thuốc diệt cỏ nhóm glufosinate cho cây đậu xanh bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. 1.3 Giới hạn đề tài Đề tài được thực hiện từ tháng 72007 – 72009 và sẽ giới hạn ở giai đoạn kiểm tra biểu hiện của gen chỉ thị gusA và sự hiện diện của gen bar trong genome cây đậu xanh giả định chuyển gen bằng phản ứng PCR. 3 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 Nguồn gốc cây đậu xanh và tì nh hình sản xuất đậu xanh trên thế giới Cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) thuộc bộ Fabales, họ Fabaceae, chi Vigna, là một loại cây trồng cổ truyền của nhân loại. Theo Vavilop (1951) (trích dẫn bởi Nguyễn Thế Côn, 1996), trung tâm khởi nguyên của cây đậu xanh có thể là ở vùng đồng bằng Burma của Ấn Độ. Tuy nhiên, người ta cũng tìm thấy dạng Vigna radiata (L.) Wilczek hoang dại mọc ở vùng ven Ấn Độ Dương thuộc Đông Phi. Hiện nay, đậu xanh được trồng ở 23 nước trên thế giới, từ 300 vĩ Bắc đến 300 vĩ Nam, tập trung chủ yếu ở vùng Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. Đậu xanh đứng đầu trong số các cây trồng thuộc chi Vigna về diện tích với khoảng 3,4 – 3,6 triệu ha và sản lượng 1,4 – 1,8 triệu tấn. Hạt đậu xanh là nguồn thực phẩm giàu đạm vì protein trong hạt chứa đủ 8 amino acid thiết yếu. Trong 100 g hạt đậu xanh chứa 64 mg Ca, 377 mg P và các loại vitamin quan trọng như vitamin B1 (0,72 mg), vitamin B2 (0,15 mg), vitamin PP (2,4 mg), vitamin C (4 mg) (Nguyễn Thế Côn, 1996). Ở châu Á có đến hàng trăm loại thực phẩm được chế biến từ đậu xanh trong đó có các loại rất phổ biến trong đời sống hàng ngày như giá đậu, miến, bột dinh dưỡng. Ở Việt Nam người ta thường sử dụng đậu xanh để làm xôi, nấu chè, làm bánh chưng, bánh tét. Các nước sản xuất đậu xanh chính trên thế giới là Ấn Độ (2,8 triệu ha), Trung Quốc (772.000 ha), Myanmar (650.000 ha), Indonesia (324.000 ha), Thái Lan (289.000 ha). Ấn Độ sản xuất hơn 50 % sản lượng đậu xanh của thế giới nhưng chủ yếu là tiêu thụ trong nước (Vijayalakshmi và ctv, 2003) (trích dẫn bởi Lambrides và Godwin, 2007) trong khi đó Thái Lan chỉ với diện tích 289.000 ha nhưng lại là nước xuất khẩu đậu xanh lớn nhất thế giới. Trong 2 thập niên từ 1980 4 2000, diện tích trồng đậu xanh của Myanmar đã tăng lên 22% và đây là nước có diện tích trồng đậu xanh lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. Biểu đồ 2.1: Những nước sản xuất đậu xanh chủ yếu trên thế giới (Nguồn: Theo Weinburger (2003) (trích dẫn bởi Lambrides và Godwin, 2007) 2.2 Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam Đậu xanh được trồng rải rác trên hầu hết các vùng miền ở nước ta do đây là cây ngắn ngày, kỹ thuật canh tác tương đối đơn giản và không yêu cầu thâm canh cao. Đậu xanh thường được trồng luân canh với các cây lương thực khác như lúa và bắp. Ở đồng bằng sông Cửu Long, việc luân canh cây trồng cạn trên chân đất lúa đã góp phần làm giảm nhu cầu nước tưới, đặc biệt là trong mùa nắng và làm gia tăng độ phì của đất về lâu dài. Các mô hình luân canh cây bắp, đậu xanh và đậu nành trên chân đất lúa đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình độc canh cây lúa (Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, 2005). Hiện nay, diện tích trồng đậu xanh còn hạn chế so với các cây họ đậu khác như đậu nành, đậu phụng. Theo Nguyễn Văn Chương (2009), diện tích trồng đậu xanh khoảng 60 80 nghìn ha, sản lượng không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ 5 trong nước, hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn từ Trung Quốc và Campuchia. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển năng suất và hiệu quả kinh tế cây đậu xanh là cây đậu nành phải thu hoạch 2 4 lầnvụ, việc thu và tách hạt thực hiện thủ công rất khó khăn cho việc trồng với diện tích lớn (Phạm Văn Thiều, 2002). 2.3 Sự cạnh tranh giữa cỏ dại và cây trồng Sự cạnh tranh là hoạt động của một sinh vật hoặc một quần thể giành lấy một hoặc vài yếu tố sinh tồn mà sinh vật hoặc quần thể khác cũng muốn sử dụng trong cùng một thời gian. Cạnh tranh giữa cỏ dại và cây trồng chủ yếu xảy ra về chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng. 2.3.1 Cạnh tranh về dinh dưỡng Đạm (N) là yếu tố cạnh tranh quan trọng giữa cỏ dại và cây trồng. Sự cạnh tranh cũng xảy ra đối với các chất dinh dưỡng khác. Cỏ thường hấp thu chất dinh dưỡng nhanh hơn nhiều loại cây trồng và tích lũy trong mô với hàm lượng cao. Theo Dương Văn Chín (2005), cây rau dền Amaranthus spp. tích lũy trên 3% N trong chất khô, cỏ chỉ tích lũy 3,36% P2O5 trong chất khô, Chenopodium sp. và Portulaca sp. tích lũy trên 1,3% K2O trong chất khô. Nhìn chung, cỏ dại lấy đi lượng dinh dưỡng gấp 2 lần cây trồng do quần thể cỏ dại rất đa dạng và có khả năng tích lũy dinh dưỡng trong thân với hàm lượng lớn. Bảng 2.1: Hàm lượng dinh dưỡng trong một số loài cỏ và cây trồng Loài thực vật Phần trăm (%) lượng chất khô N P2O5 K2O Cỏ dại Rau dền (Amaranthus viridis) 3,16 0,06 4,51 Rau muối trắng (Chenopodium album) 2,59 0,37 4,34 Rau trai (Commelina benghalensis) 2,02 1,46 1,86 Cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona) 2,98 0,4 2,96 Cây trồng Lúa nước (Oryza sativa L.) 1,13 0,34 1,1 Mía (Saccharum officinarum L.) 0,33 0,19 0,67 Lúa mì (Triticum aestivum L.) 1,33 0,59 1,44 (Nguồn: Theo Dương Văn Chín, 2005) 6 2.3.2 Cạnh tranh về nước Cỏ dại cạnh tranh nước rất gay gắt với cây trồng nhất là ở những vùng khô hạn. Để sản xuất ra cùng một lượng chất khô cỏ dại cần lượng nước cao hơn cây trồng. Ở vùng khô hạn, cỏ dại sử dụng quá nhiều nước làm thiếu nước trầm trọng ở giai đoạn ra hoa và tạo hạt của cây trồng dẫn đến giảm năng suất nghiêm trọng. Nhiều loại cỏ có rễ sâu nên có thể lấy cả lượng nước dự trữ ở tầng đất sâu. 2.3.3 Cạnh tranh về ánh sáng Trong việc cạnh tranh về ánh sáng thì yếu tố chiều cao là rất quan trọng. Trong điều kiện nước và chất dinh dưỡng đầy đủ thì ánh sáng trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất. Sự cạnh tranh về ánh sáng có thể xảy ra rất sớm khi cỏ mọc dày và che phủ cây trồng còn nhỏ. 2.3.4 Hiện tượng allelopathy Allelopathy là hiện tượng một loài cây tiết ra chất hữu cơ từ rễ hoặc sự phân hủy thân lá của loài cây này ảnh hưởng đến sự nảy mầm, sinh trưởng và phát triển của loài thực vật khác. Theo Putnam và Tang (1986), có khoảng 90 loài cỏ có khả năng cạnh tranh với cây trồng bằng cơ chế allelopathy (trích dẫn bởi Lambrides và Godwin, 2007). Như vậy sự gây thiệt hại lẫn nhau giữa cỏ dại và cây trồng (weed– crop interference) bao gồm sự cạnh tranh (weed–crop competition) và allelopathy. 2.4 Những thiệt hại do cỏ dại gây ra Nhiều người không nhận biết đầy đủ những thiệt hại do cỏ dại gây ra vì nó diễn biến từ từ, không gây thiệt hại nhanh chóng và rõ ràng như côn trùng và bệnh. 2.4.1 Tác động làm giảm năng suất cây trồng Qua nhiều kết quả nghiên cứu thì cỏ dại gây ra thiệt hại lớn hơn so với côn trùng và bệnh cộng lại (Bendixen, 1972) (trích dẫn bởi Dương Văn Chín, 2005). Cỏ dại còn là ký chủ phụ của côn trùng, bệnh và là nơi trú ẩn của chuột. Cỏ dại trên ruộng còn gây khó khăn cho quá trình canh tác. Hạt cỏ, thân, rễ sẽ làm ảnh hưởng xấu đến quá trình chế biến nông sản. 7 2.4.2 Ảnh hưởng đến chất lượng nông sản Hạt lúa mì có lẫn hạt cải dầu hoang (Brassica spp.) khi xay ra sẽ có mùi lạ làm người tiêu dùng không chấp nhận. Trong quá trình bảo quản, hạt và thân lá cỏ có ẩm độ cao sẽ làm nông sản mau bị hỏng. Cỏ dại lẫn vào cỏ làm thức ăn gia súc gây mùi lạ làm gia súc không thích ăn. 2.4.3 Ảnh hưởng đến sức khoẻ gia súc Một số loài cỏ có hàm lượng alkaloids, tanin, oxalates, glucocides và nitrate rất cao có thể gây ngộ độc cho gia súc. Ví dụ cỏ Oxytropis spp. có thể gây sẩy thai trên cừu và bò. Một số loài cỏ như kinh giới (Chenopodium sp.), rau dền (Amaranthus sp.) trong điều kiện bình thường thì không độc nhưng khi gặp điều kiện môi trường bất lợi sẽ tích lũy nitrate ở nồng độ rất cao (1000 ppm). Khi ăn vào cơ thể, nitrate sẽ biến thành nitrite và gây độc cho gia súc (Dương Văn Chín, 2005). 2.4.4 Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người Nhiều loài cỏ gây dị ứng hoặc gây thương tích cho con người khi tiếp xúc. Nhiều người bị cảm cúm mãn tính do hít phải hạt phấn của các loài cỏ như Ambrosia sp. và Frenseria sp., có người bị dị ứng khi tiếp xúc với cỏ Parthenium sp. Cỏ cũng là nơi trú ẩn của các côn trùng gây bệnh cho con người như ruồi TseTse gây bệnh ngủ, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết. Bèo (Pistia lanceolata) là nơi trú ẩn và sinh sản của muỗi, lục bình (Water hyacinth) cung cấp oxy qua rễ tạo điều kiện tốt cho lăng quăng phát triển. 2.4.5 Gây ô nhiễm, cản trở nguồn nước Các loài cỏ thủy sinh làm cản trở giao thông thủy, làm giảm tốc độ chảy của dòng nước. Cỏ thủy sinh làm tăng tốc độ bốc thoát hơi nước ở các ao hồ do hiện tượng bốc thoát hơi nước. Tổng lượng nước bốc thoát hơi trên mặt hồ có lục bình bằng 130 – 250% so với mặt hồ sạch cỏ (Dương Văn Chín, 2005). Cỏ làm ảnh hưởng đến việc sản xuất thủy sản do rễ tiết ra các chất hữu cơ, do thân lá bị phân hủy gây ô nhiễm nguồn nước. Việc thu hoạch thủy sản cũng sẽ khó khăn khi mặt nước có nhiều cỏ. Tại bang West Bengal của Ấn Độ, việc thất thoát cá do cỏ dại hàng năm khoảng 500 tấn (Ramachandran, 1969) (trích dẫn bởi Dương Văn Chín, 8 2005). Ngoài ra cỏ dại còn ảnh hưởng đến các công trình công cộng, gây khó khăn trong công tác phòng cháy, chữa cháy, gây thiệt hại cho rừng và giảm vẻ mỹ quan môi trường. 2.5 Sự tái sinh in vitro của tế bào thực vật 2.5.1 Cơ chế của sự tái sinh ở thực vật Khi tách rời một bộ phận nào đó ra khỏi cây mẹ tức là ta đã làm cho tính nguyên vẹn (totipotency) của cây bị vi phạm. Đặc tính vốn có của cây là khả năng khôi phục lại tính nguyên vẹn đó bằng sự tái sinh. Khác với động vật, thực vật có khả năng tái sinh mạnh mẽ hơn nhiều, từ một bộ phận tách rời khỏi cây mẹ trong điều kiện nhất định nó có thể tái sinh để tạo thành một cây mới hoàn chỉnh. Sự tái sinh ở thực vật có thể chia thành 2 dạng là tái sinh sinh lý và tái sinh bệnh. Tái sinh sinh lý được hiểu như là sự thay thế những bộ phận đã mất đi và điều này cần thiết cho đời sống của chúng. Đây là những biểu hiện về mặt sinh lý cần thiết của cây, chẳng hạn như cây rụng lá vào mùa thu, mùa đông, sang mùa xuân chúng lại tái sinh ra lá mới để đảm nhận chức năng quang hợp tốt hơn. Tái sinh bệnh là quá trình tái sinh do vết thương gây ra. Khi cây bị tổn thương sẽ xuất hiện sự tái sinh để làm lành vết thương hoặc phục hồi các phần đã mất đi hay tái sinh cho ra cơ quan mới để khôi phục tính nguyên vẹn của cây. Khả năng tái sinh của thực vật rất khác nhau phụ thuộc vào đặc tính của loài, giống, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển, mùa vụ và điều kiện sinh thái. 2.5.2 Ý nghĩa của sự tái sinh trong quá trình chuyển nạp gen Từ lâu con người đã biết sử dụng đặc tính tái sinh này trong việc nhân giống vô tính các loại cây trồng thông qua biện pháp giâm cành, chiết cành, ghép mắt và nuôi cấy mô tế bào thực vật in vitro. Ngày nay, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật in vitro đã trở thành một khâu rất quan trọng trong quy trình chuyển nạp gen vào cây trồng (Vũ Văn Vụ và ctv, 1998). Để tạo cây chuyển gen, trước hết phải tạo ra được cây tái sinh từ một bộ phận, mô hoặc một tế bào duy nhất, phát triển trong môi trường nuôi cấy in vitro. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình tạo ra cây trồng chuyển gen. Nhờ con 9 đường tái sinh này khi ta đưa một đoạn TDNA mang gen có ích vào tế bào thực vật, ta có thể thu nhận cây tái sinh mang gen này. Trong quá trình xây dựng hệ thống tái sinh cần xác định các chất điều hòa sinh trưởng phù hợp, nồng độ các chất này, vật liệu tái sinh, thời điểm tái sinh. Khi đã xác định được bộ phận nuôi cấy tốt nhất, môi trường nuôi cấy thích hợp nhất thì hầu hết các thực vật đều có khả năng tái sinh. Theo Gulati và Jaiwal (1994), nốt lá mầm (cotyledonary node) ở một số cây họ Đậu như đậu nành (Glycine max), đậu cô ve (Phaseolus vulgaris), đậu ngựa (Vicia faba) và đậu Hà Lan (Pisum sativum) đã được sử dụng làm vật liệu nuôi cấy mô in vitro khá thành công. Những nghiên cứu về mô học (histology) của các tác giả này trên đậu xanh cho thấy ở vị trí điểm nốt này có sự phân chia tế bào rất mạnh và ở đây hình thành những vùng mô phân sinh (meristematic regions). Tương tự, các nghiên cứu trên đậu cô ve (McClean và Graton, 1989), Phaseolus acutifolius và Phaseolus coccineus (Malik và Saxena, 1992) (trích dẫn bởi Gulati và Jaiwal, 1994) cũng cho thấy có các vùng mô phân sinh có khả năng phân chia mạnh ở điểm nốt lá mầm. 2.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh Thành công của việc nuôi cấy mô – tế bào thực vật phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn môi trường dinh dưỡng, bao gồm cả chủng loại và nồng độ hóa chất sử dụng. Theo Murashige và Skoog (1962), nhu cầu dinh dưỡng cho việc sinh trưởng tối ưu của các loài thực vật là không giống nhau, ngay cả giữa các bộ phận trong cùng một cơ thể cũng có ít nhiều sự khác nhau (trích dẫn bởi Vũ Văn Vụ, 1999). 2.5.3.1 Các hợp chất cung cấp nitơ (N) Các hợp chất vô cơ chứa N được bổ sung vào môi trường in vitro dưới 2 dạng nitrate (NO3) và amon (NH4+). Lượng NO3 trong hầu hết các môi trường là nhiều hơn NH4+. Ngoài ra, người ta còn bổ sung thêm nguồn N hữu cơ là các amino acid như L–glutamin hay L–asparagin (Narayanaswamy, 1994) (trích dẫn bởi Vũ Văn Vụ, 1999). 10 2.5.3.2 Đường Đường được sử dụng làm nguồn carbon (C) cung cấp năng lượng cho các mô nuôi cấy (Hu và ctv, 1979) (trích dẫn bởi Vũ Văn Vụ, 1999). Ngoài ra, đường còn đóng vai trò là chất thẩm thấu chính của môi trường. Trong số nguồn carbon thì saccharose là loại đường được sử dụng rộng rãi nhất trong nuôi cấy mô. Các loại đường khác cũng thường được sử dụng glucose, mannitol và mantose. 2.5.3.3 Vitamin Hầu hết các mô nuôi cấy đều có khả năng tổng hợp tất cả các loại vitamin cần thiết cho quá trình sinh trưởng – phát triển nhưng thường không đầy đủ về số lượng (Czosnowski, 1952; Paris, 1958) (trích dẫn bởi Vũ Văn Vụ, 1999). Vitamin có vai trò xúc tác các quá trình trao đổi chất diễn ra trong tế bào. Vì vậy, để các mô cấy đạt được sự sinh trưởng tối ưu, người ta thường bổ sung vào môi trường một số vitamin như thiamin (B1), acid nicotinic (B3), pyridoxine (B6) và myoinositol. Mỗi loài thực vật sẽ cần số lượng và nồng độ các vitamin khác nhau. 2.5.3.4 Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật Đây là thành phần quan trọng bậc nhất của môi trường nuôi cấy in vitro. Nhóm auxin bao gồm một số hợp chất có chứa nhân indol. Auxin có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp là auxein có nghĩa là sinh trưởng. Auxin thúc đẩy quá trình phân chia và giãn nở của tế bào, kích thích các quá trình tổng hợp và trao đổi chất, tham gia điều chỉnh sự phân hóa của rễ và chồi (Bhojwani và Razdan, 1983) (trích dẫn bởi Vũ Văn Vụ, 1999). Các auxin đều có hiệu quả sinh lý ở nồng độ thấp với nồng độ sử dụng từ 0,1 – 2 mgl tùy theo mục đích và vật liệu nuôi cấy. Nồng độ auxin thấp sẽ kích thích sự phân hóa rễ và ngược lại nồng độ cao sẽ kích thích quá trình tạo mô sẹo. Thông thường, người ta thường bổ sung các chất IBA, NAA vào trong môi trường để tạo rễ và sử dụng chất 2,4–D để tạo mô sẹo. 11 Bảng 2.2: Một số auxin được sử dụng phổ biến trong nuôi cấy mô in vitro Tên viết tắt Tên hoá học 2,4D 2,4dichlorophenoxyacetic acid 2,4,5T 2,4,5trichlorophenoxyacetic acid Dicamba 2methoxy3,6dichlorobenzoic acid IAA Indole3acetic acid IBA Indole3butyric acid MCPA 2methyl4chlorophenoxyacetic acid NAA 1naphthyl acetic acid NOA 2naphthyloxy acetic acid Picloram 4amino2,5,6trichloropicolinic acid (Nguồn: Theo Bayraç, 2004) Cytokinin là nhóm phytohoocmon dẫn xuất của adenin. Cytokinin được hình thành chủ yếu trong hệ thống rễ và một số cơ quan đang sinh trưởng mạnh như chồi, lá non, quả non (Vũ Văn Vụ và ctv, 1998). Hiệu quả sinh lý đặc trưng nhất của cytokinin là kích thích sự phân chia tế bào mạnh mẽ, kích thích sự phân hóa chồi từ mô sẹo. Bảng 2.3: Một số cytokinin được sử dụng phổ biến trong nuôi cấy mô in vitro Tên viết tắt Tên hoá học BAP 6benzylaminopurine 2iP (IPA) N6(2isopentyl) adenine Kinetin 6furfurylaminopurine Thidiazuron 1phenyl3(1,2,3thiadiazol5yl) urea Zeatin 4hydroxy3methyltrans2butenyl amino purine BA benzyladenine (Nguồn: Theo Bayraç, 2004) Theo Vũ Văn Vụ (1999), sự biệt hóa cơ quan thực vật in vitro là kết quả tác động qua lại giữa 2 nhóm chất điều hòa sinh trưởng là auxin và cytokinin. Tỷ lệ auxincytokinin cao sẽ kích thích sự tạo rễ và ngược lại sẽ kích thích sự tạo chồi. 12 Đây là nguyên tắc chung, còn nồng độ cụ thể sẽ phải phụ thuộc vào từng loài thực vật. 2.5.3.5 Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy a Nhiệt độ Yêu cầu về khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của từng loại cây in vitro cũng khác nhau. Thông thường, người ta nuôi cấy trong điều kiện nhiệt độ phòng từ 25 280C. Theo các tác giả Shigenobu và Sakamoto (1981) thì nhiệt độ cũng như thời gian chiếu sáng ngày đêm phải không đổi trong suốt thời gian nuôi cấy (trích dẫn bởi Vũ Văn Vụ, 1999). b Ánh sáng Ánh sáng (bao gồm cường độ, chu kỳ và thành phần quang phổ) có ảnh hưởng mạnh đến quá trình phát sinh hình thái của mô nuôi cấy (Read, 1990; Dooley, 1991) (trích dẫn bởi Vũ Văn Vụ, 1999). Cường độ ánh sáng từ 2.500 – 3.500 lux thường được sử dụng phổ biến trong nuôi cấy mô. Cường độ ánh sáng lớn hơn thì sự sinh trưởng của chồi chậm lại nhưng sẽ thúc đẩy quá trình tạo rễ (Murashige, 1977) (trích dẫn bởi Vũ Văn Vụ, 1999). Theo Appelgen (1991), thành phần quang phổ cũng có ảnh hưởng đáng kể đến mô nuôi cấy. Ví dụ nuôi cấy cây quỳ thiên trúc Pelar gonium ở ánh sáng đỏ sẽ làm tăng chiều cao chồi trong khi ánh sáng xanh lại có biểu hiện ức chế (trích dẫn bởi Vũ Văn Vụ, 1999). Sự thu nhận ánh sáng của chồi in vitro phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng và chất liệu của bình nuôi cấy. 2.6 Thành phần của gen và các gen chuyển nạp phổ biến 2.6.1 Promoter Một gen lạ chuyển nạp vào cây trồng chỉ có thể biểu hiện khi có một chuỗi trình tự thích hợp đi kèm theo nó. Với mỗi promoter cần có các vector tương ứng. Hiện nay, promoter CAMV35S của virus gây bệnh khảm trên cải bông là một promoter mạnh và được sử dụng phổ biến nhất. 13 2.6.2 Gen thông báo (reporter gene) Thuật ngữ sự biểu hiện gen (gene expression) thường được dùng trong công tác lai tạo giống cây trồng (plant breeding), trong sinh học phân tử (molecular biology) hay lĩnh vực sinh hóa protein (protein biochemistry). Trong ngành lai tạo giống, sự biểu hiện gen được định nghĩa như là một đặc điểm về kiểu hình hay một sự thể hiện tốt hơn (về năng suất, chất lượng) của cây trồng ngoài đồng (better field performance). Theo Jacobsen (2007), bất cứ phương pháp chuyển gen nào dù là chuyển nạp gen gián tiếp bằng vi khuẩn Agrobacterium hay chuyển gen trực tiếp bằng súng bắn gen vẫn cần một phương pháp tin cậy để xác định các tế bào đã nhận gen ngoại lai. Với mục đích đó khi thiết kế plasmid, người ta đã sử dụng một hay nhiều gen thông báo. Những gen thông báo đều mang chuỗi mã tổng hợp một loại protein đặc biệt nào đó rất dễ phát hiện trong cây. Người ta thường sử dụng gen gusA của vi khuẩn E. coli làm gen thông báo. Gen gusA mã hóa enzyme β– glucuronidase. Enzyme này xúc tác phản ứng phân giải cơ chất glucuronidae không màu để tạo thành sản phẩm có màu xanh chàm đặc trưng. Glucuronidae thường dùng là 5–bromo–4–chloro–3–indolyl glucuronide (Xgluc). Trong tự nhiên, enzyme β–glucuronidase không tồn tại trong thực vật nên gen gusA là gen chỉ thị rất tốt trong công nghệ gen thực vật. Mặt khác, sản phẩm màu xanh chàm nói trên rất bền và phản ứng ít bị ảnh hưởng của pH môi trường nên rất thuận tiện cho việc theo dõi. 2.6.3 Chỉ thị chọn lọc (selectable marker) Sau quá trình chuyển gen, cần phải tiến hành chọn lọc để tách riêng các tế bào đã nhận gen mục tiêu và cho vào môi trường tái sinh. Thông thường, một plasmid được sử dụng trong chuyển nạp gen sẽ mang các thành phần gen thông báo, chỉ thị chọn lọc và gen mục tiêu. Khi các chỉ thị chọn lọc thể hiện, chúng sẽ giúp tế bào tiếp tục sinh trưởng trong môi trường chọn lọc (selective media) thường chứa chất kháng sinh hay thuốc diệt cỏ. Các chỉ thị chọn lọc phổ biến hiện nay là gen nptII mã hóa enzyme neomycin phospho transferase II. Enzyme này sẽ xúc tác quá trình phosphoryl hóa kháng sinh kanamycin và làm bất hoạt kháng sinh này. Một 14 chỉ thị chọn lọc phổ biến khác là gen hph mã hóa enzyme hygromycin phospho transferase có tác dụng làm bất hoạt kháng sinh hygromycin. Gen bar kháng thuốc diệt cỏ có thể được sử dụng như gen mục tiêu nhưng đồng thời cũng là một chỉ thị chọn lọc. Gen bar mã hóa cho enzyme phosphinothricin acetyl transferase (PAT) làm bất hoạt phosphinothricin (PPT), là thành phần chính trong thuốc diệt cỏ Basta. Gần đây, gen pmi mã hóa enzyme phospho mannose isomerase đã được sử dụng làm chỉ thị chọn lọc. Gen này hoạt động trên cơ sở phản ứng huỳnh quang trong môi trường có đường mannose. Điều này đã mở ra một triển vọng lớn về an toàn sinh học do không cần sử dụng chất kháng sinh hay hoạt chất diệt cỏ trong quá trình chọn lọc (Hòa và Bổng, 2002) (trích dẫn bởi Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2004) Hình 2.1: Thành phần của một gen chuyển nạp (Nguồn: Theo Pighin, 2003) 2.6.4 Những gen chuyển nạp phổ biến vào cây trồng 2.6.4.1 Gen Bt Vi khuẩn Bacillus thuringiensis sản xuất ra những protein dạng tinh thể gọi là Bt hay δ–endotoxin. Theo các tác gi Vaeck và ctv (1987); Steward và ctv, (1996), các Bt toxin rất chuyên tính, ví dụ nhóm cryI chỉ gây độc đối với côn trùng bộ cánh vảy Lepidoptera, không gây độc đối với côn trùng khác hoặc động vật khác như chim, động vật có vú nhóm cryII có độc tính đối với bộ cánh cứng Coleoptera (trích dẫn bởi Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2004). Ngay khi công nghệ sinh học mới hình thành, các nhà nghiên cứu đã nghĩ đến việc chuyển gen Bt vào cây trồng để cây tạo ra protein độc nhằm tự bảo vệ mình. Gen Bt được phân lập từ tế bào vi khuẩn Bacillus thuringiensis, được cải biên lại trước khi sử dụng cho cây trồng. Cây chuyển nạp gen Bt có nhiều ưu điểm 15 hơn các chế phẩm sinh học Bt được dùng để phun lên cây do nó khắc phục được những nhược điểm như hiệu quả của thuốc không ổn định, không xâm nhập sâu vào mô cây, không có khả năng lưu dẫn, mức chuyên tính quá hẹp. Trong khi đó cây chuyển nạp gen Bt có thể tạo ra protein độc dạng tinh thể trong thân cây. Những protein này được sản xuất liên tục, ít bị phân giải và có mặt ở các mô cần thiết. 2.6.4.2 Gen gna Theo Powel và ctv (1993), hợp chất lectin có nguồn gốc từ thực vật có thể gây độc đối với các côn trùng thuộc bộ cánh nửa Homoptera như rầy nâu (Nilaparvata lugens) hay các loại rầy khác trong đó nhóm lectin có tên “snowdrop lectin” (Galantus nivalis agglutinin) có độc tính mạnh nhất (trích dẫn bởi Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2004). Trên cây lúa, người ta thấy GNA có thể diệt được rầy nâu và rầy xanh đuôi đen. Lợi dụng đặc tính hút nhựa của các côn trùng này, người ta đã tổng hợp gen gna nhân tạo để chuyển nạp vào cây trồng. Do các côn trùng này có khả năng phân giải protein trong ruột rất thấp nên chúng chỉ sử dụng các amino acid tự do trong nhựa luyện làm nguồn cung cấp đạm chính cho cơ thể. Người ta đã nghĩ ra chiến lược tạo ra cây chuyển gen có chất gây ức chế enzyme protease trong cơ thể côn trùng. Năm 1999, Stoger và ctv đã tiến hành chuyển gen gna vào cây lúa mì (Triticum aestivum L. cv. Bobwhite) nhằm mục tiêu kháng rầy mềm Sitobion avenae (trích dẫn bởi Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2004). Các tác giả đã đồng chuyển nạp gen gna và gen bar vào mô sẹo lúa mì bằng kỹ thuật bắn gen bằng cách sử dụng vector pLECGNA2, promoter RSsi mang đoạn gen mã hóa GNA và sử dụng vector pAHC20 với promoter “ubiquitin 1” và intron 1 mang gen bar. Sau 9 – 10 tuần, cây tái sinh sẽ được chọn lọc bằng hoạt chất phosphinothricin (PPT) và phân tích Southern blot nhằm chứng minh sự hiện diện của gen bar. Để xác định sự hiện diện của GNA trong cây lúa mì, người ta tiến hành phân tích “immunoblot” lá lúa mì. Với promoter “ubiquitin” kèm theo gen gna, phần lớn các cây chuyển nạp 16 đều thể hiện GNA ở mức có ý nghĩa và dòng BW150 có mức thể hiện gen cao nhất, dòng này có 7 copy của gen gna. 2.6.4.3 Nhóm gen PR Theo Linhorse (1991), khi có sự xâm nhiễm của nấm, vi khuẩn, virus, thực vật sẽ sản sinh ra một protein mới giúp chúng tự bảo vệ (trích dẫn bởi Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2004). Nhóm protein đó được gọi là pathogenesis–related protein (PR). Các nhóm protein đã được ghi nhận ở thuốc lá là PR–1, PR–2 (β–1,3 glucunase), PR–3 (chitinase), PR–4, PR–5 (thaumatine–like protein) và PR–6 (ức chế protease) trong đó nhóm PR–3 (chitinase) được nghiên cứu nhiều nhất. Người ta nhận thấy hoạt động của chitinase tăng đáng kể khi cây bị bệnh (Lin và ctv, 1995) cũng như khi ta kích thích cây bằng ethylen, tia cực tím và acid salicylic (Gaffney và ctv, 1993) (trích dẫn bởi Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2004). Theo Broglie và ctv (1991), cây thuốc lá được chuyển nạp gen mã hóa chitinase có tỷ lệ sống sót cao hơn trên đất có nhiều mầm bệnh (trích dẫn bởi Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2004). Năm 1995, Lin và ctv đã sử dụng vector pGL2 mang gen mã hóa chitinase và promoter CAMV35S để chuyển vào giống lúa Chisurah Boro II nhằm giúp giống này kháng được bệnh đốm vằn do nấm Rhizoctonia solani gây ra. 2.6.4.4 Gen Xa–21 Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae là một trong những bệnh quan trọng trong sản xuất lúa gạo. Hiện nay, một gen trội có khả năng kháng bệnh bạc lá là Xa–21 được tìm thấy ở loài lúa hoang châu Phi Oryza longistaminata được xem là có triển vọng hơn cả vì gen có phổ kháng rất rộng đối với nhiều nòi vi khuẩn gây bệnh, do vậy nó thể hiện tính kháng ổn định hơn so với những gen đã được phân lập trước đây (Khush và ctv, 1990) (trích dẫn bởi Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2004). Tu và ctv (1998) đã tiến hành chuyển nạp gen Xa–21 vào giống lúa indica IR72 bằng phương pháp bắn gen. Các tác giả đã sử dụng 2 plasmid trong đó plasmid pC822 mang gen Xa–21 và plasmid pROB5 có chứa gen chọn lọc hph mã 17 hóa tính trạng kháng hygromycin. Những mô sẹo thể hiện tính kháng hygromycin được chuyển sang môi trường N6 để tái sinh cây. Cây sau khi được 2 – 3 tuần tuổi được cấy vào môi trường Yoshida hoặc trồng ra chậu đất. Cho 15 cây T1 này tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae nòi số 6 bằng kéo nhúng vào dịch vi khuẩn và cắt lên lá lúa, kết quả có 13 cây biểu hiện tính kháng và 2 cây nhiễm. 2.6.4.5 Gen CP Tính kháng virus của “coat protein” (CP) đã được đề cập rất sớm và từ đó người ta muốn đưa tính trạng này vào cây trồng để giúp cây kháng lại các bệnh do virus gây ra. Trước đây, gen CP chủ yếu được chuyển nạp trên cây 2 lá mầm. Các nghiên cứu trên cây thuốc lá chuyển gen cho thấy gen CP đã làm giảm và làm chậm lại sự tích tụ của TMV gây bệnh khảm (Powell và ctv, 1986) (trích dẫn bởi Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2004). Trường hợp điển hình trên cây 1 lá mầm là việc Sivamani và ctv (1999) đã chuyển gen CP (CP1, CP2, CP3 và CP4) vào cây lúa để kiểm soát bệnh tungro do virus tungro dạng hình cầu gây ra

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH **************** HÀ TRẦN MINH DŨNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH IN VITRO VÀ NGHIÊN CỨU CHUYỂN NẠP GEN KHÁNG THUỐC DIỆT CỎ GLUFOSINATE TRÊN CÂY ĐẬU XANH (Vigna radiata (L.) Wilczek) BẰNG VI KHUẨN Agrobacterium tumefaciens Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn khoa học: TS BÙI MINH TRÍ Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 4/2010 SỰ HIỆN DIỆN, PHÂN BỐ NẤM MYCORRHIZAE TRONG RỄ-VÙNG RỄ MÍA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY MÍA (Saccharum officinarum L.) NGUYỄN THỊ THÚY LIỄU Hội đồng chấm luận văn Chủ tịch: PGS TS LÊ QUANG HƯNG Đại học Nông Lâm TP HCM Thư ký: TS VÕ THÁI DÂN Đại học Nông Lâm TP HCM Phản biện 1: TS LÊ ĐÌNH ĐƠN Đại học Nông Lâm TP HCM Phản biện 2: PGS TS MAI THÀNH PHỤNG Trung tâm Khuyến nông quốc gia Ủy viên: PGS TS HUỲNH THANH HÙNG Đại học Nơng Lâm TP HCM ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG i LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tơi tên Hà Trần Minh Dũng, sinh ngày 04 tháng 10 năm 1980 huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh Con ông Hà Văn Mẫn Bà Trần Huệ Thư Tốt nghiệp Tú tài trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, tỉnh Tây Ninh, năm 1997 Tốt nghiệp Đại học ngành Nơng học hệ quy Đại học Nơng Lâm, thành phố Hồ Chí Minh Theo học tiếng Pháp Viện trao đổi văn hóa với Pháp (Idecaf), TP HCM từ 2003 - 2007 Tháng năm 2005 theo học Cao học ngành Trồng trọt Đại học Nơng Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Tình trạng gia đình: chưa lập gia đình Địa liên lạc: ấp Khởi Hà, xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Điện thoại: 0903318373 Email: hatranminhdung@gmail.com ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan công trình nghiên cứu tơi Các số liệu, kết nêu luận văn trung thực chưa cơng bố cơng trình khác Hà Trần Minh Dũng iii LỜI CẢM TẠ Chân thành cảm tạ Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, ban Giám đốc Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Môi trường tất cán Viện tạo điều kiện thuận lợi cho em trình học tập thực đề tài Cảm tạ tất Thầy Cô truyền đạt cho em kiến thức phương pháp luận khoa học Em xin chân thành cảm ơn TS Bùi Minh Trí hỗ trợ vật chất tinh thần quý báu thời gian dài Con bày tỏ lòng biết ơn Cha Mẹ chăm sóc, động viên lịng kiên nhẫn Tơi muốn gửi lời cảm ơn đến em Huệ, Hưng, Bình, Thu Trang, Thùy Dương, Vũ, Dung, Nam, Phương Hoa giúp đỡ tận tình Cuối tơi mong muốn gửi lời cảm ơn đến tất thành viên lớp Cao học Trồng trọt 2005, người tơi chia sẻ niềm vui khó khăn học tập Thủ Đức, ngày 18 tháng 4, 2010 iv TÓM TẮT Đề tài “Xây dựng hệ thống tái sinh in vitro ứng dụng nghiên cứu chuyển nạp gen bar kháng thuốc diệt cỏ glufosinate đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens” thực từ tháng 7/2007 đến tháng 9/2009 Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học Môi trường, trường Đại học Nông Lâm, TP HCM Giống đậu xanh sử dụng thi nghiệm giống đậu xanh thương phẩm NP-305 Công ty TNHH sản xuất thương mại Tân Nông Phát chủng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens EHA101pIB-GUS Jabcobsen cung cấp với plasmid mang gen bar kháng thuốc diệt cỏ, gen P-mannop, gen luc gen thị gusA Chúng xây dựng quy trình tái sinh đậu xanh in vitro từ nốt mầm, đậu xanh phát triển tốt mơi trường dinh dưỡng B5 khơng có chất điều hòa sinh trưởng, xác định ngưỡng gây chết PPT mg/l để phục vụ cho cơng tác chọn lọc Q trình kiểm tra vi khuẩn cho thấy có diện plasmid gen mục tiêu plasmid chứng tỏ vi khuẩn đạt yêu cầu để thực việc chuyển gen Quá trình nhuộm GUS cho thấy tỷ lệ dương tính thuốc thử X-gluc cao tất nghiệm thức biến thiên từ 60 – 73%, nhiên khác biệt khơng có nghĩa thống kê (P > 0,05) Các loại kháng sinh cefotaxime, meropenem khơng có khả loại bỏ vi khuẩn dẫn đến tình trạng tái nhiễm sau đồng nuôi cấy Tuy nhiên, việc sử dụng cyprofloxacin nồng độ 50 mg/l cho thấy có khả loại bỏ vi khuẩn Hiệu suất chuyển gen cịn thấp mà ngun nhân im lặng gen giống NP-305 mẫn cảm với vi khuẩn Cuối thí nghiệm, chúng tơi thu dịng đậu xanh in vitro có khả sống môi trường chọn lọc với PPT kết PCR từ mẫu dòng xác nhận có mặt gen bar gen đậu v SUMMARY This research was carried out at the Institute of Biotechnology and Environment, Nông Lâm university, Hồ Chí Minh city from 7/2007 – 7/2009 In this study, we used the seeds of a commercially grown genotype NP-305 obtained from Tân Nông Phát company The cotyledonary node explants were capable directly of developing shoots and roots on basal B5 medium without growth regulators We determined the lethal dose for mungbean in vitro planlets was mg/l PPT and 200 mg/l kanamycin These doses were used in the selection scheme of putative transformant plants Agrobacterium tumefaciens strain EHA101pIB-GUS, harboring a binary vector pGII0229 Trgus cp148 luc carrying β-glucuronidase (gusA) gene, bialaphos resistance (bar) gene, P-mannop gene and luc gene with nos poly–A promoter and CaMV 35S terminator was provided by Jacobsen, Hannover university The presence of binary plasmid and bar gene was confirmed by electrophoresis and PCR Cotyledonary node explants two day olds were transformed by cocultivation with Agrobacterium After days of co-cultivation, the transient GUS expression has been shown in all treatments The 10th treatment (cocultivation during 30 minutes and 100 µM acetosyringone) resulted highest transient GUS activity (73%) and the third treatment (cocultivation during 10 minutes and 50 µM acetosyringone) showed the lowest (60%) but there was no statistical difference in all treaments (P > 0,05) In spite of the high concentration (1000 mg/l) of cefotaxime and meropenem, these antibiotics could not eliminate the Agrobacterium The problem was only solved when we used 50 mg/l cyprofloxacin The genetic transformation frequency was low At the end of this study, we just obtained lines of mungbean in vitro that can survive in the selection medium with mg/l PPT The results were probably affected by gene silencing phenomenon or genotype NP-305 was less suitable to Agrobacterium- mediated transformation The presence of bar gene in the genome of mungbean was evidenced by PCR and electrophoresis vi MỤC LỤC Trang tựa Trang chuẩn y …………………………………………………………………… i Lý lịch cá nhân…………………………………………………………………… ii Lời cam đoan…………………………………………………………………… iii Cảm tạ …………………………………………………………………………… iv Tóm tắt…………………………………………………………………………… v Mục lục………………………………………………………………………… vii Danh sách chữ viết tắt……………………………………………………… Danh sách hình, biểu đồ sơ đồ………………………………………… xi xiii Danh sách bảng …………………………………………………………… xiv Chương MỞ ĐẦU 1  1.1 Đặt vấn đề .1  1.2 Mục tiêu đề tài .1  1.3 Giới hạn đề tài .1  Chương TỔNG QUAN 3  2.1 Nguồn gốc đậu xanh tình hình sản xuất đậu xanh giới 3  2.2 Tình hình sản xuất đậu xanh Việt Nam .4  2.3 Sự cạnh tranh cỏ dại trồng 5  2.3.1 Cạnh tranh dinh dưỡng 5  2.3.2 Cạnh tranh nước 6  2.3.3 Cạnh tranh ánh sáng 6  2.3.4 Hiện tượng allelopathy 6  2.4 Những thiệt hại cỏ dại gây 6  2.4.1 Tác động làm giảm suất trồng 6  2.4.2 Ảnh hưởng đến chất lượng nông sản 7  2.4.3 Ảnh hưởng đến sức khoẻ gia súc 7  2.4.4 Ảnh hưởng đến sức khoẻ người 7  vii 2.4.5 Gây ô nhiễm, cản trở nguồn nước 7  2.5 Sự tái sinh in vitro tế bào thực vật 8  2.5.1 Cơ chế tái sinh thực vật .8  2.5.2 Ý nghĩa tái sinh trình chuyển nạp gen 8  2.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến trình tái sinh 9  2.5.3.1 Các hợp chất cung cấp nitơ (N) 9  2.5.3.2 Đường 10  2.5.3.3 Vitamin 10  2.5.3.4 Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật 10  2.5.3.5 Ảnh hưởng điều kiện nuôi cấy 12  2.6 Thành phần gen gen chuyển nạp phổ biến 12  2.6.1 Promoter 12  2.6.2 Gen thông báo (reporter gene) 13  2.6.3 Chỉ thị chọn lọc (selectable marker) 13  2.6.4 Những gen chuyển nạp phổ biến vào trồng 14  2.6.4.1 Gen Bt 14  2.6.4.2 Gen gna 15  2.6.4.3 Nhóm gen PR 16  2.6.4.4 Gen Xa–21 16  2.6.4.5 Gen CP 17  2.7 Các phương pháp chuyển nạp gen phổ biến .17  2.7.1 Chuyển nạp gen vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens 18  2.7.2 Chuyển nạp gen phương pháp PEG (polyethylene glycol) 21  2.7.3 Chuyển nạp gen phương pháp sử dụng xung điện (electroporation) 22  2.7.4 Chuyển nạp gen phương pháp bắn gen (biolistic) 22  2.8 Các gen kháng thuốc diệt cỏ phổ biến chế kháng thuốc diệt cỏ gen bar hoạt chất trừ cỏ glufosinate 23  2.8.1 Gen bxn 23  2.8.2 Gen bar 24  viii 2.8.3 Tình hình chuyển gen bar trồng 27  2.9 Hoạt chất diệt cỏ glufosinate .28  2.9.1 Cơ chế tác động glufosinate 28  2.9.2 Sự chuyển hóa glufosinate–ammonium trồng biến đổi di truyền trồng không biến đổi di truyền 30  2.10 Tình hình trồng chuyển gen giới 31  2.11 Tình hình trồng chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ giới 33  2.12 Tình hình nghiên cứu trồng chuyển gen Việt Nam .35  Chương VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38  3.1 Thời gian địa điểm nghiên cứu .38  3.2 Vật liệu thí nghiệm 38  3.2.1 Giống đậu xanh 38  3.2.2 Vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens gen chuyển nạp 38  3.2.3 Hoá chất 39  3.2.4 Thiết bị dùng thí nghiệm 40  3.3 Phương pháp thí nghiệm .41  3.3.1 Khảo sát quy trình khử trùng hạt 41  3.3.2 Xây dựng hệ thống tái sinh đậu xanh in vitro thông qua nốt mầm (Cotyledonary node) 43  3.3.3 Khảo sát ảnh hưởng hoạt chất diệt cỏ phosphinothricin (PPT) đến tái sinh đậu xanh in vitro 45  3.3.4 Kiểm tra plasmid tế bào vi khuẩn gen bar plasmid 46  3.3.5 Thiết lập quy trình chuyển gen 47  3.3.6 Khảo sát hiệu loại kháng sinh cefotaxim, meropenem cyprofloxacin đến trình loại bỏ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens sau đồng nuôi cấy 49  3.3.7 Kiểm tra biểu gen thị gusA 49  3.3.8 Chọn lọc chuyển gen 50  3.3.9 Phản ứng PCR khuếch đại gen bar 51  ix Sơ đồ 4.1: Tóm tắt quy trình xây dựng hệ thống tái sinh chuyển gen 67 Hình 4.9: Mơ tả số bước quy trình chuyển gen a Chuẩn bị vi khuẩn; b: hạt đậu xanh ngày tuổi; c: nốt mầm môi trường đồng nuôi cấy với vi khuẩn; d: mẫu nhuộm GUS dương tính; e: tái sinh môi trường chọn lọc B5 + mg/l PPT; f: kết điện di kiểm tra giả định chuyển gen 68 Chương KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Từ kết thu nhận thơng qua q trình nghiên cứu chúng tơi rút số kết luận sau: - Quy trình trử trùng hạt khuyến cáo sử dụng là: Trước tiên rửa đất cát bám bề mặt hạt lần nước cất tiệt trùng, sau sử dụng cồn 700 rửa lần, lần phút, rửa dung dịch Javel pha loãng với nước theo tỷ lệ : 1, sau rửa lại lần nước cất tiệt trùng, rửa hạt kháng sinh cefotaxime nồng độ 500 mg/l 10 phút Để loại bỏ hồn tồn hóa chất bám bề mặt hạt, ngâm hạt với nước cất tiệt trùng Cuối ngâm hạt qua đêm với dung dịch CaCl2 nồng độ 20 mM - Nốt mầm ngày tuổi giống đậu xanh NP-305 cho thấy khả tái sinh phát triển tốt môi trường B5 không bổ sung chất điều hịa sinh trưởng - Kết ly trích plasmid vi khuẩn kit QIAprep Spin Miniprep (Qiagen) cho kết tốt chứng tỏ vi khuẩn đạt chất lượng tốt để sử dụng cho thí nghiệm Kết PCR điện di để kiểm tra gen bar vi khuẩn cho kích thước band 748 bp thiết kế - Kết kiểm tra biểu gen gusA, khả tái sinh hai dịng M1, M2 mơi trường chọn lọc B5 + mg/l PPT diện gen bar qua kết PCR điện di cho thấy vật liệu nốt mầm nhận gen chuyển điều kiện sau: + Một ngày trước chuyển gen, nốt mầm xử lý với môi trường tiền ni cấy B5-Pre có thành phần B5 + 0,1 mg/l BA, pH 5,2 69 + Chỉ số OD vi khuẩn từ 0,6-1, nồng độ acetosyringone 100 µM, thời gian ủ 30 phút, mẫu cấy vào môi trường đồng nuôi cấy B5-Co, đặt tối 260C 48 điều kiện phù hợp cho trình nhận biểu gen nốt mầm - Kháng sinh cyprofloxacin nồng độ 50 mg/l sử dụng để rửa mẫu lần, lần 20 phút pha vào môi trường chọn lọc có khả diệt vi khuẩn Trong loại kháng sinh cefotaxime, meropenem nồng độ 1000 mg/l khơng có khả loại bỏ vi khuẩn mẫu - Kết kiểm tra PCR dòng M1, M2 giả định chuyển gen thu có khả tái sinh sống môi trường chọn lọc với mg/l PPT xác nhận gắn kết gen bar vào gen đậu xanh 5.2 Đề nghị - Tiếp tục theo dõi tính ổn định gen chuyển khả phân ly hệ sau - Thử nghiệm chuyển giống đậu xanh khác, vật liệu khác mô sẹo, phôi phương tiện khác súng bắn gen 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Bùi Lan Anh, 2008 Thử nghiệm chuyển gen lan hồ điệp (Phalaenopsis amabilis L.) phương pháp bắn gen Agrobacterium tumefaciens Luận văn thạc sĩ Sinh học, Đại học Khoa học Tự Nhiên, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Bùi Chí Bửu Nguyễn Thị Lang, 2004 Di truyền phân tử Nhà xuất Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, 473 – 526 Dương Văn Chín, 2005 Giáo trình mơn học Kiểm sốt cỏ dại Trường Đại học Nông Lâm TP HCM, 106 trang Nguyễn Văn Chương ctv, 2009 Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài chọn tạo giống đậu tương, lạc, đậu xanh cho vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên Đồng Bằng sông Cửu Long Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn 67 trang Nguyễn Thế Côn, 1996 Cây đậu xanh Cây công nghiệp Bộ môn Cây Công nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Nhà xuất Nông nghiệp, Hà Nội, 79 – 89 James C., “Hiện trạng trồng biến đổi gen thương mại hố tồn cầu”, ISAAA, Brief no 35, 2006 Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Thanh Phương, Đinh Trường Sơn, Vũ Ngọc Lan, Trần Ngọc Tuân, Trần Thị Cúc Hòa Phạm Ngọc Thạch, 2006 “Kết bước đầu chuyển gen vào hoa đồng tiền Gerbera jamesonii “Ferrari” nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumafacien” http://www.hua.edu.vn/tckhktnn/Upload5Cquangthachnh4%2652006.pdf Phạm Văn Thiều, 2002 Cây đậu xanh - kỹ thuật trồng chế biến sản phẩm Nhà xuất Nông nghiệp Viện Lúa đồng sông Cửu Long, 2004 Báo cáo hoạt động năm 2004 71 10 Viện Lúa đồng sông Cửu Long, 2005 Báo cáo hoạt động năm 2005 11 Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm Hoàng Minh Tấn, 1998 Sinh lý học thực vật Nhà xuất Giáo dục, Hà Nội 252 trang 12 Vũ Văn Vụ, 1999 Sinh lý thực vật ứng dụng Nhà xuất Giáo dục, Hà Nội, – 14 TIẾNG NƯỚC NGOÀI 11 Aventis CropScience, 1998 Agrobacterium tumefaciens-mediated plant transformation of bxn gene to Argentine Canola (Brassica napus var Westar OXY-235) 12 Bayraỗ T A., 2004 Optimization of a regeneration and transformation system for lentil (Lens culinaris M., cv Sultan-I) cotyledonary petioles and epicotyls Master thesis, Middle East Technical University, Turkey 13 Tran Thi Dung, Le Tan Duc, Nguyen Huu Ho and Nguyen Van Uyen, 2006 Agrobacterium – Mediated transformation of Cry1Ac gene to tobacco (Nicotiana tabacum L.) and evaluation of Heliothis armigera resistance In Proceeding of International Workshop on Biotechnology in Agriculture Nong Lam University, Ho Chi Minh city, October 20 – 21, 2006, pp 156 – 160 14 Eberlein V C., Guttieri J M., and Campbell S J., “Bromoxynil resistance in transgenic potato clones expressing the bxn gene”, Weed Science 46 (2): 150–157, 2000 15 Eisenman L., “Agricultural Biotechnology”, 1996 16 Fritsch O., Kovalchuk I., 2000 In planta transformation of Arabidopsis thaliana with Agrobacterium In Concepts and techniques in plant cell and molecular biology Friedrich Miescher Institude, 16- 27 October, 2000, pp – 72 17 Gulati A., Jaiwal K P., “Culture conditions effecting plant regeneration from cotyledons of Vigna radiata (L.) Wilczek”, Department of Bio-sciences, M.D University, Rohtak-124001, India, Plant Cell, Tissue and Organ Culture (23): – 7, Kluwer Academic Publishers, 1990 18 Gulati A., Jaiwal K P., “Plant regeneration from cotyledonary node explants of mungbean (Vigna radiata (L.) Wilczek)”, Department of Bio-sciences, M.D University, Rohtak-124001, India, Plant Cell Reports (13): 523 – 527, Springer-Verlag, 1994 http://www.springerlink.com/content/836c256066e12b43/fulltext.pdf 19 Tran Thi Cuc Hoa., Tran Vu Hai., and La Cao Thang., “Transformation efficiencies of the soybean variety PC19 (Glycine max (L.) Merrill) using Agrobacterium tumefaciens and the cotyledonary node method”, Omonrice 16 : – 8, 2008 < http://clrri.org/lib/omonrice/16-1.pdf> 20 Jacobsen J H., 2007 Modern technologies in plant biotechnology Genetic Engineering Manual for plant genetic engineering course Hannover University, 26 pages 21 Jun C Jiang., Yuan Y Zhang., Quan M Jiang., “Studies on transferring herbicide resistance bar gene into wheat by particle bombardement”, Journal of Nanjing Agricultural University 28 (1): 11 – 15, 2005 22 Lambrides J C., Godwin D I., 2007 Mungbean In “Pulses, sugar and tuber crops” (Kole C.,) Springer, pp 69 - 72 23 Lohar P D., Schuller K., Buzas M D., Gresshoff M P., and Stiller J., “Transformation of Lotus japonicus using the herbicide resistance bar gene as a selectable marker”, Journal of Experimental Botany 52 (361), pp 1697 – 1702, © Oxford University Press, August 1, 2001 24 Mahalakshmi S L., Leela T., Kumar M S., Kumar K B., Naresh B., and Devi P., “Enhanced genetic transformation efficiency of mungbean by use of primery leaf explant”, Department of Botany, Osmania University, Hyderabad 500 007, India, Current Science 91 (1), 10 July 2006 73 25 Mayer J., Sharples J., and Nottenburg C., “Resistance to Phosphinothricin”, 2004 26 Tran Thi Le Minh, 2000 Tranfert génétique via Agrobacterium tumefaciens sur le tabac (Nicotiana tabacum L.) et étude de la résistance un herbicide du tabac transgénique Mémoire de fin d’étude, Nông Lâm Université, Ho Chi Minh ville, Viet Nam 27 Mohapatra U., McCabe M S., Power J B., Schepers F., Van Der Arend A., Davey M R., “Expression of the bar gene confers herbicide resistance in transgenic lettuce”, Transgenic Research (1), February 1999: 33 – 44, Springer 28 Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD), Series on Harmonization of Regulatory Oversight in Biotechnology “Module II: Herbicide Biochemistry, Herbicide Metabolism and the Residues in Glufosinate-Ammonium (Phosphinothricin)-Tolerant Transgenic Plants” ENV/JM/MONO, 2002, 14 29 Paz M M., Martinez C J., Kalvig B A., Fonger M T., and Wang K., “Improved cotyledonary node method using an alternative explant derived from mature seed for efficient Agrobacterium-mediated soybean transformation” Plant Cell Reports, © Springer–Verlag 2005, 10.1007/s00299-005-0048-7 30 Pighin J., “Transgenic crops: How genetics is providing new ways to envision agriculture”, August 2003 31 Sonia., Saini R., Singh P R., and Jaiwal K P., “Agrobacterium tumefaciens mediated transfer of Phaseolus vulgaris α–amylase inhibitor–1 gene into mungbean Vigna radiata (L.) Wilczek using bar as selectable marker” Plant Cell Reports, © Springer–Verlag 2006, 10.1007/s00299-006-022404 74 32 Thompson J C., Movva R N., Tizard R., Crameri R., Davies E J., Lauwereys M., Botterman J., “Characterization of the herbicide–resistance gene bar from Streptomyces hygroscopicus”, The EMBO Journal (9) : 2519 – 2523, IRL Press Limited, Oxford, England, 1987 33 Winch T., “Growing Food – A guide to Food production”, Springer, Hereford, UK, 2006 34 Zhang S., 2004 Tissue culture and transformation for introducing genes useful for pest management in rice Doctor thesis Department of Plant Pathology and Crop Physiology Louisiana State University 75 PHỤ LỤC Thành phần môi trường B5 (Gamborg, 1968) - Đa lượng (g/l) (x10) 25 KNO3 1,5 (NH4)2SO4 2,5 MgSO4.7H2O 1,5 CaCl2.2H2O 1,5 NaH2PO4.H2O 11,3 CaCl2.2H2O - Vi lượng (mg/l) (x100) 1000 MnSO4.H2O 300 H3BO3 200 ZnSO4.7H2O 25 NaMoO4.2H2O 2,5 CuSO4.5H2O 2,5 CoCl2.6H2O Vitamin (mg/100 ml) (x100) Nicotinic acid 100 Thiamine-HCl 1000 Pyridoxine-HCl 100 Myo-inositol 10000 Fe-EDTA (g/l) 5,57 FeSO4.7H2O 7,45 Na2EDTA Thành phần môi trường LB (Luria-Bertani) (g/l) Bacto-tryptone 10 Yeast extract NaCl 10 Chuẩn độ pH lên 7,5 NaOH, thêm nước cất khử ion lên lít, hấp tiệt trùng 76 Kết xử lý thống kê Kết xử lý hiệu phương pháp khử trùng hạt One-way ANOVA: C2 versus C1 Source C1 Error Total DF SS 1,14007 0,00733 1,14740 S = 0,03496 Level N 3 MS 0,57003 0,00122 R-Sq = 99,36% Mean 0,00000 0,60333 0,84667 StDev 0,00000 0,03786 0,04726 F 466,39 P 0,000 R-Sq(adj) = 99,15% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev + -+ -+ -+ (-*-) (-*-) (-*-) + -+ -+ -+ 0,00 0,25 0,50 0,75 Pooled StDev = 0,03496 Kết khảo sát khả tái sinh đậu xanh môi trường tạo chồi One-way ANOVA: KQ versus NT Source NT Error Total DF 11 SS 0,115033 0,007933 0,122967 S = 0,03149 Level N 3 3 MS 0,038344 0,000992 R-Sq = 93,55% Mean 0,69000 0,46333 0,48333 0,45000 StDev 0,01000 0,02082 0,05508 0,02000 F 38,67 P 0,000 R-Sq(adj) = 91,13% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev -+ -+ -+ -+ ( -* -) ( -* ) ( -* ) ( -* -) -+ -+ -+ -+ 0,50 0,60 0,70 0,80 Pooled StDev = 0,03149 Fisher 95% Individual Confidence Intervals All Pairwise Comparisons among Levels of NT Simultaneous confidence level = 82,43% NT = subtracted from: NT Lower -0,28596 -0,26596 -0,29929 Center -0,22667 -0,20667 -0,24000 Upper -0,16737 -0,14737 -0,18071 + -+ -+ -+ ( -* -) ( -* -) ( -* -) + -+ -+ -+ -0,30 -0,20 -0,10 -0,00 77 NT = subtracted from: NT Lower -0,03929 -0,07263 Center 0,02000 -0,01333 Upper 0,07929 0,04596 + -+ -+ -+ ( -* -) ( -* -) + -+ -+ -+ -0,30 -0,20 -0,10 -0,00 Upper 0,02596 + -+ -+ -+ ( -* -) + -+ -+ -+ -0,30 -0,20 -0,10 -0,00 NT = subtracted from: NT Lower -0,09263 Center -0,03333 Kết khảo sát môi trường tạo chồi đậu xanh One-way ANOVA: TC1, TC2, TC3, TC4 Source Factor Error Total DF 95 98 S = 1.301 Level TC1 TC2 TC3 TC4 N 22 28 30 19 SS 125.48 160.79 286.26 MS 41.83 1.69 F 24.71 R-Sq = 43.83% Mean 5.768 5.186 5.090 2.526 StDev 1.301 1.344 1.349 1.147 P 0.000 R-Sq(adj) = 42.06% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev + -+ -+ -+ ( * ) ( -* -) ( -* -) ( * ) + -+ -+ -+ 2.4 3.6 4.8 6.0 Pooled StDev = 1.301 Fisher 95% Individual Confidence Intervals All Pairwise Comparisons Simultaneous confidence level = 79.92% TC1 subtracted from: TC2 TC3 TC4 Lower -1.318 -1.403 -4.051 Center -0.582 -0.678 -3.242 Upper 0.153 0.047 -2.433 + -+ -+ -+ ( -* -) ( -* ) ( -* -) + -+ -+ -+ -4.0 -2.0 0.0 2.0 Upper + -+ -+ -+ - TC2 subtracted from: Lower Center 78 TC3 TC4 -0.774 -3.427 -0.096 -2.659 0.583 -1.892 ( -* ) ( -* -) + -+ -+ -+ -4.0 -2.0 0.0 2.0 Upper -1.806 + -+ -+ -+ ( -* -) + -+ -+ -+ -4.0 -2.0 0.0 2.0 TC3 subtracted from: TC4 Lower -3.321 Center -2.564 Kết khảo sát môi trường tạo rễ đậu xanh One-way ANOVA: TR1 (ĐC), TR2, TR3, TR4 Source Factor Error Total DF 68 71 SS 246.03 337.85 583.88 S = 2.229 Level TR1 (ĐC) TR2 TR3 TR4 MS 82.01 4.97 F 16.51 R-Sq = 42.14% N 22 21 10 19 Mean 4.732 3.295 1.130 0.147 StDev 3.656 1.476 0.920 0.574 P 0.000 R-Sq(adj) = 39.59% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev + -+ -+ -+ ( * -) ( -* ) ( * ) ( * ) + -+ -+ -+ 0.0 2.0 4.0 6.0 Pooled StDev = 2.229 Fisher 95% Individual Confidence Intervals All Pairwise Comparisons Simultaneous confidence level = 80.02% TR1 (ĐC) subtracted from: TR2 TR3 TR4 Lower -2.794 -5.298 -5.977 Center -1.437 -3.602 -4.584 Upper -0.080 -1.905 -3.191 + -+ -+ -+ ( -* ) ( -* -) ( * -) + -+ -+ -+ -6.0 -3.0 0.0 3.0 Upper -0.456 -1.740 + -+ -+ -+ ( -* ) ( * -) + -+ -+ -+ -6.0 -3.0 0.0 3.0 TR2 subtracted from: TR3 TR4 Lower -3.874 -4.556 Center -2.165 -3.148 79 TR3 subtracted from: TR4 Lower -2.720 Center -0.983 Upper 0.755 + -+ -+ -+ ( -* -) + -+ -+ -+ -6.0 -3.0 0.0 3.0 Kết khảo sát khả tái sinh mơi trường có PPT One-way ANOVA: C2 versus C1 Source C1 Error Total DF 11 SS 1,027825 0,005867 1,033692 S = 0,02553 Level N 3 MS 0,513913 0,000652 R-Sq = 99,43% Mean 0,00000 0,69000 0,41333 StDev 0,00000 0,01732 0,05132 F 788,39 P 0,000 R-Sq(adj) = 99,31% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev -+ -+ -+ -+ -(*) (-*) (-*) -+ -+ -+ -+ -0,00 0,20 0,40 0,60 Pooled StDev = 0,02553 Fisher 95% Individual Confidence Intervals All Pairwise Comparisons among Levels of C1 Simultaneous confidence level = 88,66% Kết khảo sát khả tái sinh mơi trường có kanamycin One-way ANOVA: C5 versus C4 Source C4 Error Total DF 10 14 SS 0,957027 0,007667 0,964693 S = 0,02769 Level N 3 3 MS 0,239257 0,000767 R-Sq = 99,21% Mean 0,69000 0,25667 0,20000 0,00000 0,00000 StDev 0,01732 0,05132 0,03000 0,00000 0,00000 F 312,07 P 0,000 R-Sq(adj) = 98,89% Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev + -+ -+ -+ (-*) (-*-) (-*-) (-*-) (-*-) + -+ -+ -+ 0,00 0,20 0,40 0,60 Pooled StDev = 0,02769 80 Kết nhuộm GUS Two-way ANOVA: C9 versus C7 C8 Source C7 C8 Interaction Error Total DF 2 18 26 S = 0,1212 R-Sq = 15,89% C7 C8 SS 0,030983 0,010467 0,008514 0,264419 0,314383 MS 0,0154914 0,0052336 0,0021284 0,0146900 F 1,05 0,36 0,14 P 0,369 0,705 0,963 R-Sq(adj) = 0,00% Mean 0,700316 0,677057 0,619708 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev + -+ -+ -+ ( -* -) ( -* -) ( * -) + -+ -+ -+ 0,560 0,630 0,700 0,770 Mean 0,689383 0,641176 0,666522 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev -+ -+ -+ -+-( -* -) ( -* -) ( -* -) -+ -+ -+ -+-0,600 0,660 0,720 0,780 81 ... hệ thống tái sinh in vitro nghiên cứu chuyển nạp gen kháng thuốc diệt cỏ glufosinate đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens? ?? 1.2 Mục tiêu đề tài - Xây dựng hệ. .. nạp gen bar kháng thuốc diệt cỏ glufosinate đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens? ?? thực từ tháng 7/2007 đến tháng 9/2009 Vi? ??n Nghiên cứu Công nghệ sinh học. .. tài - Xây dựng hệ thống tái sinh in vitro hoàn chỉnh cho đậu xanh - Xây dựng quy trình chuyển gen bar kháng thuốc diệt cỏ nhóm glufosinate cho đậu xanh vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens 1.3 Giới

Ngày đăng: 10/12/2017, 21:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan