1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý dự thảo Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL du thao Bo Tieu chi

10 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 97 KB

Nội dung

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý dự thảo Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL du thao Bo Tieu chi tài liệu, giáo án,...

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ TIÊU CHÍ Đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BTP ngày tháng năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh

Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (gọi tắt là Bộ Tiêu chí) quy định về các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nguyên tắc, nội dung, phương pháp, quy trình đánh giá và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 2 Đối tượng áp dụng

1 Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã;

2 Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

3 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt

là UBND cấp tỉnh); Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện); xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã)

4 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở các cấp địa phương (sau đây gọi tắt là tổ chức chính trị - xã hội các cấp)

5 Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo hình thức xã hội hóa có nhu cầu được đánh giá và xếp loại

Điều 3 Mục đích

Bộ Tiêu chí là công cụ để các cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, tổ

Trang 2

chức, cá nhân và tiếp nhận các phản hồi từ phía nhân dân nhằm bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có chất lượng, hiệu quả, thiết thực và kịp thời

Điều 4 Mục tiêu đánh giá

1 Đưa ra kết luận khách quan, chính xác, toàn diện về chất lượng, hiệu quả công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật

2 Đánh giá đúng đắn và đầy đủ mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân

3 Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành

4 Kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc; đề xuất các giải pháp tháo

gỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 5 Nguyên tắc áp dụng

1 Tuân thủ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và quy định của Bộ Tiêu chí này

2 Bảo đảm tính trung thực, khách quan, toàn diện; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá

3 Kết hợp giữa tự đánh giá với đánh giá của người thụ hưởng và đánh giá của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đánh giá theo quy định tại quyết định này

Điều 6 Các nội dung đánh giá

1 Xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị

2 Xác định hiệu quả tác động thực tế của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nâng cao ý thức, hành động chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân

3 Đánh giá của cán bộ, nhân dân đối với việc triển khai thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và chất lượng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 7 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (310 điểm)

Phương án 1:

1 Nhóm tiêu chí về chất lượng hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý, bảo đảm nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (110 điểm), bao gồm:

Trang 3

a) Tiêu chí về xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành văn bản của cấp trên; chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật (10 điểm);

b) Tiêu chí ban hành văn bản hành chính để chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (10 điểm);

c) Tiêu chí về các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (45 điểm);

d) Tiêu chí về thực hiện xã hội hóa trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (15 điểm);

đ) Tiêu chí về công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật (15 điểm);

e) Tiêu chí về thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (10 điểm);

f) Tiêu chí về thống kê, báo cáo, tổng kết, giải đáp các vướng mắc, khó khăn về phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm thời gian, tiến độ.về phổ biến giáo dục pháp luật (05 điểm)

2 Nhóm tiêu chí về chất lượng nội dung, hình thức, hoạt động, đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật (90 điểm), bao gồm:

2.1 Tiêu chí về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Tiêu chí thực hiện đầy đủ nội dung cần phổ biến, giáo dục pháp luật quy định tại Điều 10 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (10 điểm);

b) Tiêu chí thực hiện phổ biến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi được ban hành (15 điểm);

c) Tiêu chí về thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật kịp thời, đầy đủ, chính xác nội dung các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của ngành, cấp, đơn vị (10 điểm);

2.2 Tiêu chí về hình thức, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Tiêu chí xây dựng và áp dụng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới, hiệu quả trên địa bàn (5 điểm)

b) Tiếu chí giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân (5 điểm)

c

Trang 4

ab) Tiêu chí lựa chọn phương pháp phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp,

bảo đảm tính đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền, điều kiện kinh tế xã hội, lĩnh vực pháp luật (10 điểm)

Tiêu chí thực hiện phổ biến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi được ban hành (15 điểm);

d) Tiêu chí về số lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật vả văn bản quy phạm pháp luật được phổ biến, giáo dục (5 điểm)

e) Tiêu chí về đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật (30 điểm)

Tiêu chí về thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật kịp thời, đầy đủ, chính xác nội dung các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của ngành, cấp, đơn vị (15 điểm);

c) Văn bản quy phạm pháp luật được phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức, biện pháp phù hợp, bảo đảm tính đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền và điều kiện kinh tế xã hội (10 điểm)

d) Phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, địa bàn, lĩnh vực pháp luật (10 điểm)

33 Nhóm tiêu chí về mức độ tiếp nhận, đánh giá của xã hội đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (50 điểm), bao gồm:

a) Tiêu chí về hiệu quả đạt được của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

so với mục đích, yêu cầu đặt ra (20 điểm);

b) Tiêu chí về hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (30 điểm)

44 Nội dung cụ thể của các tiêu chí quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này được quy định trong theo Phụ lục kèm theo Quyết định này

Phương án 2:

1 Quyền được thông tin về pháp luật của công dân được bảo đảm Công dân dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật, trừ những văn bản thuộc diện bảo mật theo quy định của pháp luật

2 Trách nhiệm về phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức quy định trong Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn được thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ mang lại hiệu quả thiết thực bao gồm:

a) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử theo Điều 13, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

Trang 5

b) Đề cương, tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật được biên soạn kịp thời, thiết thực, có chất lượng phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng nhóm đối tượng, địa bàn, vùng, miền, lĩnh vực pháp luật có liên quan;

c) Đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị,

tổ chức, địa phương được củng cố, kiện toàn tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; d) Đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật định kỳ; đ) Ngày Pháp luật được tổ chức theo đúng quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và hướng dẫn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

e) Bảo đảm đủ kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với tính chất, điều kiện đặc thù của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương và nhu cầu của nhân dân

3 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng đặc thù được triển khai thực hiện đầy đủ, có chất lượng, mang lại hiệu quả thiết thực

4 Công tác xã hội hóa phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện nghiêm túc, huy động được các nguồn lực xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật

5 Các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức tư vấn pháp luật, tổ chức dịch vụ pháp lý khác, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật (nếu có) được huy động tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật

6 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện nghiêm chế độ học tập bắt buộc; thực hiện nghiêm trách nhiệm trong việc giải thích, cung cấp các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến vụ việc đang giải quyết cho công dân khi họ có yêu cầu

7 Gương người tốt, việc tốt trong phổ biến, giáo dục pháp luật được phát hiện và kịp thời nhân rộng, động viên, khen thưởng, tôn vinh kịp thời

8 Xây dựng và nhân rộng được các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật

có chất lượng, hiệu quả phù hợp với điều kiện địa bàn, tính chất hoạt động của

cơ quan, tổ chức, địa phương

9 Chế độ thống kê, báo cáo trả lời phản ánh, kiến nghị về phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm thời gian, tiến độ

10 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện theo đúng quy định Các hành vi vi phạm pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật được phát hiện kịp thời, được xử

lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật

Trang 6

Chương II CHẤM ĐIỂM, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI Điều 8 Phương pháp đánh giá

1 Xem xét báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo đánh giá chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức

cá nhân được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật

2 Trực tiếp kiểm tra, nghiên cứu, xem xét hồ sơ đánh giá chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm

vụ phổ biến, giáo dục pháp luật

3 Xem xét ý kiến phản hồi, kiến nghị hoặc phản ánh của cơ quan, tổ chức,

cá nhân có liên quan hoặc các phương tiện thông tin đại chúng (nếu có)

4 Khảo sát trực tiếp; trực tiếp tiếp xúc, làm việc để nghe ý kiến phản hồi của

cơ quan, tổ chức, cá nhân tại địa bàn cơ sở

Điều 9 Cơ quan đánh giá chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Phương án 1:

1 Bộ Tư pháp đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

2 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện

3 Ủy ban nhân dân cấp huyện đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác pháp luật của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện

4 Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của công chức cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã

5 Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức tư pháp – hộ tịch tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp

Phương án 2: Thành lập Hội đồng đánh giá hiệu quả công tác phổ biến

giáo dục pháp luật độc lập tại trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã

Trang 7

Phương án 3: Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thực hiện

trách nhiệm đánh giá hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật

Điều 10 Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Cơ quan quy định tại Điều 9 Bộ Tiêu chí này khi tiến hành đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có trách nhiệm:

1 Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hồ sơ, tài liệu do đối tượng đánh giá cung cấp và tiến hành các hoạt động đánh giá theo Bộ Tiêu chí này và quy định của pháp luật có liên quan;

2 Tuân thủ các nguyên tắc đánh giá và chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền về tính chính xác, khách quan, trung thực của nội dung đánh giá;

3 Kiến nghị xử lý về những vấn đề liên quan đến nội dung và các biện pháp bảo đảm chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

4 Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với người có thẩm quyền

Điều 11 Thực hiện xếp loại

1 Việc xếp loại chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện căn cứ vào tổng số điểm đạt được, cụ thể như sau:

a) Đơn vị xếp loại A (rất tốt) nếu tổng số điểm từ 225 điểm trở lên;

b) Đơn vị xếp loại B (tốt) nếu tổng số điểm từ 200 điểm đến dưới 225 điểm; c) Đơn vị xếp loại C (đạt) nếu tổng số điểm từ 125 điểm đến dưới 200 điểm; d) Đơn vị xếp loại FD (không đạt) nếu có tổng số điểm dưới 125 điểm

2 Việc xếp loại hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện như sau:

a) Bộ Tư pháp thực hiện xếp loại đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua việc đánh giá và bản tự đánh giá của các cơ quan, tổ chức này gửi về;

b) Ủy ban nhân dân cấp trên thực hiện xếp loại cho Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp thông qua việc đánh giá

và bản tự đánh giá của các cơ quan, tổ chức này gửi về;

Trang 8

c) Đối với các tổ chức tổ chức, doanh nghiệp thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo hình thức xã hội hóa có nhu cầu được đánh giá và xếp loại sẽ do Bộ Tư pháp tổng kết và tiến hành xếp loại

Điều 12 Định mức khen thưởng

Việc xếp loại sẽ là căn cứ đề suất khen thưởng đột xuất hoặc dùng làm căn

cứ để chấm thi đua khen thưởng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị Ngoài ra, đối với các đơn vị, tổ chức bị xếp loại D sẽ được coi là không hoàn thành nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật khi xét thi đua khen thưởng

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 13 Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

1 Thực hiện chức năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi toàn quốc; kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

2 Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thiết lập các địa chỉ liên hệ thuận tiện, thường xuyên để tiếp nhận, giải quyết các vướng mắc, kiến nghị về công tác đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

3 Tổ chức đánh giá chất lượng hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của Bộ Tiêu chí này

4 Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Bộ tiêu chí trong phạm vi toàn quốc; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật

5 Kiến nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc yêu cầu Sở Tư pháp giải quyết, xử lý về các vấn đề có liên quan đến chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

6 Thực hiện chế độ thống kê, sơ kết, tổng kết, báo cáo về chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi toàn quốc

7 Đảm bảo kinh phí cho hoạt động thực hiện đánh giá Bộ Tiêu chí ở Trung

ương; đề suất, phối hợp với Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí cho các địa phương không bố trí được kinh phí cho hoạt động đánh giá theo Bộ Tiêu chí

Trang 9

8 Đề xuất hoặc tiếp nhận đề xuất khen thưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị được xếp loại tốt và rất tốt trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đôn đốc, nhắc nhở với những cơ quan, tổ chức, đơn vị xếp loại không hoàn thành nhiệm

vụ phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 14 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1 Thực hiện việc đánh giá chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo Bộ tiêu chí trong phạm vi quản lý của mình, bao gồm:

a) Chỉ đạo ngành Tư pháp và hướng dẫn tổ chức pháp chế thực hiện việc đánh giá chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Bộ Tiêu chí này; b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Bộ Tiêu chí này; c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đánh giá chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo

2 Trực tiếp tổ chức đánh giá chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Bộ Tiêu chí này

3 Sơ kết, tổng kết, khen thưởng, kỷ luật, xử lý vi phạm; thống kê, báo cáo

về chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương

4 Bố trí, bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất cho việc thực hiện đánh giá theo

Bộ Tiêu chí này

5 Tổ chức khen thưởng hoặc đề xuất khen thưởng những cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của mình xếp loại tốt và rất tốt trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đôn đốc, nhắc nhở những cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của mình xếp loại chưa hoàn thành nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 15 Sửa đổi, bổ sung, thay thế Bộ Tiêu chí

1 Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện có vướng mắc, bất cập hoặc vấn đề mới phát sinh có trách nhiệm gửi kiến nghị, đề xuất tới Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp để Vụ tổng hợp, xem xét việc sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định của Bộ Tiêu chuẩn này

2 Vụ trưởng Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp

đề xuất sửa đổi, bổ sung và phương án cụ thể để kịp thời trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định./.

BỘ TRƯỞNG

Trang 10

Hà Hùng Cường

Ngày đăng: 10/12/2017, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w