1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

thiết kế kỹ thuật dự toán

22 1,5K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 273,5 KB

Nội dung

bản thiết kế kỹ thuật dự toán công trình,

MỤC LỤC Phần I: Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ .Trang 2 I. Mục đích .Trang 2 II. Yêu cầu .Trang 2 III. Nhiệm vụ .Trang 2 Phần II: Cơ sở pháp lý và phương án kỹ thuật thi công .Trang 4 I. Cơ sở pháp lý .Trang 4 II. Phương án kỹ thuật thi công .Trang 4 II.1. Khái quát tình hình đặc điểm khu vực công trình .Trang 4 II.1.1. Vị trí địa lý .Trang 4 II.1.2. Địa hình địa mạo Trang 4 II.1.3. Khí hậu .Trang 4 II.1.4. Giao thông Trang 5 II.1.5. Tư liệu bản đồ Trang 5 II.1.6. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác đo đạc Trang 5 II.2. Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính .Trang 6 II.2.1. Các quy định, văn bản, yêu cầu trong thiết kế kỹ thuật Trang 6 II.2.1.1. Quy định chung Trang 6 II.2.1.2. Các văn bản dùng trong thiết kế thi công .Trang 6 II.2.1.3. Những yêu cầu kỹ thuật trong thi công .Trang 7 II.2.2. Tỷ lệ, nội dung và độ chính xác của bản đồ địa chính .Trang 8 II.2.3. Nguyên tắc thành lập bản đồ địa chính và biểu thị nội dung bản đồ .Trang 9 II.2.4. Xây dựng lưới đo vẽ KV1; KV2 Trang 13 II.2.5. Đo vẽ chi tiết Trang 14 II.2.6. Công tác nội nghiệp .Trang 15 II.2.7. Sản xuất, cắm mốc giải phóng mặt bằng .Trang 15 Phần III: Kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm .Trang 16 I. Công tác kiểm tra, nghiệm thu .Trang 16 I.1. Công tác kiểm tra Trang 16 I.2. Công tác nghiệm thu sản phẩm .Trang 16 II. Tài liệu giao nộp .Trang 16 Phần IV: Kế hoạch thi công và an toàn lao động .Trang 17 I. Kế hoạch thi công .Trang 17 II. An toàn lao động .Trang 17 Phần V: Dự toán kinh phí Trang 18 Phần VI: Kết luận và kiến nghị Trang 20 1 PHẦN I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ I. MỤC ĐÍCH + Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 1.000 phục vụ công tác đền bù giải toả, thu hồi và giao đất. II. YÊU CẦU - Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính phải đảm bảo đúng quy trình Quy phạm số 08/2008/QĐ-BTNMT ban hành ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên - Môi trường; Thông tư số 21/2011/TT-BTNMT ngày 20/06/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung của quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỉ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 ban hành kèm theo quyết định số Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Thi công đo đạc bản đồ địa chính yêu cầu phải thể hiện đến từng thửa đất, thể hiện chính xác hình dáng kích thước, loại ruộng đất, tên chủ sử dụng. - Tài liệu đo đạc đảm bảo kịp tiến độ, đạt tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật, phục vụ tốt cho công tác khai, đền bù, thu hồi và giao đất. III. NHIỆM VỤ - Điều tra khảo sát ranh giới khu đo. - Điều tra hiện trạng sử dụng đất đai trong khu đo. - Khoanh vùng, ước tính khối lượng diện tích cần đo đạc. - Lập lưới khống chế GPS cho khu đo theo hệ VN-2000. - Lập lưới khống chế đo vẽ KV1; KV2 trong toàn khu. - Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ bằng công nghệ số. - Điều tra chủ sử dụng đất, loại hình sử dụng đất, lập sổ dã ngoại. - Thành lập bản đồ địa chính. Khối lượng cần thực hiện: Trên cơ sở báo cáo khảo sát, uớc tính khối lượng công việc cần thực hiện như sau: - Thành lập lưới địa chính (GPS) gồm 02 điểm để phục vụ công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1.000 cho khu đo. - Tổng diện tích cần thu hồi là 30,0 ha. - Sau khi khảo sát thực địa, đơn vị thi công ước tính để thu hồi diện tích 30,0ha, tổng số thửa cần đo trọn thửa để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000 phục vụ công tác đền bù giải phóng mặt bằng thuộc khu vực nông thôn với tổng diện tích cần thực hiện khoảng 30,0 ha. 2 PHẦN II CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ - Luật Đất đai năm 2003; - Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai. - Quyết định số 1456/QĐ-UBND, ngày 29/06/2011 của UBND huyện Lăk về việc “Sửa chữa nâng cấp thuỷ lợi buôn Đăr Ju, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk”. - Hợp đồng kinh tế giữa Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Lăk với công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên - Môi trường và Trắc địa về việc lập báo cáo khảo sát và lập dự toán công trình đo vẽ bản đồ phục vụ đền bù giải phóng mặt bằng công trình: Xây dựng công trình thuỷ lợi Đăk Plu, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk. - Kết quả khảo sát thực địa của Đội đo đạc - Công ty Cổ phần tư vấn TN- MT và Trắc địa. II. PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG II.1. Khái quát tình hình đặc điểm khu vực công trình II.1.1. Vị trí địa lý Địa bàn xã nằm phía Đông Bắc huyện Lắk, vị trí địa lý được xác định từ toạ độ địa lý 12 0 21’ 31”đến 12 0 14’28”độ vĩ Bắc và từ 108 0 11’ 30” đến 108 0 14’43” độ kinh Đông, các vùng lân cận tiếp giáp với các xã sau: Phía Bắc và Đông giáp xã Yang Tao huyện Lăk và huyện Krông Bông – tỉnh Đăk Lăk. Phía Nam giáp xã Đắk Phơi, xã Krông Knô - huyện Lắk; Phía Tây giáp xã Đắk Liêng và thị trấn Liên Sơn- huyện Lắk. Trung tâm xã nằm dọc trên quốc lộ 27 cách thị trấn Liên Sơn khoảng 4 km về phía Tây. II.1.2. Địa hình địa mạo Nhìn chung địa hình ở xã có xu hướng thấp dần từ phía Đông Nam sang Tây Bắc, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 600 – 750m, và có núi cao trên 1000m, với các dạng địa hình như sau: - Dạng địa hình đồi núi cao được hình thành bởi dãy núi Chư Yang Sin; địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn trung bình từ 20 0 – 25 0 với độ cao trung bình từ 600 – 800m so với mặt nước biển, có nơi cao trên 1000m, dạng địa hình này 3 phân bổ khu vực phía Đông và Nam của xã. Đây là dạng địa hình rất phù hợp cho việc phát triển trồng rừng. II.1.3. Khí hậu Xã Bông Krang thuộc huyện Lăk mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Mỗi năm được chia làm hai mùa rõ rệt; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Một số đặc trung khí hậu trên địa bàn như sau: * Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình năm: 24 – 25 0 C; - Nhiệt độ thấp nhất: 10 0 C (tháng 12 và tháng 1); - Nhiệt độ cao nhất: 38 0 C (tháng 4); - Tổng tích ôn: 8000 – 8.500 0 C; - Biên độ nhiệt ngày đêm: 9 - 12 0 C. * Độ ẩm: - Độ ẩm bình quân năm: 80- 85 %; - Tháng có độ ẩm cao nhất: Tháng 7, 8 ẩm độ đạt 55 %; - Tháng có độ ẩm thấp nhất: Tháng 2, 4 ẩm độ 75 %. * Lượng mưa - Lượng mưa bình quân năm: 1.800 – 1.900 mm. (Lượng mưa có năm lên đến 2.800mm); - Tháng có lượng mưa cao nhất: Tháng 6, 9; - Tháng có lượng mưa thấp nhất: Tháng 1, 3. * Chế độ gió: Thịnh hành theo 2 hướng chính: - Gió Đông bắc xuất hiện vào các tháng mùa khô, tốc độ gió trung bình 2,4-5,4 m/s, tốc độ lớn nhất là vào tháng 3 (19 m/s). - Gió Tây nam xuất hiện vào các tháng mùa mưa, tốc độ trung bình từ 1- 2m/s, tốc độ lớn nhất là vào tháng 4 (23 m/s). II.1.4. Giao thông Mạng lưới giao thông tại khu vực đo vẽ khá thuận lợi, khu đo nằm trên trục đường liên thôn giữa các buôn trong xã. II.1.5. Tư liệu bản đồ Hồ sơ địa chính: gồm các tờ bản đồ các loại, sổ các loại và các quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 được thực hiện trên hệ toạ độ VN 2000 được lập trong quá trình tổng kiểm đất đai năm 2010. - Bản đồ địa chính Lâm nghiệp tỷ lệ 1:10.000. 4 - Bản đồ nền tỷ lệ 1:10.000 (đo năm 2004 bằng công nghệ ảnh hàng không). Qua kết quả điều tra, khảo sát thực địa, các loại bản đồ nêu trên đủ cơ sở dùng tham khảo và bản đồ nền để thiết kế lưới đo vẽ GPS, phân mảnh bản đồ khu đo và đối chứng khi đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính khu đo. II.1.6. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác đo đạc - Thuận lợi: Khu đo trên trục đường liên thôn với buôn nên công tác đi lại tương đối thuận lợi, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong khu đo đã được sử dụng lâu năm nên tương đối ổn định, sự quan tâm và phối hợp của các cấp, các ngành với đơn vị thi công khá tốt. - Khó khăn: Địa bàn khu đo có địa vật che chắn nhiều gây khó khăn cho công tác triển khai đo vẽ chi tiết và thông hướng lưới đường chuyền vì bị che khuất tầm ngắm. - Kết luận: Căn cứ đặc điểm tình hình khu đo, những thuận lợi, khó khăn và yêu cầu của dự án. Áp dụng những quy định trong định mức thì lô thửa trong khu đo phải được tiến hành đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000. II.2. Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính II.2.1. Các quy định, văn bản, yêu cầu trong thiết kế kỹ thuật II.2.1.1. Quy định chung Đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000 được đo vẽ và thành lập bằng công nghệ số. Đo vẽ bản đồ địa chính thành lập phải tuân thủ chặt chẽ quy định kỹ thuật theo Quy phạm thành lập bản đồ số 08/2008/QĐ-BTNMT ban hành ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên - Môi trường và Thông tư số 21/2011/TT- BTNMT ngày 20/06/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung của quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỉ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 ban hành kèm theo quyết định số Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản quy định của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đăk Lắk ban hành. II.2.1.2. Các văn bản dùng trong thiết kế thi công - Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500, 1:1.000, ½.000, 1:5.000, 1:10.000 số 08/2008/QĐ-BTNMT ban hành ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên - Môi Trường. - Thông tư số 21/2011/TT-BTNMT ngày 20/06/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung của quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỉ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 ban 5 hành kèm theo quyết định số Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 ban hành kèm theo quyết định số 719/1999/QĐ-ĐC ngày 30/12/1999 của Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT, ban hành ngày 01/06/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình sản phẩm địa chính. II.2.1.3. Những yêu cầu kỹ thuật trong thi công a. Chọn điểm: Vị trí điểm lưới GPS phải đảm bảo các yêu cầu như sau: - Điểm phải chọn ở nơi an toàn, có thể bảo quản và tồn tại lâu dài. - Điểm phải chọn ở nơi có thể phục vụ cho phát triển các lưới cấp thấp hơn một cách có hiệu quả nhất. - Lưới được đo bằng công nghệ GPS nên phải chọn điểm ở nơi không bị ảnh hưởng nhiễu của các loại sóng điện từ, sóng ra đa . Mốc phải được chọn ở nơi có góc cao đủ tầm nhìn để có thể thu được tín hiệu vệ tinh một cách tốt nhất, tức là: + Góc cao của vệ tinh phải lớn hơn 15°. + Điều kiện thông hướng cho ăngten thu tín hiệu góc nhỏ nhất không nhỏ hơn 75° (tính từ ăng ten về mỗi bên 1/2 quy định). - Mỗi một điểm địa chính phải thông hướng với ít nhất một điểm địa chính khác hoặc một điểm hạng cao Nhà nước có trong khu vực. Điều kiện này có thể không cần đảm bảo nếu trong điều kiện địa hình, địa vật quá khó khăn và xây dựng lưới khống chế đo vẽ cấp 1 không phải đo nối phương vị (chẳng hạn xây dựng lưới bằng công nghệ GPS). - Số hiệu điểm GPS được đánh số thống nhất theo số thứ tự Ả rập. Ví dụ: GPS-01; GPS-02…. b. Loại cọc thi công: - Cọc gỗ phải có kích thước như sau: đường kính không nhỏ hơn 4 cm, chiều dài không ngắn hơn 40 cm. Đinh sắt phải có đường kính không nhỏ hơn 5 mm, chiều dài không ngắn hơn 10 cm. Trên đinh sắt và cọc gỗ phải có khắc chữ thập làm tâm mốc. - Khi chọn điểm và chôn mốc tuân thủ theo mục 4 của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2008. c. Đo ngắm và tính toán lưới GPS: 6 - Tuân thủ theo mục 4 và mục 5 của “Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2008. * Công tác lập lưới khống chế đo vẽ; - Công tác lập lưới, đo đạc, tính toán bình sai lưới đo vẽ; KV1; KV2 được thực hiện đúng theo quy phạm mới ban hành năm 2008 của Bộ TN-MT. - Máy đo đạc phải được kiểm tra, kiểm nghiệm đầy đủ các chức năng trước khi thực hiện công trình. - Khi thiết kế và đo đạc lưới khống chế đo vẽ phải tuân thủ các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định ở điều 4 (từ mục 4.1 đến 4.31) trong quy phạm thành lập bản đồ năm 2008. - Lưới đo vẽ KV1; KV2 được đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử đã được kiểm nghiệm. Tùy thuộc vào trang thiết bị kỹ thuật sử dụng mà áp dụng thiết kế và tính toán các chỉ tiêu độ chính xác về góc, cạnh, chiều dài cạnh và chiều dài tuyến lưới cho phù hợp. - Sau khi đo đạc lưới đo vẽ phải được tính toán bình sai bằng phần mềm chuyên dụng được Bộ Tài Nguyên – Môi Trường cho phép sử dụng. Các yếu tố sai số sau bình sai không vượt quá quy định ở các khoản từ 2.14 đến 2.22 mục 02 quy phạm thành lập bản đồ địa chính năm 2008. II.2.2. Tỷ lệ, nội dung và độ chính xác của bản đồ địa chính - Cơ sở chọn tỷ lệ bản đồ Cơ sở chọn tỷ lệ bản đồ cụ thể trong khu đo là: + Căn cứ vào kích thước, hình dạng thửa đất, giá trị kinh tế sử dụng đất mức độ khó khăn của địa hình, địa vật ở từng khu vực trong khu đo, mật độ thửa trung bình trên 1 ha. + Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính để lựa chọn tỷ lệ cho phù hợp. + Qua khảo sát thực địa, căn cứ hiện trạng và yêu cầu của chủ đầu tư đơn vị thi công tiến hành trích đo bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000 cho toàn khu đo. - Thành lập lưới địa chính (GPS) gồm 02 điểm để phục vụ công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1.000 cho toàn khu đo. - Với tổng số thửa khoảng 11 thửa, tổng diện tích ước tính khoảng 4,6ha. - Cơ sở toán học của bản đồ + Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000 được thành lập theo hệ toạ độ Nhà nước VN-2000. 7 + Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM, múi chiếu 3 0 , hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k 0 = 0.9999, kinh tuyến trục là 108 0 30’. - Độ chính xác đo vẽ, thành lập bản đồ a. Sai số trung bình vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so với điểm khống chế toạ độ từ điểm địa chính trở lên gần nhất không quá 0,10 mm tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập. b. Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính số so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá: 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000 và 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2.000. Quy định sai số trên ở tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000 áp dụng cho trường hợp đo vẽ đất đo thị và đất khu vực có giá trị kinh tế cao; trường hợp đo vẽ đất khu dân cư nông thôn ở tỷ lệ 1:500, 1:1.000,1:2.000 các sai số trên được phép tới 1,5 lần; trường hợp đo vẽ đất nông nghiệp ở tỷ lệ 1:1.000 và 1:2.000 các sai số trên được phép tới 2 lần. c. Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính in trên giấy so với vị trí điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá 0,3 m đối với bản đồ 1:1.000 và 1:2.000. d. Sai số trung bình độ dài giữa các điểm trên cùng cạnh thửa đất, sai số trung bình độ dài cạnh thửa đất, sai số tương hỗ trung bình giữa các điểm trên hai cạnh thửa đất trên bản đồ địa chính số và trên bản đồ địa chính in trên giấy không được vượt quá 1,5 lần qui định tại mục b, c nêu trên với từng dạng bản đồ địa chính. II.2.3. Nguyên tắc thành lập bản đồ địa chính và biểu thị nội dung bản đồ - Nguyên tắc thành lập bản đồ địa chính + Phương pháp để thành lập bản đồ địa chính là phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa. + Bản đồ địa chính được thành lập bằng công nghệ bản đồ số, đo đạc chi tiết thực địa bằng máy toàn đạc điện tử và kinh vĩ quang học hoặc máy GPS. + Chuyển vẽ và biên tập bản đồ số bằng máy vi tính với các phần mềm chuyên dụng. - Nguyên tắc biểu thị nội dung bản đồ địa chính + Điểm khống chế tọa độ địa chính các cấp được biểu thị theo quy định. + Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành chính. + Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn: giao thông, thủy văn, đường điện cao thế. Đường chỉ giới quy hoạch và mốc quy hoạch biểu thị theo hiệu 48 trang 20 của hiệu bản đồ, các thửa đất có 8 phần diện tích nằm trong phạm vi quy hoạch không đánh số thửa nhưng vẫn phải ghi diện tích để trong ngoặc trên lớp 61, màu 5, Font 154, kích cỡ 1.5mm trên bản đồ và thể hiện hiện trạng các thửa đất, cùng các yếu tố nội dung khác của bản đồ theo đúng hiệu. + Ranh giới sử dụng đất, loại đất và yếu tố nhân tạo, tự nhiên có trên thửa đất được biểu thị theo quy định điều 3.8 của quy phạm ngoài ra cần lưu ý những vấn đề sau: Ranh giới thửa đất là yếu tố quan trọng nhất, do đó phải ưu tiên biểu thị chính xác ranh của từng chủ sử dụng, từng thửa đất (thửa đất phải có đường viền khép kín) và ghi chú như sau: + Đối với các thửa đất có một phần diện tích nằm trong chỉ giới của công trình đã cắm mốc ở thực địa thì vẽ theo hiện trạng và thể hiện đường lộ giới lên bản đồ bằng nét đứt, tính và ghi diện tích cả thửa, phần diện tích nằm trong chỉ giới công trình để trong ngoặc đơn. + Khi ranh thửa đất trùng với các yếu tố mép mương, ao, sông thì khi in bản đồ ưu tiên thể hiện nét ranh thửa. + Các thửa đất đang có tranh chấp hoặc chưa xác định rõ ràng (do vắng chủ hoặc chủ nhà không xác định chính xác ranh đất giữa thửa đất đang sử dụng với thửa kế cận) mà không giải quyết ngay được trong quá trình đo vẽ bản đồ vẫn tiến hành đo đạc theo hiện trạng để kết thúc quá trình đo ngoại nghiệp, vẽ nét đứt, sau khi giải quyết xong sẽ vẽ lại cho hoàn chỉnh. Trong thời gian thi công chưa giải quyết được thì trên bản đồ đánh số hiệu thửa, ghi loại đất nhưng không tính diện tích riêng mà tính gộp diện tích các thửa tranh chấp liền kề nhau để phục vụ cho công tác tổng hợp diện tích đo vẽ. Đường biểu thị ranh giới tranh chấp biểu thị nét 1-1-3mm, lực nét 0.15mm (nét đứt cùng lớp, cùng màu với lớp thửa theo quy định bản đồ số). + Nếu nhà xây dựng kiên cố thì đo, biểu thị theo đường bao móng nhà, nếu là nhà không kiên cố đo theo chân móng cột. + Khi đo vẽ bản đồ địa chính chỉ lập biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất và vẽ bản mô tả thửa đất cho khu vực đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:1.000 (trừ những thửa đất đang tranh chấp). + Mục đích sử dụng đất được ghi theo nội dung quy định của Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 và Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 9 + Trong trường hợp thửa đất có mục đích sử dụng chính được kết hợp với các mục đích phụ khác thì ghi vào sổ mục đất đai mục đích sử dụng chính và ghi chú về một số mục đích sử dụng phụ có ý nghĩa kinh tế, xã hội. Đối với thửa đất có vườn, ao gắn với nhà ở trong khu dân cư mà diện tích đất được công nhận nhỏ hơn diện tích toàn thửa đất thì ghi cả mục đích sử dụng là đất ở và mục đích sử dụng của phần còn lại thuộc nhóm đất nông nghiệp phù hợp với hiện trạng. Đối với các yếu tố nhân tạo, tự nhiên có trên đất: + Khi đo vẽ phải thể hiện các công trình dân dụng có trên thửa đất. + Hệ thống giao thông: bao gồm đường tỉnh, đường huyện, đường đất lớn, đường đất nhỏ. Biểu thị tên đường, chất liệu rải mặt, lề đường, cầu cống trên đường, mốc và đường chỉ lộ giới. Không biểu thị đường vào các gia đình riêng biệt, chỉ biểu thị những đường dùng chung cho các khu dân cư thuộc đất công. Hệ thống giao thông có độ rộng từ 0.5 mm (tính theo tỷ lệ bản đồ) trở lên vẽ bằng 2 nét theo tỷ lệ, khi độ rộng nhỏ hơn 0.5 mm thì vẫn vẽ hai nét trên bản đồ số. Khi biên tập thì vẽ một nét nhưng phải đảm bảo độ chính xác về trục chính của yếu tố đó, diện tích các thửa đất có liên quan thì không được tính lại. + Hệ thống thủy văn: đối với hệ thống thủy văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và mép nước ở thời điểm đo vẽ. Khi đường bờ trùng với đường mép nước, thì dùng nét màu ve đậm của đường bờ nước thay thế và coi đây là ranh giới của các thửa đất. Đối với hệ thống thủy văn nhân tạo chỉ thể hiện đường bờ ổn định. Các kênh, mương có độ rộng từ 0.5 mm (tính theo tỷ lệ bản đồ) trở lên vẽ bằng 2 nét theo tỷ lệ, khi độ rộng nhỏ hơn 0.5 mm thì vẫn vẽ hai nét trên bản đồ số. Khi biên tập thì vẽ một nét nhưng phải đảm bảo độ chính xác về trục chính của yếu tố đó, diện tích các thửa đất có liên quan thì không được tính lại. + Không vẽ các yếu tố đắp cao, xẻ sâu. + Lăng tẩm, nhà mồ trong nghĩa địa không vẽ. + Các yếu tố có thể ghi chú được cũng không phải vẽ, ví dụ: Chùa, bãi cát . 10

Ngày đăng: 26/07/2013, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w