GIẢI PHÁP GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
“GIẢI PHÁP GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI” LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 5 1.1. Hệ thống giao thông vận tải đô thị .5 1.1.1. Khái niệm và phân loại hệ thống giao thông vận tải đô thị 5 1.1.1.1 Khái niệm .5 1.1.1.2. Mạng lưới đường đô thị 7 1.1.1.3. Phương tiện giao thông đô thị 11 1.1.1.4. Nút giao thông .11 1.1.2. Vai trò của giao thông vận tải đô thị trong quá trình phát triển đô thị .16 1.1.2.1. Giao thông vận tải đô thị với các hoạt động kinh tế - xã hội .16 1.1.2.2. Giao thông vận tải đô thị với vấn đề môi trường 17 I.3. Đô thị hoá và tác động của đô thị hoá đến sự phát triển hệ thống giao thông đô thị 18 1.1.4. Lưu lượng giao thông tối ưu và ùn tắc giao thông .19 1.2. Sơ lược về tình hình giao thông vận tải của Hà Nội .23 1.2.1. Mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội 23 1.2.2. Các dạng mạng lưới đường bộ .24 II.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng khai thác của đường .24 1.2.4. Nút giao thông 24 1.2.5. Hệ thống đường vành đai .25 1.2.6. Lưu lượng và thành phần xe chạy 25 1.2.7. Vận tải hành khách bằng phương tiện xe công cộng .26 1.2.8. Phương tiện vận tải và vấn đề tổ chức quản lý vận tải công cộng 27 1.2.8.1. Phương tiện vận tải và những đặc trưng chủ yếu .27 1.2.8.2. Vấn đề tổ chức, quản lý vận tải công cộng 28 1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc chống ùn tắc giao thông .30 1.3.1. Nước Nhật với những giải pháp chống ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông 30 1.3.2. Malaysia với hệ thống tàu điện trên cao 34 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI 36 2.1. Thực trạng hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn Hà Nội 36 2.2. Ảnh hưởng của ùn tắc giao thông .40 2.3. Nguyên nhân dẫn đến đến ùn tắc giao thông tại Hà Nội hiện nay .44 2.3.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đô thị yếu kém, quỹ đất dành cho giao thông quá ít .45 2.3.2. Hệ thống vận tải hành khách công cộng còn thiếu và yếu 48 2.3.3. Công tác quản lý, tổ chức giao thông đô thị yếu .52 2.3.4. Tình trạng dân trí, ý thức tự giác của dân cư đô thị còn thấp .54 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI .56 3.1. Định hướng phát triển hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 .56 3.1.1. Quan điểm, định hướng chung .56 3.1.2. Các mục tiêu, định hướng cụ thể .57 3.2. Dự đoán nhu cầu đi lại của người dân Hà Nội đến năm 2020 .60 3.3. Một số giải pháp giảm ùn tắc giao thông đô thị 60 3.3.1. Giải pháp về quy hoạch 63 3.3.2. Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ .68 3.3.3. Phát triển hệ thống giao thông công cộng .73 3.3.4. Hoàn thiện công tác quản lý, tổ chức phát triển giao thông đô thị 78 1 3.3.5. Tăng cường tuyên truyền giáo dục dân trí về ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đô thị 80 3.3.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách .81 3.3.7. Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư 82 KẾT LUẬN: .83 TÀI LIỆU THAM KHẢO: .83 PHỤ LỤC (nếu có): 83 LỜI MỞ ĐẦU Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước, là nơi tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, các trường đại học…, là nơi mà thương mại, dịch vụ được chú trọng đầu tư phát triển nhiều hơn. Hàng năm, Hà Nội thu hút hàng ngàn người về học tập, làm việc, sinh sống và hưởng thụ dịch vụ. Thế nhưng, Hà Nội đã và đang phải đối mặt với vấn nạn ùn tắc giao thông cùng với những hậu quả ngày càng nghiêm trọng của nó. 2 Ùn tắc giao thông đô thị là một hiện tượng xã hội phản ánh sự quá tải về giao thông vận tải ở đô thị. Sự quá tải này là do mức độ phát triển của hệ thống giao thông vận tải ở đô thị không đáp ứng kịp với tốc độ tăng dân số đô thị, không đáp ứng được nhu cầu về giao thông vận tải của người dân. Ùn tắc giao thông với tần suất xảy ra thường xuyên, liên tục và kéo dài triền miên đã gây ra rất nhiều vấn đề bức xúc như lãng phí thời gian, tiền bạc, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người, giảm năng suất lao động, tai nạn giao thông, làm mất cảnh quan đô thị và nhiều tệ nạn xã hội khác, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân đô thị. Ùn tắc giao thông trong các đô thị đã, đang và ngày càng trở nên bức xúc, đặc biệt tại các đô thị vừa và lớn. Ùn tắc giao thông ở Hà Nội hiện nay đã và đang là vấn đề cấp bách hàng đầu, cần được giải quyết ngay, không chỉ trong ngắn hạn mà còn cần phải có tầm nhìn dài hạn lâu dài. Với mục tiêu xây dựng phát triển Thủ đô hài hoà, văn minh, hiện đại đúng với tầm vóc của đất nước, cộng với tốc độ đô thị hoá tăng nhanh như hiện nay, việc tìm ra những giải pháp giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội một cách khoa học là vấn đề cấp thiết, tất yếu khách quan. Vậy giải pháp nào cho vấn đề ùn tắc giao thông tại Hà Nội hiện nay? Ùn tắc giao thông là vấn đề đã và đang làm đau đầu rất nhiều nhà khoa học và Hà Nội đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do ùn tắc giao thông gây ra. Đã có nhiều nghiên cứu và giải pháp được đưa ra tuy nhiên vấn nạn ùn tắc giao thông vẫn còn rất nan giải. Dựa vào thực tế cùng những kiến thức đã thu được trong quá trình học tập ở trường Đại học Kinh tế quốc dân, em đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp giảm ùn tắc giao thông đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Qua đề tài này, em mong muốn tập trung tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng hệ thống giao thông vận tải, thực trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội hiện nay, rà soát lại những biện pháp đã và đang được thực hiện để giảm thiểu ùn tắc giao thông, những kết quả đã đạt được và những khó khăn còn tồn tại, từ đó đề 3 xuất những kiến nghị mong muốn góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông trong thời gian tới với kết quả và hiệu quả cao. Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã vận dụng tổng hợp các phương pháp như duy vật biện chứng, nghiên cứu hệ thống, phương pháp thống kê, toán học, quan sát thực nghiệm… để tìm hiểu, lý giải các mối quan hệ, các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần (không kể phần mở đầu và kết luận): CHƯƠNG I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI Đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn, với khả năng có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy, cô giáo để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Đặng Thu Trang (Lớp Kinh tế & quản lý đô thị 46 - Trường ĐH Kinh tế quốc dân). E-mail: dang_thu_trang86@yahoo.com Em xin tiếp thu và cảm ơn! 4 Hà Nội, ngày… tháng… năm 2008 CHƯƠNG I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1.1. Hệ thống giao thông vận tải đô thị 1.1.1. Khái niệm và phân loại hệ thống giao thông vận tải đô thị 1.1.1.1 Khái niệm Hệ thống giao thông vận tải đô thị là tập hợp hệ thống giao thông và hệ thống vận tải nhằm đảm bảo sự liên hệ giao lưu giữa các khu vực khác nhau của đô thị. Giao thông vận tải giữ vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt của thành phố hiện đại, chức năng của nó là di chuyển hàng hoá và hành khách theo không gian và thời gian, đảm bảo sự liên hệ thường xuyên và thống nhất giữa các khu chức năng chủ yếu của đô thị với nhau như: khu dân cư, khu hành chính, khu công nghiệp, khu thương mại, khu vui chơi giải trí… Hệ thống vận tải đô thị là tập hợp các phương thức và phương tiện vận tải khác nhau để vận chuyển hàng hoá và hành khách trong thành phố. Hệ thống này 5 bao gồm các phương tiện vận tải của các phương thức như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không… Hệ thống giao thông đô thị gồm có hệ thống giao thông động và hệ thống giao thông tĩnh. Hệ thống giao thông động có chức năng đảm bảo cho phương tiện và người di chuyển giữa các khu vực. Hệ thống giao thông động gồm mạng lưới đường sá, các công trình trên đường và công trình khác. Hệ thống giao thông tĩnh có chức năng phục vụ phương tiện và hành khách (hoặc hàng hoá) trong thời gian không di chuyển. Nó gồm hệ thống các điểm đầu mối giao thông của các phương thức vận tải khác nhau (các nhà ga đường sắt, các bến cảng thuỷ, ga hàng không, các bến vận tải đường bộ), các bãi đỗ xe, các điểm đầu cuối, các điểm trung chuyển, các điểm dừng dọc tuyến. 6 HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÔ THỊ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HỆ THỐNG VẬN TẢI ĐÔ THỊ Hệ thống giao thông động Hệ thống giao thông tĩnh Vận tải hành khách Vận tải hàng hoá Mạng lưới đường sá Các công trình trên đường Công trình khác Gara, bãi đỗ xe Các điểm đầu cuối Các điểm trung chuyển hàng hoá, hành khách Các điểm dừng dọc tuyến Các công trình khác Vận tải công cộng (xe buýt, metro, tàu điện cao tốc . ) Vận tải cá nhân (xe máy, xe đạp, ôtô cá nhân…) Cấu trúc hệ thống giao thông vận tải đô thị. 1.1.1.2. Mạng lưới đường đô thị 1.1.1.2.1. Đặc điểm của đường đô thị: Đường đô thị về nguyên tắc phải tuân theo những quy định áp dụng đối với đường ôtô thông thường, nhưng phải xét những đặc điểm của giao thông và xây dựng đô thị. Có rất nhiều nhân tố phụ khác phải được tính đến khi thiết kế quy hoạch giao thông ở các đô thị như: + Số lượng nút giao thông lớn + Giao thông nội bộ đô thị chiếm tỷ lệ rất lớn trong lưu lượng giao thông + Việc sử dụng đất xây dựng đường có nhiều khó khăn + Quy hoạch mạng lưới đường phải tuân theo quy hoạch kiến trúc chung của đô thị 1.1.1.2.2. Chức năng giao thông của đường đô thị: Đường đô thị có chức năng làm cho giao thông đô thị tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Giao thông đô thị là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dung, sản xuất với lưu thông, nối liền các khu nhà ở với nhau, với khu trung tâm, nhà ga, bến cảng, công viên v.v…Đường đô thị còn giúp liên hệ thuận tiện với mạng lưới đường quốc gia ngoài đô thị. 1.1.1.2.3. Chức năng và đặc điểm các loại đường trong đô thị: Căn cứ vào các đặc điểm về chức năng giao thông, loại phương tiện vận chuyển, thành phần của dòng xe, tốc độ giao thông các đường đô thị được phân loại như sau: a. Đường ôtô cao tốc đô thị (cao tốc thành phố) − Chức năng: Đường ôtô cao tốc đô thị được dùng ở các thành phố lớn. Chức năng của nó là để phục vụ giao thông với tốc độ xe chạy trên đường cao (80 – 100km/h) giữa các khu vực chính của thành phố với nhau, giữa thành phố với các khu công 7 nghiệp lớn nằm ngoài phạm vi thành phố, giữa thành phố với các cảng hàng không, cảng biển nhằm rút ngắn thời gian đi lại, giảm bớt sự căng thẳng giao thông trong thành phố. − Đặc điểm của đường cao tốc đô thị: + Tốc độ xe chạy cao, cấm triệt để các loại xe chạy với tốc độ chậm: xe lam, xe bông sen, xe công nông, xe máy, xe đạp và người đi bộ. + Nói chung các giao cắt với các đường ôtô khác, với đường sắt phải làm theo kiểu giao nhau khác mức; giao nhau cùng mức chỉ cho phép trong trường hợp đặc biệt. + Có dải phân cách giữa tách biệt dòng xe ngược chiều nhau. Các xí nghiệp, nhà máy, kho tang, nhà dân phải cách ly với đường cao tốc một khoảng cách theo quy định của quy hoạch. b. Đường giao thông chính toàn thành phố − Chức năng: Phục vụ giao thông có tính toàn thành phố, nối các khu vực lớn của đô thị như các khu nhà ở, khu công nghiệp, trung tâm đô thị, trung tâm khu phố, nhà ga đường sắt, bến cảng, công viên, sân vận động, quảng trường lớn và nối với các đường ôtô chính bên ngoài đô thị. − Đặc điểm: + Lưu lượng giao thông lớn, tốc độ xe chạy cao. + Cần bố trí phần đường dành riêng cho xe đạp, xe thô sơ. + Khoảng cách giữa các nút giao thông không nên quá gần (không nên nhỏ hơn 500m). + Đối với các đô thị cực lớn, các nơi giao cắt với các đường ôtô khác nên bố trí khác mức. c. Đại lộ 8 − Chức năng: Đại lộ là bộ mặt của thành phố. Ngoài chức năng về giao thông vận tải nó tạo cho thành phố có những nét riêng về kiến trúc và thẩm mỹ. Đại lộ thường bố trí ở khu vực trung tâm, gắn liền với các quảng trường chính của thành phố. − Đặc điểm: + Lưu lượng xe chạy và bộ hành lớn. + Không nên có tàu điện và xe tải chạy. + Các công trình kiến trúc chủ yếu ở hai bên đại lộ thường là các cơ quan lớn, nhà hát, khu triển lãm, viện bảo tang, câu lạc bộ, nhà ở nhiều tầng. d. Đường giao thông chính khu vực − Chức năng: Phục vụ giao thông và đi lại giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp với nhau và nối với các đường giao thông chính toàn thành. − Đặc điểm: + Lưu lượng xe chạy trung bình, thành phần xe đủ loại + Giữa các ngã tư không nên nhỏ dưới 400m + Không nên bố trí trường học, nhà trẻ, mẫu giáo gần đường phố e. Đường phố thương nghiệp − Chức năng: Phục vụ cho đông đảo hành khách đến các cửa hàng ở hai bên phố được thuận tiện. Nó thường được xây dựng ở những phố buôn bán lớn và ở khu trung tâm thành phố. − Đặc điểm: + Lưu lượng dòng người đi bộ cao + Tốt nhất chỉ cho phép xe đạp, xe máy đi lại còn các xe cơ giới khác thì không cho vào đường phố. 9 f. Đường xe đạp − Chức năng: Đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ, áp dụng khi lưu lượng xe đạp và xe cơ giới lớn cần tách riêng đường xe đạp ra khỏi dòng xe chung. g. Đường phố nội bộ − Chức năng: Phục vụ đi lại trong các tiểu khu và nối liền đường tiểu khu với hệ thống đường bên ngoài tiểu khu. − Đặc điểm: + Lưu lượng xe chạy và bộ hành nhỏ + Thành phần xe đủ loại + Thường không bố trí giao thông công cộng trên đường loại này + Các ngõ phố được nối với đường này để ra mạng lưới đường ngoài phố h. Đường phố khu công nghiệp và kho tàng − Chức năng: Phục vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách có quan hệ với xí nghiệp, nhà máy, kho bãi v.v… − Đặc điểm: Giao thông xe tải chiếm tỷ lệ lớn. i. Đường địa phương − Chức năng: Liên hệ giao thông với các khu nhà ở và khu công nghiệp, kho tàng đứng riêng biệt. − Đặc điểm: Đủ các loại phương tiện chạy trên đường. j. Đường đi bộ − Chức năng: Dùng cho người đi bộ. 10