Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THPTQua quá trình được học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn, truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II, tôi nắm bắt được các nội dung như sau:Nắm bắt xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, các mô hình trường học mới. Những mặt được và mặt hạn chế của các mô hình trường học đó. Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học của bản thân và đồng nghiệp. Chủ động, tích cực phối họp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THPT.Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục THPT; chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng. Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục THPT; hướng dẫn được đồng nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục.Và những điều đó được thể hiện qua những chuyên đề cụ thể như sau: Chuyên đề về Lí luận về nhà nước và hành chính nhà nước. Chuyên đề về Chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo. Chuyên đề về Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THPT. Chuyên đề về Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THPT. Chuyên đề về Quản lí giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN. Chuyên đề về Giáo viên THPT với công tác tư vấn học sinh trong trường THPT. Chuyên đề về Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II. Chuyên đề về Thanh tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường THPT. Chuyên đề về Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT. Chuyên đề về Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THPT.Mặc dù chỉ với 240 tiết được tìm hiểu, học tập nhưng bản thân cũng thấy được rất nhiều điều bổ ích, thú vị, và đặt biệt là rút ra cho mình được nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn cũng như là trong việc thực hiện công tác quản lí tổ chuyên môn. Và từ những chuyên đề đã được tìm hiểu như đã nêu ở trên, bản thân nắm rõ hơn về những mục tiêu căn bản mà lớp Bồi dưỡng đã đề ra, như: Có được những hiểu biết đầy đủ hơn về kiến thức lí luận hành chính nhà nước. Nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục cấp THPT nói riêng vào thực tiễn công tác dạy học và giáo dục học sinh. Thực hiện nhiệm vụ có tính chuyên nghiệp theo vị trí chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II, làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong trường THPT, cụ thể là đơn vị đang công tác. Vận dụng thành thạo những kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II theo qui định tại Thông tư liên tịch số 232015TTLTBGDĐTBNV ngày 1692015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ qui định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT công lập.Đồng thời, bản thân cũng học được rất nhiều trong công việc tư vấn cho học sinh THPT, nắm bắt được tâm lí của các em để có cách ứng xử, giáo dục tốt hơn; Mặt khác, tôi còn kịp thời thay đổi trong việc đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học mới nhằm đáp ứng được vấn đề đổi mới căn bản là phát triển năng lực cho học sinh, đáp ứng nhu cầu cho phù hợp với thời đại, cũng như là yêu cầu của Bộ; Đặc biệt, bản thân là tổ trưởng chuyên môn nên việc được học qua chuyên đề Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THPT là một điều rất may mắn và hữu ích cho bản thân tôi trong công tác quản lí tổ, trao dồi, học hỏi thêm về chuyên môn. Và đó cũng chính là chuyên đề mà bản thân muốn hướng đến trong bài thu hoạch cuối khóa này, mà cụ thể là phần Sinh hoạt chuyên môn.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THPT HẠNG II SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH SÓC TRĂNG Tên đề tài: TÌM HIỂU THỰC TẾ VÀ VIẾT THU HOẠCH CUỐI KHÓA Chuyên đề: Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THPT Học viên: Lâm Anh Thi Trường: THCS&THPT Khánh Hòa Số thứ tự: 24
Cần Thơ, tháng 11/2017 NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN ∞-∞-∞-∞ ………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 2Danh mục từ viết tắt
Trang 31 THPT Trung học phổ thông.
2 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo.
3 GV Giáo viên.
4 XHCN Xã hội Chủ nghĩa.
5 SHCM Sinh hoạt chuyên môn.
Trang 4Mục lục
2.1 Nguyên nhân của mặt thuận lợi 5
3.1 Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập 6
3.2 Tạo động lực làm việc cho GV 7
3.3 Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong tổ chuyên môn 7
3.4 Khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng 8
Phần mở đầu
Qua quá trình được học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn, truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II, tôi nắm bắt được các nội dung như sau:
Trang 5Nắm bắt xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, các mô hình trường học mới Những mặt được và mặt hạn chế của các mô hình trường học đó Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học của bản thân và đồng nghiệp Chủ động, tích cực phối họp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THPT.
Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục THPT; chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục THPT; hướng dẫn được đồng nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục.
Và những điều đó được thể hiện qua những chuyên đề cụ thể như sau:
- Chuyên đề về Lí luận về nhà nước và hành chính nhà nước.
- Chuyên đề về Chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo.
- Chuyên đề về Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THPT.
- Chuyên đề về Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THPT.
- Chuyên đề về Quản lí giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN.
- Chuyên đề về Giáo viên THPT với công tác tư vấn học sinh trong trường THPT.
- Chuyên đề về Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II.
- Chuyên đề về Thanh tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường THPT.
- Chuyên đề về Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.
Trang 6- Chuyên đề về Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THPT.
Mặc dù chỉ với 240 tiết được tìm hiểu, học tập nhưng bản thân cũng thấy được rất nhiều điều bổ ích, thú vị, và đặt biệt là rút ra cho mình được nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn cũng như là trong việc thực hiện công tác quản lí tổ chuyên môn Và từ những chuyên đề đã được tìm hiểu như đã nêu
ở trên, bản thân nắm rõ hơn về những mục tiêu căn bản mà lớp Bồi dưỡng đã
đề ra, như:
- Có được những hiểu biết đầy đủ hơn về kiến thức lí luận hành chính nhà nước.
- Nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục cấp THPT nói riêng vào thực tiễn công tác dạy học và giáo dục học sinh.
- Thực hiện nhiệm vụ có tính chuyên nghiệp theo vị trí chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II, làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong trường THPT, cụ thể là đơn vị đang công tác.
- Vận dụng thành thạo những kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II theo qui định tại Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ qui định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT công lập.
Đồng thời, bản thân cũng học được rất nhiều trong công việc tư vấn cho học sinh THPT, nắm bắt được tâm lí của các em để có cách ứng xử, giáo dục tốt hơn; Mặt khác, tôi còn kịp thời thay đổi trong việc đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học mới nhằm đáp ứng được vấn đề đổi mới căn bản là phát triển năng lực cho học sinh, đáp ứng nhu cầu cho phù hợp với thời đại, cũng như là yêu cầu của Bộ; Đặc biệt, bản thân là tổ trưởng
chuyên môn nên việc được học qua chuyên đề Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THPT là một điều rất may mắn và
hữu ích cho bản thân tôi trong công tác quản lí tổ, trao dồi, học hỏi thêm về
Trang 7chuyên môn Và đó cũng chính là chuyên đề mà bản thân muốn hướng đến
trong bài thu hoạch cuối khóa này, mà cụ thể là phần Sinh hoạt chuyên môn.
Phần nội dung
1 Thực trạng tình hình
Trong những năm gần đây, để phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như phát triển năng lực học tập của học sinh, Bộ GD&ĐT đã đưa ra nhiều công văn khác nhau nhưng chủ yếu là hướng đến mục tiêu chung đó là phát triển toàn diện trong giáo dục, đặc biệt là trong việc đổi mới về vấn đề sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường Cụ thể những công văn đó như sau:
- Số: 80/KH-BGDĐT, V/v Tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông và TT GDTX, ngày 25/05/2014.
- Số: 5555/BGDĐT-GDTrH, V/v Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/TT GDTX qua mạng vào ngày
08/10/2014.
- Số: 4099/BGDĐT-GDTrH, V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014-2015 dựa trên phương pháp nghiên cứu bài học,
ngày 08/10/2014.
Để thực hiện được tốt những công văn trên, bản thân là tổ trưởng chuyên môn cũng đã có nhiều cố gắng đi đầu trong việc thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn trong tổ, và cũng cố gắng động viên tổ viên mạnh dạn trong việc thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì gặp phải nhiều vấn đề khác nhau, thuận lợi có mà khó khăn cũng có.
1.1 Thuận lợi
1.1.1 Khách quan
Trang 8- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Sở, BGH, đoàn thể nhà trường Sở và nhà trường triển khai công văn kịp thời, đúng lúc đến với các thành viên trong nhà trường.
- Đa số các thành viên có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác.
- Tổ có sự đoàn kết cao, nhiệt tình trong công việc tổ phân công.
- Hàng năm, giáo viên được nhà trường cử đi tham dự các lớp tập huấn, viết bài tham luận học hỏi kinh nghiệm với những trường bạn do Sở tổ chức.
- Tinh thần trách nhiệm của tổ viên cao, biết hợp tác trong chuyên môn.
1.1.2 Chủ quan
- Đầu năm học, bản thân tổ trưởng đã xây dựng cho mình kế hoạch chung cho
cả năm, tổ căn cứ vào đó mà hoạt động.
- Hằng tuần đến kì sinh hoạt chuyên môn thì bản thân cũng lên kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụ thể, tổ trưởng xây dựng kế hoạch dựa vào yêu cầu của Sở, nhà trường để triển khai kịp thời và đúng lúc đến tổ viên.
- Bản thân có điều kiện tham gia các buổi hội giảng, tham luận với các trường trong và ngoài địa bàn, đó là điều kiện thuận lợi và tốt cho việc học hỏi, trao đổi chuyên môn, từ đó, tiếp thu những cái hay của trường bạn về triển khai lại cho tổ.
- Bản thân luôn nhiệt tình, hòa đồng với tổ viên, sẵn sàng giúp đỡ tổ viên khi cần thiết.
1.2 Khó khăn
1.2.1 Khách quan
- Vì là tổ ghép nên khó trong việc góp ý trao đổi chuyên môn, mà chủ yếu là góp ý về phương pháp giảng dạy, đứng lớp.
- Năng lực của giáo viên trong tổ chưa đồng đều, chẳng hạn như năng lực về việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn hạn chế, chính vì vậy mà một số tổ viên ít sử dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy; nếu có thì chỉ mang tính chất đối phó vì nhà trường, tổ bắt buộc phải làm.
Trang 9- Do năm công tác không đồng đều nên kinh nghiệm đứng lớp có sự chênh lệch.
- Cơ sở vật chất chưa đảm bảo, thiếu phòng họp cho tổ chuyên môn.
- Môi trường bên ngoài (xã hội), phụ huynh học sinh phần đông chưa quan tâm đến việc học tập của con em, chủ yếu là nhờ hết vào bên nhà trường Vì thế, giáo viên cũng có phần ỷ lại, chưa kịp thời đổi mới được phương pháp dạy học tích cực, phù hợp hơn để nâng cao chất lượng bộ môn.
1.2.2 Chủ quan
- Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lí tổ, kinh nghiệm tổ trưởng chưa cao (chỉ 3 năm).
- Khối lượng công việc nhiều, vừa là tổ trưởng tổ chuyên môn, vừa là ban chấp hành Công đoàn nên đôi lúc triển khai các văn bản, công văn của Bộ, Sở, nhà trường đến với tổ viên còn chậm trễ.
2 Nguyên nhân
2.1 Nguyên nhân của mặt thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở GD&ĐT, BGH nhà trường; các đoàn thể trong trường học đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ trong công việc quản lí tổ, chuyên môn; BGH nhà trường thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở tổ chuyên môn thực hiện đúng chức năng của tổ, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của nhà trường trong lĩnh vực chuyên môn của trường cũng như quản lí nhân sự của tổ.
- BGH nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên học lớp nâng cao
về chuyên môn cũng như các buổi tập huấn, hội thảo do Sở GD&ĐT tổ chức.
- Bản thân được sự tín nhiệm của nhà trường và các thành viên trong tổ.
- Đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
2.2 Nguyên nhân của mặt hạn chế
- Việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên chưa thường xuyên.
- Vì điều kiện, nhu cầu của nhà trường, thường giáo viên kiêm nhiệm nhiều việc nên việc đầu tư cho chuyên môn cũng gặp nhiều khó khăn.
- Năng lực chuyên môn cũng như việc tự học nâng cao công nghệ thông tin của
Trang 10- Ngoài việc giảng dạy, hầu hết tổ viên đều làm kinh tế thêm để trang trải trong cuộc sống; chế độ chính sách, tiền lương của giáo viên chưa đảm bảo để họ có thể chuyên tâm vào công việc giảng dạy.
3 Giải pháp
3.1 Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập
- Hiệu trưởng phải xây dựng văn hóa nhà trường (mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong hội đồng sư phạm) đồng thời song song với xây dựng môi trường học tập và tự bồi dưỡng cho giáo viên (đổi mới sinh hoạt chuyên môn)
từ đó giúp cho giáo viên thay đổi dạy học Học sinh thay đổi cách học -Trường học thay đổi hình thức và phương pháp dạy học Cần cải tiến cách quản
lý từ khâu chỉ đạo đến khâu thực hiện, xây dựng kế hoạch và nội dung SHCM cho cả năm học Thường xuyên kiểm tra đôn đốc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Phải hình thành trong trường học, tổ chuyên môn thành văn hóa học tập suốt đời Giúp mỗi GV phải hiểu rõ các hoạt động của nhà trường, bức tranh toàn cảnh về nhà trường cũng như hình dung được, hiểu được công việc của bản thân, của tổ chuyên môn để hoạt động theo hướng hỗ trợ và góp phần vào sự phát triển của toàn bộ nhà trường.
- Thực hiện tốt việc chia sẻ, truyền thông, cung cấp, trao đổi thông tin giữa các
GV để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình Tổ chức học tập, sử dụng công nghệ truyền thông, thông tin để mọi
GV được trao đổi trực tiếp và biết lắng nghe.
- Phải xây dựng văn hoá của tổ, của nhà trường với các định hướng giá trị cụ thể để mọi người cùng hướng tới.
- Tổ trưởng phải là tấm gương về sự tự học, tự bồi dưỡng.
- Chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng, những mục tiêu và cam kết của nhà trường cũng như kế hoạch phát triển nhà trường với GV để họ hiểu và cộng đồng trách nhiệm thực hiện.
Trang 11- Phát triển các mối quan hệ theo chiều ngang để đảm bảo sự cộng tác, hợp tác giữa các GV trong tổ và giữa tổ này với tổ khác trong thực hiện các nhiệm vụ dạy học, giáo dục.
3.2 Tạo động lực làm việc cho GV
- Về nguyên tắc muốn tạo được động lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức của nhà trường, cần xác định và hiểu rõ các yếu tố cơ bản tạo được động lực làm việc cho các thành viên để có thể tạo ra cách yếu tố đó phù hợp với điều kiện của nhà trường Ở đây đề cập đến một số gợi ý về cách thức tạo ra động lực làm việc cho đội ngũ GV, để tổ trưởng lựa chọn và thực hiện.
- Tạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động của tổ nói chung và hoạt động sinh hoạt chuyên đề nói riêng, phát huy vai trò tự chủ của GV trong chuyên môn.
- Tạo cơ hội để họ cống hiến, thể hiện tài năng và sự sáng tạo Giao trách nhiệm rõ ràng khi thực hiện chuyên đề Khẳng định thành tích của mỗi GV/nhóm GV trong việc thực hiện chuyên đề.
- Cần sắp xếp và bố trí thời gian SHCM hợp lý, không nhất thiết là cả một buổi Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần thật cụ thể, sát thực, liên quan trực tiếp đến mỗi bài học, tiết học mà giáo viên giảng dạy hàng ngày tránh chung chung ở tầm vĩ mô.
3.3 Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong tổ chuyên môn
- Thành công trong việc sinh hoạt chuyên đề ở tổ bộ môn chỉ có được khi các thành viên có khả năng làm việc cùng nhau và hướng đến mục tiêu đã định.
- Để hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ bộ môn hiệu quả hãy bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ/nhóm Ngoài ra, tổ/nhóm chuyên môn cần thống nhất với nhau về việc sẽ ra quyết định thế nào khi giải quyết vấn đề và xác định các nguyên tắc làm việc của tổ.
- Những buổi họp là cách thức hiệu quả để bồi đắp tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm của tổ chuyên môn Để tạo sự đồng thuận, mọi GV của tổ cần thống nhất về việc phải nhắm tới các mục tiêu nào và bàn định các
Trang 12- Phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi GV trong tổ: Mỗi GV sẽ cống hiến hết mình nếu họ được đánh giá đúng năng lực, sử dụng đúng và được tin tưởng Sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng GV sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của tổ chuyên môn.
- Phát huy tốt vai trò của nhóm trưởng, nhóm trưởng giữ vai trò là nguồn sinh lực, người liên hệ chính giữa tổ và các bộ phận khác trong trường, là người phát ngôn cho nhóm.
- Xây dựng môi trường khuyến khích mọi người làm việc: Trong tổ chuyên môn luôn tuân thủ kế hoạch đã vạch ra; làm việc đúng giờ, tôn trọng, nêu cao tinh thần hợp tác và chia sẻ, dân chủ, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự cống hiến của mỗi GV trong tổ, thừa nhận sự khác biệt cá nhân, cùng theo đuổi mục tiêu chung.
- Trong hoạt động của một tổ chức, các cá nhân có thể là nguồn phát sinh những ý tưởng sáng tạo nhất, nhưng nhóm làm việc vẫn là công cụ tốt nhất của
tổ chức để biến các ý tưởng thành hiện thực.
3.4 Khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng
- Nâng cao trình độ đội ngũ phải lấy tự học làm chủ yếu Yêu cầu mỗi GV lựa chọn chủ đề mà họ muốn được học một cách độc lập Khuyến khích từng GV lập kế hoạch học tập một cách kỹ lưỡng.
- Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để GV tự học, tự nghiên cứu nhằm biến quá trình bồi dưỡng, đào tạo thành quá trình tự bồi dưỡng, tự đào tạo.
- Tự học, tự nghiên cứu của GV vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa để nêu gương cho người học Chính vì vậy, tổ trưởng có nghiên cứu đề ra những biện pháp để phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo trong tổ nhằm tạo động lực để GV phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình bằng con đường tự học, tự nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.