1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những hạn chế của hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam

35 1,1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 171 KB

Nội dung

T ừ năm 1986 Đảng và nhà nước ta đã thực hiện quản lý quá trình chuyển đổi từ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung tương đối đóng sang một nền kinh tế với thương mại mở cửa và các quy luật thị trường , định hướng sự vận động của các nguồn lực trong nền kinh tế. Tự do hoá thương mại là một đặc trưng chủ yếu của quá trình chuyển đổi này.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 2

Chương I: Tổng quan về hàng rào phi thuế quan (NTBs) ở Việt Nam 4

1 Những hàng rào phi thuế quan hiện đang được áp dụng ở Việt Nam 4

2 Những mục tiêu dự kiến của các hàng rào phi thuế quan 16

3 Mâu thuẫn giữa hàng rào phi thuế quan với các qui định khác 20

Chương II: Những hạn chế của hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam 23

I Biến động giá cả 23

2 Lãng phí trong nhập khẩu 23

3 Năng suất và chất lượng giảm sút 24

4 Tăng chi phí 24

5 Những doanh nghiệp tư nhân nhỏ chịu thiệt thòi 25

Chương III Thuế quan hoá - Một giải pháp tích cực nhằm dỡ bỏ NTBs .28

1 Ưu điểm của thuế quan 28

2 Vì sao hệ thống thuế quan tốt hơn nhiều nhưng Việt Nam vẫn sử dụng NTBs 30

3 Làm thế nào để chuyển NTBs sang hệ thống thuế quan 31

Lời kết 38

Danh mục Tài liệu tham khảo 39

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

ừ năm 1986 Đảng và nhà nước ta đã thực hiện quản lý quá trình chuyển đổi

từ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung tương đối đóng sang một nền kinh

tế với thương mại mở cửa và các quy luật thị trường , định hướng sự vậnđộng của các nguồn lực trong nền kinh tế Tự do hoá thương mại là một đặctrưng chủ yếu của quá trình chuyển đổi này

Từ đó đến nay, hoà vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế, tự do hoáthương mại, Việt Nam ,theo phương châm đa dạng hoá và đa phương hoácác quan hệ kinh tế đối ngoại, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập ,chủquyền ,các bên cùng có lợi, đã có quan hệ buôn bán với 165 nước trên thếgiới, ký hiệp định thương mại song phương với 72 nước (trong đó có HoaKỳ), trở thành thành viên của các tổ chức khu vực và thế giới như IMF, WB,ADB ( 1992), ASEAN (1995) APEC (1998) , AFTA và đang tiến hànhđàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Trong quá tình hội nhập đó, sự tồn tại dai dẳng các hàng rào phi thuếquan là một trở ngại lớn đối với Việt Nam bởi vì một trong những điều kiệntiên quyết đảm bảo cho Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào xu hướng tự dohoá thương mại là cắt giảm tiến tới xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan này

Vì vậy việc xem xét các hàng rào phi thuế quan đang được áp dụng taị ViệtNam, nghiên cứu những hạn chế của chúng cũng như đưa ra giải pháp nhằm

dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan này là một yêu cấp cấp thiết đối với chúng

ta hiện nay trong quá trình thực hiện các chương trình hội nhập kinh tế lớnT

Trang 3

như: Thực hiện CEPT/ AFTA, hiệp định thương mại Việt-Mỹ và gia nhậpWTO Đó cũng là những vấn đề mà em muốn đề cặp trong phạm vi tiểu luậnnày.

Tiểu luận gồm ba chương:

Chương I: Tổng quan về hàng rào phi thuế quan (NTB) ở Việt Nam

Chương II: Những mặt hạn chế của các hàng rào phi thuế quan ở Việt NamChương III: Thuế quan hoá - một biện pháp tích cực nhằm dỡ bỏ các hàngrào phi thuế quan

Em xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Quang Minh giảng viênmôn Quan hệ kinh tế quốc tế - người đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ emtrong quá trình hoàn thành tiểu luận này

Vì thời gian và trình độ có hạn nên tiểu luận không tránh khỏi sai sót.Mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để tiểu luận đượchoàn chỉnh hơn

Hà Nội tháng 4 _ 2001Sinh viên thực hiệnBùi Mạnh Tuân

Trang 4

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN Ở VIỆT

NAMCác hàng rào phi thuế quan (NTBs) vẫn còn là một điểm nổi bật trongchính sách thương mại ở Việt Nam Các hạn chế về số lượng hoặc các chỉtiêu phân bổ ngoại tệ và nhiều biện pháp hành chính khác nhau được ápdụng để kiểm soát, quản lý và hạn chế nhập khảu một số chủng loại hànghoá Sự tồn tại dai dẳng của những hàng rào phi thuế quan này trái ngượcvới những biện pháp mà chính phủ thực hiện nhằm cải thiện chất lượng củachế độ thương mại Các hạn chế về số lượng là các hàng rào thương mại ởtrình độ thấp Tác động của nó không được minh bạch, thu nhập hay lợi tô sẽrơi vào người nắm giữ hạn ngạch ưu đãi , mức độ bảo hộ không hiển thị rõràng và sự cách ly khỏi sức ép của thị trường có thể ở mức tuyệt đối Domức độ bảo hộ là không rõ ràng nên rất khó xây dựng được chương trình tự

do hoá thương mại Bảo hộ dựa trên thuế quan là xuất phát điểm cho mộtchường trình tự do hoá và một cơ chế giảm bớt sự bảo hộ theo phương thứctiến hành từng bước và dễ nhận biết Mặc dù những lợi thế của hệ thống thuếquan là rõ ràng song hàng rào phi thuế quan vẫn tiếp tục được sử dụng ởViệt Nam, có lẽ bởi vì người ta cho rằng hàng rào phi thuế quan có thể giúpđạt được những mục tiêu mà hệ thống thuế quan không có khả năng thựchiện được

Một đặc điểm hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam là chúng đôi khiđược áp dụng cho nhiều mục tiêu Bước đầu tiên việc thiết kế một chiếnlược để bãi bỏ dần hay rỡ bỏ hàng rào phi thuế quan là xác định các biện

Trang 5

pháp hiện đang được áp dụng và những mục tiêu cơ bản mà những biệnpháp này cần đạt được Đây chính là mục đích của chương này.

1 Những hàng rào phi thuế quan hiện đang được áp dụng ở Việt Nam

Bảng 1 tóm lược một loạt các hàng rào phi thuế quan được áp dụng ởViệt Nam Bảng này được dựa trên nghiên cứu về các biện pháp phi thuếquan (trong đó hàng rào phi thuế quan là bộ phận ) do McCarty tiến hànhnăm 1999 nhằm phục vụ cho văn phòng Chính phủ Nghiên cứu này phânloại các biên pháp dựa theo phân loại các biện pháp kiểm soát thương mạicủa hội nghị liên hợp quốc về mậu dịch và phát triển (UNCTAD)

Bảng 1: Dựa trên định nghĩa trong đó hàng rào phi thuế quan là cáchành động của chính phủ (thông qua luật hoặc biện pháp hành chính) có tácdụng làm thay đổi các khuyến khích đối với sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hoá

có thể thương mại ( hoặc ngoại thương ) được

Tất cả các hàng rào phi thuế quan được liệt kê trong bảng 1 tạo ra sựbất đồng về thương mại giữa Việt Nam và các nước khác, tuy nhiên hạn chế

về số lượng (QRs) đối với hàng hoá nhập khẩu ( và các biện pháp khác nhưquá trình phân bổ và cấp giấy phép nhập khẩu hỗ trợ cho hệ thống hạn chế

về số lượng) và các biện pháp về phân bổ ngoại tệ có lẽ là những rào cảnthương mại lớn nhất

Các hạn chế về số lượng (QRs)

 Có thể phân chia các sản phẩm chịu hạn chế về số lượng ra thành 3nhóm chính:

-Hàng hoá nhập khẩu có điều kiện bao gồm:

+Những hàng hoá nêu trong Nghị định 57/1998/NĐCP là những hànghoá phải có giấy phép nhập khẩu và nhập khẩu có điều kiện

+Các sản phẩm bổ sung theo qui định của Quyết định 254/1998/QĐ-TTg-Hàng hoá chịu sự quản lí chuyên ngành của các bộ chủ quản

Trang 6

-Hàng hóa bị cấm nhập khẩu và xuất khẩu

 Phạm vi ảnh hưởng của các hạn chế về số lượng (QRs)

QRs được xác định theo mức phân loại sản phẩm tương đối cụ thể Các sốliệu về sản xuất và nhập khẩu ở Việt Nam thường được đưa ra ở mức gộpkiến cho các ước tính phạm vi ảnh hưởng cuả NTPs ( tính theo tỷ lệ sản xuấthay nhạp khẩu của các mặt hàng chịu ảnh hưởng) gặp khó khăn Tuy nhiên

số liệu quốc gia về nhập khẩu và bảng cân đối liên ngành mới nhất có thểdùng làm cơ sở để ước tính phạm vi ảnh hưởng của NTPs

Biểu 1.2 : Phạm vi nhập khẩu bị hạn chế về số lượng

(Nguồn : IEDB, tính toán của CIE)

Biểu đồ 1.2 cho thấy xấp xỉ 40 % hàng hoá nhập khẩu phải chịu hạn chế

về số lượng Những con số này dựa trên cơ cấu nhập khẩu năm 1996, cònquy định về nhập khẩu lại là của năm 1999 Phần lớn số hàng hoá nhập khẩuthuộc danh mục hàng hoá quy định trong Nghị định 57 và thuộc dạng nhậpkhẩu có điều kiện ( hoặc cấm nhập trong trường hợp thuốc lá điếu mặc dù

Trang 7

vào năm 1996 , một khối lượng đáng kể thuốc lá điếu đã được nhập) Quyếtđịnh 254 vào năm 1999 đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng thêm 5 %.

Quản lý chuyên ngành ảnh hưởng đến 13 % tổng nhập khẩu Tuy nhiêncon số ước tính này nhiều khả năng có sai số tương đối lớn

Các hạn chế về số lượng gây ra những méo mó thương mại khi áp dụngđối với nhập khẩu một số loại hàng hoá Bởi vậy nên những ước tính vềphạm vi ảnh hưởng của hàng rào phi thuế quan thường bị thấp hơn giá trịthực sự nếu như các tính toán sử dụng số liệu thực tế Nếu tiến hành tínhtoán phạm vi ảnh hưởng của NTBs đưa vào giả định hoạt động thương mạitrong điều kiện hoàn toàn tự do (điều không có trên thực tế) thì phạm vi nàychắc còn lớn hơn nhiều

Số liệu trên không bao gồm những ảnh hưởng của một loạt các NTBskhác như kiểm soát ngoại tệ và kiểm soát tín dụng Các NTBs khác có tácđộng không thể dự đoán trước được và không đồng đều đối với các hànghoá Do đó khó thực hiện những phân tích những ý nghĩa về phạm vi ảnhhưởng của NTBs Tuy nhiên có thể kết luận phạm vi ảnh hưởng thực tế củaNTBs ở Việt Nam sẽ cao hơn rất nhiều nếu tính đến những rào cản này Như trong ví dụ được thảo luận ở phần tới Việc nhập khẩu hàng tiêu dùng

bị hạn chế bằng các kiểm soát được thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng.Trong năm 1996 , các hàng hoá tiêu dùng vẫn chưa bị kiểm soát số lượngmột cách rõ nét chiếm khoảng 1/4 lượng nhập khẩu Nếu tất cả mặt hàng này

mà chịu sự hạn chế về số lượng thì phạm vi ảnh hưởng của NTBs được ướctính ở mức trên 60 %

Biểu đồ 1.3 cho thấy ảnh hưởng của QRs tính theo mức độ sản xuất hànghoá Số liệu về sản xuất dựa trên cân đối liên ngành năm 1996 của ViệtNam Khoảng 24 % sản xuất hàng hoá nhận được từ bảo hộ của QRs Phạm

vi ảnh hưởng tính theo tổng giá trị sản xuất (hàng hoá và dịch vụ) chiếm

Trang 8

khoảng 15 % những con số này phần nào phản ánh tỷ trọng cao của nôngnghiệp và quy mô sản xuất nhỏ bé đối với chủng loại hàng hoá được bảo hộnhư xăng dầu và phân bón.

Việc phân loại theo bảng I/O được thực hiện ở mức độ gộp rất cao và dovậy khó xác định riêng rẽ các mặt hàng thuộc quy định 57 và 254 Hơn nữa

do có khả năng phóng đại phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của NTBs do một sốngành cũng sản xuất không phải chịu hạn chế về số lượng Tuy nhiên sựphóng đại này không còn nữa như tính đến ảnh hưởng của các hàng rào phithuế quan khác như quản lý chuyên ngành và kiểm soát ngoại tệ Để có kháiniệm về mức độ ảnh hưởng , kiểm soát quản lý chuyên ngành đối với nhậpkhẩu của các sản phẩm như động vật sống, dược phẩm, thuốc trừ sâu, cáchoá chất hữu cơ, các ấn phẩm và thiét bị truyền thanh có phạm vi tác dộng là

5 % tổng sản xuất hàng hoá và dịch vụ hay 8 % tổng sản xuất hàng hoá

Bảng 1.3 : Sản xuất hàng hoá chịu ảnh hưởng của các hạn chế về số lượng

Nguồn số liệu: GSO (1999a), tính toán của CIE

Trang 9

Phân bổ ngoại tệ

Quyết định 254 yêu cầu hàng hoá tiêu dùng và nhiều nguyên liệunhập (hợp kim thép, nguyên liệu thô PVC, thanh nhôm và cấu trúc nhôm)phải do thuế , phụ htu và các phương thức tanh toán khác nhau điều tiết,trong thực tế, điều này có nghĩa là các ngân hàng không được phép pháthành thư tín dụng trả chậm để nhập khẩu những hàng hoá này Các nhà nhậpkhẩu các mặt hàng này phải có đủ vốn ngay để trang trải cho các hàng hoánày Điều này đặt ra một trở ngại đối với các công ty có vốn lưu động nhỏ.Các công ty nhỏ, của tư nhân có khả năng trong diện này, các yêu cầu về bánngoại tệ cho ngân hàng làm tăng thêm khó khăn cho các công ty đang gậpphải khó khăn trong việc tiếp cận đến vốn dùng để nhập khẩu hàng hoá tiêudùng và các loại hàng hoá khác

Ngoài hạn chế về thư tín dụng trả chậm, Ngân hàng nhà nước ViệtNam đang khuyến khích các ngân hàng thương mại hạn chế tiếp cận ngoại tệdùng cho việc nhập khẩu hàng hoá trong nước đã sản xuất thay thế được.Điều này dẫn đến mức độ tuỳ ý cao trong việc phân bổ ngoại tệ tạo nên mộtNTB rất không minh bạch Kết quả là chỉ những doanh nghiệp có ảnh hưởnglớn mới có khả năng tiếp cận ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá đó Khôngnhững điều này tăng sự bảo hộ đối với nhung xnhà sản xuất trong nước màcòn gây bất lợi cho những doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực tư nhân có ít ảnhhưởng đối với hệ thống ngân hàng

Có các tín hiệu trái ngược nhau về những kiểm soát Một số công tycho rằng chúng chẳng qua chỉ là một sự giám sát , sự vận động của ngoại hối

và không thực sự tạo ra rào cản nào cả Nhưng các công ty khác thì phải lựachọn giữa mua trong nước và nhậpkhẩu các sản phẩm giấy, thép, xi măng vàmột số hàng hoá khác đã cho biét rằng các rào cản dựng nên đối với họ trong

Trang 10

việc mua ngoại tệ là quá lớn nên họ phải quay sang các nguồn cung cấptrong nước.

Việc sử dụng tối thiểu để định giá hàng nhập khẩu cũng thuộc vàonhóm NTBs này Cơ quan hải quan báo cáo rằng số lượng hàng hoá nằmtrong danh mục giảm từ 37 năm 1997 xuống còn 11 năm 1999 Các mặthàng được bãi bỏ nếu phạm vi tác động của gian lận thương mại đối vpớihàng hoá đó thấp và nếu giá cả thị trường ổn định và do đó cơ quan Hảiquan có thể dễ dàng đánh giá chính sác của giá báo trong hoá đơn nhạpkhẩu Hải quan công nhận rằng giá tối thiểu không phải là phương pháp phùhợp để xác định thuế nhập khẩu và đề nghị rằng luật hải quan phải được sửađổi để đưa vào điều khoản phù hợp với quy định về giá của GATT

Thủ tục hải quan thực hiên chậm chạp và các quy trình nặng nề làmột rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu, và do đó cũng cần nhận thấy rằng

đã có mọt số biện pháp thực hiện nhằm tạo thuận lợi cho việc xử dụng cácđại lý hải quan (customs agents) Điều này có lẽ là hợp lý vì các nỗ lựctrong việc đẩy nhanh các thủ tục hải quan là đối nghịch với xu hướng dựavào NTBs

2 Các mục tiêu dự kiến của các hàng rào phi thuế quan:

Trang 11

Bảng 1.1 mô tả các mục tiêu của các hàng rào phi thuế quan (NBTs) ởViệt Nam Bảo hộ ngành công nghiệp trong nước là một mục tiêu chungxuyên suốt NTBs nhưng trong một số trường hợp NTBs có rất nhiều mụctiêu Chẳng hạn thuế tiêu thụ đặc biệt về cơ bản là công cụ tăng thu ngânsách nhưng những miễn trừ đối với các nhà sản xuất trong nước làm cho nótrên thực tế trở thành thuế đánh thêm vào nhập khẩu để tăng sự bảo hộ đốivới các nhà sản xuất trong nước Những hạn chế về thư tín dụng trả chậmban đầu cũng được áp dụng để giải quyết các vấn đề về nợ nước ngoài ngắnhạn, nhưng hiện nay đang được sử dụng để hạn chế nhập khẩu hàng tiêudùng và các hàng hoá khác.

Trong trường hợp QRs nhiều hạn chế dường như được áp dụng nhằmphục vụ cho mục tiêu bảo hộ, song tuỳ thuộc vào từng sản phẩm mà các mụctiêu khác lại là chính Bảng trình bày chi tiết hơn các mục tiêu của các hạnchế về số lượng đối với với sản phẩm

Sự hiện diện của các hạn chế về số lượng trong thương mại phần nào

là sản phẩm được thừa kế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung mà ở đó thươngmại được quản lý nhằm đạt được cân bằng về tài chính và hiện vật trong nềnkinh tế Về mặt này, các hạn chế về số lượng đối với xăng dầu và phân bón

có thể đuợc xem như một chỉ tiêu được phân bố cho việc nhập khẩu các sảnphẩm để bảo đảm đủ cung cấp cho nền kinh tế hơn là các giới hạn trên được

áp dụng bắt buộc đối với nhập khẩu

QRs đối với phân bón nói riêng được áp dụng như là phương tiện đểbảo đảm cung cấp đủ phân bón ở mức giá ổn định chứ không phải là mộtbiện pháp bảo hộ Nếu như điều này dường như là đúng đối với trường hợpphân ure là loại phân bón Việt Nam có công suất sản xuất nhỏ, song những

Trang 12

quy định cấm gần đây đối với nhập khẩu phân NPK tạo ra một sự bảo hộđáng kể đối với các nhà sản xuất trong nước.

QRs đối với xe máy tạo ra một lựa chọn chính sách lưỡng nan khá thú

vị Một mặt Việt Nam muốn khuyến khích phát triển ngành công nghiệp sảnxuất xe máy trong nước bằng cách bảo vệ ngành này khỏi canh tranh củahàng nhập khẩu Mặt khác, Việt Nam muốn hạn chế số lượng xe máy ở ViệtNam do cơ sở hạ tầng đường xá kém Đạt được một cách thoả đáng nhữngmục tiêu mâu thuẫn với nhau như vậy dường như là một việc không thể làmđược

Những hạn chế về nhập khẩu có điều kiện áp dụng đối với các mặthàng được quy định trong nghị định 57 có mục tiêu chủ yếu là bảo hộ trongtrường hợp hạn chế về nhập khẩu có điều kiện áp dụng cho các mặt hàngđược quy định trong quyết định 254, tuy mục tiêu nêu ra là đảm bảo cán cânthanh toán, song bảo hộ có lẽ là lý do cơ bản của các mặt hạn chế này

Các kiểm soát đối với hàng hoá chịu sự quản lý chuyên ngành của các

bộ chủ quan và cấm nhập khẩu có mục tiêu da dạng, song tập trung chủ yếuvào bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường và an toàn công cộng,Những mục tiêu này là cơ sở của các quy chế điều tiết của nhà nước ở nhiềunước, song để đạt được mục tiêu này thì có thể sử dụng các công cụ khác cóhiệu quả cao hơn và ít tốn kém hơn so với các hạn chế về nhập khẩu

Trang 13

+ Xăng dầu - Bảo đảm cung cấp đủ

- Bảo hộ các ngành công nghiệp trongnước

- Bảo vệ môi trường+ Phương tiện xe mô tô gắn

- Cán cân thanh toán

- Bảo hộ các ngành công nghiệp trongnước

- Dược phẩm (Bộ Y tế) - Sức khoẻ mọi người

- Giống thuỷ sản, thức ăn nuôi

điện ảnh, các phương tiện

truyền thông audio và video

(Bộ Văn hoá)

- Bảo vệ các giá trị văn hoá

Trang 14

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật

- Thiết bị truyền sóng, thu và

phát sóng radio (Tổng cục

Bưu chính Viễn thông)

- Bảo trì bảo dưỡng hoà nhập mạng lướithông tin viễn thông

Hàng hoá cấm

- Vũ khí đạn dược - An toàn cho mọi người

- An ninh quốc gia

- Các loại ma tuý - Sức khoẻ cho mọi người

- Nhiệm vụ quốc tế

- Chất hoá học độc hại - An toàn xã hội và môi trường

- Các văn hoá phẩm phản

động, đồi truỵ

- Bảo vệ các giá trị văn hoá

- Pháo các loại và đồ chơi trẻ

- Bảo vệ môi trường

- Trường hợp quản lý (định hía)

- Hình ảnh quốc gia

- Bảo hộ

- Phương tiện tự hành tay lái - An toàn xã hội

Trang 15

3 Mâu thuẫn giữa NTBs với các quy định khác.

Ở Việt Nam, để đạt được các muc tiêu cụ thể, Chính phủ sử dụngnhiều công vụ Do vạy việc bãi bỏ dần NTBs chỉ có tác dụng khi có nhữngcải cách bỏ trợ đối với các quy định khác Điều này nghĩa là việc bãi bỏNTBs hạn chế hàng nhập khẩu vào một ngành cụ thể có thể không tạo ra sựphân bố lại nguồn lực nếu có một công cụ điều tiết khác sẽ lại được áp dụng

Thép là một ví dụ khác về sự tác động lẫn nhau giữa các chính sách.Được biết Ban Vật giá Chính phủ đã đặt ra việc kiểm soát giá tối thiểu đốivới một số loại thép bởi vì công suất sản xuất mới sắp tới việc cạnh tranhtrong nước sẽ rất gay gắt trong một số lĩnh vực - đặc biệt khi cầu đangxuống Việc bãi bỏ các quy định cấm nhập khẩu đối với thép xây dựng cóthể sẽ không làm tăng hiệu quả trong ngành sản xuất thép trong nước nếu giátối thiểu làm hạn chế cạnh tranh ở thị trường trong nưóc Cũng tương tự nhưvậy, đầu tư ở các lĩnh vực mới mở có thể không đuợc khuyến khích nếu giátối đa hạn chế lợi nhuận của nhà sản xuất

Trong một số trường hợp, việc bãi bỏ NTBs có thể khiến một số quyđịnh trở lên không cần thiết Một số ví dụ tiêu biểu trong trường hợp này làphân bón, Nhập khẩu phân NTK hiện đang bị cấm do công suất sản xuấttrong nước đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Hạn chế này là một

sự bảo hộ quan trọng cho các nhà sản xuất trong nước Tuy nhiên, nghị định250/1998/NĐ-CP ngày 24/12/1998 quy định rằng phân bón trong nướckhông được bán trên mức giá của hàng nhập khẩu tương tự Yêu cầu này sẽtrở lên không cần thiết nếu phân bón được phép nhập khẩu tự do vì cạnhtranh sẽ không cho phép giá trong nước tăng lên trên mức giá của hàng nhậpkhẩu cùng loại (có vẻ như quy định này không có hiệu lực chút nào vì sốliệu giá cả của Ban Vật giá Chính phủ cho thấy trong năm 1998, mức giátrong nước vượt so với giá cùng loại trên thế giới là 30%)

Trang 16

Trong trường hợp xi măng, những hạn chế đối với nhập khẩu xi măngcũng cho phép định giá cao hơn ở một số thành phố lớn để trợ cấp chéo hàngbán cho các khu vực nông thôn với mục tiêu phát triển nông thôn Cạnhtranh từ hàng hoá nhập khẩu sẽ hạn chế khả năng các doanh nghiệp nhànước phân biệt các mức giá và do vậy cần một công cụ thay thế như trợ cấpcủa Chính phủ.

Sự bảo hộ bằng các NTBs sẽ khiến đầu tư ở khu vực được bảo hộ hấpdẫn hơn - đặc biệt nếu có được sự bảo đảm là bảo hộ sẽ tiếp tục Để giảiquyết mối lo lắng về việc đầu tư quá mức, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch đầu

tư đã khuyến nghị lên Chính phủ không tiếp tục phê duyệt thêm công suấtsản xuất thép, trừ trong 4 lĩnh vực được ưu tiên Đồng thời quyền lực củachính quyền địa phương và các khu công nghiệp trong việc phê duyệt dự áncũng đã bị huỷ bỏ

Những hành động này đã làm giảm các nguồn lực phân bổ cho các lhuvực này Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận thấp hoặc đang giảm sút làtín hiệu khiến các nhà đầu tư nhận thấy đầu tư không còn hấp dẫn nữa.Trong khi những hành động của Chinh phủ duờng như không thống nhất vóihoạt động của nền kinh tế thị trường, chúng đươc xem như một nỗ lực bắtchước các kết quả đạt được của thị trường bằng cách chống lại các tác độngtiêu cực của bảo hộ Bãi bỏ NTBs đối với thép và đồng thời giảm mức bảo

hộ đối với ngành này sẽ giúp làm cho những can thiẹp của Chính phủ trở lênkhông cần thiết

Trang 17

CHƯƠNG II : NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NTBs Ở VIỆT NAMKhả năng có thể tiên liệu và tính minh bạch là hai đặc điểm quantrọng tạo nên một chính sách tốt Việc sử dụng hàng rào phi thuế quan làmcông cụ để thực hiện chính sách thương mại và chính sách công nghiệpkhông đáp ứng được hai yêu cầu đó Bởi vậy chương này tập trung xem xétnhững tác động của việc sử dụng rộng rãi các hàng rào phi thuế quan như làmột công cụ bảo hộ ở Việt Nam, đồng thời đưa ra lý do giải thích tại saoviệc xoá bỏ những hào rào như vậy lại quan trọng cho sự phát triển kinh tếViệt Nam cả trong những giai doạn trung hạn cũng như dài hạn

1 Biến động giá cả:

Cơ chế quản lý thương mại ở Việt Nam vẫn luôn đi theo hướng chung

là tìm mọi biện pháp để kiểm soát nhập khẩu với mục tiêu giữ giá cả trongnước theo sát với giá cả thế giới Tuy nhiên những sai lầm hầu như khôngthể tránh khỏi trong quá tình đánh giá và xác định thời điểm thực hiện đãgây ra tình trạng giá cả biến động mạnh ở thị trường trong nước Giá cả biếnđộng, sự khan hiếm của các mặt hàng như xi măng, sắt thép, giấy và thuốctrừ sâu diễn ra trong nhiều năm là những bằng chứng rõ nét

Tổn phí kinh tế của các chính sách gây ra sự biến động của giá cảthường là rất lớn Giá cả biến động tạo ra những tín hiệu hỗn tạp cho nhà sảnxuất và người tiêu dùng, hạn chế khả năng lập kế hoạch cũng như khả năngđầu tư của họ

2 Lãng phí trong nhập khẩu:

Nếu các sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau được và việc nhập khẩunhững sản phẩm thay thế được cho phép thì những người tiêu dùng và cácnhà sản xuất sử dụng những sản phẩm đó làm nguyên liệu sẽ thực hiện sựthay thế Ví dụ thép chất lượng cao được phép nhập khẩu và có thuế suấtnhập khảu bằng không Điều này khuyến khích các công trình xây dựng thiết

kế vượt yêu cầu và sử dụng thép chất lượng cao trong khi các loại thép chấtlượng cao không phù hợp Có hai lý do để giải thích, thứ nhất giá của thép

Ngày đăng: 25/07/2013, 20:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w