Làm thế nào để chuyển NTBs sang hệ thống thuế quan

Một phần của tài liệu Những hạn chế của hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam (Trang 26 - 35)

I. Biến động giá cả

3. Làm thế nào để chuyển NTBs sang hệ thống thuế quan

Thay thế NTBs bằng thuế quan đòi hỏi phải xác định được loại thuế quan hay thế phù hợp. Không có những quy tắc chặt chẽ và nhanh chóng nào giúp xác định được loại thuế quan thay thế phù hợp. Không có những quy tắc chặt chẽ và nhanh chóng nào giup xác định thuế thay thế phù hợp cũng như cách thức để tính loại thuế này. Cuối cùng thì đây cũng là vấn đề phải tự suy luận. Tuy nhiên có nhiều thông tin mà các nhà hoạch dịnh chính sách có thể kiếm được nhằm giúp cho việc suy luận đánh giá này.

3.2. Xem xét các chênh lệch giá cả.

Một hệ thống hạn ngạch hay quản lý nhập khẩu thường hạnc hế mức nhập khẩu và cho phép giá của các hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước cao hơn so với nếu không có kiểm soát. Tuy sự chênh lệch giá cả tạo ra bởi kiểm soát không chỉ là nhân tố duy nhất có ảnh hưởng đến sản xuất các quyết định thương mại và tiêu dùng, song nó vẫn có thể chỉ ra chi phí cơ hội mà đất nước phải chịu do hệ thống này gây nên.

Giá hàng nội địa có thể khác giá nhập khẩu vì nhiều lý do và không chỉ do kiểm soát nhập khẩu. Do vậy việc ước tính chỉ riêng tác động của kiểm soát nhậo khẩu là một vấn đề không đơn giản. tuy nhiên sự chênh lệch giữa giá nội địa của hàng hoá và giá miễn thuế nhập khẩu của hàng hoá tương tự hoặc hoàn toàn tương thích là một xuất phát hưu ích. Có một số điểm đáng lưu ý trong việc so sánh các giá này.

Thứ nhất, kiểm soát nhập khẩu cho phép các nhà cung cấp đặt giá cao hơn so với nếu không có sự kiểm soát. Lợi ích của các mức giá cao này có thể thuộc về nhà nhập khẩu hoặc về nhà xuát khẩu ở nuớc cung cấp. trong cả 2 trường hợp thì giá cũng tăng lên trước khi hàng nhập khẩu cập bến. Do vậy việc so sánh giá hàng hoá nhập khẩu miễn thuế và giá bán buôn hàng hoá nhập khẩu có thể đánh giá không hết mức tăng lên của giá hàng hoá nhập khẩu do việc kiểm soát gây ra.

Nếu sự so sánh được thực hiện giữa hàng hoá sản xuất nội địa và hàng hoá nhập khẩu thì điều quan trọng là phải tiến hành việc so sánh giá tại các

giai đoạn tương thích với nhau trong chuỗi phân phối. Tốt nhất là so sánh giá xuất xưởng (không tính đến thuế gián thu đối với hàng hoá thành phẩm với giá hàng hoá nhập khẩu miễn thuế tại kho của nhà nhập khẩu. Ở Việt Nam cũng cần lưu tâm đến cách thức xử lý thuế gián thu đã được đưa vào trong giá báo cáo vởi bì hàng hoá trong nước và hàng nhập khẩu có thể nhận được cách đối xử khác nhau và số liệu sẵn có về giá có thể bao gồm những loại thuế này.

Hạn chế về số liệu có thể bắt buộc phải thực hiện việc so sánh ở những khâu sau, chẳng hạn tại mức giá bán buôn trong nuớc. Nếu phải tiến hành so sánh như vậy thì cần nhận thấy rằng giá cả tại khâu đó sẽ bao gồm phí lưu thông cần để trang trải cước phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ xử lý hàng và lợi nhuận của nhà bán buôn. Điều cốt lõi và bảo đảm rằng giá được tính ở tại các giai đoạn tương thích trong chuỗi phân phối hàng hoá.

Điểm thứ hai cần nhấn mạnh là giá cả sẽ khác nhau do sự khác biệt về chất lượng, dịch vụ sau bán hàng và các đặc tính dịch vụ khác. Tuy cần phải thực hiện so sánh cùng một loại sản phẩm song điều này không phải lúc này cũng thực hiện được. Phải luôn lưu ý đến khác biệt về đặc tính của sản phẩm khi tính toán sự chênh lệch giá cả. Néu các sản phẩm cạnh tranh ít được người tiêu dùng nhìn nhận như là các sản phẩm có thể thay thế lận nhau thì ước tính tương đương thuế quan nhận được trên cơ sở tính toán chênh lệch giá giữa hàng hoá nội địa và hàng hoá nhập khẩu sẽ bị kém chính xác.

Cuối cùng cần nhắc lại một thuộc tính của NTBs - đó là chúng đưa ra mức bảo hộ bị biến động do giá trong nước ngoài và giá trên thế giới (và do vaạy là tương đương thuế quan) thay đổi theo thời gian. Trong thực tế, càn phải có một hệ thống bảo hộ không đổi, nhận biết được và do Chính phủ đặt ra chứ không phải do thiếu sót tạo thành. Đây là một trong những lý do chính giải thích sự cần thiết phải chuyển sang chế độ thuế quan ở tại bất cứ nước nào.

Điểm này cần được hiểu theo cách mà NTBs được quản lý ở Việt Nam. Chế độ quản lý không nhất thiết phải là hạn ngạch cố định mà là một

nỗ lực nhằm cân bằng nhu cầu thị trường trong nước bằng cách quản lý thương mại. Một số người chịu trách nhiệm tư vấn về các mức độ và hình thức bảo hộ cho rằng diều chỉnh nhập khẩu thường xuyên giúp họ bảo vệ thị trường trong nước không được phép chênh lệch quá xa mức giá quốc tế này.

Vì những lý do trên nên không cần phải thực hiện việc so sánh giá cả nhằm để điều chỉnh các ước tính về mức độ bảo hộ. Thay vào đó, các so sánh giá cả được thực hiện là nhằm để đo tương đương thuế quan một cách khái quát. Có nghĩa là hcúng phải cho thấy khoảng phạm vi chứ không phải là đưa ra một mức thuế quan chính xác. Điểm quan trọng là không nên tiêu phí nỗ lực và nguồn lực một cách quá mức cho việc xác định cính xác tương đương thuế quan khi những biện pháp này, như sẽ thảo luận trong phần dưới đây, chỉ là một yếu tố quyết định thuế quan thay thế cuối cùng.

Xi măng minh hoạ cho vấn đề về sự biến đổi theo thời gian cũng tương đương thuế quan ước tính. Vào năm 1998 sự chênh lệch giữa giá xi măng miễn thuế được nhập khẩu chính thức và xi măng đen sản xuất trong nước là khoảng 33 USD, với giá bán xi măng trong nước là 75 USD/tấn. Tuy nhiên vào năm 1999 giá xi măng trong nước xuống còn 55 USD/tấn, do vậy chênh lệch giá cả ít hơn. Một số nhà sản xuất cho rằng việc sản xuất trong nước của họ có thể cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu tại mức thuế quan là 50%.

Công việc giám sát chênh lệch giá cả hiện đang được thực hiện có thể cung cấp các thông tin hưu ích không chỉ đối với hàng hoá sẽ được thuế quan hoá mà cả với các hàng hoá khác như hàng hoá chịu sự quản lý chuyên ngành. Trong trường hợp các hàng hoá chịu sự quản lý chuyên ngành, thông tin là một biện pháp để chính phủ (và các đối tượng khác) có thể giám sát xem liệu nó có vô hình tạo ra sự bảo hộ quá mức với các ngành công nghiệp trong nước hay không.

3.3. Xem xét các thông tin khác.

Danh mục thuế quan hiện tại cũng cung cấp thông tin phù hợp cho công việc thuế quan hoá. Cho tới tận năm nay, các nhà sản xuất các mặt hàng quy định trong Quyết định 254 chỉ được bảo hộ bằng thuế quan. Danh mục thuế quan đối với hàng hoá này là một chỉ số hữu dụng của mức bảo hộ phù hợp. Do tình hình đã thay đổi rất nhiều kể từ khi ban hành Quyết định 254 nên danh mục thuế quan có thể không còn là một chỉ số tốt. Lý do là Việt Nam có xu hướng cho phép hàng hoá được nhập khẩu miễn thuế nếu chúng không được sản xuất trong nước. Sử dụng danh mục thuế quan có thể làm thay đổi cách đói xử với các hàng hoá có quan hệ mật thiết với nhau và điều này có thể khuyến khích sử dụng hàng thay thế một cách lãng phí trong khâu tiêu dùng và sản xuất.

Đối với tất cả hàng hoá, một nguyên tắc quan trọng là các hàng hoá mới được thuế quan hoá được đưa vào danh mục thuế quan với thuế suất không khác xa sản phẩm tương tự. Từ quan điểm quản lý hành chính, các nhân viên hải quan sẽ dễ dàng quản lý thuế quan khi các hàng hoá tương tự có mức thuế suất tương đương vì việc phân loại sản phẩm khi đó sẽ trở nên đơn giản hơn.

Quan trọng hơn là áp dụng thuế quan tương tự có nghĩa là giá tương đối của các hàng hoá (tương đối so với giá thế giới ) không bị bóp méo nhiều. Các quyết định của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mạnh bởi giá tuơng đối và do khác với mức thuế suất cao đối với một mặt hàng dễ dàng bị thay thế bởi một hàng hoá khác với mức thuế suất thấp hơn có thể khuyến khích việc thay thế mặt hàng . Sử dụng sắt đặc biệt có chất lượng cao thay cho sắt xây dựng thông thường trong ngành xây dựng là một ví dụ.

Xét về chi phí ngoại hối thì việc thay thế hàng hoá có chất lượng cao sẽ rất tốn kém. Nó cũng giảm hiệu quả về việc bảo hộ mà mức thuế suất cao dự định thực hiện.

Trong một số trường hợp, bán đấu giá quyền nhập khẩu có thể được sử dụng như một cư chế chuyển tiếp để biết được tác động của hạn chế định lượng nên giá cả, tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi một mức độ tói đa cố định ( hoặc ít nhất là dự đoán được) hoặc hạn chế vèe số lượng nhập khẩu. NTBs của việt nam không được thiết kế theo cách này và cố gắng thành lập một hệ thống đấu giá chỉ gây ra sự nhầm lẫn.

Trong thực tế, việc xây dựng một cơ sở hạ tầng hành chính để tến hành đấu giá thành công trong điều kiện của Việt Nam nhiều khi hướng sự chú ý của chính sách ra khỏi hoạt động có hiệu quả hơn.

Như đã nêu ở trên, thuế quan có thể áp dụng nhằm đạt được mức chênh lệch tương đương giữa giá nhập khẩu miễn thuế và giá nhập khẩu "có hạn ngạch" ở bất cứ thời điểm nào. Điều này không có nghĩa rằng tác động boả hộ trong trường hợp này cũng sẽ không như với hạn ngạch, nhưng nó có nghĩa là mức gia được chọn hay sự bất lợi về chi phí của sản xuất trong nước sẽ được thuế quan hỗ trợ . Vấn đề chủ yếu là liệu có nên lắm bắt cơ hội thuế quan hoá để thu hẹp mức chênh lệch gia như hiện nay không.

Có thể xem xét cải cách NTBs như một quá trình gồm hai giai đoạn . Gai đoạn đầu là giai đoạn báo hiệu chuyển sang hệ thống bảo hộ dựa vào thuế quan, trong đó các nhà sản xuất trong nước phải hoạt động trong khuôn khổ mức chênh lệch cố định giữa giá thế giới và giá trong nước của hàng nhập khẩu . Do đây là một thay đổi quan trọng trong cách tiếp cận đến chính sách bảo hộ , có lẽ có thể lập luận rằng chọn thuế quan cao vẫn là việc nên làm nếu nó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi .

Giai đoạn thứ hai của quá trình sẽ bao gồm việc cải thiện cơ cấu của danh mục thuế quan và đưa thuế quan đối với các hàng hoá trước đây được quản lý vào quá trình cải cách thuế quan và giảm bớt bảo hộ .

3.4 Các cuộc cải cách bổ sung :

Mục tiêu cuối cùng của thuế quan hoá là cải thiện những tín hiếu đối với phân bổ nguồn lực ở Việt Nam. Lợi ích của thuế quan hoá sẽ tăng lên

nếu như có thêm những tiến bộ trong việc bãi bỏ dần các canr trở đối với phân bổ nguồn lực . Điều này phần nào có nghĩa là hợp lý hoá việc kiểm soát giá cả (cả kiểm soát trực tiếp do Ban Vật Giá chính phủ thực hiện và những kiểm soát gián tiếp từ các công ty khai thác sức mạnh thị trường của họ ở trên các thị trường có ít sức cạnh tranh ).

Chính sách cải cách bổ sung liên quan đến các cản trở trên thị trường các yếu tố sản xuất . Các nguồn lực quan trọng hiện đang được khai thác sử dụng trong các doanh nghiệp nhà nước. CIE (1998c) xác định một số chính sách giúp cải cách thị trường yếu tố sản xuất và cải cách doanh nghiệp nhà nước Các cuộc cải cách đang tiến hành là nhằm nâng cao hiệu quả và quản trị của khu vực này và do đó sẽ giúp đất nước nhận được nhiều lợi ích hơn nữa từ thuế quan hoá .

Thuế quan hoá phải bổ sung cho và được bổ sung bởi các cải cách đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay .

LỜI KẾT

Hiện nay trên thế giới, xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Hội nhập vào xu hướng ấy là một tất yếu khách quan của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cũng như bất kì một cuộc chơi nào, cơ hội luôn kèm theo thách thức. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khi mà thực lực còn yếu, thêm vào đó là sự mới mẻ, xa lạ của các nguyên tắc trò chơi (chưa nắm vững luật chơi) trong khi áp lực về thời gian (tốc độ) và tính khắc nghiệt của luật chơi (sòng phẳng) quá lớn thì thách thức đến trước và cơ hội đến sau. Tuy nhiên không phải vì thế mà nản chí, chùn bước, bi quan thúc thủ dẫn tới sự cô lập trong thế giới toàn cầu hoá. Vấn đề đặt ra là phải hội nhập như thế nào để vượt qua thách thức và tận hưởng tối đa lợi ích do toàn cầu hoá mang lại.

Trong thời gian vừa qua có thể thấy rằng lĩnh vực ngoại thương của nước ta đã được tự do hoá một cách đáng kể theo mọi thước đo. Điều này được thể hiện thông qua sự tăng tỷ trọng thương mại trong GDP và sự đa

dạng hoá của cả xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Đó là một dấu hiệu đáng mừng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên nó vẫn là một con đường dài với nhiều chông gai phía trước. Trong đó các hàng rào phi thuế quan dày đặc, tồn tại dai dẳng với rất nhiều hạn chế là một trong những trở ngại lớn. Dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan này trong một sớm một chiều không phải là một điều dễ dàng. Trong giai đoạn hiện nay, thuế quan hoá các hàng rào phi thuế quan là một giải pháp có tính khả thi hơn cả. Bởi vì thuế quan có những ưu điểm hơn hẳn, đông thời bảo hộ bằng thuế quan là phù hợp với qui định của tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Con đường hội nhập đang rộng mở thênh thang trước dân tộc ta. Việc dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan sẽ góp phần làm con đường ấy bằng phẳng và dễ đi hơn, giúp Việt Nam đến với toàn cầu hoá nhanh hơn bằng đôi chân của chính mình./.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Nghiên cứu về các biện pháp phi thuế quan do McCarty tiến hành năm 1999.

- Nghị định 57/1998/NĐ-CP. - Quyết định 254/1998/QĐ-TTg. - Các tạp chí :

+ Những vấn đề kinh tế thế giới. + Châu Á - Thái Bình Dương.

- Các báo :

+ Ngoại thương.

+ Thời báo kinh tế Việt Nam. + Đầu tư.

Một phần của tài liệu Những hạn chế của hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w