Trong thời kì hiện nay nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì lợi nhuận sẽ là động lực lớn nhất để thúc đẩy hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó nhà sản xuất phải làm sao có chiến lược sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một trong những vấn đề quan trọng cần quan tâm để bán được hàng là phải nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng. Nhà sản xuất cần phải biết được người tiêu dùng ưa dùng mặt hàng nào, mặt hàng đó có chất lượng, mẫu mã ra sao…Có làm như vậy thì doanh nghiệp mơí có thể cạnh tranh có hiệu quả nhất. Vì thế mà việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng là hành động không thể thiếu trong chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời hiện nay khi mà xã hội ngày càng phát triển, con người không chỉ muốn thoả mãn những nhu cầu cơ bản: ăn, mặc, ở…mà ngày càng hướng tie nhu cầu về thẩm mỹ. Vì thế mà xã hội chia thành những nhóm người tiêu dùng khác nhau với thị hiếu khác nhau, phù hợp với đặc điểm của họ. Trong khi đó sinh viên với tư cách là người trí thức cũng sẽ có đòi hỏi cao về sản phẩm của nhà sản xuất và với số lượng ngày càng nhiều thì tầng lớp sinh viên sẽ là một đối tượng mà các nhà sản xuất cần phải hướng tới, nhất là đối vối trang phục thể thao, một mặt hàng ưa dùng của sinh viên thì đòi hỏi các nhà sản xuất trong lĩnh vực này càng phải quan tâm. Với tư cách là những sinh viên chúng em nhận thấy đề tài: “Hành vi mua sắm trang phục thể thao”
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời kì hiện nay nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì lợi nhuận sẽ là động lực lớn nhất để thúc đẩy hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó nhà sản xuất phải làm sao có chiến lược sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một trong những vấn đề quan trọng cần quan tâm để bán được hàng là phải nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng. Nhà sản xuất cần phải biết được người tiêu dùng ưa dùng mặt hàng nào, mặt hàng đó có chất lượng, mẫu mã ra sao…Có làm như vậy thì doanh nghiệp mơí có thể cạnh tranh có hiệu quả nhất. Vì thế mà việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng là hành động không thể thiếu trong chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời hiện nay khi mà xã hội ngày càng phát triển, con người không chỉ muốn thoả mãn những nhu cầu cơ bản: ăn, mặc, ở…mà ngày càng hướng tie nhu cầu về thẩm mỹ. Vì thế mà xã hội chia thành những nhóm người tiêu dùng khác nhau với thị hiếu khác nhau, phù hợp với đặc điểm của họ. Trong khi đó sinh viên với tư cách là người trí thức cũng sẽ có đòi hỏi cao về sản phẩm của nhà sản xuất và với số lượng ngày càng nhiều thì tầng lớp sinh viên sẽ là một đối tượng mà các nhà sản xuất cần phải hướng tới, nhất là đối vối trang phục thể thao, một mặt hàng ưa dùng của sinh viên thì đòi hỏi các nhà sản xuất trong lĩnh vực này càng phải quan tâm. Với tư cách là những sinh viên chúng em nhận thấy đề tài: “Hành vi mua sắm trang phục thể thao” vừa có ý nghĩa thực tế trong cuộc sống hàng ngày vừa là cơ hội để chúng em có thêm kiến thức về môn học. Chính vì vậy chúng em quyết định chọn đề tài này. Tuy nhiên vì kiến thức hiểu biết còn hạn chế và khó khăn trong việc tìm hiểu thực tế nên bài viết không thể 1 tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì thế chúng em rất mong có sự góp ý của thầy, cô để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về vấn đề này. 2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 2.1 Phạm vi. Một sự tập trung có thể nói là dày đặc các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tại Hà Nội đã tạo nên một thị trường người tiêu dùng về trang phục thể thao khá lớn. Nói một cách khác, địa bàn Hà Nội là một nơi tập trung một số lượng lớn sinh viên của cả nước, và lượng sinh viên này tạo nên một thị trường khá lớn về trang phục thể thao do nhu cầu của họ trong khi chơi thể thao. 2.2 Đối tượng. Việc mua sắm bất kỳ loại hàng hoá thiết yếu nào của sinh viên cũng là một nhu cầu rất lớn, bởi lẽ mỗi sinh viên khi bước vào cổng trường đại học họ thường bắt đầu từ tuổi mười tám cho tới khi bước vào đời ở tuổi hai hai,.hai ba, đâà một lứa tuổi có nhu cầu về tiêu dùng rất lớn. Đặc biệt ở lứa tuổi này, thể thao luôn là niềm đam mê cháy bỏng, vì thế những bộ trang phục thể thao là một loại sản phẩm được sinh viên tiêu dùng khá mạnh. 2 PHẦN NỘI DUNG 1. PHONG TRÀO TẬP LUYỆN THỂ DỤC-THỂ THAO (TDTT) CỦA SINH VIÊN. Cùng với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng có nhu cầu cao về giảI trí và rèn luyện thân thể. Do đó phong trào rèn luyện TDTT ngày càng phát triển rộng rãi. Hơn nữa đây là hoạt động mà xã hội cũng rất khuyến khích. Việc tổ chức các hoạt động TDTT đang và sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, thông qua cáccuộc thi tài trên lĩnh vực này luôn tạo ra tinh thần yêu thể thao của mỗi người. Từ đó dẫn đến một không khí sôi nổi, hào hứngtrong hoạt động tập luyện TDTT: mọi người không phân biệt tuổi tác, giàu nghèo…đều rất tích cực tham gia nhiều hoạt độngTDTT ở khắp mọi nơi mà phù hợp với họ. Trong các trường đại học, cao đẳng nhà trường cũng rất khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong hoạt đông này. Đồng thời sinh viên là những con người có tínhcách sôi nổi, thích hoạt động nên đã tham gia rất nhiệt tình trong hoạt động TDTT. Hầu hết mọi sinh viên đều hâm mộ và luyện tập một môn thể thao nào đó. NgoàI việc học môn thể chất ở trường, sinh viên đều tập luyện thể thao ở nhà sau mỗi buổi học. Đây là hoạt động giảI trí lành mạnh và phù hợp với sinh viên. Nó vừa góp phần nâng cao sức khoẻ, vừa giúp sinh viên giả trí sau mỗi buổi học góp phần nâng cao trạng tháI hưng phấn cho việc học văn hoá. Hiện nay các trường đều sẵn có cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động TDTT nên rất nhiều sinh viên tập luyện TDTT tại trường. Ngoài ra họ còn có thể đến các trung tâm TDTT vốn rất nhiều tại Hà Nội. Các trường cũng duy trì việc tổ chức các giải thi đấu giữa cá lớp, các khoa, cũng như giữa các trường. Chúng ta có thể thấy không khí hào hứng của sinh viên trong các cuộc thi đấu này. Điều đó chứng tỏ rằng sinh viên rất yêu thích thể thao vì nó phù hợp 3 với điều kiện của sinh viên và đem lại những lợi ích to lớn khi luyện tập TDTT nên cần phải khuyến khích hoạt động này trong tầng lớp sinh viên. 2. VAI TRÒ CỦA TRANG PHỤC THỂ THAO ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRONG VIỆC LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO Việc lựa chọn cho mình một loại trang phục sao cho phù hợp trong khi luyện tập TDTT là một nhu cầu cần thiết. Chính vì vậy trang phục có một vai trò quan trọng đối với mỗi người. Trước tiên trang phục tạo nên dáng vẻ của người chơI thể thao, tạo cho mỗi người một phong cách riêng đặc trưng. Nó cũng có thể tạo ra một niềm vui, một sự tự tin khi họ mang trên mình trang phục mà họ yêu thích Hơn thế nữa người ta không thể mặc một bộ quần áo thường để tập thể dục thể thao bởi như vậy sẽ tạo ra sự khó chịu trong khi tập luyện. Và một bộ trang phục sẽ tạo sự thoải mái thuận lợi cho việc tập luyện. Ngoài ra trang phục thể thao thường nhẹ nhàng sẽ thuận tiện cho việc giặt dũ vệ sinh. Trang phục đồng phục của một tập thể cũng tạo nên một sức quyến rũ, một vẻ đẹp mạnh mẽ và sẽ tăng thêm sức mạnh tập thể. 3. NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH TỚI HÀNH VI MUA SẮM CỦA SINH VIÊN Chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của trang phục thể thao đối với người tập luyện TDTT. Mọi người khi tham gia tập luyện đều mong muốn có những bộ trang phục TDTT. Tuy vậy để dẫn tới hành vi mua sắm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. 3.1. Nhu cầu và mong muốn của sinh viên: Nhu cầu và mong muốn của sinh viên luôn rất lớn và họ cũng luôn hy vọng thoả mãn mong muốn đó. Khi tham gia tập luyện TDTT họ muốn có một trang phục như ý muốn và họ sẽ hành động để đạt được ý muốn của mình bằng một cách nào đó. Chính vì thế có thể nói nhu cầu và mong muốn là cơ sở, tiền đề xuất phát cho hành vi mua sắm. Mọi người chỉ mua những cái mà họ mong 4 muốn có. Chính vì thế chúng ta khẳng định rằng đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của sinh viên. 3.2 Khả năng tài chính. Nhu cầu và mong muốn có thể luôn luôn tồn tại ở mỗi người. Do vậy để nhu cầu và mong muốn trở thành hiện thực đòi hỏi phải có khả năng thanh toán.Muốn mua được trang phục TDTT đòi hỏi sinh viên phảI có tiền. Thế nhưng như chúng ta đã biết hầu hết sinh viên đều là những ngừi còn phụ thuộc gia đình. Với những khoản tiền nhận được từ gia đình sinh viên phải chi tiêu cho nhiều khoản cần thiết. Vì vậy kinh phí còn lại để mua sắm quần áo nói chung cũng như trang phục TDTT còn hạn hẹp. Để đi đến quyết định nên mua hay không sinh viên sẽ thường phải đắn đo, suy nghĩ chín chắn. Họ không thể vội vàng thoả mãn mong muốn của mình được mà phải cân nhắc để chi tiêu một cách hợp lý.Vì thế nên khả năng tài chính là một nhân tố rất quyết định đối với hành vi mua sắm của sinh viên. 3.3. Thông tin cần thiết mà họ nhận được. Bất kỳ một người tiêu dùng nào cũng muốn có được những thông tin về sản phẩm mà họ sẽ mua sắm. Sinh viên cũng vậy trước khi mua một bộ trang phục thể thao họ cũng muốn có đầy đủ và chính xác về những thông số của nó. Họ cần phải biết về giá cả của nó là bao nhiêu để so sánh với những bộ khác. Đây là yếu tố mà sinh viên rất quan tâm. Bởi vì vấn đề tài chính luôn là yếu tố rất quyết định đối với việc mua sắm của sinh viên.Họ cần phải xem giá cả có phù hợp với túi tiền của họ không.Không những chỉ cần quan tâm đến giá cả sinh viên cũng cần biết đến chất lượngcủa sản phẩm ra sao, mẫu mã của nó như thế nào… đẻ xem xét nó có phù hợp với yêu cầu luyện tập của họ không có tạo ra niềm thích thú khi mặc những trang phục này hay không? Vì thế các nhà sản xuất trang phục thể thao phải có chiến lược tiếp thị sao cho đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết tới người tiêu dùng mà cụ thể ở 5 đây là sinh viên. Thông thường để giới thiệu sản phẩm của mình có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng vơí đIũu kiện của sinh viên nên tiếp xúc bằng thư từ trực tiếp hay thông qua những tờ báo thể thao hoặc cũng có thể là qua các cuộc thi đấu thể thao các buổi ca nhạc thời trang. Qua đó sinh viên sẽ có những thông tin đầy đủ về sản phẩm của hãng và từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc mua sắm của sinh viên. 3.4 Sự hâm mộ của mỗi người. Với phong cách đặc trưng của tuổi trẻ nên sinh viên thường có những thói quen mua sắm những thứ mà họ cho là tốt. Tức là khi họ thích đồ vật nào đó họ sẽ chỉ mua nó. Một bộ trang phục cũng vậy sinh viên sẽ mua những sản phẩm của hãng mà họ thích. Chẳng hạn nếu sinh viên nào đó ưa dùng hãng Nike thì họ sẽ mua sản phẩm của hãng này trong khi một bộ trang phục thể thao của hãng Adidas có thể đẹp hơn hoặc rẻ hơn . Tương tự như vậy mỗi sinh viên thường có những thần tượng hay những ngôi sao thể thao đặc biệt là các cầu thủ nên họ thường mua những bộ trang phục biểu tượng của thần tượng. Ví dụ nếu một sinh viên hâm mộ đội bóng đá Việt Nam thì họ sẽ mua ngay một chiếc áo giống như áo của đội tuyển. Điều này thể hiện rất rõ qua những trận thị đấu bóng đá giữa các sinh viên với nhau chúng ta có thể thấy những bộ trang phục rất khác nhau của các đội bóng nhất là những đội bóng nổi tiếng như Braxin, Hà lan, Italia . Như vậy việc mua sắm trang phục thể thao không chỉ đơn thuần thể hiện sự cần thiết của nó đối vơí việc luyện tập TDTT mà đối với sinh viên việc sử dụng với nhựng trang phục để thể hiện sự hâm mộ của họ. Do đó sự hâm mộ của sinh viên cũng là một yếu tố cần phải xem xét khi chúng ta nghiên cứu hành vi tiêu dùng của sinh viên. 3.5 Tâm lý của sinh viên: Có thể nói tâm lý tiêu dùng của sinh viên cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc mua sắm của họ. Sinh viên mua hàng ngoài việc phù hợp với túi tiền 6 của họ, chất lượng tốt mẫu mã đẹp, còn phải làm thoả mãn tạo ra sự thích thú của họ. Sự lôi cuốn sinh viên bằng việc tổ chức bán hàng với không khí vui vẻ sẽ là một việc làm có hiệu quả. Nó sẽ tác động tới tâm lý của sinh viên làm cho họ quyết định mua hàng không chỉ một lần mà nếu lần sau có nhu cầu thì họ sẽ trở lại cửa hàng đã trạo thuận lợi cho họ trong lần mua trước. Do đó khi xác định sinh viên là đối tượng tiêu thụ quan trọng thì doanh nghiệp cần tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm phù hợp và “nghệ thuật bán hàng” đòi hỏi thiết yếu để doanh nghiệp có thể bán được hàng. Nó phải tác động đến yếu tố tâm lý tiêu dùng của sinh viên. Có như vậy doanh nghiệp mới thấy được các đối tượng cạnh tranh trong việc thu hút sinh viên mua hàng của họ. 3.6 Các yếu tố ảnh hưởng khác Một lứa tuổi có thể nói là nhạy cảm của sinh viên có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu dùng nói chung. Sinh viên thường mua hàng rất nhanh khi họ có sự hiểu biết về sản phẩm mà mình muốn mua. Bên cạnh đó sự tiện lợi thuận tiện trong việc mua bán cũng là một yếu tố kích thích họ. Họ thường không muốn phải đi xa để mua một bộ trang phục mà nếu có thể thì việc phục vụ tiện lợi sẽ là một điều kiện tốt để họ mua hàng một cách nhanh chóng. Sinh viên thường muốn được lựa chọn một cách thoải mái vì vậy cửa hàng bán trang phục trước hết cần phải có nhiều nhân viên bán hàng phục vụ nhiệt tình chu đáo. tiếp theo cửa hàng phải luôn luôn có đầy đủ các loại cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, màu sắc, . 7 C. KẾT LUẬN Từ việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng của sinh viên về trang phục chúng ta có thể thấy được rằng: Mỗi sinh viên có thể có những quyết định khác nhau về mặt hành vi mua sắm hàng hoá cụ thể cụ thể ở đây là việc mua một bộ trang phục TDTT. Bởi mỗi một người có một mong muốn khác nhau, có điều kiện riêng. Do đó việc bản thân ta là người sản xuất phải nắm rõ được khách hàng của mình để có thể thoả mãn nhu cầu tối đa nhất của họ cũng như thu được lợi ích cao nhất của chính bản thân mình. Với việc xét hành vi tiêu dùng của sinh viên về một loại sản phẩm cũng cho ta biết được xu thể tiêu dùng khá phổ biến của họ, đó là một quá trình raa quyết định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng. Vì vậy mỗi nhà sản xuất cần phỉa nghiên cứu rõ hành vi của họ để có thể ra được một quyết định đúng đắn nhất cho việc sản xuất một loại sản phẩm sao cho nó có thể phù hợp với tất cả mọi người thì từ đó nhà sản xuất mới có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình. Từ việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng trang phục TDTT cuả sinh viên mà ta có thể rút ra được một điều rằng “Các nhà sản xuất có thể thu được cho mình các kinh nghiệm về việc sản xuất các loại mặt hàng khác cho mọi loại khách hàng và cho mọi lứa tuổi". 8