Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê
Trường Cao Đẳng Bách Nghệ Tây Hà Chuyên đề tốt nghiệp Phần 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ –Vinacomin. A. THỰC TẬP CHUNG : 1-Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê - Vinacomin. 1.1-Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê - Vinacomin được thành lập ngày 27/2/1982 có tên là Nhà máy cơ khí Mạo Khê, trực thuộc Công ty than Uông Bí theo quyết định số 05/QĐ-TCCB Tháng 4 năm 1996 theo quyết định số 2611 QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ công nghiệp, Nhà máy khí Mạo Khê tách ra khỏi Công ty than Uông Bí trở thành đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty than Việt Nam ( nay là Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam ). Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới của Tổng Công ty. Theo quy hoạch phát triển cơ khí ngành than của Tổng Công ty than Việt Nam từ tháng 1 -2002 đến năm 2004 nhà máy trở thành đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty than Mạo Khê . Ngày 5-11-2004 Nhà máy cơ khí Mạo Khê thuộc Công ty than Mạo Khê được tách ra chuyển thành Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê - Vinacomin theo quyết định số 125/2004/QĐ-BCN của bộ trưởng bộ Công nghiệp. Ngày 1-1-2005 Công ty bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần. Theo quyết định số 1443/QĐ-HĐQT ngày 20-6-2007 của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam công nhận là Công ty con của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam có tên gọi là Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê- TKV đến tháng 7 năm 2011 Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê- Vianacomin theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ công thường niên năm 2011 của Công ty để phù hợp với tên của Tập đoàn Công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam- Vinacomin. 1.2-Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty. 1.3-Khái quát mô hình tổ chức quản lý của Công ty. Sv: Phạm Văn Thư 1 Lớp : K2 TCNH Trng Cao ng Bỏch Ngh Tõy H Chuyờn tt nghip Hình 1.3.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê - TK Sv: Phm Vn Th 2 Lp : K2 TCNH Đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị GĐ điều hành Phó giám đốc sản xuất P. CĐ - KCS- AT&MT 12 P.TK&CN 12 PX Đúc P.TCLĐ- TTBV- Y Tế 12 P.KTTKTC 12 P.Kinh doanh 12 P.HCQT 12 PX Kết cấu PX Xích vòng PX Cơ khí Trợ lý Giám đốc Trường Cao Đẳng Bách Nghệ Tây Hà Chuyên đề tốt nghiệp Mô hình tổ chức quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Một mô hình tổ chức hợp lý khoa học, có phân công cụ thể quyền và trách nhiệm rõ ràng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự làm việc của mỗi cá nhân nói riêng và các bộ phận nói chung. Công ty hiện có 355 CB, CNV. Bộ máy lãnh đạo Công ty gồm : 01 Đồng chí Giám đốc, 01 Đồng chí Phó Giám đốc, 06 phòng ban chức năng và 04 phân xưởng sản xuất. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê -Vinacomin theo mô hình trực tuyến chức năng ( hình 1 ). 1.3.2-Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. - Đại hội cổ đông : Bao gồm tất cảc các cổ đồng có quyền dự họp và quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại các cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng các văn bản. - Ban kiểm soát : Do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, thẩm định báo cáo tài chính và nhiệm vụ khác theo điều lệ của Công ty. - Hội đồng quản trị : Do đại hội đồng cổ đông bầu ra và là cơ quan quản lý của Công ty, có thẩm quyền quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quyết định các dự án đầu tư theo phân cấp, định hướng phát triển thị trường và các nhiệm vụ khác theo quy định . - Giám đốc Công ty : Là người được hội đồng quản trị bầu đại diện pháp lý của Công ty làm theo chế độ một thủ trưởng. Tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty theo Điều lệ Công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Sv: Phạm Văn Thư 3 Lớp : K2 TCNH P. C§ - KCS- AT&MT 12 P.TK&CN 12 P.TCL§- TTBV- Y TÕ 12 P.KTTKTC 12 P.Kinh doanh 12 Trường Cao Đẳng Bách Nghệ Tây Hà Chuyên đề tốt nghiệp - Phó Giám đốc sản xuất : Là người giúp việc Giám đốc, chỉ đạo sản xuất của Công ty theo sự phân công và uỷ nhiệm của Giám đốc. Được Giám đốc giao phụ trách toàn bộ khâu sản xuất, sửa chữa, phụ trách công tác quân sự, tự vệ. Trực tiếp phụ trách các phân xưởng sản xuất của Công ty. - Trợ lý giám đốc kiêm trưởng phòng kỹ thuật : Là người giúp việc điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và uỷ quyền của Giảm đốc, chịu trách nhiệm truớc giám đốc. Về nhiệm vụ được giám đốc giao phụ trách kỹ thuật công nghệ và cơ điện, giúp giám đốc quản lý chỉ đạo toàn bộ về kỹ thuật công nghệ, tiến bộ kỹ thuật công nghệ. Các phòng ban chức năng : là bộ phận trung gian trong mô hình trực tuyến chức năng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. - Phòng kinh doanh : Là phòng tham mưu giúp hội đồng quản trị, giám đốc điều hành Công ty có trách nhiệm tổ chức các mặt công tác sau: Công tác cung ứng và quản lý cấp phát vật tư: Căn cứ kế hoạch sản xuất, nhu cầu cung ứng vật tư của Công ty, phòng chủ động lập kế hoạch mua vật tư, làm thủ tục chào hàng cạnh tranh và tổng hợp báo cáo hội đồng duyệt giá lựa chọn nhà cung ứng phù hợp để đáp đứng đúng, đủ nhu cầu chủng loại vật tư kịp thời cho sản xuất với giá thấp.Công tác tiếp thị đấu thầu: Tổ chức theo dõi bản tin đấu thầu mua, tiếp nhận hồ sơ mời thầu và làm hồ sơ dự thầu theo Luật đấu thầu, tham gia mở thầu và theo dõi kết quả xét thầu của các đơn vị. Công tác kế hoạch, điều độ sản xuất: Xây dựng và tham gia tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn ( 5 năm ), kế hoạch hàng năm, kế hoạch quý, tháng của Công ty. Tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, năm của Công ty. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tác nghiệp tuần, 10 ngày để đảm Sv: Phạm Văn Thư 4 Lớp : K2 TCNH Trường Cao Đẳng Bách Nghệ Tây Hà Chuyên đề tốt nghiệp bảo hoàn thành kế hoạch SXKD hàng tháng của Công ty, cùng các phòng ban liên quan tổ chức nghiệm thu sản phẩm của các PX. Công tác hợp đồng và giá thành: Soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế bán sản phẩm cơ khí, mua vật tư phục vụ sản xuất theo quy định của Công ty đồng thời tổ chức thực hiện kế hoạch doanh thu hàng tháng của Công ty.Quản lý xây dựng và thực hiện giá thành, giá bán sản phẩm theo đúng sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty, bảo đảm giá bán có sức canh tranh cao nhất và có hiệu quả cho Công ty. - Phòng thiết kế - Công nghệ : Tham mưu cho Giám đốc Công ty quản lý các mặt công tác : Thiết kế, lập quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm cơ khí của Công ty; Quản lý hồ sơ, tài liệu, bản vẽ chế tạo sản phẩm; Phối hợp với phòng tổ chức lao động quản lý công tác đào tạo, nâng bậc; Tiếp cận thị trường thiết kế, lập quy trình công nghệ chế tạo các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài ngành than; Quản lý công tác tiến bộ khoa học kỹ thuật, công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; Quản lý chất lượng thiết kế và công nghệ chế tạo các sản phẩm cơ khí; Quản lý kỹ thuật an toàn chế tạo và lắp dựng các công trình cơ khí; Tham mưu về công tác đầu tư thiết bị công nghệ phát triển sản xuất. - Phòng CĐ-KCS-AT&MT : Theo dõi quản lý tài sản cố định của Công ty bao gồm : hệ thống thiết bị sản xuất, thiết bị vận tải, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị văn phong, hệ thống nhà xưởng, hệ thống trạm mạng điện cao thế và hạ thế, công trình cấp thoát nước, công trình vệ sinh, công trình giao thông. Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị sản xuất, thiết bị phục vụ sản xuất, lập kế hoạch chế tạo các chi tiết dự phòng cho sửa chữa các thiết bị, xây dựng kế hoạch đầu tư, kế hoạch sửa chữa lớn nhà xưởng, thiết bị hàng năm theo quy định của cấp trên. Sv: Phạm Văn Thư 5 Lớp : K2 TCNH Trường Cao Đẳng Bách Nghệ Tây Hà Chuyên đề tốt nghiệp Quản lý chất lượng sản phẩm do Công ty sản xuất, chất lượng thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu nhập về của Công ty. Phối hợp với phòng tổ chức lao động xây dựng quy chế quản lý công tác bảo hộ lao động. Phối hợp với bộ phận kỹ thuất và các phân xưởng xây dựng các quy trình, nội quy và các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Theo dõi việc kiểm định, cấp giấy phép cho các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. - Phòng TCLĐ-TTBV-Y Tế : Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực : Tham mưu trong công tác bố trí sử dụng và đề bạt cán bộ, các quyết định về thành lập, sáp nhập hay giải thể đơn vị cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Cân đối lao động báo cáo Giám đốc giải quyết hợp đồng lao động hay chấm dứt hợp đồng lao động. Điều động CBCNV trong nội bộ Công ty, quản lý hồ sơ CNCNV Tham mưu cho Giám đốc xây dựng và thực hiện nội quy lao động, quy chế trả lương, các quy chế khoán quản. Quản lý tiền lương, theo dõi cân đối sử dụng quỹ lương đúng quy chế. Thanh quyết toán lương và các khoản có tính chất lương cho người lao động. - Phòng KTTKTC : Là một phòng thực hiện hệ thống hoá thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính , kế toán, thống kê phát sinh ở Công ty. Cung cấp những thông tin kế toán cần thiết phục vụ cho công tác quản lý kinh tế tài chính ở tầm chính sách chiến lực phát triển Công ty, đồng thời có điều kiện phân tích đánh giá trong quá trình hoạt động SXKD, giúp lãnh đạo đề ra những quyết định quyết định kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho Công ty, đảm bảo quyền chủ động SXKD về tài chính của Công ty.Thông qua việc thu thập xử lý thông tin kế toán, thống kê có thể kiểm tra, kiểm soát việc hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo đúng chế độ hiện hành. Sv: Phạm Văn Thư 6 Lớp : K2 TCNH Trường Cao Đẳng Bách Nghệ Tây Hà Chuyên đề tốt nghiệp - Phòng Hành chính quản trị : Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty trong việc tiếp nhận và kiểm soát các văn bản đi, đến, ban hành phân phối lưu trữ tài liệu hồ sơ, quản lý và sử dụng con dấu đúng nguyên tắc và qui định của Pháp luật.Thực hiện công việc quản trị hành chính, công tác văn thư lưu trữ, tổ chức đón tiếp khách, phục vụ công tác đối nội, đối ngoại của Công ty. 2-Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.1 Đăng ký kinh doanh hiện hành của Công ty. Ngành nghề kinh doanh : - Thiết kế chế tạo sửa chữa thiết bị phụ tùng phục vụ khai thác, vận tải, sàng tuyển than và thiết bị chế biến xây dựng. - Thiết kế chế tại các loại xích máng cào và xích phục vụ giao thông, công nghiệp xi măng và mía đường. - Thiết kế chế tạo lắp đặt các sản phẩm kết cấu thép. - Thiết kế đóng mới cải tạo và sửa chữa các phương tiện cơ giới đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. - Sản xuất vật liệu xây dựng. - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. - Kinh doanh vận tải, vật tư hàng hoá. 2.2 Đặc điểm về thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yêu là trong ngành than : - Công ty than Mạo Khê. - Công ty than Vàng Danh. - Công ty than Hòn Gai. Sv: Phạm Văn Thư 7 Lớp : K2 TCNH Trường Cao Đẳng Bách Nghệ Tây Hà Chuyên đề tốt nghiệp - Công ty tuyển than Hòn Gai. - Công ty tuyển than Cửa Ông. - Công ty than Khe Chàm. - Công ty than Hạ Long. - Công ty than Hà Lầm. ………………………… Ngoài ra trong những năm gần đây do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công tác Maketing giới thiệu sản phẩm và chiến lược phát triển của Công ty, Công ty đã mở rộng các danh mục sản phẩm của mình phục vụ cho một số ngành công nghiệp khác như: công nghiệp phục vụ giao thông đường sắt, đường thuỷ … 2.3 Đặc điểm về công nghệ. Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – Vinacomin mặt hàng chủ yếu là hàng cơ khí, các sản phẩm đa dạng. Các sản phẩm gia công chế biến đều theo một quy trình Công nghệ chung ( Sơ đồ 2.3.1 ) Sơ đồ 2.3.1 : Quy trình công nghệ SX của C.ty CP cơ khí Mạo Khê - TKV 2.4 Đặc điểm về lao động Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – Vinacomin có 355 cán bộ CNV ( Bảng 1.3.1 ) Là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập trong cơ chế thị trường. Việc tổ chức sắp xếp lao động hợp lý trong dây chuyền sản xuất cũng như các khâu quản lý luôn là vấn đề được quan tâm. Chính vì thế hang năm công ty luôn trích ra một phần kinh phí cho việc đào tạo cán bộ, khuyến khích cán bộ công nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề cho người lao động Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chất lượng lao động của công ty cổ phần cơ khí mạo khê được thể hiện qua bảng (2.4.1) Bảng báo cáo chất lượng lao động Sv: Phạm Văn Thư 8 Lớp : K2 TCNH Tạo phôi Gia công cơ khí Lắp ráp Hoàn thiện Tiêu thụ Trường Cao Đẳng Bách Nghệ Tây Hà Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 2.4.1 Diễn giải Lượng % Theo giới tính Nam 246 68.3 Nữ 114 31,7 Theo loại lao động Lao động trực tiếp 289 80,3 Lao động gián tiếp 71 19,7 Theo trình độ đào tạo Đại học cao đẳng 57 15,8 Trung học 25 6,9 Công nhân KT 258 71,7 LĐPT 20 5,6 Theo cấp bậc công nhân kỹ thuật Bậc 1 0 Bậc 2 18 6,2 Bậc 3 88 30,4 Bậc 4 37 12,8 Bậc 5 58 20,1 Bậc 6 71 24,6 Bậc 7 17 5,9 Cấp bậc trung bình 4,44 1,5 Theo ngành nghề Điện 7 2,4 Cơ khí 234 81,0 Khác 48 16,6 Theo độ tuổi Dưới 25 tuổi 55 15,3 Từ 25 tuổi ÷ 35 tuổi 86 23,9 Từ 36 tuổi ÷ 55 tuổi 212 58,9 Từ 56 tuổi ÷ 60 tuổi 7 1,9 Sv: Phạm Văn Thư 9 Lớp : K2 TCNH Trường Cao Đẳng Bách Nghệ Tây Hà Chuyên đề tốt nghiệp 3-Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua một vài năm. Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê- Vinacomin qua một vài năm thể hiên trên bảng 3.1. Bảng 3.1 : Sự tăng trưởng của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê ( Nguồn :Phòng kế toán Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – TKV ) Sv: Phạm Văn Thư 10 Lớp : K2 TCNH