HS trình bày được khái niệm câu chủ động, câu bị động: – Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác chỉ chủ thể của hoạt động.. – Câu
Trang 1Phòng GD&ĐT Bình Giang
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ 2
Năm học 2014 – 2015 Môn: Văn Khối 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Thế nào là câu chủ động, câu bị động?
b) Cho câu chủ động sau, hãy chuyển thành hai câu bị động tương ứng theo hai cách đã học?
Một hoạ sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV
Câu 2 (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
(SGK Ngữ Văn 7, tập 2, trang 24) a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào?
Câu 3 (5,0 điểm)
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”
Đáp án đề thi giữa Học Kì 2 môn Văn lớp 7
Câu 1:
a HS trình bày được khái niệm câu chủ động, câu bị động:
– Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
– Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
(HS không trình bày phần trong ngoặc đơn ở mỗi khái niệm vẫn cho điểm tối đa)
b HS chuyển câu chủ động đã cho thành câu bị động theo hai cách:
-Cách 1: Bức tranh này đã được một hoạ sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỉ XV
– Cách 2: Bức tranh này (đã) vẽ vào thế kỉ XV
hoặc: Bức tranh này (đã) được vẽ vào thế kỉ XV
Trang 2(HS chuyển đúng mỗi cách được 0,75 điểm)
Câu 2
a – Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
– Tác giả: Hồ Chí Minh
b Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận
c – Nội dung chính của đoạn văn: Nêu nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta
– Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Câu 3
a Yêu cầu về hình thức: (1 điểm)
– Làm đúng kiểu bài: Lập luận giải thích
– Bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB
– Biết vận dụng các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích
– Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu Trình bày sạch sẽ,
rõ ràng
b Yêu cầu về nội dung: (4 điểm)
– HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau: a) MB: (0,5 điểm)
– Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề cần giải thích
– Trích dẫn câu tục ngữ
b) TB: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (3,0 điểm)
* Giải thích:
+ Nghĩa đen:
– ” Lá lành”: là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn
-” Lá rách”: là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, không lành lặn
=> Khi gói bánh nếu bọc lá lành ở bên ngoài, lá rách ở bên trong thì ta tận dụng được cả
lá rách mà trông chiếc bánh vẫn đẹp
+ Nghĩa bóng:
– ” Lá lành”: Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc…
-” Lá rách”: Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, kém may mắn…
-“Đùm”: bao bọc, che chở, bảo vệ
Trang 3=> Câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” khuyên nhủ mọi người phải biết yêu thương đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ chia sẻ, đùm bọc đồng loại nhất là những người
có hoàn cảnh éo le, kém may mắn…
* Vì sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải “lá lành đùm lá rách”?
– Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn (khi gặp thiên tai, địch hoạ, lúc hoạn nạn ốm đau …) vì thế con người phải biết nương tựa vào nhau để vượt qua
– Mọi người đùm bọc, che chở, thương yêu nhau… sẽ cho ta thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, sống nhân đạo hơn, xã hội ngày một văn minh, tốt đẹp hơn
– Thực tế đã cho thấy, nhờ có tinh thần lá lành đùm lá rách đã giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách; giúp dân tộc ta đánh thắng mọi thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập (dẫn chứng)
* Cần làm gì để thực hiện lời dạy của câu tục ngữ?
– Lòng nhân ái phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thấu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng
– Tinh thần tương thân tương ái phải được thể hiện ở những việc làm cụ thể: săn sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, chi viện cho đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh… (liên hệ những việc làm cụ thể của HS: phong trào góp quần
áo, sách vở ủng hộ nhân dân bị thiên tai: mua tăm ủng hộ người mù……)
c) KB: (0,5 điểm)
– Khẳng định quan niệm sống đúng đắn của câu tục ngữ, mỗi người cần phải học tập và phát huy
– Liên hệ bản thân: cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ…
Tình cảm tương thân tương ái là một đặc điểm nổi bật trong quan niệm sống của người xưa Bên cạnh những câu tục ngữ ca dao thông dụng như: Thương người như thể thương thân, Nhiễu điều phủ lấy giá gương… Nhân dân ta vẫn thường nhắc nhở nhau “lá lành đùm lá rách” Đó là những bài học đạo lý làm người của những người cùng trong một nước, phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau
Bài mẫu tham khảo ” lá lành đùm lá rách”
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gợi một hình ảnh quen thuộc, bình thường trong cuộc sống: chiếc bánh trưng, bánh ú ta thường thấy lá rách thì gói ở bên trong, còn bao bọc bên ngoài những lá lành lặn Từ thực tế như vậy ta liên tưởng đến con người Lá lành là tượng trưng cho những người có cuộc sống sung túc đầy đủ về vật chất Còn lá rách là những cảnh đời nghèo khổ bất hạnh rủi ro Trong cuộc sống họ không gặp nhiều may mắn Nếu như những cuộc đời này, những con người này không được xã hội giúp đỡ thì có lẽ họ không bao giờ cải thiện được hoàn cảnh sống Do vậy thương người như thể thương thân
là lẽ tất yếu Những người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ về vật chất cần nhường cơm sẻ áo cho những người có hoàn cảnh đặc biệt Đây chính là truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại
Trong cuộc sống không có ai sống lẻ loi một mình, họ phải có một quan hệ từ gia đình, làng xóm đến xã hội Tuy lành hay rách cũng là lá, tuy “giàu sang” hay “nghèo hèn” cũng
Trang 4là con người Những chiếc lá kia vô tri vô giác mà chúng còn biết che chở cho nhau huống chi con người Do đó việc đùm bọc thương yêu nhau phải là một thái độ sống, phương châm sống của người Sống với nhau phải biết cảm thông giúp đỡ lẫn nhau thì mới tạo được tình đoàn kết tương thân tương ái Đây là cơ sở, là nền tảng để xây đựng một xã hội tốt đẹp Giúp đỡ mọi người cũng chính là giúp đỡ mình mình vì mọi người, mọi người vì mình Chẳng thế mà trong chiến tranh, trong thiên tai dân tộc ta đã làm tốt việc một miếng khi đói bằng một gói khi no Thế nhưng giúp đỡ đùm bọc người khác phải dựa trên tình cảm trong sáng, tốt đẹp, không phải là sự bố thí coi khinh
Bên cạnh đó còn một số kẻ sống thiếu lòng nhân ái, quay lưng lại với cảnh màn trời chiếu đất của đồng bào, đồng chí Những hạng người này đáng lên án Câu tục ngữ nêu bật một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đó chính là lòng nhân ái bao la, con người chỉ sống tốt với nhau bằng lòng yêu thương mà thôi
Ngày nay câu tục ngữ không bó hẹp trong gia đình, làng xã, nó chính là lòng nhân đạo giữa người với người trong thế giới này Câu tục ngữ nhăm nhắc nhở mọi người hãy sống
vì lòng nhân ái, vì người khác để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn