1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vân dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vào công cuộc công công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay

43 1,5K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 491 KB

Nội dung

Quá trình sản xuất giá trị thặng dư: Cơ sở kinh tế của chế độ tư bản chủ nghĩa là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên quá trình lao động dưới chủ nghĩa tư bản có đặc điểm: - Xem xét trong khuôn khổ từng doanh nghiệp: + Phản ánh mối quan hệ giữa nhà tư bản với lao động làm thuê, điều kiện tổ chứa kinh doanh thuộc về nhà tư bản, công nhân là người phục vụ. + Phản ánh các quan hệ phân phối, phân chia lao động, toàn bộ sản phẩm làm ra thuộc về chi phối của nhà tư bản, công nhân chỉ được nhận tiền lương.

Đề tài : Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với Đề tài : Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam phát triển kinh tế Việt Nam *********** *********** Lời nói đầu Lời nói đầu Trong gần 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 7,3% giai đoạn 1990 - 2004 và GDP bình quân đầu người tăng trung bình 5,7% hàng năm. Tỷ lệ nghèo giảm từ gần 80% năm 1986 xuống còn 29% vào năm 2002. Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời có thành tích giảm nghèo nhanh nhất thế giới . Những thành tựu đó cho thấy sự nỗ lực rất lớn của chính phủ Việt Nam trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá , phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa , và mở của nền kinh tế theo xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Bên cạnh sự nỗ lực từ trong nước , còn phải kể đến những tác động rất lớn từ các yếu tố bên ngoài mà trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) là một yếu tố hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam . Khi nước ta là một nướcxuất phát điểm thấp thì FDI đã góp phần bổ sung vốn cho đầu tư , là một kênh để chuyển giao công nghệ, là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động , tăng kim 1 ngạch xuất khẩu , tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và cho đến nay đã được coi la` một bộ phận cấu thành của nền kinh tế với mức đóng góp vào GDP ngày càng tăng . Ngày nay , FDI đã trở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất và lưu thông . Không có quốc gia nào lớn hay nhỏ , phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa lại không cần đến FDI và tất cả đều coi đó là nguồn lực quốc tế quan trọng để khai thác và hoà nhập với cộng đồng quốc tế . Ngay cả những cường quốc như Mỹ , Nhật cũng không thể tự giải quyết những vấn đề kinh tế , xã hội đã , đang và sẽ diễn ra . Chỉ có thể bằng con đường hợp tác mới đem lại hướng giải quyết tốt nhất những vấn đề đó . Chính vì vậy , việc phân tích tác động của FDI đối với phát triển kinh tế Việt Nam giúp ta có một cái nhìn sâu sắc hơn về FDI để từ đó đánh giá đúng vai trò của nó , phát huy những mặt tích cực , hạn chế những mặt tiêu cực của FDI , đồng thời tìm ra những vấn đề còn bức xúc trong việc sử dụng nguồn vốn FDI và đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tận dụng tối đa cơ hội mà nguồn vốn này mang lại , phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà. Chương 1 / Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài I / Khái niệm và bản chất của FDI 1/ Khái niệm 2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI _ Foreign Direct Investment ) là một hình thức đầu tư từ nước ngoài của các nhà đầu tư đối với một nước tiếp nhận . Sự ra đời của FDI là một tất yếu của quá trình phân công lao động quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá kinh tế . Trên thực tế có rất nhiều quan niệm khác nhau về FDI và ở mỗi nước lại có khái niệm khác nhau về FDI . FDI theo quan niệm chung là một hoạt động kinh doanh ở đó có yếu tố di chuyển vốn quốc tế và kèm theo sự di chuyển vốn là chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và các ảnh hưởng kinh tế xã hội khác đối với nước nhận đầu tư . Theo Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc các tổ chức, các cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với bên Việt Nam hoặc tự mình tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam . Nhìn từ góc độ kinh tế có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức di chuyển vốn quốc tế trong đó người sở hữu đồng thời trực tiếp tham gia điều hành và quản lý hoạt động sử dụng vốn đầu tư . Về thực chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự đầu tư của các cá nhân, tổ chức nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó . Tiền đề của việc xuất khẩu tư bản là “tư bản thừa” xuất hiện trong các nước tiên tiến. Nhưng thực chất vấn đề đó là một hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu khách quan, khi mà quá trình tích tụ và tập trung đã đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Đó chính là quá trình phát triển của sức sản xuất xã hội, đến độ đã vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một quốc gia, hình thành nên quy mô sản xuất trên phạm vi quốc tế . 3 Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam gồm có 4 hình thức sau: - Hợp đồng hợp tác kinh doanh : là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập một pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phi được đại diện có thẩm quyền của các bên ký kết. - Doanh nghiệp liên doanh : là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên (bên nước ngoài và bên Việt Nam). Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, các bên tham gia liên doanh được chia lợi nhuận và chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào phần vốn pháp định của liên doanh. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : là doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức nước ngoài do họ thành lập và quản lý. Nó là một pháp nhân mới của Việt Nam dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. - Đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO : đây là các hình thức đầu tư đặc biệt thường áp dụng cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự ra đời của các phương thức này nhằm tạo thêm nguồn vốn, xúc tiến nhanh chóng việc ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời san sẻ một phần gánh nặng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của ngân sách Nhà nước 2/ Bản chất của FDI Bản chất của FDI là các hoạt động đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế nhằm tìm kiếm 4 lợi nhuận cao ở phạm vi toàn cầu . Điều này có nghĩa là các nước có nền kinh tế phát triển hơn thường đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng khả năng về vốn và công nghệ của mình để khai thác nguồn nhân lực và tài nguyên của các nước tiếp nhận đầu tư , các nước này cũng sẽ được lợi từ những nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế . Như vậy FDI có tính hai mặt của nó , nó giống như một con dao hai lưỡi đối với các nước tiếp nhận đầu tư . Nếu nền kinh tế của nước chủ nhà đủ mạnh , chính phủ có các chính sách hợp lý trong việc huy động và sử dụng FDI thì sẽ phát huy rất tốt mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt tiêu cực của FDI . Ngược lại , nếu nền kinh tế của nước chủ nhà quá yếu kém , chính phủ không thể kiểm soát được dòng vốn và việc sử dụng nó sẽ gây ra tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào FDI , chính phủ sẽ không thể làm chủ được nền kinh tế của chính quốc gia mình . Việc phân tích , đánh giá vai trò và tác động của FDI không những chỉ căn cứ vào mức độ tham gia củavào nền kinh tế mà còn phải đánh giá khả năng tiếp nhận của nước chủ nhà . Thật vậy , việc sử dụng FDI có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực của nước tiếp nhận . Thực tế cho thấy có tỷ trọng FDI cao trong nền kinh tế chưa chắc đã có tác dụng lớn đến nước tiếp nhận đầu tư . Hiệu quả của FDI còn phải tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của nước chủ nhà . Thông thường , cứ 1 USD vốn nước ngoài đầu tư vào thì trong nước phải có 3 - 4 USD đối ứng , như vậy mới tạo ra hiệu quả sử dụng của cả vốn trong và ngoài nước . Cần lưu ý rằng FDI chỉ có tác dụng tăng cường lượng vốn đầu tư trong nước mà không phải là một yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia cho vai trò của nó là rất lớn . 5 II / Các đặc điểm của và vai trò của FDI với các nước đang phát triển 1/ Đặc điểm của FDI - Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế do kết quả kinh doanh có liên quan trực tiếp đến lợi ích của chủ đầu tư đó . - Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy theo tỷ lệ góp vốn của mình. - Thông qua hình thức này, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý .là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. - Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. 2/ Vai trò của FDI với các nước đang phát triển Vai trò của FDI không chỉ phụ thuộc vào tổng vốn đầu tư mà còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp nhận của nước chủ nhà : - FDI giúp tăng cường lượng vốn trong nước : FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích luỹ nội bộ thấp , cản 6 trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học kỹ thuật thế giới phát triển mạnh . Điển hình là các nước NIC strong gần 30 năm qua , nhờ nhận được FDI cùng với các chính sách kinh tế năng động đã trở thành những con rồng Châu Á. - Nâng cao và cải tiến công nghệ trong nước : Cùng với việc cung cấp vốn , thông qua FDI các công ty nước ngoài đã chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc nước khác sang cho nước tiếp nhận đầu tư , do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể những công nghệ , kỹ thuật tiên tiến hiện đại ( mà thực tế có những công nghệ không thể mua được bằng quan hệ thương mại đơn thuần ) . - Đào tạo nguồn nhân lực trong quản lý và sản xuất : Thông qua FDI , nước chủ nhà có thể học hỏi được những kinh nghiệm quản lý , năng lực marketing , đội ngũ lao động được đào tạo có bài bản , được rèn luyện về mọi mặt ( trình độ kỹ thuật , phương pháp làm việc , kỷ luật lao động , tác phong công nghiệp …) nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của chủ đầu tư và thị trường . - FDi còn làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển , thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước , tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước . Điều này có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực . - FDI giúp mở rộng thị trường ra quốc tế : Với việc tiếp nhận FDI , các nước tiếp nhận sẽ không rơi vào cảnh nợ nần , không phải chịu những ràng buộc về chính trị , xã hội . FDI góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế các công ty nước ngoài , đồng thời thông qua hợp tác với nước ngoài , nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giới và như vậy sẽ có khả năng tốt hơn trong việc huy động tài chính cho các dự án phát triển . 7 Tuy nhiên , theo kinh nghiệm của các nước nhận đầu tư , bên cạnh những ưu điểm trên thì FDi cũng có những hạn chế nhất định . Đối với nước sở tại , nếu không có quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học thì sẽ dẩn đến chỗ đầu tư tràn lan . kém hiệu quả , tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và nạn ô nhiểm môi trường nghiêm trọng . Tuỳ theo đặc điểm của từng nước mà vai trò của FDI là lớn hay nhỏ , tích cực hay tiêu cực . Để đánh giá một cách đầy đủ về vai trò của FDI , cần xem xét tác động của nó lên nền kinh tế cả ở khía cạnh kinh tế , xã hội lẫn môi trường căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau : - Lưu chuyển ngoại tệ : mức độ góp vốn, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, chuyển lợi nhuận về nước, thực hiện giá chuyển giao, thuế lợi nhuận thu được từ các doanh nghiệp FDI. - Cạnh tranh : mức độ làm phá sản các doanh nghiệp địa phương, sự thay thế vị trí các cơ sở sản xuất then chốt nội địa của các doanh nghiệp FDI. - Chuyển giao công nghệ : Chi phí R & D của FDI ở nước chủ nhà, mức độ độc quyền công nghệ và công nghệ phù hợp ở nước sở tại. - Sản phẩm : Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm ở trong - ngoài nước và giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, sản phẩm phù hợp. - Đào tạo cán bộ và công nhân : Số lượng, trình độ cán bộ và công nhân được đào tạo, số lao động được tuyển dụng trong các doanh nghiệp FDI. - Mối quan hệ với các doanh nghiệp và cơ sở địa phương : Mức độ thiết lập các mối quan hệ với các cơ sở trong nước, liên kết kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nước chủ nhà. - Các vấn đề xã hội : Bất bình đẳng trong thu nhập, lối sống, tăng chênh lệch giàu - nghèo trong xã hội do FDI gây ra. 8 Chương 2 / Đánh giá tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam I / Cơ cấu sử dụng vốn FDI tại Việt Nam trong những năm qua 1/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2005 (tính tới ngày 22/8/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Đơn vị : USD STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện I Công nghiệp và xây dựng 3,798 28,996,154,868 12,601,111,219 17,717,309,149 CN dầu khí 28 1,913,191,815 1,406,191,815 4,587,290,313 CN nhẹ 1,569 7,996,396,563 3,580,697,658 3,015,658,859 CN nặng 1,645 12,088,157,968 4,837,450,387 6,152,749,854 CN thực phẩm 253 3,027,759,603 1,351,601,022 1,844,196,879 Xây dựng 303 3,970,648,919 1,425,170,337 2,117,413,244 II Nông-Lâm-Ngư nghiệp 747 3,610,051,804 1,569,811,509 1,758,118,839 Nông-Lâm nghiệp 638 3,308,630,624 1,436,806,128 1,606,101,464 Thủy sản 109 301,421,180 133,005,381 152,017,375 III Dịch vụ 1,072 15,548,764,434 7,385,034,080 6,294,099,101 GTVT-Bưu điện 156 2,905,563,979 2,310,407,639 698,133,046 Khách sạn-Du lịch 159 2,806,399,035 1,164,868,545 2,114,922,862 Tài chính-Ngân hàng 54 722,550,000 699,295,000 616,930,077 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 195 703,563,416 323,071,691 269,258,207 XD Khu đô thị mới 4 2,551,674,000 700,683,000 51,294,598 XD Văn phòng-Căn hộ 106 3,777,102,929 1,323,855,808 1,676,337,799 XD hạ tầng KCX-KCN 20 986,099,546 379,519,597 521,371,777 Dịch vụ khác 378 1,095,811,529 483,332,800 345,850,735 Tổng số 5,617 48,154,971,106 21,555,956,808 25,769,527,089 9 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Như vậy , trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến 2005 , cả nước đã thu hút được khoảng hơn 48 tỷ USD với 5617 dự án đầu tư , quy mô trung bình của các dự án đạt 8.5455 triệu USD , đây quả là con số không hề nhỏ đối với một nước nghèo như Việt Nam trong đó đầu tư vào công nghiệp là nhiều nhất với gần 29 tỷ USD ( chiếm 60.21% tổng vốn đầu tư ) sau đó là các ngành dịch vụ với 15.55 tỷ USD ( chiếm 32.29% ) , điểu đó cho thấy các nguồn vốn FDI đã được đầu tư đúng theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp hoá , hiện đại hoá của Việt Nam . Trong công nghiệp , các ngành chủ yếu được đầu tư là công nghiệp nặng ( đóng tàu , hoá chất , xây dựng các khu công nghiệp … ) , công nghiệp nhẹ , và công nghiệp dầu khí . Trong ngành dịch vụ thì các ngành chủ yếu được đầu tư là GTVT-Bưu điện , khách sạn -du lịch , xây dựng khu đô thị , văn phòng , căn hộ. Điều đáng nói ở đây là cho thu hút được khá nhiều vốn FDI nhưng tỷ lệ thực hiện còn quá thấp ( chỉ chiếm 53.5% ) , từ đó cho thấy khả năng yếu kém của Việt Nam trong việc sử dụng vốn FDI , Việt Nam chưa tận dụng được hết lợi ích mà FDI mang lại , hơn nữa , việc thực hiện giải ngân vốn FDI của Việt Nam thường chỉ tập trung vào một số ngành mà lại bỏ qua những ngành qua trọng khác ( VD : Văn hóa-y tế-giáo dục , ngân hàng tài chính ) hoặc những ngành mà Việt Nam có thế mạnh thì lại chưa được đầu tư thích đáng , quá trình giải ngân rất chậm chạp , không hiệu quả ( VD : thuỷ sản , xây dựng khu đô thị mới ) . Thực trạng trên cho thấy cơ cấu sử dụng FDI theo ngành của Việt Nam còn rất mất cân đối và đôi khi là bất hợp lý , theo đó , chính phủ cần có các biện pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn FDI , trước hết là cho khâu phân bổ nguồn vốn . 2/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước đầu tư 10

Ngày đăng: 24/07/2013, 13:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w