Ứng dụng nguồn vốn FDI trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay

MỤC LỤC

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương

Nguồn vốn FDI vào Việt Nam thực tế tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn hoặc các vùng có các khu công nghiệp lớn của Việt Nam như Hà Nội , TP Hồ Chí Minh , Đồng Nai , Bình Dương … do ở những nơi này có điểu kiện tốt về cơ sở hạ tầng , giao thông vận tải , thông tin và có nguồn lao động có tay nghề trong khi FDI của các địa phương khác , đặc biệt là các tình nghèo đang rất cần vốn thì lại rất ít. Đành rằng việc thu hút được nhiều vốn là rất tốt song nếu cứ tiếp diễn tình trạng này thì nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế toàn diện , đó là chưa kể việc giải ngân vốn FDI theo địa phương ngay cả ở những nơi thu hút được nhiều vốn vẫn rất chậm và hiệu quả không cao.

FDI góp phần quan trọng vào việc bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước và gia tăng tỷ lệ tích luỹ của nền kinh tế

Khu vực FDI chiếm khoảng 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội , trong đó đặc biệt quan trọng là vốn đầu tư FDI vào xây dựng cơ bản ( chiếm khoảng 31% vốn FDI ) , nguồn vốn này đã tạo tiền đề cho việc phát triển các hoạt động sản xuất không chỉ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn cho cả các doanh nghiệp trong nước. Đây thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như chất “xúc tác- điều kiện” để việc đầu tư của ta đạt hiệu quả nhất định và lượng vốn này có xu hướng tăng lên qua các năm. Không chỉ làm tăng lượng vốn đầu tư trong nước , FDI còn tác động cả tới khả năng tích luỹ của nền kinh tế , góp phần gia tăng khả năng tích lũy của nền kinh tế, nâng cao năng lực tái đầu tư mở rộng sản xuất, tăng khả năng tự chủ về kinh tế của đất nước.

Điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta vì chỉ thông qua việc nâng cao tỷ lệ tích lũy, chúng ta mới có thể nâng cao năng lực tái đầu tư , mở rộng sản xuất và tạo ra khả năng tự lực về kinh tế cho mình trong các giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Những kết quả trên cho thấy trong những năm qua, vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp Việt Nam phát triển một nền kinh tế cân đối, bền vững theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao ( Ngoại trừ khoảng thời gian sau khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á vào các năm 98,99,2000 ). Những tính toán sơ bộ cho thấy nếu thời gian qua không có nguồn vốn này thì mức tăng trưởng có thể không vượt quá 5% bình quân năm và nếu không có cả nguồn ODA thì mức tăng trưởng hàng năm có thể chỉ khoảng 3% - 4% trong điều kiện phát huy tốt nội lực.

Ngoài ra , khu vực FDI cũng có đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách nhà nước , góp phần làm giảm bớt tình trạng thâm hụt và nâng cao khả năng chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

Tác động của FDI đến chuyển giao công nghệ , nâng cao trình độ kỹ thuật của nền sản xuất trong nước

Đây là tác động gián tiếp của FDI đến các doanh nghiệp Việt Nam ( tác động tràn ) , các doanh nghiệp FDI đã tạo ra sức ép cạnh tranh trên thị trường, từ đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư đổi mới công nghệ; lưu chuyển lao động từ doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp trong nước; chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước; liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để sản xuất sản phẩm. Như vậy , các công nghệ và thiết bị được nhập vào nước ta qua các dự án đầu tư nước ngoài hầu hết là những công nghệ đã ổn định và phổ cập ở các nước đang phát triển, phù hợp với quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ta. Các công nghệ này đã nhanh chóng tạo ra lợi nhuận, phù hợp với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế thị trường, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.

Về lâu dài, chúng ta cần phải có chính sách chú trọng tìm kiếm, đầu tư và thu hút các nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao để đưa nền sản xuất nước ta theo kịp sự phát triển của khu vực và thế giới.

Tác động của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu , mở của thị trường , hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, nó là một trong những phương thức đưa hàng hóa sản xuất tại Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thực hiện dự án đầu tư đã trở thành “cầu nối”, là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật, công nghệ mạnh của thế giới. Đối với những hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, vô hình chung đã biến các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam.

Các con số cho thấy các doanh nghiệp FDI có vai trò ngày càng quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam , là yếu tố không thể thiếu giúp Việt Nam mở cửa thị trường , tăng khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế khu vực và thế giới.

Tác động của FDI đến việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , đào tạo và nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam

Các nhân viên trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tiếp thu được công nghệ quản lý hiện đại, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, có điều kiện cập nhật các kiến thức, phương tiện, công cụ mới trong quản lý kinh tế, có điều kiện làm quen và tự rèn luyện tác phong công nghiệp, sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị hiện đại. Hơn thế nữa , do thu nhập ở các doanh nghiệp FDI thường cao nên sẽ có không ít lao động Việt Nam tham gia vào khâu tuyển dụng lao động , muốn vậy không có cách nào khác là họ phải tự nâng cao tay nghề , ý thức kỷ luật để có thể cạnh tranh trong vấn đề việc làm , khu vực FDI vô hình chung đã gián tiếp nâng cao thêm chất lượng cho lao động Việt Nam. Đây chính là điều kiện tốt một mặt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, học tập và nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý , mặt khác, để liên doanh có thể hoạt động tốt, nhà đầu tư nước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng trong các doanh nghiệp.

Như vậy, thông qua việc thu hút và tạo ra thu nhập ổn định cho một lượng lớn lao động xã hội, ĐTTTNN đã góp phần đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ cả về số lượng, tỷ trọng lẫn chất lượng , điều này rất phù hợp với sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá của nước ta.

Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Việt Nam

    - Khả năng về vốn đối ứng thấp , phía Việt Nam thường chỉ có vốn đối ứng là đất đai ( đặc biệt là về phía nhà nước ) mà chưa có nguồn vốn đối ứng thực sự về tiền , khoa học công nghệ và lao động và do đó trong khi thực hiện FDI rất dễ rơi vào tình trạng bị động nếu các nhà đầu tư nước ngoài có những động thái thay đổi trong việc rót vốn hoặc lợi dụng điều đó để gây khó khăn cho phía Việt Nam. - Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 10/1998/NĐ-CP của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vì trong nghị định này đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục triển khai dự án, cách đánh thuế XNK, thuế lợi tức, cụ thể hóa những ngành, những vùng ưu tiên, ưu đãi đầu tư..nhằm khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho việc sử dụng vốn FDI. - Cần đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư, hướng các doanh nghiệp FDI hoạt động theo định hướng mà nhà nước đã đề ra là phát triển kinh tế theo công nghiệp hoá , hiện đại hoá trên nền tảng một nền công nghiệp hiện đại với vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước , các khu vực khác , đặc biệt là khu vực FDI ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng GDP.

    - Các doanh nghiệp có vốn FDI phải hướng mạnh vào xuất khẩu hơn nữa vì sức mua của thị trường Việt Nam còn khá thấp, chưa là động lực tích cực để thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng đúng với kinh nghiệm thực tế của nhiều nước trong khu vực: tăng cường năng lực xuất khẩu phải là mục tiêu số một của các doanh nghiệp FDI.