Ra quyết định là quá trình xác định mục tiêu nhằm giải quyết vấn đề cho một hệ thống nhất định. Hôm nay em xin được trình bày đề tài “Vận dụng quy trình ra quyết định và mô hình phù hợp để đưa ra lời khuyên cho việc giải quyết vấn đề Khan hiếm giác mạc
Trang 1Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Khoa Học Quản lý
BÀI TẬP MÔN QUẢN LÝ TỔ CHỨC CÔNG
Đề tài:
hình phù hợp để đưa ra lời khuyên cho việc giải
quyết vấn đề trong tổ chức
( Đã thuyết trình: 10 điểm)
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Dung Lớp : Kinh tế và quản lý công 50
Mã SV : CQ503222
Hà Nội - 2011
Trang 2Ra quyết định là quá trình xác định mục tiêu nhằm giải quyết vấn đề cho một hệ thống nhất định Hôm nay em xin được trình bày đề tài “Vận dụng quy trình ra quyết định và mô hình phù hợp để đưa ra lời khuyên cho việc giải quyết vấn đề Khan hiếm giác mạc”
HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
Hội chữ thập đỏ Việt Nam thành lập vào ngày 23/11/1946 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội quần chúng, Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế Hội hoạt động trong phạm vi cả nước, theo Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ và nguyên tắc cơ bản tương tự của Phong trào Chữ thập đỏ là Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu
I Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam
Mục đích:
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội của quần chúng, hoạt động vì mục tiêu nhân đạo – hòa bình – hữu nghị, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì hạnh phúc của nhân dân
Nhiệm vụ:
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có 7 lĩnh vực hoạt động :
- Cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo
- Chăm sóc sức khỏe
- Sơ cấp cứu ban đầu
- Hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
- Tìm kiếm tin tức thân nhân bị thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa
- Tuyên truyền các giá trị nhân đạo
Trang 3- Tham gia phòng ngừa và ứng phó thảm họa.
Các nguyên tắc hoạt động:
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hoạt động theo 7 nguyên tắc của Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế:
Nhân đạo: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ với lòng mong muốn
được giúp đỡ không phân biệt những người bị thương trên chiến trường, sẽ nỗ lực với khả năng quốc gia và quốc tế của mình ngăn ngừa và giảm bớt đau thương nhân loại bất cứ ở nơi nào
Vô tư: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế không phân biệt dân
tộc, giống nòi, tôn giáo, tầng lớp và quan điểm chính trị Phong trào nỗ lực để giảm nhẹ nỗi đau của mọi cá nhân và dành ưu tiên cho những người thiệt thòi nhất
Trung lập: Để giữ niềm tin của nhân dân, Phong trào không đứng về phe nào trong
các cuộc xung đột hoặc không tham dự vào các vấn đề mâu thuẫn về chính trị, chủng tộc, tôn giáo hoặc lý tưởng
Độc lập: Phong trào hoàn toàn độc lập Các Hội quốc gia, trong khi trợ giúp cho
chính phủ của mình về các hoạt động nhân dạo vừa tuân theo luật pháp của Nhà nước mình, vừa phải duy trì quyền tự chủ để có thể hoạt động phù hợp với những nguyên tắc của Phong trào
Tự nguyện: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ là tổ chức nhân đạo hoạt
động tự nguyện, không dùng bất kỳ hình thức xúi giục, ép buộc nào để đạt được mục đích
Thống nhất: Ở mỗi nước, chỉ có duy nhất một Hội Chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi
liềm đỏ Hội nhất thiết phải mở rộng đối với tất cả mọi người Hội phải tiến hành sức mạnh nhân đạo của mình trên phạm vi toàn lãnh thổ
Toàn cầu: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế là tổ chức rộng
rãi có phạm vi toàn cầu, trong đó tất cả các Hội quốc gia đều bình đẳng, chia sẻ trách nhiệm và nhiệm vụ trong việc giúp đỡ lẫn nhau
Trang 4II Hiến tặng giác mạc – vấn đề cần giải quyết.
1 Phân tích vấn đề:
Ở Việt Nam, có khoảng 300.000 người bị mù do bệnh lý về giác mạc Trong đó
có 100.000 người bị mù cả hai mắt Nhằm mang lại ánh sáng cho người mù, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam(HCTĐVN), Bệnh viện Mắt Trung Ương(BVMTW) cùng nhiều tổ chức nước ngoài đã tổ chức tuyên truyền người dân tình nguyện đăng ký hiến giác mạc Tuy vậy, nguồn giác mạc để thay thế hiện nay rất khan hiếm Đang cần nhiều hơn những tấm lòng sẵn sàng hiến giác mạc sau khi qua đời để mang lại ánh sáng cho những người mù
Sử dụng mô hình cây vấn đề phân tích vấn đề khan hiếm giác mạc:
Mù lòa
Chờ lâu
Thiếu giác mạc
Người hiến, gia
đình người thân
Niềm
tin
Quan
điểm
Hội chữ thập đỏ
nước
Trang 5 Vấn đề khan hiếm giác mạc.
Theo thống kê chưa chính thức của Ngân hàng Mắt Trung Ương, hiện nay có khoảng 1.000 người đang chờ để ghép giác mạc Trong khi đó, số lượng người hiến giác mạc ở Việt Nam từ trước đến nay mới chỉ vỏn vẹn 89 người Các tổ chức nước ngoài đã hỗ trợ tổng cộng 476 giác mạc Còn lại là 180 giác mạc lấy từ những con mắt đã bị hỏng Đó là nguồn cung cấp quý báu để đem lại ánh sáng cho 730 người.Vì vậy giác mạc hiến tặng vô cùng khan hiếm
Hậu quả của vấn đề khan hiếm giác mạc.
Hiện nay nguồn giác mạc đang vô cùng khan hiếm nên nhiều bệnh nhân vẫn phải chờ Có những trường hợp đã phải chờ 3 – 4 năm mà vẫn chưa thay được giác mạc Nhiều nước trên thế giới đang nghiên cứu chế tạo giác mạc nhân tạo nhằm mang lại ánh sáng cho những người mù Tuy nhiên, tất cả vẫn đang nằm trong dự
án Giác mạc nhân tạo chưa đưa vào sử dụng Nguồn giác mạc duy nhất bây giờ vẫn là giác mạc được hiến tặng Nguồn giác mạc hiến tặng khan hiếm đang là một vấn đề cấp bách mà Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đang quan tâm và tìm hướng giải quyết
Nguyên nhân.
Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này, Bà Nguyễn Thị Vượng, Cán bộ dự án HCTĐVN cho biết: “Ban đầu, chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia đăng ký hiến giác mạc Ở Việt Nam đang còn quan niệm về cái chết toàn thây nên nhiều người không ủng hộ việc hiến giác mạc, niềm tin của gia đình người thân về việc này chưa cao Các cấp chính quyền cũng chưa thực sự vào cuộc mà phó mặc cho HCTĐVN, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền của chúng tôi” Bệnh viện chưa đáp ứng đủ điều kiện về vấn đề bảo quản giác mạc Nhà nước cũng chưa tạo được cơ sở pháp lý vế
Trang 6vấn đề này vì hiện nay nhiều cá nhân do hoàn cảnh khó khăn đã phải bán giác mạc cho các đối tượng kinh doanh bất hợp pháp
1 Phân tích mục tiêu.
Sử dụng mô hình cây mục tiêu.
Mục đích( mục tiêu tổng thể):
Giải quyết vấn đề khan hiếm giác mạc, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã xác định mục tiêu đặt ra là tổ chức vận động, tuyên truyền số lượng lớn người hiến giác mạc đáp ứng nhu cầu cần giác mạc của người bệnh
Mục tiêu trung gian:
Theo thống kê của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam(HCTĐVN), nước ta có khoảng 100.000 người mù cả hai mắt do bệnh lý về giác mạc HCTĐVN cũng đã có dự án Truyền thông vận động hiến giác mạc giai đoạn 2007 -2010 Tính đến tháng 9/2010, Dự án đã tuyên truyền, vận động được hơn 30.000 người đăng ký hiến giác mạc khi qua đời Nhưng con số đấy vẫn còn đang khiếm tốn Vì vậy, mục tiêu mà Hội chữ thập đỏ Việt Nam đặt ra là làm thế nào để có được số lượng lớn giác mạc hiến tặng
Hành động:
Hàng năm, Hội chữ thập đỏ Việt Nam cùng Ngân hàng mắt trung ương phối hợp tổ chức các dự án “truyền thông vận động giác mạc” với mong muốn ngày càng có nhiều người hiểu được ý nghĩa nhân văn, nhân đạo, tầm quan trọng của việc hiến tặng giác mạc sau khi qua đời Từ đó, phát huy truyền thống nhân ái, có những hành động thiết thực tham gia tình nguyện đăng ký hiến và hiến giác mạc, vận động người thân và gia đình cùng tham ra để giúp đỡ những bệnh nhân mù
Trang 7Ngoài ra, Hội chữ thập đỏ Việt Nam cần có đội ngũ tình nguyện viên giàu nhiệt huyết, có trách nhiệm và quan trọng là cần có thêm nhiều tấm lòng nhân ái hướng tới mục tiêu mang lại nguồn sáng quý giá cho người khiếm thị
Nguồn lực:
- Những người đăng ký hiến tặng giác mạc
- Giác mạc hiến tặng từ thi thể người đã khuất
2 Xác định các phương án
Hiến tặng giác mạc là một nghĩa cử cao đẹp nhằm giúp những người mù lòa tìm thấy ánh sáng Nhưng hiện nay, việc hiến tặng giác mạc còn đang rất hạn chế
về số lượng người tham gia do nhiều nguyên nhân kể trên Vì vậy, Hội chữ thập đỏ Việt Nam cần có nhửng phương án và giải pháp để giải quyết vấn đề trên
Sử dụng mô hình ma trận giải pháp công cụ.
(1) Giải pháp tác động trực tiếp lên mục tiêu:
HCTĐVN cùng ngân hàng mắt trung ương tổ chức các dự án “Truyền thông
hiến giác mạc nhân đạo” Dự án nhằm phát huy truyền thống nhân ái, có những hành động thiết thực tham gia tình nguyện đăng ký hiến và hiến giác mạc, vận động người thân và gia đình cùng tham ra để giúp đỡ những bệnh nhân mù
Các công cụ kinh tế:
Hội chữ thập đỏ Việt Nam huy động nguồn vốn hỗ trợ từ các nhà tài trợ để
tổ chức các dự án Truyền thông vận động hiến giác mạc Tổ chức ORBIS Quốc
tế hỗ trợ Hội chữ thập đỏ Việt Nam xây dựng và triển khai dự án Tăng cường truyền thông vận động hiến tặng giác mạc trong thời hạn 3 năm từ 2007 đến
2010 với tổng ngân sách gần 250,000 USD
Trang 8 Công cụ hành chính tổ chức:
HCTĐVN căn cứ vào kế hoạch tổ chức của hội, lập kế hoạch công tác tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đề ra
Ngoài ra HCTĐVN còn phải có đội ngũ tình nguyện viên hùng hậu, nhiệt huyết, có trách nhiệm và giàu lòng nhân ái
Công cụ tâm lý giáo dục:
Các công cụ kỹ thuật:
Dự án được triển khai với sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Mắt – Bệnh viện Mắt Trung ương với mong muốn có thêm nhiều giác mạc, cung cấp để ghép cho những người mù, đang mong chờ được ghép giác mạc
(2) Giải pháp tác động gián tiếp lên mục tiêu
Ngoài giải pháp trực tiếp nêu trên, HCTĐVN còn đưa ra giải pháp tác động gián tiếp lên mục tiêu như tuyên truyền, vận động các cơ quan- tổ chức, người dân, truyền bá tư tưởng vào trường học thông qua đài báo, tivi, internet để mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc hiến giác mạc, thể hiện nghĩa cử cao đẹp, nhân đạo đem lại ánh sáng cho người mù
3 Đánh giá và lựa chọn quyết định phương án tối ưu.
Sử dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí
Phương án giải pháp trực tiếp lên mục tiêu.
- Sản phẩm của dự án Truyền thông hiến giác mạc là giác mạc hiến tặng cho người mù
- Tốn kém chi phí để thực hiện dự án Thời gian thực hiện dự án không dài
Trang 9- Khả năng huy động nguồn vốn hỗ trợ cho dự án khá cao.
- Dự án có năng lực hoạt động tính khả thi của dự án không cao do nhiều người chưa biết đến dự án
Phương án giải pháp gián tiếp lên mục tiêu
- Sản phẩm của công tác tuyên truyền, vận động mọi người hiến tặng giác mạc là giác mạc hiến tặng cho người mù
- Chi phí cho công tác tuyên truyền vận động không tốn kém lắm Nhưng thời gian thực hiện dài
- Dự án có năng lực hoạt động và tính khả thi tương đối cao
Xem xét và đánh giá hai phương án trên, ta đều thấy cả hai phương án đều có mặt tích cực và tiêu cực Tuy nhiên hai phương pháp này đều được đánh giá cao và
có tầm quan trọng tới công tác hiến giác mạc nhân đạo Chính vì vậy, HCTĐVN đều thực hiện song song cả hai phương án này, hỗ trợ nhau thực hiện tối ưu mục tiêu đặt ra, và giải quyết tốt vấn đề
4 Quyết định và thể chế hóa quyết định
Hội chữ thập đỏ Việt Nam là những người chịu trách nhiệm và có thẩm quyền
quyết định đánh giá các phương án Hội liên kết với các tổ chức khác có liên quan nhằm giải quyết vấn đề hiến tặng giác mạc.Và các quyết định sẽ được thông qua bởi một văn bản hành chính của tổ chức
Hiến giác mạc nhân đạo là hành động thể hiện nghĩa cử cao đẹp, thể hiên lòng nhân ái, tinh thần nhân đạo của con người Còn rất nhiều người trên đất nước Việt Nam đang cần được hiền giác mạc Tuy nhiên số lượng người hiến giác mạc đang rất khan hiếm HCTĐVN cần thực hiện tốt những phương án đặt ra như tổ chức
Trang 10thêm nhiều chương trình dự án nhằm kêu gọi những tấm lòng cao cả, phát huy tốt năng lực của hội trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm giải quyết những nhu cầu cấp thiết của người mù
Trên đây là bài trình bày của em về vấn đề giải quyết “khan hiếm giac mạc” Trong quá trình hoàn thành vấn còn tồn tại nhiều nhược điểm như thiếu sót cũng như chưa đủ thời gian để nghiên cứu Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý từ cô giáo và các bạn