1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

TIÊU CHUẨN THỬ TẢI CẦU ĐƯỜNG BỘ

17 3,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 267,21 KB

Nội dung

Thuật ngữ và định nghĩa Trong phạm vi của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: - “Đơn vị trực tiếp thử tải cầu”: là đơn vị tư vấn hoặc cơ quan khoa học chuyên ngành

Trang 1

TCCS T I Ê U C H U Ẩ N C Ơ S Ở

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

T Ổ NG C Ụ C ĐƯỜ NG B Ộ VI Ệ T NAM

Xu ấ t b ả n l ầ n 1

Specification for Load Testing of Highway Bridge

(D Ự TH Ả O L Ầ N 3)

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

L ờ i nói đầ u 2

1 Ph ạ m vi áp d ụ ng 3

2 Thu ậ t ng ữ và đị nh ngh ĩ a 3

3 Tiêu chu ẩ n vi ệ n d ẫ n 4

4 Yêu c ầ u chung c ủ a công tác th ử t ả i c ầ u 4

4.1 Nhiệm vụ thử tải cầu 4

4.2 Tổ chức công tác thử tải cầu 4

4.3 Nội dung chính của công tác thử tải 5

5 Chu ẩ n b ị th ử t ả i c ầ u 7

5.1 Nghiên cứu tài liệu và tình hình hiện trường, lập đề cương thử tải 7

5.2 Công tác tổ chức 8

6 Nh ữ ng thí nghi ệ m c ơ b ả n d ướ i tác d ụ ng c ủ a t ả i tr ọ ng t ĩ nh 9

6.1 Chỉ dẫn chung 9

6.2 Đo độ võng kết cấu nhịp 9

6.3 Kiểm tra ứng suất trong kết cấu nhịp 11

6.4 Kiểm tra chuyển vị của kết cấu dưới 12

7 Nh ữ ng thí nghi ệ m c ơ b ả n d ướ i tác d ụ ng c ủ a t ả i tr ọ ng độ ng 12

7.1 Chỉ dẫn chung 12

7.2 Công tác đo động kết cấu nhịp 13

7.3 Công tác đo động kết cấu dưới 13

8 X ử lý s ố li ệ u đ o đạ c và trình bày k ế t qu ả th ử t ả i c ầ u 14

8.1 Xử lý số liệu đo đạc 14

8.2 Báo cáo kết quả thử tải 14

9 An toàn lao độ ng 15

9.1 Yêu cầu chung 15

9.2 Các vấn đề cần lưu ý 16

Trang 3

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn này được rà soát, chuyển đổi thành tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) của Tông cục Đường bộ Việt Nam trên cơ sở Tiêu chuẩn ngành 22TCN 170-87 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành kèm theo Quyết định số 2269/KHKT ngày 11/12/1987 Phạm vi áp dụng được thu hẹp lại chỉ đối với lĩnh vực đường bộ Các nội dung của tiêu chuẩn cơ bản được giữ nguyên như 22TCN 170-87 và đã được sắp xếp lại về hình thức theo quy định mới của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật, Luật Xây dựng và khuôn mẫu theo TCVN 1-2:2003 Một số nội dung liên quan đến các chủ thể quản lý và thực hiện công tác thử tải cầu được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành

Tiêu chuẩn TCCS 04:2011/TCĐBVN do Vụ KHCN-MT-HTQT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì rà soát, chuyển đổi, Bộ GTVT thông qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành theo Quyết định số /QĐ-TCĐBVN ngày / /2011

Trang 4

TIÊU CHU Ẩ N C Ơ S Ở TCCS 04:2011/TC Đ BVN

Xu ấ t b ả n l ầ n 1

Tiêu chu ẩ n th ử t ả i c ầ u đườ ng b ộ

Specification for Load Testing of Highway Bridge

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với công tác thử tải các cầu mới và cầu cũ trên đường bộ, kể cả đường thành phố Các loại cầu áp dụng ở đây có dạng vật liệu và kết cấu bao gồm:

- Cầu bê tông cốt thép;

- Cầu bê tông cốt thép dự ứng lực;

- Cầu thép;

- Cầu thép - bê tông liên hợp;

- Cầu bản

- Cầu dầm;

- Cầu giàn;

- Cầu vòm;

- Cầu có kết cấu nhịp tĩnh định, siêu tĩnh, mút thừa v.v

Tiêu chuẩn này có thể vận dụng từng phần để tổ chức thử tải cầu treo, cầu dây văng hoặc cầu đi chung giữa đường bộ và đường sắt

2 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong phạm vi của Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- “Đơn vị trực tiếp thử tải cầu”: là đơn vị tư vấn hoặc cơ quan khoa học chuyên ngành có tư cách pháp nhân, đủ năng lực chuyên môn, trang thiết bị và chuyên gia để tiến hành công tác thử tải, đo đạc, phân tích, đánh giá chất lượng công trình cầu, được giao hoặc thuê thử tải cầu

- “Đơn vị quản lý khai thác công trình”: là đơn vị quản lý cầu đang khai thác cầu cũ

- “Chủ đầu tư dự án”: là đơn vị sở hữu vốn hoặc được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, nâng cấp hoặc tăng cường cầu

- “Chủ đầu tư hạng mục thử tải cầu”: là đơn vị được giao đầu tư riêng hạng mục mục thử tải cầu

- “Cấp quyết định đầu tư”: là cấp được giao quyết định đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, nâng cấp, tăng cường cầu theo Luật Xây dựng

- “Đề cương thử tải cầu”: là văn bản xác định mục đích, nội dung và yêu cầu của công tác thử tải cầu

Trang 5

- “Kiểm định cầu”: là hoạt động kiểm tra, đánh giá định kỳ tình trạng cầu cũ trong đó có thể kèm theo hoạt động thử tải cầu

- “Cầu cũ”: là cầu đã được đưa vào khai thác và hết thời hạn bảo hành công trình

3 Tiêu chuẩn viện dẫn

- Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22TCN 18-1979;

- Tiêu chuẩn kiểm định cầu 22TCN 243-1998 hoặc tiêu chuẩn chuyển đổi tương đương;

- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-2005 hoặc tiêu chuẩn chuyển đổi tương đương

4 Yêu cầu chung của công tác thử tải cầu

4.1 Nhi ệ m v ụ th ử t ả i c ầ u

4.1.1 Với hai loại đối tượng chính cần thử tải là: Các cầu xây dựng mới và các cầu cũ đang khai thác, quy trình này được vận dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Thử tải khi nghiệm thu bàn giao cầu mới xây dựng;

- Thử tải để đánh giá cấp tải trọng cầu cũ;

- Thử tải khi hoàn thành sửa chữa lớn cầu cũ;

- Thử tải khi hoàn thành việc nâng cấp hoặc tăng cường cầu cũ;

- Khi có yêu cầu cụ thể, quy trình này còn được vận dụng toàn bộ hay từng phần để:

+ Phục vụ sản phẩm công trình được chế tạo hàng loạt;

+ Phục vụ cho công tác nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật;

+ Đánh giá chất lượng từng phần công trình đang xây dựng

4.1.2 Đối với cầu mới xây dựng thì:

- Bắt buộc phải thử tải khi công trình thuộc loại lớn, có tuổi thọ thiết kế cao hay có kết cấu mới, đặc biệt;

- Chỉ thử tải các loại cầu vừa, nhỏ khác còn lại (kể cả trường hợp cầu có dầm dàn chế tạo sẵn đã được nghiệm thu theo quy định của nhà máy) khi có nghi ngờ về chất lượng;

- Trong trường hợp vì hoàn cảnh đặc biệt, không thể thử tải được một công trình thuộc loại lớn, có tuổi thọ thiết kế cao thì phải có sự đồng ý của cấp quyết định đầu tư

4.1.3 Đối với cầu cũ đang khai thác, khi cần mở rộng, gia cường thêm thì phải tiến hành thử tải để đánh giá khả năng chịu lực và điều kiện an toàn hiện tại, làm cơ sở xây dựng giải pháp tăng cường cụ thể và đánh giá kinh tế - kỹ thuật Trong trường hợp thật cần thiết, có thể thử tải cầu ngay sau khi tiến hành mở rộng, gia cường cầu để đánh giá hiệu quả của các biện pháp gia cường

4.1.4 Không phải tiến hành thử tải đối với những công trình sau đây:

- Cầu xây mới thuộc loại vừa và nhỏ không có ghi yêu cầu thử tải trong nhiệm vụ thiết kế và không

do chủ đầu tư đề nghị thử tải;

- Cầu phải nghiệm thu sớm để đưa vào sử dụng tạm thời trong một thời gian ngắn với tải trọng dưới mức tải trọng thiết kế và được cơ quan có thẩm quyền cho phép

4.2 T ổ ch ứ c công tác th ử t ả i c ầ u

Trang 6

4.2.1 Trong các trường hợp phải tiến hành thử tải đối với cầu mới xây dựng hoặc cầu cũ vừa được sửa chữa, nâng cấp, chủ đầu tư dự án lựa chọn đơn vị tư vấn hoặc cơ quan khoa học chuyên ngành

có năng lực phù hợp để thực hiện công tác thử tải cầu theo quy định hiện hành của pháp luật Đối với cầu mới xây dựng, Hội đồng nghiệm thu công trình cấp nhà nước có thể yêu cầu chỉ định cụ thể đơn vị thực hiện công tác thử tải cầu

Khi tiến hành thử tải cầu, ngoài đơn vị trực tiếp thử tải cầu cần phải có sự tham gia giám sát của đại diện các đơn vị sau:

- Tư vấn thiết kế;

- Tư vấn giám sát xây dựng;

- Nhà thầu xây dựng;

- Chủ đầu tư dự án;

- Cơ quan quản lý cấp trên (đối với một số trường hợp đặc biệt);

4.2.2 Trong trường hợp thử tải để đánh giá cấp tải trọng cầu cũ, chủ đầu tư hạng mục thử tải cầu lựa chọn đơn vị tư vấn hoặc cơ quan khoa học chuyên ngành có năng lực phù hợp để thực hiện công tác thử tải cầu theo quy định hiện hành của pháp luật

Khi tiến hành thử tải cầu, ngoài đơn vị trực tiếp thử tải cầu cần phải có sự tham gia giám sát của đại diện các đơn vị sau:

- Chủ đầu tư hạng mục thử tải cầu;

- Đơn vị quản lý khai thác công trình;

- Cơ quan quản lý cấp trên (đối với một số trường hợp đặc biệt);

4.2.3 Đối với cầu mới xây dựng và cầu được sửa chữa lớn hoặc nâng cấp, tăng cường, cơ quan thiết

kế chịu trách nhiệm xây dựng đề cương thử tải trình chủ đầu tư dự án để trình cấp quyết định đầu tư hoặc Hội đồng nghiệm thu công trình cấp nhà nước (đối với cầu mới xây dựng đặc biệt lớn) phê duyệt 4.2.4 Trường hợp thử tải để đánh giá cấp tải trọng cầu cũ, đơn vị quản lý khai thác công trình kết hợp với đơn vị tư vấn về công tác thử tải cầu xây dựng đề cương thử tải Có thể kết hợp công tác thử tải cầu với công tác kiểm tra, đánh giá tình trạng cầu định kỳ (hay còn gọi chung là kiểm định cầu) và khi

đó, đề cương thử tải được đưa chung vào báo cáo kinh tế - kỹ thuật trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt Trường hợp có nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật thì đơn vị nghiên cứu phối hợp với cơ quan quản lý công trình xây dựng đề cương thử tải và xin phép cấp có thẩm quyền cho phép

4.2.5 Đơn vị tiến hành trực tiếp công tác thử tải cầu là đơn vị có tư cách pháp nhân và phải có đủ điều kiện về trang thiết bị, nhân lực, chuyên gia, kinh nghiệm, phương tiện, tài chính đáp ứng yêu cầu thử tải cầu theo đề cương được duyệt Đơn vị này phải trực tiếp tổ chức công tác thử tải cầu theo đề cương, thu thập, xử lý, phân tích và đánh giá cầu sau đó lập báo cáo kết quả thử tải

4.2.6 Kết quả thử tải đối với cầu mới xây dựng, cầu được sửa chữa lớn hoặc nâng cấp, tăng cường phải được chủ đầu tư dự án thông qua dưới hình thức hội đồng nghiệm thu Đối với trường hợp công trình đặc biệt lớn phải được Hội đồng nghiệm thu công trình cấp nhà nước thông qua Đối với các cầu

cũ được thử tải để đánh giá lại cấp tải trọng khai thác thì kết quả thử tải phải được đơn vị quản lý khai thác công trình thông qua cũng dưới hình thức hội đồng nghiệm thu

4.3 N ộ i dung chính c ủ a công tác th ử t ả i

4.3.1 Đơn vị thử tải cầu chịu trách nhiệm lập kế hoạch thử tải theo đề cương đã được duyệt và thông báo cho các đơn vị liên quan để phối hợp Những điều kiện vật chất cần thiết tại hiện trường trước khi tiến hành thử tải cầu phải được đảm bảo (trang thiết bị, năng lượng, vật tư, nhân lực, tải trọng, đà giáo, trang bị đảm bảo giao thông, hậu cần v.v ) Đại diện các đơn vị liên quan phải đảm bảo có mặt khi tiến hành công tác thử tải

4.3.2 Để thực hiện nhiệm vụ cơ bản của việc thử tải cầu là so sánh sự làm việc thực tế của công trình với những giả thuyết đề ra trong tính toán thiết kế nhằm đánh giá tổng thể trạng thái công trình và

Trang 7

khả năng thông qua tải trọng, trong quá trình thử tải cần thu thập những thông số kỹ thuật cơ bản sau đây:

(1) Khi thử tải với tải trọng xếp tĩnh:

- Độ võng, độ vồng của dầm, dàn;

- Độ lún của mố, trụ, gối;

- Chuyển vị ngang đầu trên mố, trụ, gối;

- Ứng suất lớn nhất trên các mặt cắt kiểm tra;

- Ứng suất tập trung, ứng suất cục bộ (đối với công trình có nhu cầu nghiên cứ khoa học)

- Biến dạng đàn hồi và biến dạng dư

(2) Khi thử tải với tải trọng di động:

- Độ võng, độ vồng của dầm, dàn;

- Độ lún của mố, trụ, gối;

- Chuyển vị ngang của mố, trụ, gối;

- Ứng suất lớn nhất;

- Biên độ và tấn số dao động tự do theo phương thẳng đứng;

- Biên độ và tấn số dao động tự do theo phương ngang (trong trường hợp đặc biệt);

- Biến dạng đàn hồi và biến dạng dư;

- Khi cần, có thể đo đạc thêm một số thông số kỹ thuật khác đối với những công trình đặc biệt và cũng có thể loại bỏ một số hạng mục đo đạc khi điều kiện trang thiết bị hoặc điều kiện hiện trường không cho phép

Trong những thông số kỹ thuật trên nhất thiết phải thu thập những số liệu về độ võng, biến dạng dư, ứng suất lớn nhất, biên độ dao động, tần số dao động dể có cơ sở tối thiểu đi sâu phân tích, đối chiếu với số liệu thiết kế nhằm đánh giá đúng chất lượng công trình

4.3.3 Cần phải thử tải với hoạt tải thẳng đứng đối với những cầu mới xây dựng thuộc loại sau đây trước khi nghiệm thu bàn giao công trình:

- Cầu lớn (có tổng chiều dài cầu trên 300m);

- Cầu có kết cấu mới đặc biệt;

- Cầu bê tông cốt thép có khẩu độ lớn hơn hoặc bằng 40m;

- Cầu dàn thép có khẩu độ độ lớn hơn hoặc bằng 80m;

- Cầu có sai phạm kỹ thuật lớn (thử tải theo yêu cầu của chủ đầu tư dự án để nghiệm thu)

Khi cần thiết, có thể tiến hành thử tải với hoạt tải thẳng đứng đối với những loại cầu khác không nêu ở trên

Trong trường hợp đặc biệt không thể tiến hành thử tải trọng di động được thì phải có ý kiến quyết định của chủ đầu tư

4.3.4 Trong mọi trường hợp, việc lấy mẫu và chế tạo mẫu để thí nghiệm cơ tính của vật liệu làm cầu phải tuân theo những quy định trong các quy trình thí nghiệm hiện hành Khi không thể có mẫu thử trực tiếp từ trong kết cấu thì được phép áp dụng các phương pháp thí nghiệm gián tiếp như siêu âm, xung kích, thử độ cứng bề mặt theo các quy trình liên quan để thu thập số liệu phục vụ phân tích, đánh giá 4.3.5 Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành thêm một số đo đạc về các thông số môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ và hướng gió tại thời điểm thử tải cầu nhằm đánh giá và hiệu chỉnh độ chính xác của các thiết bị đo sự làm việc của kết cấu cầu trong quá trình thử tải

4.3.6 Trước khi tiến hành thử tải cầu, cần xem xét đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố như lưu tốc và hướng của dòng chảy, biến dạng lòng sông đến quá trình và kết quả thử tải cầu Nếu cần thiết, có thể tiến hành một số đo đạc khảo sát về dòng chảy và đáy sông trước hoặc trong quá trình thử tải cầu

Trang 8

5 Chuẩn bị thử tải cầu

5.1 Nghiên c ứ u tài li ệ u và tình hình hi ệ n tr ườ ng, l ậ p đề c ươ ng th ử t ả i

5.1.1 Để thử tải cầu, trước hết cần xem xét các điều kiện cần thiết sau đây để có cơ sở quy định nội dung, quy mô, tổ chức và biện pháp tiến hành trong đề cương thử tải:

- Hồ sơ thiết kế cầu;

- Mức độ hoàn thành công trình (đối với cầu xây dựng mới, sửa chữa lớn hoặc nâng cấp, tăng cường);

- Khả năng an toàn cho người, thiết bị và công trình trong quá trình tiến hành thử tải;

- Khả năng trang thiết bị thử tải và mức độ thuần thục của đội ngũ làm công tác thử tải;

- Khả năng đáp ứng yêu cầu chuẩn bị hiện trường của đơn vị thử tải;

- Yêu cầu đảm bảo giao thông trên bộ và dưới nước;

- Tài liệu kiểm tra nghiệm thu các hạng mục công trình của tư vấn giám sát xây dựng (đối với cầu mới) hoặc tài liệu theo dõi quá trình khai thác của đơn vị quản lý cầu (đối với cầu cũ)

5.1.2 Khảo sát tỷ mỷ một số mặt sau đây để đánh giá thực trạng công trình:

- Tình trạng chịu lực của các bộ phận chịu lực chủ yếu;

- Tình trạng mặt cầu;

- Tình trạng các gối cầu;

- Tình trạng han gỉ, bong bật của các bộ phận kết cấu công trình;

- Tình trạng của những khu vực và những bộ phận chịu lực chủ yếu;

- Tình trạng sửa chữa những khuyết tật, sai sót;

- Tình trạng đường vào cầu;

- Tình trạng thiết bị an toàn, tín hiệu, biển báo, giá treo, cứu hỏa, cứu sinh, ánh sáng

5.1.3 Thu thập và xem xét số liệu thiết kế như độ võng công trình, nội lực và ứng suất trên một số thanh và bộ phận kết cấu chủ yếu Đối với những công trình không có tài liệu thiết kế, phải tiến hành những tính toán cần thiết nhằm phục vụ cho việc phân tích kết quả thử tải và xử lý, phán đoán trong quá trình xử lý sau này

5.1.4 Xem xét các tài liệu ghi chép trong quá trình giám sát thi công, những kết luận và biên bản nhận xét về chất lượng công trình (nhất là đối với những bộ phận ẩn giấu), về những sự cố xảy ra trong quá trình thi công và những sai lệch so với đồ án thiết kế được duyệt, xem xét chất lượng của những vật liệu đã được sử dụng và những chi tiết chế tạo ở nhà máy so với yêu cầu của thiết kế và những chỉ tiêu kỹ thuật cần có của vật liệu

5.1.5 Thu thập các số liệu đầu tiên của công trình như độ võng do tĩnh tải, độ sai lệch của gối tựa, độ nghiêng của trụ, móng, vị trí trung tâm của con lăn gối cáp (nếu là cầu treo) và các số liệu khác có liên quan đến việc phân tích đánh giá chất lượng công trình sau này

5.1.6 Xây dựng chi tiết đề cương thử tải cầu bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Khái quát về tính chất và đặc điểm công trình;

- Mô tả thực trạng công trình;

- Những hiện tượng cần lưu ý về chất lượng thi công công trình;

- Yêu cầu và mục đích trong công tác thử tải;

- Nội dung cần quan sát, đo đạc khi thử tải;

- Tải trọng sử dụng và tình trạng xếp tải;

Trang 9

- Sử dụng trang thiết bị thử tải;

- Bố trí điểm đo;

- Bố trí lực lượng đo đạc;

- Bố trí phương tiện phục vụ đo đạc;

- Xác định thời gian thử tải thích hợp;

- Công tác hậu cần;

- Công tác an toàn lao động, bảo vệ thiết bị thử tải;

- Phân công trách nhiệm trong Hội đồng thử tải

Sau khi đề cương thử tải được phê duyệt, chủ đầu tư phải khẩn trương tổ chức chỉ đạo chặt chẽ và kiểm tra chu đáo từng khâu công tác chuẩn bị hiện trường trước khi thử tải

5.2 Công tác t ổ ch ứ c

5.2.1 Việc lựa chọn sắp xếp người vào các vị trí đo đạc hoặc thông tin, tín hiệu, an toàn và giám sát điều độ phải căn cứ vào mức độ thành thạo về nghiệp vụ, tình trạng sức khỏe và đặc điểm tâm sinh lý của từng người để đàm bảo hoạt động được khoa học và an toàn

5.2.2 Việc lựa chọn dụng cụ, thiết bị thí nghiệm phải căn cứ vào yêu cầu thu thập số liệu kỹ thuật, vào điều kiện cụ thể của hiện trường, hình dạng của kết cấu cần đo và yêu cầu về mức độ chính xác cần đạt Những dụng cụ, thiết bị thử tải này phải được cơ quan chức năng kiểm tra và định chuẩn định kỳ Trước khi lắp đặt để đo thử tải phải hiệu chỉnh lại dụng cụ, thiết bị và chỉ được phép sử dụng khi đảm bảo độ chính xác và tin cậy Chỉ được dùng những dụng cụ cải tiến khi dụng cụ đó đã được thử nghiệm thực tế và có kết luận cho phép sử dụng của cơ quan có thẩm quyền

5.2.3 Việc thiết kế dàn giáo phục vụ việc lắp đặt thiết bị và đo đạc thử tải phải theo đúng những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn lao động và phải được người trực tiếp phụ trách công tác thí nghiệm thông qua

5.2.4 Việc chuẩn bị tải trọng thử tải cầu phải căn cứ vào điều kiện thực tế của hiện trường và trình tự xếp dỡ tải nêu trong đề cương Có thể sử dụng đoàn xe ô tô hay những tải trọng di động khác để thử tải cầu

Đối với trường hợp thử tĩnh, cho phép sử dụng những loại tải trọng khác (như vật nặng, cát, nước ) nhưng phải áp dụng những biện pháp để đảm bảo truyền đầy đủ tải trọng xuống những điểm cố định của kết cấu cần thử; phải cân, đong, đo khối lượng để đảm bảo độ chính xác của tải trọng thử Khi thử tĩnh phải có biện pháp đảm bảo khả năng chất tải và dỡ tải nhanh nhất đồng thời không làm thay đổi vị trí số của nó trong quá trình thử

Sai số của tải trọng thử cầu không được vượt quá ± 0,5%

5.2.5 Trong một số trường hợp (thử đến phá hoại, thử những bộ phận riêng của kết cấu, thử với lực tác dụng ngang v.v ) có thể tạo nên những tải trọng thử bằng kích, tời và các thiết bị khác Khi đó cần các biện pháp để xác định một cách chắc chắn trị số của tải trọng truyền lên kết cấu (như sử dụng lực

kế đã đã hiệu chuẩn, áp kế đo biến dạng và ứng suất trong các bộ phận được truyền tải trọng v.v ) 5.2.6 Trong kế hoạch thử tải cầu, phải xác định rõ thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, phải dự trù biện pháp đối phó khi thời tiết diễn biến không thuận lợi (nắng, mưa, cơn giông v.v ) và phải có biện pháp đảm bảo an toàn lao động và đảm bảo giao thông

5.2.7 Để thử tải cầu được thuận lợi, phải chuẩn bị các biểu mẫu ghi chép số liệu thí nghiệm cho từng

vị trí đo đạc phù hợp với từng loại dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; phải đánh dấu chính xác các vị trí đặt tải trên cầu bằng vạch vôi, sơn; phải đảm bảo đường vào cầu và trên cầu không có bất cứ trở ngại nào ảnh hưởng đến tốc độ xe chạy quy định khi thử động

5.2.8 Trước khi chính thức thử tải cầu, phải tổng kiểm tra lần cuối các khâu công tác chuẩn bị Với những công trình có yêu cầu thí nghiệm phức tạp, cần phải tổ chức tập dượt trước để thống nhất chỉ huy điều độ, thông tin, tín hiệu Trong mọi trường hợp phải phổ biến cặn kẽ kế hoạch tiến hành thử tải đến từng thành viên tham gia

Trang 10

6 Những thí nghiệm cơ bản dưới tác dụng của tải trọng tĩnh

6.1 Ch ỉ d ẫ n chung

6.1.1 Sau khi kiểm tra toàn bộ công tác chuẩn bị cần chính thức hóa các thông số kỹ thuật cần thu thập qua thí nghiệm, khối lượng công tác thử tải, số lượng và vị trí các các bộ phận công trình (trụ, kết cấu nhịp) cần đưa vào thử, có trang bị các dụng cụ, thiết bị đo đạc đã được đề ra trong đề cương thử tải

6.1.2 Trong những trường hợp cần thiết, phải áp dụng những biện pháp thích hợp để bảo vệ dụng

cụ, thiết bị thử tải không bị ảnh hưởng của gió, mưa, nắng để đảm bảo độ chính xác của số liệu đo 6.1.3 Khi thử tải, cần phải dự kiến và khắc phục những cản trở bất kỳ cho công việc và đảm bảo an toàn cho phương tiện vận tải, người đi trên đoạn đường tiếp giáp với cầu và người làm công tác thử tải

Nếu trong thời gian thử không thể đình chỉ hoàn toàn việc đi lại trên cầu thì phải áp dụng những biện pháp đảm bảo an toàn cho ô tô, xe máy, và người qua lại

6.1.4 Khi thử tĩnh, trong trường hợp thông thường phải lấy hoạt tải thẳng đứng bằng hoạt tải tiêu chuẩn nhân với hệ số xung kích tính toán Khi không thể lập được tải trọng như trên thì cho phép giảm nhẹ tải trọng thử nhưng trong bất cứ trường hợp nào tải trọng thử này cũng không được nhỏ hơn: 80% hoạt tải tiêu chuẩn nhân với hệ số xung kích tính toán

6.1.5 Tốt nhất nên bố trí tải trọng thử cầu theo sơ đồ tổ hợp tải trọng khống chế đã được xác định trong hồ sơ thiết kế Nếu gặp khó khăn trong thực tế (như tải trọng trục bánh không đạt yêu cầu ) thì

có thể bố trí tải trọng sao cho đạt được giá trị nội lực tương đương với nội lực thiết kế ở các tiết diện có

bố trí điểm đo

Trong trường hợp đặc biệt, có thể bố trí tải trọng thử khác với những chỉ dẫn đã nêu nhưng phải đảm bảo an toàn cho công trình về chịu lực tổng thể và cục bộ

6.1.6 Việc bố trí tải trọng dọc và ngang công trình, bố trí lệch tâm hay đúng tâm phải xuất phát từ điều kiện gây nên trạng thái làm việc bất lợi cho công trình và các bộ phận cầu cần thử tải và phải được quy định chặt chẽ trong đề cương thử tải cầu

6.1.7 Với mỗi cấp tải trọng ở mỗi điểm đo phải cho tải trọng tác dụng 3 lần và đọc 3 lần để lấy số liệu bình quân, nếu sai số giữa 3 kết quả đọc không quá 15% Nếu 1 trong 3 số liệu này vượt quá ±15% thì lấy bình quân của 2 số liệu gần nhau làm kết quả đo đạc Nếu cả 3 số liệu đều cách xa nhau quá ±15% thì phải đo lại

6.1.8 Trước khi đọc số liệu chính thức cần phải cho tải trọng thử tác động vào kết cấu một vài lượt (như cho xe chạy qua cầu hoặc chất tải bằng vật liệu nặng ) để loại trừ những những sai số do kết cấu chưa ổn định và điều chỉnh lại độ chính xác của các thiết bị đã lắp đặt vào kết cấu

6.1.9 Cần quy định và thực hiện những hiệu lệnh thống nhất về điều động, bố trí tải trọng thử cầu để tránh sai sót khi đọc số liệu hoặc bỏ sót điểm đo

Thời điểm đọc số liệu là thời điểm mà các trị số biến dạng đọc được trên thiết bị đo đã ổn định và không ít hơn 5 phút kể từ khi xếp tải lên cầu

Khi đo thử cần phát hiệu lệnh chung để ghi lại đồng thời các trị số đo ở tất cả các điểm đo Sau khi đọc xong số liệu, nếu phát hiện thấy thiết bị nào không làm việc hoặc làm việc không tốt thì phải thay bằng thiết bị khác hoặc sửa chữa lại ngay để tiếp tục công việc thử tải

6.1.10 Trong quá trình thử tải, cần theo dõi cẩn thận công trình để phát hiện kịp thời những khuyết tật hoặc biến dạng mới phát sinh làm ảnh hưởng đến các kết quả đo đạc Nếu có khuyết tật biến dạng phát sinh, cần đối chiếu xem xét lại những kết quả kiểm tra trước lúc thử tải để có cơ sở phân tích kết quả đo đạc được chính xác

6.2 Đ o độ võng k ế t c ấ u nh ị p

Ngày đăng: 30/11/2017, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w