1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

de thi thu thpt quoc gia mon ngu van nam 2016 truong thcs thpt dong du dak lak lan 2

8 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 419,15 KB

Nội dung

PHẦN LÀM VĂN 7,0 điểmCâu 1 3,0 điểm: Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện sau: "Tại thế vận hội đặc biệt Seattle dành cho những ng

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK THI THỬ THPT QUỐC GIA TUẦN 31

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

I PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

1 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

Trên những trang vở học sinh

Trên bàn học trên cây xanh

Trên đất cát và trên tuyết

Tôi viết tên em

… Trên sức khỏe được phục hồi

Trên hiểm nguy đã tan biến

Trên hi vọng chẳng vấn vương

Tôi viết tên em

Và bằng phép màu một tiếng

Tôi bắt đầu lại cuộc đời

Tôi sinh ra để biết em

Để gọi tên em

TỰ DO

(Tự do – Pôn Ê-luy-a - SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1, tr.120)

Câu 1 Cho biết đoạn thơ trên được làm theo thể thơ nào? (0,25 điểm)

Câu 2 Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên (0,5 điểm) Câu 3 Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm)

2 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 7:

“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại

An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức,

theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr 90)

Câu 4 Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm)

Câu 5 Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)

Câu 6 Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 7 Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói dân tộc

trong bối cảnh hiện nay Trả lời trong khoảng 7 - 10 dòng? (0,75 điểm)

Trang 2

II PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện sau:

"Tại thế vận hội đặc biệt Seattle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều

bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m

Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng Trừ một cậu bé Cậu cứ bị vấp

té liên tục trên đường đua Và cậu bật khóc Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ

và ngoái lại nhìn Rồi họ quay trở lại Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

- Như thế này em sẽ thấy tốt hơn

Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích

Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này”

(Nhiều tác giả, Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004)

Câu 2 (4 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Quang Dũng; Tây Tiến)

“Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

(Tố Hữu; Việt Bắc)

****************************************************

Trang 3

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK THI THỬ THPT QUỐC GIA TUẦN 31

HƯỚNG DẪN CHẤM:

I PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 Đoạn thơ trên thuộc thể thơ tự do

- Điểm 0,25: Trả lời đúng câu hỏi

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 2 Hai biện pháp tu từ: điệp từ (trên, tôi, em); lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ Tôi viết tên

em…) hoặc nhân hóa (gọi tự do là em)…

- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên

- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3 Đoạn thơ bộc lộ tình yêu Tự do tha thiết, mãnh liệt của tác giả

- Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4 (0,25 điểm)

- Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Điểm 0,25: trả lời như đáp án

- Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 5 (0,5 điểm)

- Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận

- Điểm 0,5: trả lời như đáp án

- Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 6 0,5 điểm

- Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.

- Điểm 0,5: trả lời như đáp án

- Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 7: 0,75 điểm

- Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu và đẹp Đó là văn hoá, là tinh hoa của dân tộc Việt qua các thời đại, là sự sống còn của đất nước

- Trong bối cảnh hiện nay, tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức trong các văn kiện quan trọng, trong đối ngoại, giao lưu văn hoá, trong giao tiếp hàng ngày ở nước ta.Tuy nhiên một bộ phận lớp trẻ hiện nay chưa ý thức được tầm quan trọng đó; quên trau dồi, học tập tiếng Việt, chỉ lo lao vào học ngoại ngữ với mục đích thực dụng Biểu hiện ở những bài văn viết ngô nghê, dở khóc dở cười, sai chính tả, ngữ pháp trầm trọng hiện tượng sùng ngoại, lai căng trong ngôn ngữ giao tiếp…

- Trong thời đại hội nhập, việc học thêm ngoại ngữ là cần thiết nhưng trước hết phải học tốt tiếng Việt, phải thường xuyên trau dồi tiếng Việt Vì như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói:

“Chúng ta cần phải làm cho tiếng Việt giàu đẹp vì đó là sự sống còn của cả dân tộc” Và chỉ

có thể học tốt tiếng Việt mới học tốt ngoại ngữ

- Với học sinh, cần rèn luyện ngay ở lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong diễn đạt, trong các bài làm văn… Có như vậy mới hi vọng làm cho tiếng Việt ngày càng trong sáng, giàu đẹp

Trang 4

- Điểm 0,75: trả lời như đáp án; hoặc có cách diễn đạt khác gần giống với đáp án nhưng phải hợp lí Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục

- Điểm 0,5: trả lời 1/2 đáp án trình bày sạch, chữ viết rõ ràng

- Điểm 0,25: trả lời ½ đáp án nhưng chữ viết cẩu thả, gạch xóa nhiều

- Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời

II PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận để tạo lập

văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng nghị luận và cảm thụ tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận Phần Mở bài biết dẫn dắt

hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân

- Điểm 0: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện

được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài chỉ có một đoạn văn

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: (0,25) Tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống.

c, Nội dung (2,0 điểm)

Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

 Giới thiệu vấn đề nghị luận

 Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện: Từ cử chỉ dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé của cô gái bị hội chứng Down và hành động cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích của chín vận động viên bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, câu chuyện đem đến mỗi chúng ta bài học cảm động về sự sẻ chia, tấm lòng vị tha, yêu thương giữa người với người Đặc biệt, đây là cách cư xử đẹp giữa những con người có cùng cảnh ngộ (Bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần)

 Bàn luận:

- Câu chuyện giúp chúng ta nhận thức được nhiều vấn đề về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống:

+ Vì sao con người cần biết yêu thương, vị tha, chia sẻ…

+ Mỗi người nhận lại được gì khi yêu thương, vị tha, chia sẻ…

+ Làm gì để thể hiện lòng yêu thương, vị tha, chia sẻ…

+ Yêu thương, vị tha, chia sẻ như thế nào cho đúng cách…

- Câu chuyện trên còn giúp chúng ta thêm hiểu về sự chiến thắng trong cuộc sống:

+ Mình chiến thắng người khác (đối thủ) là rất tự hào

+ Giúp người khác cùng chiến thắng càng đáng tự hào hơn nữa

+ Chiến thắng được chính bản thân mình thực sự là vinh quang Đó là chiến thắng sự ích kỉ,

Trang 5

nho nhen để rồi biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh Nếu con người làm được điều

đó sẽ được mọi người kính trọng, khâm phục, sẽ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn

- Câu chuyện để lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc: Hãy quan tâm hơn tới mọi người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh éo le, thân phận thiệt thòi; hãy sống vì mọi người, sống bằng tấm lòng nhân ái, vị tha, biết cảm thông và chia sẻ

 Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

* Biểu điểm chung:

- Điểm 1,5 - 2: làm được trọn vẹn các ý trên, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh cảm xúc

- Điểm 0,75 - 1,25: trình bày được 2/3 các ý trên, diễn đạt còn có một số đoạn chưa lưu loát

- Điểm 0,25 - 0,5: trình bày được ½ các ý trên, diễn đạt lủng củng, chữ viết cẩu thả, khó đọc

- Điểm 0: làm sai đề, lạc đề hoặc không làm bài

d Sáng tạo:

- 0,25 điểm: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

- Điểm 0: Văn viết còn thiếu cảm xúc, chưa sử dụng kết hợp các thao tác lập luận…

E Chính tả:

- Điểm 0,25: Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể)

- Điểm 0: chữ viết cẩu thả, sai từ 4 lỗi chính tả trở lên

Câu 2 (4 điểm):

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận để tạo lập

văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng nghị luận và cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả,

từ ngữ, ngữ pháp

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: (0,25) Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết

luận Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân

- Điểm 0: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài chỉ có một đoạn văn

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

- Điểm 0,25: nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ, chỉ ra được nét tương

đồng và tương phản của hai đoạn thơ ấy

- Điểm 0: làm lạc đề hoặc không làm bài.

c Nội dung (3 điểm)

Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

 Giới thiệu khái quát về hai tác giả Quang Dũng và Tố Hữu; hoàn cảnh sáng tác hai bài

Trang 6

thơ “Tây Tiến” và “Việt Bắc”.

 Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trong bài thơ “Tây Tiến”của Quang Dũng

“Rải rác biên ……….độc hành”

Khi viết về người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương Cảm hứng lãng mạn khiến ngòi bút của ông viết về cái chết như một chất liệu thẩm mĩ tạo nên vẻ đẹp mang chất bi hùng

- Hàng loạt từ Hán - Việt trang trọng “biên cương”, “viễn xứ”, “chiến trường”, “áo bào”… tạo không khí bi thương đã thể hiện rất rõ tính bi tráng trong sự hi sinh của người chiến sĩ

- Nhà thơ dùng những từ thuần Việt “bỏ quên đời”, “về đất” để diễn tả cái chết của người lính Quang Dũng đã bình thường hóa sự hi sinh vì đây là điều không thể tránh khỏi của cuộc chiến tranh Cái chết của người lính được xem như một giấc ngủ dài, sau khi hoàn thành nhiệm vụ đối với Tổ quốc, họ thanh thản trở về với lòng đất mẹ

- Câu thơ thứ nhất nếu tách rời, nó như một bức tranh ảm đạm, buồn bã , khiến người đọc dễ dàng liên tưởng đến những nấm mồ lấp vội của bao người chiến sĩ vô danh bỏ thây nơi đất khách, quê người, không một nén nhang, không người tưởng niệm Nhưng chính cái u ám

đó đã làm nền cho câu thơ sau sáng lên tinh thần chiến đấu, hi sinh anh dũng của người chiến

sĩ Họ sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân của mình mà không hề đắn đo, cân nhắc

- Câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất” cũng thể hiện rất rõ chất bi tráng của sự hi sinh Cuộc sống chiến đấu, thiếu thốn đến độ khi chết người lính không có đến cả một manh chiếu để chôn Nhưng bằng tất cả sự yêu thương, trân trọng đồng đội, tác giả gọi chiếc áo bình thường họ đang mặc bằng từ rất hay “áo bào” Đây là lối diễn đạt sáng tạo “áo” là từ thuần Việt đi liền với từ “bào” là từ Hán Việt, khiến cho tấm áo của người lính càng trở nên sang trọng Người lính chiến được hình tượng hóa thành những dũng tướng thời phong kiến

- Trong âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên, cái chết, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không hề bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” được viết dưới dạng nhân hóa Dòng sông Mã như một sinh thể có tâm trạng cũng xót xa, nuối tiếc trước sự ra đi của người chiến sĩ và nó cất cao khúc “độc hành” để đưa tiễn các anh về với đất mẹ, về cõi vĩnh hằng

Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.

- Sau khi gợi lại những kỉ niệm sâu sắc trong lòng người đi và kẻ ở, Tố Hữu đã tái hiện lại khí thế hào hùng, sôi nổi, khẩn trương của cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp:

Những đường Việt Bắc của ta, Đêm đêm rầm rập như là đất rung

- Hai câu thơ gợi được không gian rộng lớn Những đường Việt Bắc của ta và thời gian đằng đẵng đêm đêm của cuộc kháng chiến vĩ đại.

- Khí thế ra trận được cảm nhận bằng những âm thanh dồn dập rầm rập Từ láy

tượng thanh này không chỉ diễn tả tiếng bước chân hành quân mạnh mẽ mà còn giúp người đọc hình dung được sự khẩn trương, gấp gáp của một số lượng người đông đảo cùng hành quân tiến về một hướng Tất cả tạo thành sức mạnh tổng hợp làm rung chuyển mặt đất Hình ảnh so

sánh, cường điệu như là đất rung góp phần nêu bật sức mạnh đại đoàn kết của quân dân ta,

góp phần thể hiện ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc

- Khí thế hùng mạnh ấy là sự góp mặt của nhiều binh chủng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam Trước hết nhà thơ miêu tả khí thế của những chiến sĩ vệ quốc quân, của anh bộ đội

cụ Hồ:

Trang 7

Quân đi điệp điệp, trùng trùng, Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Từ láy điệp điệp, trùng trùng khắc họa đoàn quân đông đảo với những bước đi mạnh mẽ,

nhiều thật nhiều như rừng, như núi Hình ảnh những chiếc mũ nan phản ảnh một hiện thực khó khăn của những ngày kháng chiến chống pháp Vì còn nghèo nên bộ đội ta thời ấy không có

mũ cối như bây giờ mà họ phải đội mũ đan bằng nan che Trên những cái mũ ấy có đính ngôi

sao vàng năm cánh biểu tượng cho quân đội nhân dân Việt Nam Hình ảnh ánh sao đầu súng gợi ta liên tưởng tới vẻ đẹp của hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu Có điều nếu trong bài thơ Đồng chí hình ảnh đầu súng trăng treo là biểu tượng cho khát vọng hòa bình thì ánh sao ở đây lại là biểu tượng cho niềm tin vào lí tưởng, niềm tin

vào chiến thắng trong tâm hồn người ra trận; vào tương lai tươi sáng của toàn dân tộc

- Không chỉ có bộ đội ra trận mà nhân dân ta ở bất cứ nơi đâu cũng hăng hái góp sức mình vào cuộc chiến đấu:

Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

- Những bó đuốc đỏ rực không chỉ soi đường mà còn làm sáng bừng lên hình ảnh những đoàn dân công tiếp lương, tải đạn phục vụ kháng chiến Có thể hình dung, trong đêm khuya, đủ

cả trẻ, già, trai, gái, họ đến từ nhiều miền khác nhau, họ đi bằng nhiều phương tiện chuyên chở :

xe đẩy, xe thồ, gồng gánh… với quyết tâm góp công sức nhỏ bé vào cuộc kháng chiến của toàn dân tộc

- Hình ảnh cường điệu bước chân nát đá được vận dụng từ câu thành ngữ quen thuộc chân cứng đá mềm nhằm thể hiện ý chí phi thường của những con người quyết tâm vượt núi cao,

đèo dốc, vượt qua bao khó khăn, trở ngại để đảm bảo sức mạnh vật chất cho bộ đội chiến đấu

và chiến thắng

- Sở dĩ họ có ý chí quyết tâm như vậy bởi vì họ luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng

của toàn dân tộc: Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Hình ảnh đối lập được sử dụng làm bật ý nghĩa của hai câu thơ Nếu như câu thơ trên là hình ảnh biểu tượng cho những đêm đen nô lệ mà dân tộc ta phải trải qua của nghìn năm phong kiến trì trệ, hàng trăm năm quằn quại trong ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân phát xít, thì câu dưới bừng lên ánh sáng của niềm tin vào tương lai đang hứa hẹn ở phía trước

 Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt ở hai đoạn thơ:

- Cả hai đoạn trích đều viết về hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc Họ đã phải đổ bao công sức, máu xương để góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang cho dân tộc Họ là biểu tượng cho vẻ đẹp của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng -> giáo dục lòng tự hào dân tộc, khát vọng giữ gìn và trách nhiệm bảo vệ đất nước

- Đoạn thơ của Quang Dũng viết về những ngày đầu kháng chiến chống pháp còn bao thiếu thốn khó khăn, nên không tránh khỏi mất mát, hi sinh Tuy nhiên với bút pháp hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn với bút pháp lãng mạn hào hoa, với thể thơ bảy chữ phóng khoáng, giàu giá trị tạo hình đoạn thơ đã thành công trong việc ca ngợi vẻ đẹp bi tráng của những người lính trí thức

- Đoạn thơ của Tố Hữu viết khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi; với thể thơ lục bát đậm chất trữ tình kết hợp khéo léo với những hình ảnh biểu tượng giàu sức gợi, đoạn thơ tái hiện hình tượng về sức mạnh quân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên chiến thắng vẻ vang

 Vẻ đẹp bi tráng kết hợp với khí thế hào hùng tạo nên nét đẹp toàn diện về hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trang 8

* Biểu điểm chung:

- Điểm 2,5 - 3: làm được trọn vẹn các ý trên, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh cảm xúc

- Điểm 1,5 - 2,25: trình bày được 2/3 các ý trên, diễn đạt còn có một số đoạn chưa lưu loát

- Điểm 0,25 - 1,25: trình bày được ½ các ý trên, diễn đạt lủng củng, chữ viết cẩu thả, khó đọc

- Điểm 0: làm sai đề, lạc đề

d Sáng tạo:

- 0,25 điểm: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên

hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

- Điểm 0: Văn viết còn thiếu cảm xúc, chưa sử dụng kết hợp các thao tác lập luận…

e Chính tả:

- Điểm 0,25: Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể)

- Điểm 0: chữ viết cẩu thả, sai từ 5 lỗi chính tả trở lên

*********************************************

Ngày đăng: 28/11/2017, 23:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w