1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp để tăng cường vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay

21 557 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 122,5 KB

Nội dung

Sự nghiệp đổi mới của chúng ta được bắt đầu từ đại hội Đảng lần thứ VI (1986) Đại hội đã quyết định đường lối đổi mới một cách toàn diện, trong đó trước hết là đổi mới về tư duy và đổi mới kinh tế là chủ yếu. Nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá. Từ đó lí luận kinh tế trong thời kì quá độ cũng đã có những thay đổi cơ bản. Ở Việt Nam hiện nay phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hoà nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Trong cơ cấu kinh tế XHCN thì kinh tế nhà nước (KTNN) là một bộ phận có vai trò quyết định. Lý luận về kinh tế nhà nước luôn được Đảng và nhà nước ta xác định là một vấn đề lý luận kinh tế trọng tâm. Cũng chính do tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Thực tiễn đã chứng minh, sau gần 20 năm đổi mới, nước ta đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là sự phát triển kinh tế. Điều đó đã củng cố và khẳng định đường lối của Đảng và nhà nước ta đề ra là hoàn toàn đúng đắn. Do đó tại các kì đại hội VII, VIII, IX, Đảng ta đã không ngừng khẳng định, bổ sung và nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước - một lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu lý luận KTNN cũng là một việc làm cần thiết và mang tính cấp bách. Chính bởi vậy, sau một năm học tập và nghiên cứu, được sự hướng dẫn của thầy giáo bộ môn cùng với sự giúp đỡ của Trung tâm thư viện trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, em đã chọn đề tài: “Tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay”. Do điều kiện và trình độ có hạn nên bài viết của em có thể còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy giáo để hoàn thiện đề án.

Trang 1

MỤC LỤC

Lời nói đầu 2

Phần 1: Nội dung I Những vấn đề lý luận về kinh tế Nhà nước và vai trò của nó trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay 3

1- Những quan niệm về kinh tế nhà nước 3

1.1- Một số vấn đề lý luận về kinh tế nhà nước 3

1.2- Khái niệm về kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay 3

1.2.1- Kinh tế nhà nước 3

1.2.2- Các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước 5

2- Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay 6

2.1- Cơ sở lý luận về vai trò chủ đạo và sự cần thiết khách quan kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay 6

2.2- Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 6

2.3- Các điều kiện để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân 10

II Thực trạng và giải pháp để tăng cường vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay 11

1- Thực trạng về tăng cường vai trò chủ đạo kinh tế nhà nước 11

1.1- Những thành tựu đã đạt được 11

1.2- Những tồn tại và yếu kém 12

2- Các giải pháp để tăng cường vai trò chủ đạo của khhu vực kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay 15

2.1- Yêu cầu chung 15

2.2- Phương hướng và các giải pháp cơ bản cần thực hiện 15

Phần II: Kết luận 19

Tài liệu tham khảo 20

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Sự nghiệp đổi mới của chúng ta được bắt đầu từ đại hội Đảng lần thứ VI(1986) Đại hội đã quyết định đường lối đổi mới một cách toàn diện, trong đótrước hết là đổi mới về tư duy và đổi mới kinh tế là chủ yếu Nước ta đang thựchiện chuyển đổi nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sangnền kinh tế hàng hoá Từ đó lí luận kinh tế trong thời kì quá độ cũng đã cónhững thay đổi cơ bản

Ở Việt Nam hiện nay phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế,một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thànhnền kinh tế hiện đại, hoà nhập vào sự phân công lao động quốc tế Trong cơ cấukinh tế XHCN thì kinh tế nhà nước (KTNN) là một bộ phận có vai trò quyếtđịnh Lý luận về kinh tế nhà nước luôn được Đảng và nhà nước ta xác định làmột vấn đề lý luận kinh tế trọng tâm Cũng chính do tính định hướng XHCN củanền kinh tế thị trường ở nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước phải giữ vai tròchủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần

Thực tiễn đã chứng minh, sau gần 20 năm đổi mới, nước ta đã thu đượcnhiều thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là sự phát triển kinh tế Điều đó đã củng

cố và khẳng định đường lối của Đảng và nhà nước ta đề ra là hoàn toàn đúngđắn Do đó tại các kì đại hội VII, VIII, IX, Đảng ta đã không ngừng khẳng định,

bổ sung và nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước - một lực lượng vậtchất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nềnkinh tế

Nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu lý luận KTNN cũng

là một việc làm cần thiết và mang tính cấp bách Chính bởi vậy, sau một nămhọc tập và nghiên cứu, được sự hướng dẫn của thầy giáo bộ môn cùng với sựgiúp đỡ của Trung tâm thư viện trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, em đã chọn

đề tài: “Tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ở nước ta hiện

Trang 3

nay” Do điều kiện và trình độ có hạn nên bài viết của em có thể còn có nhiều

thiếu sót Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy giáo để hoàn thiện đề án

PHẦN I : NỘI DUNG

I Những vấn đề lý luận về kinh tế nhà nước và vai trò của nó trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

1- Quan niệm về kinh tế nhà nước

1.1- Một số vấn đề lý luận về kinh tế nhà nước

Kinh tế nhà nước là bộ phận quan trọng, có tác dụng thiết thực trong cơ cấukinh tế của mỗi nước Tuy nhiên, tuỳ theo chủ trương, chính sách và điều kiện

cụ thể của mỗi nước mà khu vực kinh tế này có vị trí, vai trò, phạm vi hoạt độngkhác nhau

Ở Việt Nam trước đây không dùng khái niệm KTNN mà dùng khái niệm

“Kinh tế quốc doanh”; Sau đại hội VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam và quá trìnhchuẩn bị nghị quyết TW 2 (khoá VIII) các nhà lý luận Việt Nam mới chú ý đếnviệc nghiên cứu “Kinh tế nhà nước” với tư cách là một phạm trù độc lập, rộngnghĩa hơn khái niệm kinh tế quốc doanh, phản ánh sức mạnh kinh tế của nhànước như một lực lượng tác động vào nền kinh tế đa thành phần và có vai tròchủ đạo Đánh giá việc thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội 1991 – 2000, đạihội Đảng lần thứ IX ngoài việc khẳng định vai trò chủ đạo của KTNN còn nêubật mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế: “ Các thành phần kinh tế kinhdoanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành

mạnh: trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, KTNN cùng với kinh tế

tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân…” 1

1.2- Khái niệm kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

1.2.1-Kinh tế nhà nước

Thuật ngữ “Kinh tế nhà nước” đã được sử dụng tương đối phổ biến từ sau

Trang 4

1 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Đại hội VIII, tuy nhiên trong tất cả các văn kiện đại hội, khái niệm “Kinh tế nhànước” chưa được xác định rõ, do vậy chưa có cách hiểu thống nhất về kinh tếnhà nước Một số ý kiến đồng nhất kinh tế nhà nước với khu vực khu vực doanhnghiệp nhà nước, số khác cho rằng kinh tế nhà nước bao gồm cả bộ máy nhànước, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các tổ chức xã hội hoạt động hoạtđộng chủ yếu bằng ngân sách nhà nước

Trước tiên ta phải hiểu là không thể và không nên đồng nhất kinh tế nhànước với doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước chỉ là một cấu thànhquan trọng của kinh tế nhà nước Sức mạnh của kinh tế nhà nước là tổng hoà cácsức mạnh và hoạt động có hiệu quả của các bộ phận cấu thành

Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta luôn

khẳng định thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tếquốc dân Tuy nhiên, cần tiếp cận một cách đầy đủ và rõ ràng khái niệm về kinh

tế nhà nước (hay khu vực kinh tế nhà nước) và thành phần kinh tế nhà nước:

Thành phần kinh tế nhà nước là nói tới quan hệ sản xuất đặt trên nền tảng

sở hữu toàn dân mà nhà nước là đại diện Thành phần kinh tế là một phạm trùkinh tế chính trị dùng để nhận thức tổng thể kết cấu kinh tế – xã hội Thành phầnkinh tế nhà nước là một trong 6 thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay, đạidiện cho quan hệ sản xuất XHCN

Kinh tế nhà nước là khu vực kinh tế do nhà nước nắm giữ, dựa trên cơ sở

quan trọng là sở hữu nhà nước Hay nói cách khác KTNN là toàn bộ hoạt độngkinh tế thuộc sở hữu nhà nước, trên cơ sở đó Nhà nước có quyền quản lý, sửdụng hiệu quả kinh tế do lực lượng kinh tế của nhà nước mang lại Kinh tế nhànước phải là và bao gồm những hoạt động kinh tế mà nhà nước là chủ thể, cóquyền tổ chức, chi phối hoạt động theo hướng đã định

Trang 5

Về bản chất thì “ Kinh tế nhà nước” và “Thành phần kinh tế nhà nước” làmột Hai thuật ngữ này cùng là để chỉ một bộ phận của nền kinh tế, nhưng chỉcác góc độ khác nhau Khi nói đến thành phần kinh tế là nhằm để căn cứ vào vaitrò của nó trong nền kinh tế để xác định các chính sách và có cơ chế quản lýthích hợp.

1.2.2- Các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước

- Nếu xét theo lĩnh vực hoạt động thì khu vực kinh tế nhà nước gồm:

+ Hoạt động trực tiếp trong sản xuất- kinh doanh hàng hoá dịch vụ

+ Hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội

- Xét về hình thức tổ chức

Khu vực kinh tế nhà nước bao gồm nhiều bộ phận hoạt động trong các lĩnhvực then chốt, thiết yếu của nền kinh tế quốc dân Mỗi bộ phận có chức năng,nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều nhằm thực hiện vai trò chủ đạo của khu vựckinh tế nhà nước ở một mức độ nhất định Cụ thể như sau:

+ Ngân sách nhà nước: Thực hiện chức năng thu - chi ngân sách và cónhiệm vụ điều chỉnh, quản lý, kiểm soát các hoạt động của khu vực kinh tế nhànước và các thành phần khác theo mục tiêu kinh tế - xã hội đã định

+ Ngân hàng nhà nước: Có tác dụng điều chỉnh, quản lý, kiểm soát các hoạtđộng kinh doanh tiền tệ

+ Kho bạc nhà nước: Quản lý quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, đồng thờikiểm soát quá trình chi tiêu ngân sách cho những mục đích khác nhau

+ Các quỹ dự trữ quốc gia: Nhằm đảm bảo cho khu vực kinh tế nhà nướchoạt động bình thường trong mọi tình huống, là lực lượng vật chất để nhà nướcđiều tiết, quản lý, bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội.+ Các tổ chức sự nghiệp có thu: Hoạt động gần giống như doanh nghiệpnhà nước trong cung ứng một số dịch vụ công

+ Hệ thống doanh nghiệp nhà nước: Đây là lực lượng vật chất cơ bản, đảmbảo cho sự thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước Xét theo mụctiêu hoạt động thì các doanh nghiệp nhà nước được chia thành 3 nhóm:

Trang 6

Nhóm I: Nhóm các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.

Nhóm II: Nhóm các doanh nghiệp nhà nước bán công ích.

Nhóm III: Nhóm doanh nghiệp nhà nước thuần tuý kinh tế Sản xuất

và kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận

Như vậy, khu vực kinh tế nhà nước là một khu vực rộng lớn, hoạt động

trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Các bộ phận của khu vực KTNNtuy có nhiêm vụ, chức năng cụ thể khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ vớinhau trong hệ thống kinh tế nhà nước thống nhất và hoạt động theo một thể chếthống nhất do nhà nước quy định

2- Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

2.1- Cơ sỏ lý luận về vai trò chủ đạo và sự cần thiết khách quan kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay

Để thực hiện được mục tiêu cuối cùng của CNXH ở nước ta là: “Xâydựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thìphải xoá bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu Thiết lập chế độ công hữu

là quá trình lâu dài, không thể tiến hành bằng những biện pháp chủ quan duy ý

chí như nước ta đã từng tiến hành trước đây Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà

nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN do đó rất cần thiết phảiđược tăng cường, bởi vì :“Chủ đạo” có nghĩa là chi phối toàn bộ hoạt động của

một hệ thống nào đó, bộ phận kinh tế chủ đạo phải chi phối và dẫn dắt các bộ

phận kinh tế khác Và cũng chỉ có khu vực kinh tế nhà nước với đầy đủ tiềm lựcvật chất to lớn mới có khả năng thực hiện vai trò chủ đạo: bộ phận kinh tế nhànước, một mặt quyết định quỹ đạo phát triển của nền kinh tế cả nước, mặt khác,bảo đảm duy trì cân bằng quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

2.2- Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 7

Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng,quyết định tới tính chất định hướng của nền kinh tế quốc dân Đây cũng chính làđiểm khác biệt có tính chất bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng XHCNvới kinh tế thị trường TBCN.

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước biểu hiện ở vai trò quyết định của nóđối với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là trung tâm tác động, chiphối và định hướng cho sự vận động của các thành phần kinh tế khác Biểu hiện

cụ thể ở các nội dung sau:

- Thứ nhất, kinh tế nhà nước trở thành lực lượng vật chất và công cụ sắc

bén để nhà nước thực hiện chức năng định hướng, điều tiết và quản lý vĩ mô nềnkinh tế Trong nền kinh tế hành hoá nhiều thành phần định hướng XHCN,KTNN có vai trò vĩ mô điều hành trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, làm cho nềnkinh tế thị trường hoạt động thông suốt, tạo lập những cân đối lớn theo định

hướng XHCN mà thị trường không tự điều chỉnh được Đây là một trong những vai trò cực kỳ quan trọng của kinh tế nhà nước Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường nhà nước cần một lực lượng kinh tế mạnh làm hậu thuẫn Tiềm lực kinh

tế ấy do khu vực kinh tế nhà nước cung cấp phần rất cơ bản.

- Thứ hai, hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước là nhằm mở đường,

hướng dẫn, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế khác Đểmọi thành phần kinh tế hoạt động theo mục tiêu định sẵn của nhà nước thì phảithông qua hai cách thức được thực hiện đồng thời là:

+ Quy hoạch chiến lược ngành, vùng, sản phẩm của bản thân KTNN cũngnhư của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Trên cơ sở đó, các thành phần kinh tếkhác có thêm luận cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh của mình

+ Cung cấp cơ sở hạ tầng và những dịch vụ công cộng với chất lượng cao,giá cả rẻ cho các thành phần kinh tế khác ở những lĩnh vực mà nhà nước muốnkhuyến khích họ đầu tư

Có thể hiểu sự hỗ trợ, kích thích của kinh tế nhà nước đối với các thành

phần kinh tế khác bao gồm:

Trang 8

+ Ưu đãi về vay vốn, lãi suất, thuế, tiền thuê đất cho hoạt động của cácthành phần kinh tế.

+ Tìm kiếm và mở rộng thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào lẫn thịtrường đầu ra cho các thành phần kinh tế

+ Trợ giá hàng xuất khẩu cho các thành phần kinh tế khác khi cần thiết.+ Hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế đổi mới công nghệ và đàotạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh

+ Duy trì và kính thích cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế

- Thứ ba, kinh tế nhà nước là lực lượng xung kích chủ yếu thực hiện công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhất là trong bối cảnh tiềm lực của khu vựcdân doanh còn chưa đủ mạnh để đảm đương nhiệm vụ nặng nề do quá trình côngnghiệp hoá đặt ra thì kinh tế nhà nước, đặc biệt là đầu tư mới của nhà nước, vẫnphải là lực lượng chủ chốt

- Thứ tư, kinh tế nhà nước nắm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế

nhằm đẳm bảo các cân đối vĩ mô nền kinh tế cũng như tạo đà tăng trưởng lâu

dài, bền vững và hiệu quả cho nền kinh tế Vai trò của kinh tế nhà nước xét trên

các lĩnh vực cụ thể có các nội dung như :

+ Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội: KTNN phải là nòng cốt,

có vai trò quyết định, tạo điều kiện mở đường cho toàn bộ nền kinh tế Đồngthời phát huy sức dân cùng tham gia, nhất là ở những khâu có khả năng thu hồivốn tương đối nhanh và có lãi

+ Trong công nghiệp, KTNN phải đi đầu và làm nòng cốt trong một sốngành mà nền kinh tế nước ta nhất thiết phải có để tạo cơ sở cho công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, như: luyện kim, cơ khí chế tạo máy, hoá chất…đồngthời phải quan tâm đáp ứng có chọn lọc một số nhu cầu thiết yếu của nhân dân

và cả cho xuất khẩu với chất lượng cao

+ KTNN trong nông, lâm, ngư nghiệp phải hỗ trợ kinh tế hợp tác và kinh tế

hộ sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; phải làm đòn bẩy trong xây dựng kết cấu

Trang 9

hạ tầng hạ tầng nông thôn, đưa công nghệ mới vào sản xuất, phát triển côngnghiệp chế biến; điều tiết và bình ổn giá cả có lợi cho nông dân.

+ Thương nghiệp nhà nước phải giữ vững vai trò nòng cốt, chi phối tronglĩnh vực lưu thông hàng hoá đối với khâu xuất khẩu, những ngành hàng và địabàn quan trọng; chi phối bán buôn và tổ chức tốt dự trữ lưu thông những mặthàng thiết yếu cho cả sản xuất và đời sống

+ Kinh tế nhà nước giữ vai trò chi phối để bảo đảm sự tăng trưởng của đấtnước trong các lĩnh vực tài chính, dịch vụ kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm, tưvấn pháp lý, thông tin thị trường

- Thứ năm, kinh tế nhà nước trực tiếp tham gia khắc phục mặt trái của cơ

chế thị trường, điều chỉnh các “Lỗ hổng” trong quan hệ cung cầu hàng hoá vàdịch vụ do cơ chế thị trường tạo ra Trong các lĩnh vực hoạt động cần thiết cho

sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng khả năng sinh lời thấp, không hấp dẫn khuvực tư nhân đầu tư thì kinh tế nhà nước phải trực tiếp đảm nhiệm

- Thứ sáu, KTNN phải là hình mẫu về ứng dụng tiến bộ khoa học - công

nghệ, về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật

- Thứ bảy, thực hiện dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo hành lang an toàn cho

nền kinh tế

- Thứ tám, giải quyết các vấn đề xã hội KTNN là lực lượng vật chất và

công cụ để Nhà nước đảm bảo sự ổn định xã hội, tạo tiền đề để mỗi người có thểphát triển toàn diện

- Thứ chín, kinh tế nhà nước tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới Khu vực

kinh tế nhà nước gồm nhiều bộ phận cấu thành, trong đó hệ thống doanh nghiệp

nhà nước là bộ phận cơ bản nhất Vai trò chủ đạo của hệ thống doanh nghiệp nhà nước gắn liền với việc tham gia vào hoạt động KTNN, được thể hiện:

+ Là công cụ chủ yếu tạo ta sức mạnh vật chất để nhà nước giữ vững ổnđịnh chính trị – xã hội, điều tiết và hướng dẫn kinh tế phát triển theo định hướngXHCN

Trang 10

+ Mở đường, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sựtăng trưởng nhanh và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế.

+ Đảm nhận các lĩnh vực hoạt động có tính chiến lược đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội, như: kết cấu hạ tầng, an ninh, quốc phòng

+ Góp phần quan trọng khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thịtrường, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển

+ Là lực lượng xung kích tạo ra sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanhtiến bộ khoa học công nghệ

+ Là lực lượng đối trọng trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoàinước, chống sự lệ thuộc vào nước ngoài về kinh tế trong điều kiện mở cửa, hộinhập với khu vực và thế giới

+ Thực hiện một số chính sách xã hội đặc biệt

+ Là lực lượng tạo nền tảng cho xã hội mới

Tóm lại, nói đến vai trò chủ đạo của KTNN là nói đến vai trò trung tâm,

quyết định xu hưóng vận động phát triển đối với toàn bộ nền kinh tế trong thựchiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn của thời kì quá

độ cũng như đảm bảo định hướng XHCN trên thực tế xây dựng xã hội mới Từ

đó giúp chúng ta định hướng đúng việc sắp xếp lại các tổ chức kinh tế nhà nướchiện nay; đề ra cơ chế, chính sách phù hợp, biện pháp quản lý hữu hiệu đối vớikhu vực KTNN nói chung và các doanh nghiệp nhà nước - bộ phận chính yếucủa KTNN nói riêng, đồng thời thiết lập các định chế yểm trợ phát triển chung

2.3- Các điều kiện để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân

Điều kiện cần và đủ để khu vực kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạotrong nền kinh tế bao gồm các yếu tố kiến trúc thượng tầng xã hội và bản thânkhu vực kinh tế nhà nước

Các yếu tố kiến trúc thượng tầng, như hệ thống pháp luật, cơ chế, chính

sách, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước, là nhằm tạo môi trườngpháp lý và hỗ trợ cho khu vực kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo

Ngày đăng: 24/07/2013, 08:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bài giảng Kinh tế - chính trị Mác - Lênin của Giảng viên Trần Việt Tiến 2. Giáo trình Kinh tế - chính trị Mác - Lênin ( NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội) Khác
3. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX Khác
4. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX Khác
5. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước - Vũ Văn Phúc Khác
6. Kinh tế nhà nước và Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước - PGS.TS. Ngô Quang Minh ( NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2001) Khác
7. Phát triển các thành phần kinh tế và các tổ chức kinh doanh ở nước ta hiện nay ( NXB Chính trị quốc gia, PGS. TS. Vũ Đình Bách - GS. TS. Ngô Đình Giao) Khác
8. Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam. Lý luận và thực tiễn (NXB Chính trị quốc gia, GS. TS Lê Hữu Nghĩa - TS. Đinh Văn Ân chủ biên) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Cần có sự phân định về khái niệm giữa chế độ sở hữu và hình thức thực hiện chế độ sở hữu - Thực trạng và giải pháp để tăng cường vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay
n có sự phân định về khái niệm giữa chế độ sở hữu và hình thức thực hiện chế độ sở hữu (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w