Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, vấn đề giải phóng con người khỏi sự áp bức bất công, bảo đảm cho phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới là vấn đề được Hồ Chí Min
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS LÊ VĂN ĐÍNH
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các cơ quan cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Học viên
Nguyễn Thị Huyền
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Bố cục đề tài 6
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1 BÌNH ĐẲNG GIỚI – MỘT BỘ PHẬN HỢP THÀNH TRONG TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ 10
1.1 TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ - CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ CẤU TRÚC 10
1.1.1 Các khái niệm, công cụ liên quan đến giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới 10
1.1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ 12
1.2 NỘI DUNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TƯ TƯỞNG GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ CỦA HỒ CHÍ MINH 15
1.2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ 15
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới 24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 31
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHỤ NỮ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 31
2.1.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng 31
Trang 5ĐÀ NẴNG 41
2.2.1 Khái quát về bình đẳng giới ở Việt Nam 41
2.2.2 Bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng 51
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 69
CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ VÀO VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 71
3.1 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI HIỆN NAY 71
3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta 72
3.1.2 Quan điểm của Đảng bộ, Chính quyền và Hội LHPN Thành phố Đà Nẵng 75
3.2 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 76
3.2.1 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện bình đẳng giới tại thành phố Đà Nẵng 76
3.2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng 77
3.2.3 Kiến nghị, đề xuất 91
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 93
KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
Trang 6BCH Ban Chấp hành
CB-CC-VC-LĐ Cán bộ, công chức, viên chức, lao động
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 7Số hiệu
2.1 GDP Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2011 (Tỷ đồng) 33 2.2 Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ các cấp (%) 55
2.4 Cán bộ công chức nữ tham gia lãnh đạo, quản lý từ
2.5
Số lượng cán bộ, công chức nữ tham gia lãnh đạo, quản lý được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo trong các cơ quan hành chính nhà nước, từ cấp quận, huyện trở lên
58
Trang 8Số hiệu
biểu đồ Tên biểu đồ Trang
2.1 Cơ cấu GDP theo ngành của Đà Nẵng (%) 34
2.2 Thu nhập bình quân đầu người của người dân Đà Nẵng
2.3 Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp (%) 47 2.4 Tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp (%) 48
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội truyền thống, Nho giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của người Việt Nam, nhất là tư tưởng trọng nam khinh nữ Để thực sự giải phóng phụ nữ, cần có sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong xã hội để thay đổi tư tưởng thành kiến đối với phụ nữ Cuộc cách mạng giải phóng phụ
nữ trước hết là cuộc cách mạng về tư tưởng, nhận thức, đấu tranh chống lại các quan niệm lạc hậu về vai trò của phụ nữ trong xã hội
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, vấn đề giải phóng con người khỏi sự áp bức bất công, bảo đảm cho phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới là vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm Khi nói đến vai trò, vị trí và đóng góp của nam giới và phụ nữ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định nam giới và phụ nữ đều có vai trò, vị trí quan trọng, có nhiều đóng góp to lớn góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng
như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” [39, tr.432] “Muốn có nhiều sức lao động để sản xuất thì phải giải phóng sức lao động phụ nữ” [40,
hội Người khẳng định: “Đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân Nếu cả
Trang 10dân tộc được tự do, đương nhiên họ cũng được tự do Ngược lại nếu dân tộc còn trong cảnh nô lệ thì họ và con cái họ cũng sẽ sống trong cảnh nô lệ đó thôi” [37, tr.443]
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về bình đẳng giới đã được Đảng, Nhà nước
ta vận dụng một cách toàn diện vào công cuộc đổi mới đất nước Ngay từ năm
1930, Chánh cương vắn tắt của Đảng ta đã nêu rõ: về phương diện xã hội thì thực hiện “nam, nữ bình quyền” Luận cương chính trị của Đảng cũng ghi: một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam lúc này là “nam,
nữ bình quyền” [36] Gần 85 năm qua, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt của hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hay trong những năm tháng khó khăn của thời kỳ bao cấp, Đảng ta luôn quan tâm ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, đề ra đường lối, chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động phụ nữ, chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, cất nhắc, đề bạt nhiều thế hệ cán
bộ, lãnh đạo nữ Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ nữ ngày càng tăng về số lượng
và chất lượng, có phẩm chất đạo đức, không ngừng nâng cao năng lực, trình
độ, bản lĩnh vững vàng, phối hợp cùng với lực lượng nam giới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng tiếp tục ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết lãnh đạo công tác phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ
nữ Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới; Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/04/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm
vụ và giải pháp cụ thể Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/5/1994 về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới Trong các Văn kiện, Nghị quyết, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm nhằm phát huy vai trò của phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ, đồng thời thúc đẩy bình đẳng
Trang 11giới trong gia đình và xã hội
Ở Việt Nam hiện nay, phụ nữ chiếm 50,8% dân số và 48% lực lượng lao động xã hội Phụ nữ nước ta trước đây đã có những đóng góp hết sức to lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giành và giữ gìn độc lập, xây dựng Tổ quốc Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, phụ nữ Việt Nam vẫn luôn
sát cánh cùng nam giới phấn đấu vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh" và có những đóng góp đáng kể trong các lĩnh vực xóa
đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội cũng như những cống hiến xuất sắc trong việc chăm lo xây dựng gia đình, nuôi dưỡng các thế hệ công dân tương lai của đất nước Không những vậy, nhiều phụ nữ còn mang lại những vinh quang lớn cho đất nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thể thao; vị thế và vai trò của người phụ nữ ngày càng được nâng cao
Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay, tư tưởng trọng nam khinh nữ và những quan niệm, phong tục tập quán lạc hậu gắn với tư tưởng đó chưa phải
đã bị xóa bỏ Định kiến về giới còn tồn tại dai dẳng trong nhận thức chung của xã hội do ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và tập tục phong kiến lạc hậu từ lâu đời Khoảng cách về sự bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn còn tồn tại khá lớn, nhiều chị em vẫn bị đối xử bất công so với nam giới Vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá cao Bên cạnh đó, một bộ phận chị em vẫn còn tư tưởng tự ti, an phận thủ thường Điều này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
Thực hiện bình đẳng giới và thúc đẩy bình đẳng giới trên các lĩnh vực
sẽ đóng góp một phần hết sức quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng Phụ nữ Đà Nẵng, với số lượng ngày càng đông đảo, chất lượng ngày càng cao đã trở
Trang 12thành lực lượng quan trọng, quyết định tới sự phát triển kinh tế xã hội hiện tại
và tương lai của thành phố
Trong những năm qua, việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và xã hội về bình đẳng giới ngày càng được nâng lên Công tác lồng ghép giới vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị ngày càng được đẩy mạnh Công tác cán bộ nữ ngày càng được quan tâm để phấn đấu đến năm
2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đạt 35-40%, các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ
từ 30% trở lên, có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ
Tuy nhiên, thực chất việc thực hiện bình đẳng giới, thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là lĩnh vực chính trị để tương xứng với vai trò, vị trí của phụ nữ trong thời gian qua ở thành phố Đà Nẵng vẫn chưa đạt được so với mục tiêu đề ra, thậm chí có khi còn có xu hướng giảm tỷ lệ lãnh đạo, đại biểu Hội đồng nhân dân nữ, đặc biệt là vị trí lãnh đạo quan trọng trong hệ thống chính quyền và Đảng Từ thực tế trên, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện bình đẳng giới nhằm tìm ra những hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ
có cơ hội phát triển, khẳng định vai trò, vị thế của mình trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là việc làm rất cần thiết
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, bản thân chọn đề tài “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng hiện nay” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, luận văn phân tích thực trạng thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả việc thực hiện bình đẳng giới ở Đà Nẵng hiện nay
2.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Thứ nhất, phân tích tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giải phóng phụ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tập trung vào đối tượng phụ nữ là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp thành phố ở thành phố Đà Nẵng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và vận dụng tư tưởng đó vào việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về
Trang 14phụ nữ và giải phóng phụ nữ
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
- Nguồn số liệu thống kê cập nhật đến năm 2014
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Vấn đề bình đẳng giới là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong những thập kỷ qua, là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp, nhiều giới và nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới Trong
đó, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý là một trong những chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá và đo lường về sự tiến bộ xã hội và bình đẳng giới Việt Nam đã
có những nỗ lực to lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và sự tham gia của cán bộ nữ vào công tác lãnh đạo, quản lý ở các cấp nói riêng Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã quy định các biện pháp cụ thể để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (Điều 5)
+ Từ góc độ lãnh đạo của Đảng, chỉ tính từ thời kỳ đổi mới đến nay, đã
có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về công tác cán bộ nữ được ban hành như Chỉ thị
số 44-CT/TW (năm 1984) [2]; Chỉ thị số 37-CT/TW (năm 1994) về một số
Trang 15vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới [3]; Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước (Nghị quyết này đã xác định các chỉ tiêu cụ thể: Đến năm
2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%; các cơ quan, đơn vị
có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ) [9] Gần đây, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động giai đoạn đến 2020 nhằm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 1/12/2009) [6]; Kết luận của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X “Về công tác
phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Kết luận
số 55-KL/TW ngày 18 tháng 01 năm 2013) [5]
+ Dưới góc độ của các công trình nghiên cứu, trong thời gian qua đã có những nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau:
Nghiên cứu của GS Lê Thi “Vài nét bàn về việc thực thi công bằng,
dân chủ và bình đẳng nam nữ ở Việt Nam hiện nay” (2011), đã hệ thống hóa,
đánh giá về việc thực thi công bằng, dân chủ gắn với vấn đề bình đẳng nam
nữ ở nước ta hiện nay, qua đó nâng cao vai trò trách nhiệm của cá nhân, trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực thi vấn đề này [57]
Đề tài nghiên cứu Đánh giá chính sách bình đẳng giới dựa trên bằng
chứng (2013) của TS Võ Thị Mai, đã phân tích những vấn đề lý luận và cách
tiếp cận nghiên cứu chính sách về bình đẳng giới, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách về bình đẳng giới; đồng thời đưa ra các giải pháp tăng cường chính sách về bình đẳng giới để thực hiện bình đẳng giới tốt hơn nữa trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay [33]
Bài viết Bình đẳng nam nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ ở
nước ta (2005) của tác giả Võ Thị Hồng Loan, Đặng Ánh Tuyết, đã phân tích,
Trang 16đánh giá nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng nam nữ, trong đó nguyên nhân căn bản nhất đó là kinh tế và đề ra các giải pháp nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề bình đẳng giới [29]
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa với bài viết Thực hiện bình đẳng giới
để phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia xây dựng, phát triển đất nước (2011)
đã đánh giá những thành tựu đạt được về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ trong thời gian qua, đồng thời đưa ra những giải pháp kiến nghị với Đảng, Nhà nước tăng cường sự lãnh đạo để thực hiện hiệu quả công tác phụ nữ [19]
Với bài viết Bình đẳng giới và công tác phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
(2013) của tác giả Nguyễn Kim Quý, đề cập đến những thành tích và đóng góp của phụ nữ trên các lĩnh vực, những hạn chế trong công tác phụ nữ và đề
ra những giải pháp cụ thể thực hiện hiệu quả vấn đề bình đẳng giới và công tác phụ nữ [51]
Đề cập đến các yếu tố tác động đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh
đạo, quản lý, luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Bích Tuyền với đề tài “Sự tham gia
của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay” (2014) đã chỉ
ra được 3 yếu tố cản trở phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý Đó là việc thực thi chính sách về bình đẳng giới còn hạn chế, vẫn còn định kiến khắt khe đối với phụ nữ và bản thân nữ cán bộ vẫn còn chưa tự tin khi tham gia lãnh đạo, quản
lý Trên cơ sở phân tích các yếu tố cản trở, tác giả đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm làm hạn chế những yếu tố cản trở sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Đồng Tháp [61]
Đối với thành phố Đà Nẵng, từ trước đến nay, thành phố cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong lao động, việc làm, chăm
sóc sức khoẻ sinh sản, gia đình như: “Một số giải pháp ngăn chặn tình trạng
bạo lực gia đình đối với người phụ nữ ở thành phố Đà Nẵng (2008)”; “Định hướng nghề nghiệp cho phụ nữ trong độ tuổi từ 18- 35 ở vùng di dời giải
Trang 17tỏa”(2010), ngoài ra từ năm 2012 -2013, Hội LHPN thành phố cũng đã tiến
hành “Khảo sát thực trạng Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo
trên địa bàn thành phố”, “Khảo sát nhận thức của xã hội về Bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã, phường”; năm 2015, Hội
LHPN thành phố đang tiến hành “Khảo sát thực trạng bình đẳng giới trong
Đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện
bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng hiện nay” là công trình khoa học độc
lập, có tham khảo nhưng không trùng lắp với các công trình nghiên cứu trên,
đề tài nghiên cứu tương đối có hệ thống cơ sở lý luận về bình đẳng giới, đánh giá thực trạng thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả hoạt động bình đẳng giới ở thành phố
Đà Nẵng hiện nay
Trang 18CHƯƠNG 1
BÌNH ĐẲNG GIỚI – MỘT BỘ PHẬN HỢP THÀNH TRONG
TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ
1.1 TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ - CƠ
SỞ HÌNH THÀNH VÀ CẤU TRÚC
1.1.1 Các khái niệm, công cụ liên quan đến giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới
a Khái niệm về giải phóng phụ nữ
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, giải phóng nghĩa là làm cho được tự do, cho thoát khỏi địa vị nô lệ hoặc tình trạng bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc [71] Giải phóng phụ nữ là làm cho người phụ nữ được tự do, được thoát khỏi địa vị nô lệ, thoát khỏi tình trạng bị áp bức và tình trạng bất bình đẳng với nam giới về mặt kinh tế - xã hội
Giải phóng phụ nữ phải toàn diện, đồng bộ và triệt để Giải phóng phụ
nữ không chỉ là giải phóng thân thế, giải phóng tư duy, mà giải phóng cho họ cái gọi là quyền bình đẳng Họ có quyền tham gia vào các hoạt động xã hội, phải tạo điều kiện để họ tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… thì mới đảm bảo quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ
Do vậy, giải phóng phụ nữ trước hết phải xóa bỏ ách áp bức dân tộc, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, đem lại hạnh phúc, tự do, dân chủ cho con người; làm cho người phụ nữ phát huy được đầy đủ phẩm giá con người của mình
Theo chủ nghĩa Mác, trình độ giải phóng phụ nữ là một tiêu chí phản ánh trình độ giải phóng xã hội nói chung Muốn thực sự giải phóng phụ nữ thì phải xóa bỏ nguyên nhân kinh tế đẻ ra mọi hình thức áp bức, bóc lột Một mặt, sự kết hôn không còn bị lợi ích tư hữu chi phối; gia đình được xây dựng trên cơ sở bình đẳng giữa nam và nữ về quyền và trách nhiệm Mặt khác, xã
Trang 19hội tổ chức cho phụ nữ được học hành, lao động và cống hiến năng lực, phát triển dịch vụ công cộng để giảm nhẹ các dạng lao động trong nhà, dành thì giờ để nâng cao trình độ văn hóa và phát triển hài hòa nhân cách cho mỗi người Ngày nay, giải phóng phụ nữ vẫn là một nhiệm vụ trọng đại, bức thiết
có ý nghĩa toàn cầu
b Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo
điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó
[30]
c Định kiến giới, phân biệt đối xử về giới
- Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ
- Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
d Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới
- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử
Trang 20e Mục tiêu bình đẳng giới
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Là một nước nông nghiệp lạc hậu, chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo, Hồ Chí Minh thấu hiểu nỗi khổ của người phụ nữ dưới chế
độ cũ bị ràng buộc khắt khe với bao tập tục lạc hậu làm cho người phụ nữ cực
khổ và dốt nát tối tăm, đặc biệt là phụ nữ không được học Tâm lý “trọng nam
khinh nữ” của Nho giáo đã cột chặt người phụ nữ vào gia đình Hiểu và thông
cảm sâu sắc với người phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Dưới chế độ
phong kiến thực dân phụ nữ bị áp bức tàn tệ Ngoài xã hội phụ nữ bị xem
Trang 21khinh như nô lệ, trong gia đình họ bị kìm hãm bởi xiềng xích tam tòng Vì vậy cần giải phóng phụ nữ thoát khỏi xiềng xích trói buộc họ, …
Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước ta là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nhân dân ta chịu một cổ hai tròng áp bức, mang trong mình nỗi đau của dân tộc mất nước Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân Người đã đi qua khắp năm châu, bốn bể Người có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu đời sống phụ nữ khắp nơi, chứng kiến sự phân biệt đối xử với phụ nữ diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, Người so sánh đời sống khổ cực của phụ nữ nhiều nước thuộc địa nghèo, lạc hậu ở phương Đông với phụ nữ các nước phương Tây Người càng hiểu sâu sắc hơn những căn nguyên gây nên tình trạng đau khổ, bất bình đẳng mà phụ nữ phải chịu
Từ tìm hiểu cuộc sống phụ nữ khắp năm châu Chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra
kết luận: Không chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo
ngược của thực dân Trong các bài viết đăng trên báo Nhân đạo, Đời sống
công nhân, Người cùng khổ… Hồ Chí Minh đã trình bày về tình cảnh phụ nữ trên thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Người đã dành nguyên một chương (Chương XI) để
mô tả về “Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ” Người đã nêu sự thật về
việc xâm phạm thô bạo các quyền cơ bản của con người, về những áp bức, bóc lột, bất công, lầm than, tủi nhục mà người phụ nữ Việt Nam phải gánh chịu Người nhận định:
“Dưới chế độ thực dân phong kiến, nhân dân ta bị áp bức và bóc lột,
thì phụ nữ ta bị áp bức và bóc lột nặng nề hơn” [41, tr.256] “Trong xã hội và gia đình, người phụ nữ bị hạ thấp tột bậc và không được hưởng một chút quyền lợi gì” [37, tr.448]
Hồ Chí Minh không những mô tả, mà còn phê phán các chính sách phản động của thực dân Pháp và phong kiến tay sai đối với phụ nữ Việt Nam
Trang 22và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy, Người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ là do những quan niệm của chế độ phong kiến lỗi thời để lại và từ bản chất của chế độ chính trị thuộc địa nửa phong kiến mà thực dân Pháp áp đặt đối với nước ta Nhận thức đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp bức, bóc lột, bất công mà những người phụ nữ Việt Nam phải gánh chịu, với sự xót xa, đồng cảm, tình yêu thương, quý trọng con người, trong hành trình tìm đường cứu nước của mình, Người cũng
đã nghiên cứu tìm ra con đường giải phóng phụ nữ Việt Nam
Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở sự tố cáo tội ác của chế độ thực dân
- phong kiến đối với người phụ nữ mà còn động viên, tổ chức cho người phụ
nữ tham gia công cuộc giải phóng dân tộc, cứu nước Trong tác phẩm
“Đường Kách mệnh” được tập hợp từ những bài giảng tại các lớp huấn luyện
cán bộ cách mạng Việt Nam tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc), giữa những năm 20 (thế kỷ XX), Người viết:
“Ông C.Mác nói rằng: “Ai biết lịch sử thì biết rằng, muốn sửa sang xã
hội không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nổi Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ như thế nào?” Ông
Lê-nin nói: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn
cũng biết việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công” [36,
tr.228]
Chế độ thực dân đã xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ cực kỳ vô liêm sỉ Để cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, Hồ Chí Minh cho rằng: chỉ có con đường duy nhất là làm cách mạng vô sản Cuộc cách
mạng này muốn giành thắng lợi phải có phụ nữ tham gia, cách mạng mới
thành công Mang trong mình chủ nghĩa yêu nước chân chính, ra đi tìm
đường cứu nước, cứu dân, để rồi khi tiếp xúc với chủ nghĩa Mác - Lênin, Người gắn giành độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đấu tranh cho tự do,
Trang 23hạnh phúc của con người, Người luôn xác định, để giải phóng con người Việt Nam nói chung và phụ nữ nói riêng, trước tiên phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến và thiết lập chế độ dân chủ nhân dân Sau đó, là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Sự nghiệp đấu tranh để giải phóng phụ nữ Việt Nam gắn liền với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa Phụ nữ Việt Nam chỉ thực sự được giải phóng, được bình đẳng, tự do,
ấm no, hạnh phúc sau khi tiến hành thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Người khẳng định:
“Đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân Nếu cả dân tộc được tự do,
đương nhiên họ cũng được tự do Ngược lại nếu dân tộc còn trong cảnh
nô lệ thì họ và con cái họ cũng sẽ sống trong cảnh nô lệ đó thôi” [37,
tr.443]
Sự nghiệp giải phóng dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ
có ý nghĩa thực sự khi giải phóng được phụ nữ, Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội, nếu không giải phóng phụ nữ thì
không giải phóng một nửa loài người Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” [38, tr.249]
1.2 NỘI DUNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TƯ TƯỞNG GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ CỦA HỒ CHÍ MINH
1.2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, nổi bật và bao trùm lên tất cả là tính nhân văn của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, trong hoàn cảnh bị tù đày hay khi là lãnh tụ tối cao của cách mạng, Người cảm nhận sâu sắc thân phận của người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, nhất là trong xã hội còn chịu ảnh hưởng tàn
dư của chế độ phong kiến và đô hộ, áp bức của chủ nghĩa thực dân, đế quốc
Trang 24Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo Hồ Chí Minh là cuộc cách mạng giải phóng con người, do đó nếu không giải phóng phụ nữ thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội Và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thật sự đem lại lợi ích cho con người, trong đó phụ nữ được chăm lo, được giải phóng Đó cũng là công việc quan trọng trong công cuộc kiến thiết nước nhà, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ là huy động phụ nữ tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo ra nhiều cơ hội cho phụ nữ vươn lên, thật sự bình đẳng với nam giới Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, nổi bật 3 nội dung lớn:
a Giải phóng về chính trị
Giải phóng phụ nữ trước hết là giải phóng về chính trị Giải phóng phụ
nữ là một bộ phận của giải phóng dân tộc Bởi vì nước mất, nhà tan, phụ nữ là người bị đọa đày đau khổ nhất Nước có độc lập thì dân mới có tự do Dân tộc được giải phóng thì phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong việc ứng
cử và bầu cử vào các cơ quan dân cử, hệ thống chính trị theo Hiến pháp, pháp luật Chỉ có đấu tranh giải phóng dân tộc đi tới giải phóng xã hội, giải phóng con người và gắn chặt chẽ cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ với sự nghiệp giải phóng dân tộc thì người phụ nữ mới có tự do, bình đẳng và hạnh phúc
Trong xã hội cũ phụ nữ là người đau khổ nhất, bị áp bức nhiều nhất, do
đó dễ nhạy cảm, với cách mạng phụ nữ lại là lực lượng to lớn trong nhân dân Không có phụ nữ tham gia thì không một cuộc vận động cách mạng nào có thể thành công Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, toàn diện nhất trong lịch sử loài người, càng không thể giành được thắng lợi nếu không có sự tham gia tích cực của phụ nữ
Trang 25Sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp Dân tộc không được giải phóng, giai cấp không được giải phóng thì phụ nữ không thể được giải phóng Song, phụ nữ không được giải phóng, không được tham gia làm chủ xã hội thì dân tộc cũng như giai cấp chưa thực sự được giải phóng Không thể quan niệm một xã hội văn minh, tiên tiến mà ở đó người phụ nữ còn bị lệ thuộc, không được tự do Trình độ phụ nữ làm chủ trong xã hội là thước đo trình độ phát triển tiến bộ của xã hội, bởi vì phụ nữ là người chịu đựng nhiều nhất tất cả những gì là bất
công của xã hội Đúng như Hồ Chủ tịch đã nói: “Nếu không giải phóng phụ
nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội một nửa” Nhưng cũng chỉ có cách mạng xã
hội chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mới tạo ra được mọi điều kiện cần thiết về kinh tế và xã hội, về vật chất và tinh thần để giải phóng phụ nữ một cách triệt để, thực hiện bình đẳng toàn diện giữa nam và nữ, làm cho người phụ nữ có địa vị xã hội xứng đáng, phát huy được hết mọi tài năng, sức lực cống hiến cho xã hội, đồng thời có cuộc sống gia đình hạnh phúc Chính vì vậy mà hơn ai hết, phụ nữ là người thiết tha với cách mạng, thiết tha với chủ nghĩa xã hội
Là một bộ phận hữu cơ của phong trào cách mạng, sự nghiệp giải phóng phụ nữ chỉ có thể đi liền từng bước với những thắng lợi chung của cách mạng Thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng Tám, chiến thắng vĩ đại của hai cuộc kháng chiến anh hùng chống đế quốc xâm lược, thành công to lớn của cải cách ruộng đất, của cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội là những bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam đồng thời là những bước nhảy vọt trong đời sống phụ nữ, làm thay đổi căn bản địa vị của người phụ nữ trong xã hội Theo Người, muốn giải phóng phụ nữ một cách triệt để thì phải bằng các hình thức thích hợp đào tạo và bồi dưỡng họ trở thành những cán bộ giỏi đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Các cấp uỷ
Trang 26đảng, cơ quan, đơn vị phải quan tâm chăm lo công tác phụ nữ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ Tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ III, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Tất cả phụ nữ phải hăng hái nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ
đất nước, tức là phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng CNXH Muốn làm tròn nhiệm vụ
vẻ vang đó, phụ nữ ta phải xoá bỏ cái tâm lý tự ti và ỷ lại; phải có ý chí
tự cường, tự lập… Phụ nữ phải nhận rõ địa vị người làm chủ và nhiệm
vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng CNXH”
[40, tr.294-296].
Hiến pháp và nhiều đạo luật khác của Nhà nước ta đã ghi rõ quyền bình đẳng về mọi mặt của phụ nữ trong xã hội xác nhận quyền lợi của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội cũng như trong hôn nhân và gia đình Đảng, Nhà nước và các đoàn thể Phụ nữ, Công đoàn, Thanh niên coi trọng việc bồi dưỡng trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật cho phụ nữ, giúp chị em giảm bớt gánh nặng gia đình, nâng cao không ngừng vai trò phụ nữ, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong lao động sản xuất cũng như trong công tác quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước Lực lượng và khả năng của phụ nữ được Đảng ta, Nhà nước ta động viên, bồi dưỡng và phát huy, đã trở thành một nguồn sức mạnh to lớn và vô cùng quan trọng để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng Những thành tích và tiến bộ của phong trào phụ
nữ trong những năm qua đánh dấu một thành công lớn của Đảng ta trong công tác vận động quần chúng, và cũng là thành tích nổi bật của Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam
b Giải phóng về xã hội
Vấn đề phụ nữ và bình đẳng nam - nữ được Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 27quan tâm từ rất sớm Ngay từ năm 1923 khi bàn về vấn đề phụ nữ Hồ Chí
Minh cho rằng: Vấn đề phụ nữ thực chất là đảm bảo và thực hiện quyền bình
đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội cho phụ nữ
Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đề ra chủ trương “nam - nữ bình quyền” và coi đó là một trong mười
nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam Khi tuyên truyền đường lối, chính sách của Mặt trận Việt Minh thời kỳ tiền khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí
Minh một lần nữa khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ: Đàn bà cũng
được tự do/ Bất phân nam nữ - phải cho bình đẳng
Phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong việc tham gia công việc xã hội Ðồng thời bình đẳng trong hôn nhân với chế độ một vợ một chồng Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ đạo xây dựng Hiến pháp và Luật Hôn nhân gia đình Người nhiều lần bày tỏ chính kiến trước công luận là phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến và đầu
óc gia trưởng, tư tưởng tư sản, trọng nam khinh nữ Ðồng thời phụ nữ phải tự giải phóng, tự vươn lên làm tốt vai trò người phụ nữ trong chế độ mới, chú
trọng thiên chức của người phụ nữ trong gia đình Người chỉ rõ: Công bằng
cho phụ nữ là sự phân công một cách hợp lý công việc đến từng người, tùy theo khả năng, hoàn cảnh cá nhân và sức khoẻ Sự bình đẳng phải được thể hiện trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi lực lượng phụ nữ là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng, một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân Người không chỉ nêu lên vai trò, vị trí của người phụ
nữ đối với xã hội mà còn là người đi tiên phong trong phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ Người chỉ rõ: Công tác phụ nữ trong xây dựng CNXH, một trong những nội dung quan trọng là phải đấu tranh giành quyền
Trang 28bình đẳng cho phụ nữ Đảng và Chính phủ ta luôn luôn chú ý nâng cao địa vị của phụ nữ Hiến pháp định rõ nam nữ bình đẳng và Luật Hôn nhân gia đình, v.v đều nhằm mục đích ấy Người nhắc nhở các cấp, các ngành… phải kính trọng phụ nữ, quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của nữ giới
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ là vấn đề cơ bản nhất trong các vấn đề của phụ nữ và quyền bình đẳng giữa nam và nữ là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đề này Cả về hai mặt pháp lý và đạo đức, quyền bình đẳng của phụ nữ là một nội dung quan trọng của quyền con người Trong tư tưởng của Người: sự bất bình đẳng nam nữ không đơn thuần
là bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu, mà chủ yếu là do chế độ kinh tế - xã hội
Vì vậy, “thực hiện nam nữ bình quyền” không chỉ là những lời hô hào chung
chung, mà phải được thực hiện ở những lĩnh vực cụ thể, cơ bản nhất đối với phụ nữ trong hoạt động sản xuất, xã hội và trong hôn nhân gia đình
Theo Hồ Chí Minh “Thực hiện nam nữ bình đẳng là một cuộc cách
mạng khá to và khó” bởi, trọng nam kinh nữ là một thói quen ăn sâu trong đầu
óc của mỗi người, mỗi gia đình, mọi tầng lớp xã hội, để thực hiện nam nữ bình quyền theo Người trước hết Đảng và chính quyền cần tạo ra sự tiến bộ
về kinh tế, chính trị, văn hóa để xóa bỏ hủ tục, xây dựng thuần phong mỹ tục Đồng thời tạo điều kiện cho phụ nữ học tập, công tác, xây dựng cuộc sống mới, đem lại giàu mạnh cho đất nước và hạnh phúc cho mỗi gia đình Người
yêu cầu: Phụ nữ phải cố gắng học tập văn hóa, chính trị và nghề nghiệp, nếu
không học thì không tiến bộ, có quyết tâm thì nhất định học được, bởi vì khi
có trình độ học vấn, phụ nữ sẽ vươn lên trong công tác, người ta sẽ thấy phụ
nữ có năng lực thực sự
Hơn thế nữa Người luôn quan tâm nhắc nhở các cấp, các ngành: Phải hết lòng giúp đỡ phụ nữ để chị em tiến bộ về mọi mặt Việc phát triển phong trào phụ nữ gắn liền với việc cất nhắc cán bộ nữ vào các cơ quan, các cấp nhất
Trang 29là các cơ quan cấp cao, các ngành thích hợp với phụ nữ Khi làm lãnh đạo, phụ nữ ít mắc tệ tham ô lãng phí, không chè chén, ít hống hách, mệnh lệnh như cán bộ nam Trong quan niệm của Người, kính trọng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, đảm bảo quyền lợi của phụ nữ là bản chất của chế
độ ta, trong đó, vị trí xã hội của phụ nữ được Người đặc biệt quan tâm Người phê phán một bộ phận nhân dân chưa hiểu đúng sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Giải phóng phụ nữ, theo Người không chỉ là “hôm nay anh nấu cơm, rửa bát,
quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát”, “mà phải có sự phân công, sắp xếp lại lao động của toàn xã hội, để phụ nữ tham gia vào các công việc, ngành nghề như nam giới” [39] Cũng từ hệ thống pháp luật của Nhà
nước cách mạng mà đấu tranh với những ảnh hưởng còn lại từ thời phong kiến, đồng thời lại phải chống tư tưởng tự ti, ỷ lại của chị em phụ nữ
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cũng như nam giới, phụ nữ có thể đảm
nhận và hoàn thành tốt những công việc lớn của đất nước, của cách mạng”
Người luôn quan tâm đến vị trí của phụ nữ trong các tổ chức của hệ thống chính trị, mong muốn ngày càng có nhiều chị em tham gia các công tác xã hội, trong các cấp uỷ Đảng, cũng như trong các tổ chức quần chúng Người
nói: “Nếu cán bộ lãnh đạo là nữ mà ít, đây cũng là một thiếu sót của
Đảng” Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra nguyên nhân của tình trạng phụ nữ ít
được tham gia lãnh đạo, quản lý là do: Nhiều người còn đánh giá không
đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến, hẹp hòi Như vậy là rất sai Bác mong rằng các đồng chí hãy thật sự sửa chữa bệnh thành kiến, hẹp hòi đối với phụ nữ
c Giải phóng tâm lý con người
Giải phóng tâm lý tự ti, đầu óc phụ thuộc bởi thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ, phát huy phẩm chất truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong điều kiện xã hội mới, thật sự giải phóng tư tưởng, giải phóng năng
Trang 30lực của phân nửa xã hội để người phụ nữ vươn lên làm chủ bản thân, gia đình, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội
Để thực hiện bình quyền, bình đẳng nam nữ, Người nhắc nhở phụ nữ phải vươn lên để bình đẳng với nam giới về trình độ, về năng lực quản lý kinh
tế và quản lý xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Về phần mình, chị em
phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình, mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh” Người nhắc nhở chị em:
“Phụ nữ phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải
xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập” và các
cấp uỷ Đảng và Chính quyền: “Phải có phương pháp đào tạo và giúp đỡ để
nâng cao hơn nữa địa vị của phụ nữ” Người khẳng định:
“Dưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, người phụ nữ dũng cảm
có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ mà người đàn ông dũng cảm có thể làm, dù nhiệm vụ ấy đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị lực như việc lái các con tàu vũ trụ Phương Đông” [41, tr.97]
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người không chỉ quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ mà còn nhìn thấy sức mạnh to lớn của
họ đối với cách mạng và Người cũng là người tiếp thêm sức mạnh cho chị em vùng dậy đấu tranh, giành độc lập dân tộc Người nêu ra nhiều tấm gương chiến đấu hy sinh của phụ nữ vì Tổ quốc như Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
từ buổi bình minh của lịch sử và kêu gọi chị em: Như buổi ấy là buổi phong
kiến mà đàn bà, con gái còn biết cách mệnh Huống chi bây giờ hai chữ “nữ quyền” đã rầm rầm khắp thế giới, chị em ta lại gặp cảnh nước suy vi, nỡ lòng nào ngồi yên được! Chị em ơi! Mau mau đoàn kết lại! Từ ngày dân Việt Nam tranh được chính quyền, phụ nữ đều ra sức gánh vác công việc Nào giúp đỡ chiến sĩ, tăng gia sản xuất Nào chống nạn mù chữ, tham gia tuyển cử, Tuần
lễ vàng, Đời sống mới…, việc gì phụ nữ cũng hăng hái
Trang 31Người không chỉ là người đầu tiên đề cập đến vấn đề giải phóng phụ
nữ, khẳng định vai trò, vị trí của họ đối với gia đình và xã hội, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho họ mà còn là luôn động viên, khuyên bảo, nhắc nhở chị
em phải tự cố gắng học tập, sáng tạo vươn lên để khẳng định mình chứ không phải chờ Đảng, Chính phủ đề ra các chủ trương, chính sách Người kêu gọi: Chị em phụ nữ nông thôn thi đua góp sức hoàn thành tốt cải cách ruộng đất và lập những tổ đổi công tốt Chị em công nhân và công chức thi đua làm tròn nhiệm vụ của mình Chị em trí thức thi đua góp phần vào việc phát triển văn hoá Nữ thanh niên tuỳ theo cương vị của mình, thi đua học và hành, xung phong trong mọi công việc Đồng thời, Người cũng chỉ rõ một thực trạng:
Cấp trên có cất nhắc cán bộ phụ nữ nhưng chưa mạnh dạn, tức là còn phần nào chưa coi trọng trí tuệ, tài năng của phụ nữ Vậy phụ nữ phải làm sao cho người ta thấy phụ nữ giỏi, lúc đó cán bộ không cất nhắc, anh chị em công nhân sẽ cử mình lên
Từ những phân tích về sự bất bình đẳng nam nữ, Hồ Chí Minh cũng nêu lên các con đường có thể giải phóng phụ nữ và gợi ý từng đối tượng cụ thể Đối với cán bộ lãnh đạo, Người phê phán những tư tưởng mang nặng
định kiến giới, coi thường phụ nữ Người khuyên: Phải thông cảm sâu sắc với
quần chúng, và ra sức giúp đỡ chị em giải quyết những thắc mắc khó khăn
Đối với các đoàn thể phải có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Đối với chính bản thân người phụ nữ, phải tự đấu tranh vì quyền lợi của mình, không có tư tưởng trông chờ, ỷ lại Người khuyên chị em phụ nữ cố gắng học tập văn hóa, chính trị, nghề nghiệp Nếu không học thì không tiến bộ Trong công tác và cuộc sống hàng ngày, Hồ Chí Minh rất coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ và quan tâm, chăm sóc đến cuộc sống của người phụ nữ
Trong Di chúc, Người biểu dương tinh thần chiến đấu, hy sinh và căn
Trang 32dặn toàn dân phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ:
“Trong sự nghiệp chống M , cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp
phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên Đó là một cuộc cách mạng đưa đến
quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ” [42, tr.504]
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, vấn đề giải phóng con người khỏi sự áp bức bất công, bảo đảm cho phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới là vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm
Khi nói đến vai trò, vị trí và đóng góp của nam giới và phụ nữ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định nam giới và phụ nữ đều có vai trò, vị trí quan trọng; nam giới và nữ giới đều có sự đóng góp quan trọng trong việc duy trì, xây dựng đời sống gia đình, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức
thêu dệt mà thêm tốt đẹp rực rỡ” [39, tr.432] “Muốn có nhiều sức lao động để sản xuất thì phải giải phóng sức lao động phụ nữ” [38, tr.249]
Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Bác cũng viết: “Ai đã biết lịch sử
thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” [37, tr.288] Lênin cũng nói: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng phải biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công” [11, tr.288]
Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng nước nhà Hồ Chí
Trang 33Minh khẳng định từ xa xưa nam giới và nữ giới đều có những đại biểu xuất sắc tham gia đấu tranh chống ngoại xâm
Nam giới có “ông Lý Thường Kiệt, ông Trần Hưng Đạo, ông Nguyễn
Huệ…, “Phụ nữ thì có Bà Trưng, Bà Triệu ra tay khôi phục giang san Những vị anh hùng ấy vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa Nhờ những vị ấy mà nước ta được độc lập lừng lẫy ở Á Đông” [38, tr.216]
Trước những đóng góp to lớn của cả hai giới trong quá trình dựng nước
và giữ nước, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, phụ nữ Việt Nam phải được bình đẳng với nam giới trong tất cả các quan hệ xã hội Trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng,
Hồ Chí Minh xác định rõ nhiệm vụ của cách mạng không chỉ giành lại độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho nông dân nghèo, các sản nghiệp lớn cho công
nhân, các quyền dân chủ tự do cho nhân dân, mà còn nhằm thực hiện “nam nữ
bình quyền” [38, tr.1]
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, với cương vị là Chủ tịch nước đồng thời cũng là người đứng đầu Chính phủ, dù bận rộn với nhiều công việc của quốc gia dân tộc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian quan tâm đến việc ban hành văn bản pháp luật quy định những vấn đề liên quan đến sự nghiệp giải phóng phụ
nữ, tạo điều kiện, cơ hội cho phụ nữ được thực sự bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trong lời kêu gọi chống thất học (tháng 10/1945), Người chỉ rõ:
“Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của
mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà… Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm Đây là lúc các chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình
Trang 34là phần tử trong nước, có quyền bầu và ứng cử” [21, tr.21] Trong
Tuyên ngôn Độc lập, Người đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Tất
cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [43, tr.699] Trong Sắc
lệnh số 14 ngày 18 tháng 9 năm 1945 đã công nhận quyền bình đẳng
của người phụ nữ: “Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi
trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử…” Bản Hiến pháp của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 cũng đã tuyên bố với thế giới:
“Dân tộc Việt Nam có đủ mọi quyền tự do, phụ nữ Việt Nam đã được
đứng ngang hàng với nam giới để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân…” Năm 1959, khi Luật Hôn nhân và gia đình lần
đầu tiên được Quốc hội thông qua, Người khẳng định: “Luật Hôn nhân
và gia đình có quan hệ mật thiết đến mọi người dân trong nước, đến cả nòi giống Việt Nam ta Đạo luật ấy làm cho gái trai thật sự bình đẳng, gia đình thật sự hạnh phúc” [21, tr.21]
Công cuộc giải phóng phụ nữ phải tiến hành một cách toàn diện, không chỉ giải quyết cho phụ nữ những quyền lợi về mặt vật chất trước mắt, mà còn tạo cho họ một tương lai phát triển lâu dài, bền vững Tương lai phát triển của phụ nữ gắn liền với mục tiêu xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ, nhân dân
ấm no, hạnh phúc và mọi người được đối xử công bằng Việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ liên quan tới các chính sách cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội Muốn thực hiện quyền bình đẳng nam nữ thì cả nam giới và phụ nữ đều cần ý thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của
cá nhân, khả năng đóng góp của mình đối với gia đình và xã hội
Trong gia đình, quan hệ vợ - chồng phải xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, trẻ em gái và phụ nữ được tôn trọng, chống bạo hành gia đình, chống
Trang 35coi thường và phân biệt đối xử với phụ nữ Người chồng có trách nhiệm giúp
đỡ người vợ hoàn thành vai trò là người vợ, người mẹ Tuy nhiên, Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: từ một nước thuộc địa nửa phong kiến tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, con đường đấu tranh để thực hiện quyền bình đẳng của
phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam là một quá trình khó khăn lâu dài “Đó là
một cuộc cách mạng to và khó Vì trọng nam khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội” [39, tr.433]
Để thực sự giải phóng phụ nữ, cần có sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong xã hội để thay đổi tư tưởng thành kiến đối với phụ nữ Cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ trước hết là cuộc cách mạng về tư tưởng, nhận thức, đấu tranh chống lại các thói quen lâu đời Cần phải có sự thay đổi về nhận thức của toàn xã hội để có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, đúng đắn đối
với vai trò, vị trí của phụ nữ và nam giới “Phải cách mạng từng người, từng
gia đình đến toàn dân” [39, tr.433], sau đó, phải thực hiện những hành động,
giải pháp đồng bộ, toàn diện “về chính trị, kinh tế, văn hóa và pháp luật”, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ trong thực tiễn
Vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ không chỉ là việc phân công lao động một cách giản đơn trong gia đình mà còn phải gắn liền với sự sắp xếp, phân công lao động trong toàn xã hội Nhà nước cần tổ chức những nhà giữ trẻ, vận động nam giới tham gia công việc gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ vừa hoàn thành vai trò của người mẹ, người vợ vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ xã hội Ngoài ra, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, hỗ trợ cho phụ nữ học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để tham gia vào hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Riêng đối với hoạt động quản lý, lãnh đạo nhà nước, Người nói rõ: “Từ
trước đến nay, phụ nữ ta có nhiều đóng góp cho cách mạng… Đảng và Chính
Trang 36phủ rất hoan nghênh… sẵn sàng cất nhắc và giao cho phụ nữ những trách nhiệm quan trọng” [21, tr.38] Trước lúc ra đi về cõi vĩnh hằng, vị lãnh tụ của
dân tộc đã để lại cho chúng ta bản Di chúc quý giá, trong đó có một phần dành riêng cho phụ nữ, trong đó Người ân cần căn dặn:
“ Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất
nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể
cả các công việc lãnh đạo ” [42, tr.504]
Sở dĩ lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc cất nhắc, giao cho phụ nữ phụ trách những công việc quan trọng, trong đó có công việc lãnh đạo, quản lý nhà nước là bởi vì khi phụ nữ được tham gia vào bộ máy Nhà nước với vị trí, vai trò là người lãnh đạo, họ có thể trực tiếp tham gia vào quá trình bàn bạc, ra quyết định, hoạch định chính sách và định hướng cho sự phát triển của đất nước hoặc của địa phương trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội liên quan trực tiếp đến bản thân mình Đây
là điều kiện đặc biệt quan trọng để người phụ nữ được bảo đảm quyền làm chủ bản thân, làm chủ xã hội và thể hiện quyền bình đẳng với nam giới ở mức
độ cao nhất và đầy đủ nhất
Về bản thân phụ nữ, Người căn dặn:
“Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên Đó là một cuộc cách mạng
đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ” [42, tr.504]
Phụ nữ phải tự đấu tranh để giải phóng mình Muốn tự giải phóng và khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với xã hội, phụ nữ phải đoàn kết, phải hiểu biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình, có khả năng và tinh thần làm chủ,
có đức, có tài Phụ nữ cũng cần phải nỗ lực học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, phải nêu cao tinh thần làm
chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; “phải xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải
phát triển chí khí tự cường, tự lập” [40, tr.294]
Trang 37Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định, đối với gia đình và xã hội, phụ nữ là một lực lượng to lớn, giữ vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Người đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ nữ, khi đi thăm các cơ sở, Người luôn quan tâm đến số lượng, tỷ lệ đại biểu nữ và ân cần mời chị em lên hàng ghế đầu, động viên chị em phát biểu ý kiến Thấy cán bộ nữ trưởng thành, Người đã động viên, khuyến khích kịp thời Ở địa phương nào, ngành nào chưa quan tâm chú ý đến chị em phụ nữ, có tư tưởng hẹp hòi, không đánh giá
đúng khả năng của phụ nữ, Người phê phán: Cán bộ nữ ít như vậy là một
thiếu sót Các đồng chí phụ trách lớp học chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng cán bộ nữ Đây cũng là thiếu sót chung ở trong Đảng Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến hẹp hòi, như vậy là rất sai Nói chuyện với Tỉnh ủy Thanh Hóa, Người hỏi: Trong tỉnh ủy có bao nhiêu ủy viên gái? Tại sao không có đồng chí nào đi đây cả? Gái làm nhiều nhưng khi đi gặp Trung ương lại không có ai là gái! Điều đó chứng tỏ các đồng chí còn trọng trai khinh gái, cần tích cực sửa chữa
Đồng thời, Người cũng chỉ rõ các cấp ủy Đảng và Chính quyền phải có phương pháp đào tạo, giúp đỡ để nâng cao hơn nữa địa vị của phụ nữ Người nói:
“Nhiệm vụ chính của phụ nữ ta ngày nay là: thắt chặt mối đoàn kết
giữa các tầng lớp phụ nữ trong nước, giữa phụ nữ Việt Nam và phụ nữ các nước bạn…, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, hăng hái tham gia phong trào chống tham ô, lãng phí và quan liêu Hăng hái tham gia chính quyền…” [39, tr.432]
Trang 38TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ
nữ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Người luôn đánh giá cao vai trò, khả năng của phụ nữ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; Người ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc giải phóng phụ nữ đối với sự nghiệp giữ nước và xây dựng đất nước
Giải phóng phụ nữ là một sự nghiệp cách mạng to lớn, với nhiều nội dung Trước hết phải nhận thức sâu sắc, đúng đắn rằng phụ nữ chưa được giải phóng thì nhân loại chưa được giải phóng, chưa thể nói đến chủ nghĩa xã hội Bởi vì phụ nữ chiếm một nửa nhân loại và là lực lượng lao động quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người Nếu không giải phóng phụ nữ thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh không chỉ nêu lên vai trò, vị trí của người phụ nữ đối với
xã hội mà còn là người đi tiên phong trong phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, phụ nữ phải được giải phóng khỏi sự áp bức, bất công, đảm bảo cho phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới trong gia đình và trong đời sống chính trị
- xã hội, để phụ nữ vươn lên đóng góp sức mình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng nam - nữ là những căn cứ quan trọng, khoa học để Đảng
và Nhà nước ta đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp, phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng, tiến tới thực hiện thắng
lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Trang 39Cố đô của Việt Nam – Di sản văn hoá thế giới, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam (địa phương có 2 di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn), phía Đông giáp biển Đông
a Về đặc điểm dân cư
Thành phố Đà Nẵng có 6 quận với 45 phường và 2 huyện có 11 xã với 992.849 nhân khẩu cư trú (có 760.565 nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên) trong đó ở thành thị có 866.634 nhân khẩu, ở nông thôn có 126.215 nhân khẩu Mật độ dân số Đà Nẵng là 772 người/km2, là một trong những địa bàn có số lượng dân tương đối đông so với các địa phương khác Ngoài ra, hàng năm, trung bình thành phố đón khoảng 2.500.000 lượt du khách, trong đó có khoảng 430.000 khách nước ngoài đến Đà Nẵng tham quan, du lịch hoạt động thương mại, học tập [45]
Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Đà Nẵng là đầu mối giao thông quan trọng nối liền hai miền Bắc và Nam Quốc lộ 14B nối cảng Tiên Sa với các tỉnh Tây Nguyên và hệ thống đường xuyên Á qua Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan, Myanma Là cửa ngõ quan trọng ra biển Đông của các tỉnh Tây
Trang 40Nguyên và các nước thuộc vùng Tiểu vùng sông Mê Kông nằm trong Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) Thành phố có cảng biển lớn nhất miền Trung, có bờ biển dài gần 100 km với nhiều bãi tắm đẹp; cùng với nhiều danh thắng nổi tiếng như Ngũ Hành Sơn, Bà Nà đã trở thành điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách tới đây Với vị trí địa lý, tự nhiên và giao thông hết sức thuận lợi của Đà Nẵng là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện cho thành phố phát triển nhanh chóng và bền vững, với cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không; đồng thời, phát huy nội lực để phát triển kinh tế và thực hiện tốt các chính sách xã hội và bảo vệ môi trường
b Về kinh tế - xã hội
Sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01/01/1997, thành phố loại I vào năm 2003, và đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị quyết 33
của Bộ Chính trị về việc “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong
giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân của Đà Nẵng từ 1997 - 2011 đạt 11,17%, nhất là giai đoạn 2001 - 2010 đạt gần 11,96%/năm Đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người của năm 2011 đạt 23,62 triệu/người (tăng hơn 5 lần
so với năm 1997 là 4,69 triệu/người) Kết cấu hạ tầng thành phố được xây dựng đồng bộ theo hướng hiện đại; tiến trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao; công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị với chủ trương khai thác quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, với phương châm
“Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã tạo nên một hiện tượng mới “hiện tượng Đà Nẵng” - là một trong những địa phương trong cả nước làm tốt công tác giải tỏa đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng với tốc độ nhanh vào hạng nhất nhì của cả nước
Tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu, không chỉ để sớm đưa
Đà Nẵng trở thành một thành phố hiện đại, phát triển; mà còn làm tiền đề để