1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ ở Việt Nam" pot

5 823 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 115,06 KB

Nội dung

Việc không có học vấn, tính thụ động, tập tục còn làm cho nỗi khổ cực của chúng tôi càng n ặng nề thêm".2 Tư tưởng của Bác về giải phóng các dân tộc thuộc địa là để giải phóng người nô l

Trang 1

ThS Bïi ThÞ §µo *

ùng với sự phát triển của xã hội, sự đấu

tranh của nhân loại tiến bộ nói chung và

phụ nữ nói riêng, vai trò của phụ nữ đối với

đời sống xã hội dần dần được thừa nhận

chính thức và ngày càng rộng rãi Tuy nhiên,

sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ vẫn tồn

tại và biểu hiện ở nhiều mức độ, dạng thức

khác nhau, ngay cả ở những xã hội tiến bộ,

khiến cho phụ nữ phải chịu nhiều bất công,

thiệt thòi, làm ảnh hưởng đến tâm lí, tư

tưởng, hạn chế sự phát triển tài năng, trí tuệ

của phụ nữ

Lúc sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến

vấn đề giải phóng phụ nữ Từ rất sớm, Bác

đã nhận thấy phụ nữ ở các nước thuộc địa

không chỉ chịu nỗi khổ nhục của người dân

nô lệ mà còn vì họ là phụ nữ Trong tác

phẩm "Bản án chế độ thực dân", Bác đã mô

tả hàng trăm cảnh đối xử bất công, tàn bạo

của bọn thực dân đối với phụ nữ Nếu nói

gọn lại thì "ngoài phố, trong nhà, giữa chợ

nhà ga".(1) Trong lá thư gửi tạp chí

Rabotnhitxa dưới tên của một phụ nữ Trung

Quốc, Bác viết: "Sự áp bức đè nặng lên

chúng tôi, nh ưng chúng tôi bị áp bức nặng

chút quy ền tự do chính trị, kinh tế và xã hội,

chúng tôi b ị bóc lột gấp đôi vì là lao động và

vì là đàn bà Việc không có học vấn, tính thụ động, tập tục còn làm cho nỗi khổ cực của chúng tôi càng n ặng nề thêm".(2) Tư tưởng của Bác về giải phóng các dân tộc thuộc địa

là để giải phóng người nô lệ và giải phóng người nô lệ không thể không giải phóng phụ

nữ Tuy nhiên, giải phóng dân tộc không có nghĩa là đã giải phóng phụ nữ và vấn đề giải phóng phụ nữ không chỉ cần thiết vì phụ nữ

là người bị áp bức mà còn vì phụ nữ đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của xã hội

Bác tán đồng nhận xét của Các Mác: "Ai đã

bi ết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã

h ội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm n ổi".(3) Bác chỉ ra vai trò của phụ

nữ Việt Nam trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội:

- Vai trò của phụ nữ trong kháng chiến Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh không ngừng với các thế lực ngoại xâm để giành và giữ độc lập Trong suốt chiều dài lịch sử đó xuất hiện nhiều gương mặt nữ anh hùng làm rạng danh non sông như Bà Trưng, Bà Triệu Những tấm gương lịch sử này thường được Bác nêu lên để động viên lớp lớp các mẹ, các chị, các em tiếp nối truyền thống bất khuất “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” Bác ghi nhận và biểu dương lực lượng kháng

C

* Giảng viên Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội

Trang 2

chiến nữ Đó là “các mẹ rất hiền từ tổ chức

nhau l ại thành hội các bà mẹ chiến sĩ, giúp

đỡ bộ đội đánh giặc, giúp đỡ, an ủi thương

chiến sĩ thành mối yêu thương vô bờ bến mà

giúp đỡ chiến sĩ và săn sóc thương binh như

con em ruột thịt của mình Đó là những đội

nữ du kích rất anh hùng Trong các chiến

dịch, phụ nữ chiếm 2/3 lực lượng dân công

tải lương thực, đạn dược, làm đường không

kể mưa bom bão đạn vẫn vui vẻ động viên

nhau hoàn thành nhiệm vụ Có nhiều chị em

dân tộc thiểu số bỏ cả tư tưởng mê tín,

phong tục lạc hậu bảo vệ cán bộ cách mạng

hoạt động Bác còn đề ra nhiệm vụ cho chị

em vùng tạm bị chiếm chống địch bắt chồng

con, anh em đi lính, phá mưu mô địch dùng

người Việt đánh người Việt, vì theo Bác đa

số nguỵ binh là những thanh niên bị bắt buộc

phải đi lính cho giặc, nếu ta giải thích rõ cho

họ, khoan hồng với họ thì họ sẽ quay về với

Tổ quốc Nếu địch vận, nguỵ vận tốt thì ta sẽ

không tốn đạn, hao binh mà được cả người

lẫn súng Thành quả mà cách mạng đạt được

là nhờ sự hi sinh anh dũng của toàn dân, toàn

Đảng, trong đó có phụ nữ

- Vai trò của phụ nữ trong lao động xây

dựng tổ quốc Trong thời kì chiến tranh, do

một số đáng kể nam thanh niên đã được

động viên ra mặt trận nên lao động nữ chiếm

tỉ lệ lớn trong lực lượng lao động xã hội Ở

nông thôn, 60% xã viên hợp tác xã là nữ,

trong ngành công nghiệp nhẹ phụ nữ chiếm

số đông Ở tất cả các lĩnh vực, phụ nữ đều

tích cực tham gia sản xuất, tăng năng suất

lao động Bác động viên kịp thời các chị có

thành tích tốt trong phong trào làm phân xanh ở hợp tác xã, khuyến khích, cổ vũ nữ thanh niên tiếp thu kiến thức khoa học - kĩ thuật làm chủ các máy móc hiện đại trong các nhà máy, trên công trường Không dừng lại ở đó, phụ nữ còn tham gia công tác chính

quyền ngày càng nhiều “số phụ nữ hiện công

5000 ng ười, ở huyện, xã có hơn 16000 người

và các t ỉnh có hơn 330 người, đặc biệt trong

các công việc quan trọng như thẩm phán, chánh án, giám đốc nhà máy, chủ nhiệm hợp tác xã Bác coi đây là một thắng lợi chứng tỏ Đảng, Chính phủ và nhân dân đã coi trọng vai trò của phụ nữ

- Vai trò của phụ nữ trong gia đình Trong nhiều năm, cả nước phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là đấu tranh giải phóng miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Hai nhiệm vụ này

đã thu hút tất cả mọi người tham gia, những lợi ích cá nhân dường như bị lãng quên Mặc dầu vậy, Bác không quên người phụ nữ với thiên chức làm vợ, làm mẹ có ảnh hưởng to lớn trong việc động viên thanh niên ra mặt trận

và đặc biệt là nuôi dạy thiếu niên, nhi đồng - thế hệ tương lai của đất nước Bác coi bảo vệ nhi đồng là một trong các nhiệm vụ chính của phụ nữ Nhiệm vụ này được thực hiện cùng các nhiệm vụ khác Bác động viên phụ nữ cần kiệm để xây dựng gia đình, học tập xoá mù chữ, nâng cao trình độ mọi mặt, đoàn kết, giúp

đỡ nhau không chỉ xây dựng đất nước mà còn

Trang 3

Với vai trò to lớn như vậy, giải phóng

phụ nữ là vấn đề mang tính tất yếu Bằng

việc dẫn lời của Lênin “Đảng cách mệnh

bi ết làm việc nước, như thế cách mệnh mới

g ọi là thành công”.(7) Bác cho thấy giải

phóng phụ nữ là trách nhiệm của xã hội mới

Để giải phóng phụ nữ, trước hết phải thực

hiện cách mạng về tư tưởng, đó là xoá bỏ tư

tưởng phân biệt đối xử, tư tưởng trọng nam

khinh nữ Sau khi cách mạng thành công,

cuộc sống của phụ nữ đã có nhiều thay đổi,

phụ nữ đã được học hành, được hoạt động xã

hội, được tham gia chính quyền nhưng vấn

đề bình đẳng nam nữ không thể thực hiện

được trong ngày một, ngày hai Tư tưởng

này thể hiện ở cả cấp độ gia đình và xã hội

trong sự nhìn nhận vai trò của phụ nữ, trong

việc đánh giá khả năng của phụ nữ, đặc biệt

khi cất nhắc phụ nữ còn chưa mạnh dạn Vì

vậy, thực hiện bình đẳng nam nữ đó là một

cuộc cách mạng khá to và khó Cuộc cách

mạng này khó vì trọng trai khinh gái là một

thói quen mấy nghìn năm để lại, vì nó ăn sâu

trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình,

mọi tầng lớp xã hội và vì không thể dùng vũ

lực mà tranh đấu Điều đó cũng có nghĩa

rằng tiến hành cuộc cách mạng này cần kiên

quyết nhưng không nóng vội và phải kết

hợp những biện pháp tuyên truyền giáo dục,

cải tạo tư tưởng với phát triển chính trị,

kinh tế, văn hoá, pháp luật để "cách mạng

từng người, từng gia đình, đến toàn dân"

Sự quan tâm của cán bộ lãnh đạo Ở bất

kì cấp, ngành nào, cán bộ lãnh đạo cũng có

vai trò và ảnh hưởng to lớn tới hoạt động của

nhân viên dưới quyền, trong đó có phụ nữ Bởi vì, một trong những phẩm chất cần có và

là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo là phải biết dùng người, tức là biết nhìn ra và đánh giá đúng năng lực, ưu, nhược điểm của từng người để có thể giao cho họ những công việc phát huy tối đa thế mạnh, hạn chế hết mức điểm yếu của từng người Sự quan tâm đúng mức của cán bộ lãnh đạo sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ đóng góp trí tuệ, tài năng tốt nhất Mặt khác, sự đánh giá, cách nhìn nhận của cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng mạnh tới nhân viên dưới quyền nên sự quan tâm hợp lí của cán bộ lãnh đạo tới phụ nữ cũng tạo một môi trường công tác, môi trường xã hội thuận lợi cho sự phát triển của phụ nữ trong

cơ quan, đơn vị

Sự tham gia của hội phụ nữ và các tổ chức xã hội khác Các tổ chức xã hội nói chung được thành lập nhằm mục đích chính

là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên Chính yếu tố tự nguyện trong việc tham gia tổ chức tạo nên sức mạnh đoàn kết, khả năng cảm thông giữa các thành viên với nhau Bảo vệ quyền lợi phụ nữ không thể không huy động sức mạnh của các tổ chức xã hội, đặc biệt là hội phụ nữ và đoàn thanh niên

Xã hội hoá một số công việc gia đình, giải phóng lao động nữ Do thiên chức của mình và nếp suy nghĩ lâu đời của bao người nên phụ nữ ngoài các công việc xã hội ra còn phải đảm nhiệm hầu hết công việc gia đình Những công việc này chiếm rất nhiều thời gian, sức lực của phụ nữ khiến cho phụ nữ không có điều kiện phấn đấu thuận lợi như

Trang 4

nam giới Do đó, “cần tổ chức tốt những nơi

gửi trẻ và những lớp mẫu giáo” để người mẹ

sản xuất tốt, tổ chức nhãng nhà ăn công cộng

Xây dựng và thực hiện pháp luật Cùng

với các giải pháp mang tính xã hội, Bác đặc

biệt quan tâm tới vấn đề giải phóng phụ nữ

dưới góc độ nhà nước, vì “đối với những

không s ửa đổi, thì chính quyền cần phải thi

hành k ỉ luật một cách nghiêm chỉnh”.(10) Luật hôn nhân và gia đình là văn bản thể

hiện rõ rệt tư tưởng giải phóng phụ nữ “luật

phóng ng ười đàn bà, đồng thời phải tiêu diệt

t ư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong

trong luật hôn nhân và gia đình được Bác

nhiều lần nhắc tới ở một số điểm: Xoá bỏ chế

độ đa thê, thực hiện hôn nhân một vợ một

chồng; vợ chồng lấy nhau phải thực sự yêu

thương nhau; cấm tảo hôn, cấm cản trở hôn

nhân tự do; công nhận việc vợ chồng li dị tự

nguyện… những điều đó đã ghi nhận quyền

tự quyết định những vấn đề quan trọng liên

quan đến lợi ích của người phụ nữ, vị trí của

phụ nữ trong gia đình cũng được đề cao

Giải phóng phụ nữ không chỉ là trách

nhiệm của xã hội mà còn là trách nhiệm của

chính phụ nữ trong sự cố gắng tự giải phóng

mình Trách nhiệm của phụ nữ bao gồm:

+ Học tập chính trị, văn hoá, kĩ thuật

nâng cao trình độ mọi mặt Trong xã hội cũ,

phụ nữ không có điều kiện học tập nên trình

độ nhận thức bị hạn chế Chính sự hạn chế

về nhận thức đã hạn chế khả năng tham gia

các công việc xã hội, trói buộc phụ nữ vào các công việc vụn vặt, những lợi ích tầm thường, đó là cơ sở làm phát sinh tư tưởng coi thường phụ nữ Và tư tưởng coi thường này lại tước đi những cơ hội hiếm hoi để phụ

nữ khẳng định mình Tháo gỡ cái vòng luẩn quẩn này, Đảng và nhà nước tạo điều kiện cho phụ nữ được học tập nhưng nếu không

có sự tự giác, tích cực của chính người trong cuộc thì vấn đề không thể giải quyết được

Bác đã nêu các con số cụ thể về trình độ của phụ nữ các nước Liên xô, Trung Quốc, lấy ví

dụ về thành quả đạt được của phụ nữ thông qua học tập, chứng minh rằng phụ nữ rất cần học tập và hoàn toàn có thể học tập để tiến

bộ không thua gì nam giới Bác cũng khẳng định, sở dĩ phụ nữ ta thua kém phụ nữ các nước khác chính vì chưa được học tập đầy

đủ "ở các nước bạn ta như Liên xô, Trung

nhà máy d ệt thuộc công nghiệp nhẹ Bây giờ

cô ngay, ch ắc chưa làm được đâu".(12)

+ Thay đổi nhận thức, xoá bỏ tâm lí mặc cảm, tự ti Tư tưởng coi thường phụ nữ không chỉ có ở nam giới mà thật đáng buồn

là có ngay trong chính bản thân phụ nữ Tư tưởng này có nguyên nhân từ sự giáo dục của xã hội cũ, từ tính lây lan của tâm lí xã hội và từ thực tế phụ nữ tự thấy mình dường như không có khả năng quyết định và giải quyết các vấn đề lớn của gia đình và xã hội

Tâm lí mặc cảm, tự ti làm cho phụ nữ dễ dàng chấp nhận thực tế bất công trong sự phân biệt đối xử, thiếu tinh thần đấu tranh, không có ý thức phấn đấu, ỷ lại vào đàn ông

Trang 5

và xã hội Chính vì vậy, theo Bác phụ nữ

không chỉ có quyền được Đảng, Chính phủ

giúp đỡ mà còn cần nhận thức rõ và quyết

tâm thực hiện nhiệm vụ của người phụ nữ

mới, "trong mọi việc, Đảng và Chính phủ ta

luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ Vậy chị

em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị làm người

chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà;

phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác

phong mới để làm trọn nhiệm vụ mới của

mình…" Muốn làm tròn nhiệm vụ đó "phụ

có ý chí t ự cường, tự lập".(13) Thiếu sự cố

gắng vượt qua chính mình thì dù Nhà nước,

xã hội có cố gắng đối xử công bằng, tạo điều

kiện phấn đấu đến mấy phụ nữ cũng khó tiến

bộ và không thể có bình đẳng thực sự Giúp

cho phụ nữ xoá bỏ tâm lí tự ti, Bác nhiều lần

nêu những tấm gương nữ thành đạt ở các

nước anh em trong thời đại mới, nhiều lần

nhắc nhở về truyền thống đáng tự hào của phụ

nữ Việt Nam Bác khẳng định "phụ nữ ta sẵn

có truy ền thống cần cù và anh dũng, quyết tâm

h ọc thì nhất định thành công".(14) Bác cũng

hiểu rằng do xã hội nói chung chưa coi trọng

trí tuệ, tài năng của phụ nữ nên sự phấn đấu

của phụ nữ gặp nhiều khó khăn, vậy nên "phụ

nhân s ẽ cử mình lên".(15)

+ Đoàn kết Đoàn kết tạo nên sức mạnh -

yếu tố quyết định đem lại thành công trong

mọi cuộc cách mạng là quan điểm chủ đạo

của Bác Sự nghiệp giải phóng phụ nữ cũng

vậy, muốn giải phóng mình, phụ nữ phải

đoàn kết, bao gồm: Đoàn kết giữa phụ nữ

các dân tộc; đoàn kết giữa phụ nữ lao động chân tay và lao động trí óc; đoàn kết giữa phụ nữ miền Bắc và phụ nữ miền Nam; đoàn kết giữa phụ nữ Việt Nam với phụ nữ quốc

tế Sự đoàn kết này tạo nên sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn chung của giới cũng như khó khăn của từng người, động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ của người phụ nữ trong gia đình và xã hội Khi đặt ra vấn đề đoàn kết với phụ nữ tiến

bộ trên thế giới Bác đã thừa nhận tính quốc

tế của sự nghiệp giải phóng phụ nữ Trong tác phẩm "Đường cách mệnh", Bác dành hẳn một phần bàn về vấn đề phụ nữ quốc tế Bác

viết "An Nam cách mệnh cũng phải có nữ

Nam mu ốn cách mệnh thì phải theo phụ nữ

qu ốc tế chỉ bảo".(16)

Như vậy, vấn đề giải phóng phụ nữ được thể hiện nhất quán trong tư tưởng của Bác Bác không chỉ nêu lên sự cần thiết phải giải phóng phụ nữ mà còn xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt đối xử của xã hội đối với phụ nữ, từ đó chỉ ra cách thức tiến hành cuộc cách mạng này Công cuộc giải phóng phụ nữ ở nước ta đã đạt được những kết quả khả quan trong mọi lĩnh vực và tư tưởng của Bác vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay./

(1), (2), (3), (7).Xem: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2,

tập 5; tr.105, 289

(4), (16).Xem: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, tr 431, 433

(5), (9), (10), (13), (14) Xem: Hồ Chí Minh toàn

t ập, tập 10, tr 184, 296, 227

(6) Xem: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, tập 10; tr 432, 89 (11), (12), (15).Xem: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9,

tr 524, 336

Ngày đăng: 24/03/2014, 00:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w