Nghịch lý của tiết kiệm CafeF – Nguồn vốn dồi dào bắt đầu từ châu Á tạo ra ảo tưởng giàu có giả tạo tại nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới và là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng h
Trang 1Nghịch lý của tiết kiệm
(CafeF) – Nguồn vốn dồi dào bắt đầu từ châu Á tạo ra ảo tưởng giàu có giả tạo tại nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới và là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng hiện nay
Hãy nhớ lại thời kỳ trước đây khi chúng ta thường nói đến cụm từ “khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn” và một số người nghĩ rằng người ta có thể kiềm chế cuộc khủng hoảng này
Cho đến nay, chúng ta đều biết rằng cho vay thế chấp dưới chuẩn hay những khoản nợ mua nhà xấu nhìn chung cũng chỉ là một phần của vấn đề
Chúng ta đang sống trong thế giới của người vay tiền gặp nhiều khó khăn, từ người kinh doanh nhỏ cho đến nhiều nền kinh tế châu Âu Những vấn đề liên quan đến các khoản nợ ngày một tăng lên
Vậy khủng hoảng nợ này đã xảy ra như thế nào? Tại sao khủng hoảng lại có quy mô lớn như vậy? Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời trong bài phát biểu của chủ tịch FED 4 năm trước đây Vào thời điểm đó, ông Ben Bernanke đang cố gắng trấn an Tuy nhiên những
gì ông nói như điềm báo cho một điều tệ hại sắp tới
Bài phát biểu của ông có tựa đề” “The Global Saving Glut and the U.S Current Account Deficit,” tạm dịch “Làn sóng tiết kiệm toàn cầu và thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ” mang đến cho chúng ta một lời giải thích về việc thâm hụt thương mại của Mỹ tăng cao trong khoảng thời gian đầu thế kỷ 21 Theo chủ tịch FED, nguyên nhân chính đằng sau điều này không phải bắt nguồn từ Mỹ mà từ châu Á
Ông chỉ ra vào giữa thập niên 1990, nền kinh tế mới nổi các nước châu Á là nơi hấp thu vốn lớn, những nước này vay nhiều tiền của nước ngoài để có tiền chi trả cho các dự án phát triển Tuy nhiên sau thời kỳ khủng hoảng tài chính 1997-1998, những nước này bắt
Trang 2đầu phản ứng lại bằng việc tích luỹ tài sản của nước ngoài và sau đó xuất khẩu vốn ra thế giới
Hậu quả là thế giới ngập tiền và các nguồn tiền này tìm đường đi đến nhiều nơi
Phần lớn số tiền đó đến Mỹ - vì thế Mỹ đã bị thâm hụt thương mại khổng lồ Thâm hụt thương mại là mặt trái của dòng tiền đổ vào
Tuy nhiên, giống như ông Ben Bernanke đã chỉ ra, tiền cũng đi khá nhiều vào các nước khác Trên thực tế, dòng vốn vào các nước châu Âu khá nhiều, dù tính giá trị quy đổi ra USD thấp hơn nhiều so với tiền vào Mỹ
Thế nhưng tại sao tất cả số tiền tiết kiệm dư thừa đó lại đọng lại ở Mỹ?
Ông Bernanke viện dẫn nguyên nhân chính là mức độ sâu rộng và tinh vi của hệ thống tài chính Mỹ
Hệ thống tài chính Mỹ rất sâu rộng nhưng có thật sự tinh vi phức tạp không?
Tuy nhiên hệ thống tài chính Mỹ tinh vi đến đâu? Bạn có thể cho rằng những ngân hàng
Mỹ, sau ¼ thế kỷ hoạt động dưới sự thiếu điều tiết, đã đứng đầu thế giới trong việc tìm ra những cách hết sức tinh vi để kiếm được tiền nhờ việc che giấu rủi ro và lừa dối nhà đầu
tư
Một hệ thống tài chính thoáng và được quản lý lỏng lẻo cho thấy nhiều đối tượng đã nhận những nguồn vốn từ bên ngoài này Điều này giải thích cho mối tương quan phức tạp giữa khoảng thời gian 2,3 năm trước đây
Một số bài viết về những nước nổi lên trong khoảng thời gian cách đây khoảng 2,3 năm mang tựa đề như sau: Cải cách đã biến Iceland thành một con hổ Bắc Âu; Ireland đã trở thành một con hổ vùng Celtic như thế nào; và Câu chuyện phát triển kinh tế thần kỳ của Estonia Và nay cả 3 nước này đều đang khủng hoảng
Trong chốc lát, nguồn vốn tạo ra ảo tưởng giàu có tại những nước này cũng giống như những gì nguồn vốn đó đã tạo ra tại Mỹ: giá tài sản tăng cao, đồng nội tệ mạnh, và mọi thứ dường như rất ổn
Tuy nhiên bong bóng sớm muộn gì cũng vỡ và câu chuyện kinh tế thành công của ngày hôm qua nay không còn nữa Tài sản của những nước này tan biến và tỷ lệ nợ cao Tất cả khoản nợ này là gánh nặng lớn bởi khoản nợ được định giá bằng đồng tiền của nước khác
Tác hại khi bong bóng vỡ không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến người vay tiền ban đầu Tại
Mỹ, bong bóng nhà đất ban đầu xảy ra tại các khu vực ven biển, sau đó khi bong bóng
vỡ, nhu cầu đối với hàng hoá cũng giảm theo, đặc biệt là ô tô Điều này lập tức chấn động mạnh đến ngành ô tô
Trang 3Tương tự như vậy, bong bóng tại khu vực châu Âu không xảy ra tại những trung tâm kinh
tế lớn của khu vực, thế nhưng sản xuất công nghiệp tại Đức lại đi xuống mạnh trong khi Đức chưa bao giờ trải qua bong bóng tài chính và còn là trung tâm ngành sản xuất châu
Âu Ngành sản xuất Đức đi xuống do xuất khẩu giảm
Nếu một người muốn biết khủng hoảng toàn cầu bắt đầu từ đâu, người đó nên nghĩ về con đường đi của nó, chúng ta đang nhìn vào tác động tiêu cực của tiết kiệm dư thừa
Và hiện nay vấn đề tiết kiệm dư thừa vẫn còn tồn tại Vấn đề còn đang bùng nổ với quy
mô lớn hơn bao giờ hết, những người tiêu dùng khó khăn đang nhận ra giá trị của tiết kiệm Sự bùng nổ của thị trường nhà đất trên toàn thế giới trước đây đã là nơi đầu tư cho nguồn tiền dư thừa thì nay đã đổ vỡ toàn cầu
Khắp thế giới, người dân đang tiết kiệm hơn bao giờ hết Lượng tiền tiết kiệm đã vượt qua số tiền để đầu tư Kết quả là cả thế giới đi xuống, mọi người đều nghèo đi
Đó chính là cách mà chúng ta bước vào rắc rối hiện nay và chúng ta vẫn còn băn khoăn tìm lối ra
Ngọc Diệp
Theo Nytimes
Các quỹ đầu tư ngày một “chuộng” vàng
(CafeF) - Những quỹ đầu tư, năm ngoái đã thu được khá nhiều lợi nhuận từ các ngân hàng đầu tư, hiện đang coi vàng như một công cụ đầu tư hấp dẫn
Trang 4
Sự quan tâm của họ đối với vàng vẫn tăng cao ngay cả khi giá vàng đã rời mốc hơn 1.000USD/ounce thiết lập vào tháng trước Tại thị trường London, giá vàng giao ngay đóng cửa tại mức 939,10USD/ounce sau khi rơi xuống mức 900,95USD/ounce
Nhiều nhà đầu tư đang tìm đến vàng bởi họ lo ngại về khả năng ứng phó của FED cũng như nhiều ngân hàng trung ương khác đối với khủng hoảng kinh tế hiện nay
Các chuyên gia nhận định quy mô bảng cân đối kế toán của FED hiện đang phình ra và đồng USD đang mất giá Theo dự đoán của các chuyên gia, nếu chủ tịch FED muốn hạ giá USD, ông sẽ làm được điều đó Các chuyên gia dự báo rằng dù lạm phát hay giảm phát, vàng sẽ vẫn là công cụ đầu tư tốt
Nhiều tổ chức đầu tư tại châu Âu cũng chia sẻ quan điểm trên Trưởng bộ phận kinh doanh hàng hóa tại một ngân hàng lớn ở châu Âu cho biết chưa bao giờ công việc giao dịch vàng cho các nhà đầu tư lớn của ông lại bận rộn như thời điểm hiện nay
Goldman Sachs, Morgan Stanley và UBS đều dự đoán giá vàng sẽ vượt mức
1.000USD/ounce trong năm 2009 Ông Peter Munk, chủ tịch công ty khai thác vàng lớn nhất thế giới Barrick Gold, nhận xét tất cả các nước trên thế giới đều đã đưa ra nhiều chính sách có lợi cho vàng Các chính phủ có một lựa chọn duy nhất là in thêm thật nhiều tiền và điều này cuối cùng sẽ là một thảm họa
Trước đây, các quỹ đầu tư không chuộng vàng bởi công cụ đầu tư này không mang lại lợi tức và tốn tiền cất trữ, bảo vệ Tuy nhiên khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đều hạ lãi suất về gần 0%, đầu tư vào tiền tệ không còn nhiều hấp dẫn nữa
Thu Giang
Theo FT