1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn

30 379 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 60,67 KB

Nội dung

Trái đấtcủa chúng ta đáng nóng dần lên hàng ngày, hàng giờ bởi chính các tácđộng xấu của con người đến môi trường tự nhiên như việc chặt phá,khai thác rừng trái phép, săn bắn động vật tr

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÁI NGUYÊN

-Tiểu luận

Môn: Cơ sở khoa học quản lý

Đề tài:

Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên

nhiên tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn

SVTH: Nguyễn Thị Lan Phương

Mã SV: DTZ1558501010022

Lớp: Quản lí tài nguyên & môi trường k13

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017

Trang 2

Mục lục

Phần mở đầu (Lý do chọn đề tài)

Nội dung:

Sơn

Trang 3

Đặt vấn đề

Ngày nay, vấn đề môi trường ngày càng trở thành tâm điểm và thu hútđược sự quan tâm của tất cả mọi thành phần trong xã hội vì nó ảnhhưởng trực tiếp hàng ngày đến sự sống của vạn vật trên trái đất Trái đấtcủa chúng ta đáng nóng dần lên hàng ngày, hàng giờ bởi chính các tácđộng xấu của con người đến môi trường tự nhiên như việc chặt phá,khai thác rừng trái phép, săn bắn động vật trái phép,… Môi trường xấu

đã tác động tiêu cực đã tác động lại chính cuộc sống của chúng ta như:

Ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, các thiên thai… Chính vì thế việc nângcao đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội,duy trì và bảo tồn thiên nhiên, cảithiên môi trường sống của khu vực vùng đệm, dần dần thay đổi sinh kếcủa người dân trong khu vực vùng đệm để cuộc sống của họ ngày cànggiảm bớt sự phụ thuộc vào việc khai thác rừng tự nhiên phục vụ cho nhucầu cuộc sống hàng ngày, nhờ đó mà gián tiếp duy trì và bảo vệ các khubảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Sơn

Vườn Quốc gia Xuân Sơn thuộc địa bàn huyên Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ vàđây cũng là một trong những rừng quốc gia lớn nhất Việt Nam Với diệntích vùng lõi 15.048ha và 18.639ha vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Sơn

có hệ sinh thái rừng khá phong phú và đa dạng của miền Bắc nói riêng vàcủa việt Nam nói chung Song việc khai thác tràn lan rừng quốc gia trongthời gian qua và công tác quản lý chưa hiệu quả đã làm xói mòn đa dạngsinh học và suy kiệt các nguồn lực rừng quốc gia, đặc biệt ở rừng thựcvật thấp Trong vườn quốc gia Xuân Sơn có 29 thôn, hầu hết là đồng bàodân tộc Mường và Dao sinh sống Phần lớn người dân ở đây tạo thunhập từ hoạt động nông nghiệp trong khi đó vẫn sử dụng tài nguyên từvườn quốc gia Xuân Sơn như một nguồn cung cấp thực phẩm, chất đốt,cây thuốc, nước uống, nước cho sản xuất nông nghiệp và là nơi chăn thảgia súc Trước tình hình đó việc lập ra kế hoạch, biện pháp để quản lýbảo tồn và phát triển đa dạng hệ thực vật và thảm thực vật ở vườn quốcgia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ là hết sức cấp bách và cần thiết Chính vì lý do

Trang 4

đó, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên

tại Vườn quốc gia Xuân Sơn” để làm đề tài tiểu luận của mình.

từ 104ᵒ51’ đến 105ᵒ01’ kinh Đông Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tíchvùng lõi 15.048ha vá 18.639ha vùng đệm, trong đó phân khu bảo vệnghiêm ngặt 9.099ha, phân khu phục hồi sinh thái 50737ha, phân khudịch vụ hành chính 212ha, trải dài trên địa bàn các xã Xuân Sơn, ĐồngSơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Kim thượng, Xuân Đài, thuộc huyện Tân Sơn,tỉnh Phú thọ

Vườn quốc gia Xuân Sơn có nhiều sinh cảnh quan độc đáo bao gồm rừngnhiệt đới vẫn mang tính nguyên sinh, phân bố trên núi đất và núi đá vôivùng thấp; với 7 hệ sinh thái chính: rừng trên núi đá vôi; rừng trên núiđất; tràng cỏ cây bụi, tre nứa; nông nghiệp; khu dân cư; rừng trồng và hệsinh thái và các thủy vực Đặc biệt, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi cónhiều nét độc đáo, tuy có nhiều bị tác động nhưng vẫn giữ được dáng vẻnguyên sinh, với diện tích khoảng 1.661ha Với độ cao tối đa so với mặtnước biển là 1.386ha (đỉnh núi Voi), vùng núi đá vôi Xuân Sơn ở độ cao700m được che phủ bởi kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh cây lárộng, ẩm, nhiệt đới cấu trúc 5 tầng, trong đó tầng vượt tán gồm nhữngcây gỗ lớn, đường kính hàng mét, cao tới 30-35m như: sáng, trai, nghiến,

…Nhiều cây quý hiêm có giá trị bảo tồn và có giá trị kinh tế cao như: lát,kim giao, chò chỉ, nghiến, cú dóm,…Hệ thực vật ở đây thống kê được là1.179 loài, 650 chi, 175 họ của 5 ngành thực vật bậc cao, chiếm 11%

Trang 5

tổng số loài, 28% tổng số chi và 57% tổng số họ của hệ thực vật ViệtNam.

Vườn quốc gia Xuân Sơn có nhiều loài động vật đặc hữu được ghi nhậnnhư: vượn đen tuyền, vooc xám, sóc bay lớn, các loài khỉ, cú, lợn rừng,…Nhiều loài động vật cóp giá trị bảo tồn cao như: hổ, báo, hươu nai, báogấm, gấu ngựa, sơn dương, vượn đen Có 32 loài thực vật, 64 loài độngvật quý hiếm được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới

Sự đa dạng của các hệ sinh thái làm nền tảng cho sự hình thành các kiểuthảm thực vật khác nhau Kết hợp với các hệ sinh thái trên đã tạo choVQG Xuân Sơn một cảnh quang đẹp hùng vĩ và hấp dẫn Có thể nói, đây

là mẫu rừng nguyên sinh độc đáo còn lại hiếm hoi của rừng miền Bắccũng như của Việt Nam Đồng thời, đây cũng là nguồn tài nguyên quý đểphát triển loại hình du lịch sinh thái của VQG Xuân Sơn- Phú thọ nói riêng

và Du lịch Việt Nam nói chung

Đáng chú ý là trong hệ thống núi đá vôi ở VQG Xuân Sơn đã phát hiệnđược hệ thống hang động phong phú, đa dạng và độc đáo do thiênnhiên ban tặng, đó là nhiều hang động đọc đáo và có nét hấp riêng như:hang Lun, hang Lạng Ngoài ra ở các xóm còn có khoảng 30 hang độngkhác nằm trong những núi đá thiên tạo, được tô điểm bởi các loài thựcvật có hoa, có âm thanh dấu vết của các loài chim, thú, côn trùng,…hoàntoàn tạo cảm giác mới mẻ cho khách du lịch và có ý nghĩa sinh học như.Đặc biệt các hang động này nằm ở gần khu dân cư rất dễ tiếp cận VQGXuân Sơn và khu vực vùng đệm 29 thôn/xóm có 12.559 người và 2.908

hộ, trong đó nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia 2.984 người và 794 hộ Ởđây có 3 dân tộc đang sinh sống; Trong đó dân tộc Mường 2.324 hộ,chiếm 79,9%; dân tộc Dao có 546 hộ, chiếm 18,7%; dân tộc Kinh có 36

hộ, chiếm 1.4%

Trong những năm qua VQG đã xác định rõ công tác quản lý bảo vệ rừng

là trọng tâm Vì vậy, vườn đã đưa ra các biện pháp quản lý, bảo vệ rừnghiệu quả, đã ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm về bảo vệ rừng và phòngchống cháy rừng Tuy nhiên, nhận thức của người dân sinh sống ở vùngđệm và vùng lõi và vùng đệm ở VQG vẫn còn nhiều hạn chế do hầu hếtnguồn thu nhập của người dân ở đây còn dựa vào rừng quá nhiều Nạn

du cư và khai thác không hợp lý dẫn đến tình trạng phá hoại rừng diễn ramột cách nghiêm trọng, làm gia tăng diện tích đất trống, đồi trọc, pháhủy và làm thất thoát một cách nghiệm trọng nguồn tài nguyên thực vật,kéo theo sự mất cân bằng về sinh thái Chính vì vậy, việc sử dụng hợp lý

và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn ghen quý một vấn

đề cấp thiết trong công cuộc quản lý ở Vườn quốc gia Xuân Sơn

Trang 6

2 Thực trạng khai thác

a Khai thác, sử dụng gỗ trái phép để làm nhà

Áp lực về dân số, mật độ người dân sống trong vùng lõi của Vườn Quốcgia Xuân Sơn cao, truyền thống và phong tục tập quán làm nhà sàn củangười dân địa phương nên việc sử dụng gỗ trái phép để làm nhà diễn rarất thường xuyên, là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự suygiảm tính đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến chất lượng rừng của VQGXuân Sơn, đặc biệt là đối với nguồn cây gỗ quý hiếm Cụ thể, theo thống

kê của Hạt kiểm lâm huyện Tân Sơn- Phú Thọ, trong 5 năm gần đây ( từ

2008 - 2011) số vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng

gỗ trái phép trên địa bàn vườn rất cao, cụ thể được thể hiện ở bảng 1.1

Bảng 1.1.Thống kê tình hình khai thác, sử dụng gỗ trái phép trong VQG

Khởi tố 01 vụvới 06 bị can;

trái phép ThượngXã Kim 7,023m3 gỗnhóm IV Tịch thu tangvật gỗ vô chủ 4 vụ

Trang 7

02 vụ

Năm 2011

trái phép Xã TânSơn 1,7 m3 gỗnhóm II Tịch thu gỗvô chủ 01 vụ

Nguồn: Số liệu do Hạt kiểm lâm huyện Tân Sơn-Phú thọ cung cấp tháng

1/2013

Qua số liệu của bảng cho thấy, trong 4 năm qua đã có 9 vụ vi phạm, chủ yếu

là các vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển gỗ trái phép

Như vậy thực tế thấy rằng,nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ vi phạm là

do hộ dân khai thác để sử dụng cho mục đích làm nhà ở và sử dụng cho giađình Theo thực tế thì để dựng 1 nếp nhà sàn cần 30 – 40m3 gỗ trò, mà hiệntại hơn 600 hộ dân đang sống trong vùng lõi của Vườn thì nhu cầu sử dụng

gỗ rất lơn Vì vậy đây là 1 vấn đề rất lớn đòi hỏi Vườn quốc gia cùng chínhquyền địa phương các cấp cần có xử lý phù hợp

Mặt khác, việc sử dụng củi làm chất đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàngngày cũng rất lớn.Hơn nữa, việc khai thác và sử dụng gỗ của người dân nơiđây chủ yếu lựa chọn những loài gỗ quý hiếm để sử dụng Việc khai tháctrên chủ yếu xảy ra tại khu vực xóm Bến Thân, xã Đồng Sơn, Xã Xuân Sơn,Kim Thượng Như vậy, việc khai thác gỗ trái phép đã ảnh hưởng trực tiếpđến nguồn tài nguyên cây gỗ và ảnh hưởng đến nhiều loài thực vật kháctrong cùng sinh cảnh sống, nhiều cây gỗ lớn bị chặt hạ và gây ảnh hưởng lớnđến tính đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Xuân Sơn

b Khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép

Ngày nay, nhu cầu sử dụng lâm sản ngoài gỗ của con người rất cao, đặc biệtvới các loài lâm sản ngoài gỗ sử dụng làm thuốc chữa bệnh, thảo dược, thựcphẩm hàng ngày, cây cảnh, hoa, cùng với sự khai thác quá mức, không có

sự điều chỉnh đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính đa dạng của tài nguyênthực vật trong Vườn quốc gia Xuân Sơn

Bảng 1.2.Bảng thống kê các loài lâm sản ngoài gỗ do người dân khai thác ở

VQG Xuân Sơn

TT Loại lâm sản Thời gian khai Mục đích sử Tình trạng

Trang 8

thác dụng

Nguồn: Số liệu đánh giá của phòng QLR&BTTN VQG Xuân Sơn năm 2012

c.Thiếu đất canh tác và thiếu việc làm

Nguyên nhân dẫn đến sự đói nghèo của các hộ dân sống trong vùng lõiVườn quốc gia Xuân Sơn là thiếu đất canh tác Tuy nhiên, trên thực tế nhiềudiện tích đất canh tác đã bị bạc màu, còn chịu ảnh hưởng của khí hậu khắcnghiệt nên việc sản xuất còn nhiều khó khăn Khi tỷ lệ đói nghèo cao, ngườidân cần phải sống phụ thuộc vào rừng để tìm kiếm những thứ có thể bánđược phục vụ nhu cầu thiết yếu mưu sinh, điều này đã gây ảnh hưởng rấtlớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng gây ra tác động đến tiêu cực đến tàinguyên thiên nhiên

d Sự gia tăng dân số

Sự gia tăng dân số này dẫn theo nhu cầu đất canh tác, các nhu cầu sinh sốnghàng ngày như củi, gỗ làm nhà Đây là một trong những nguy cơ lớn ảnhhưởng đến tài nguyên thiên nhiên và là một trong những nguyên nhân gâysuy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là sự đa dạng về thực vật ở VQG XuânSơn

e Nhận thức của người dân

Do cộng đồng dân cư trong khu vực VQG Xuân Sơn có trình độ dân trí khôngđồng đều, nhận thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong khu vực vẫncòn kém, họ còn chưa rõ chức năng nhiệm vụ, các quy định cấm ở VQG Tuynhiên vì cuộc sống mưu sinh nên cố ý làm trái quy định về bảo vệ rừng.Cóthể nói cộng đồng địa phương trong VQG có nhận thức cao trong trongcông tác quản lý bảo vệ rừng Tuy nhiên, họ không có nhiều lực chọn chocuộc sống mưu sinh, vì vậy việc tác động vào tài nguyên là không tránh khỏi

f Tác động mặc trái của phát triển du lịch

Hàng năm VQG Xuân Sơn đón từ 5.000 – 10.000 lượt khách du lịch đến làmviệc, nghiên cứu và tham quan, trung bình khoảng 7000 khách/năm

Trang 9

Thực tế hiện nay, khách du lịch đến với Vườn Quốc gia Xuân Sơn chủ yếumang tính chất tự phát, chưa theo một hệ thống bài bản ( chưa có ban dulịch sinh thái của VQG) và chưa có sự quản lý chặt chẽ, cùng với sự thiếu ýthức của khách tham quan đã gây tác động xấu đến môi trường sinh tháinhư bẻ hoa, bẻ cây, đập phá nhũ đá trong hang động, xả rác bừa bãi,…Những việc làm trên đã ảnh hưởng xấu đến tài nguyên thiên nhiên, môitrường sinh thái, đặc biệt ảnh hưởng đến đa dạng thực vật tại VQG XuânSơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy rừng Vì vậy, nếu không không có sựquản lý chặt từ Ban quản lý Vườn quốc gia và chính quyền địa phương thì

sự phát triển du lịch sinh thái là một nguy cơ rất lớn tác động đến tàinguyên thiên nhiên tại đây

g Cơ sở vật chất thấp kém

Các tráng thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Vườn quốcgia Xuân Sơn còn hạn chế.Trang thiết bị hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệrừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại Vườn quốc gia Xuân Sơnhầu như không có, điển hình như công cụ hỗ trợ để thực thi pháp luật vàbảo vệ an toàn cho cán bộ thi hành công vụ cũng không có Đây là mộtthách thức lớn cho lực lượng cán bộ tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng.hiện nay còn 4/9 thôn bản trong Vườn quốc gia chưa có điện lưới, việc nàyảnh hưởng rất nhiều đến công tác tuyên truyền bảo vệ rừng và PCCCR, hạnchế nhận thức của người dân ít khi được tiếp cận với các phương tiên thôngtin để nâng cao dân trí và nâng cao nhận thức

h Hiệu lực pháp luật chưa cao

Trong tổng số vụ vi phạm đã thống kê từ năm 2008 – 2012, trên địa bànVườn quốc gia Xuân Sơn chủ yếu được xử lý vi phạm hành chính, vì vậychưa có tính răn đe đối với người dân trong khu vực

Mặt khác, Vườn quốc gia Xuân Sơn là đơn vị duy nhất trong tổng số 30Vườn quốc gia trên cả nước không có Hạt kiểm lâm để thừa hành pháp luậttrong công tác quản lý, bảo vệ rừng Lực lượng vệ rừng chính của Vườnquóc gia Xuân Sơn là Đội chuyên trách bảo vệ rừng bị hạn chế về thẩmquyên trong thi hành công vụ Việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừngcủa Vườn quốc gia phải được sự phối hợp của Hạt kiểm lâm cấp huyện, vìvậy đôi khi làm mất đi tính cấp bách của vụ việc

II Dự báo – Dự đoán phương hướng phát triển của Vườn quốc gia Xuân Sơn

1 Dự báo tác động từ việc khai thác của con người

Sự gia tăng dân số đi kèm với nhu cầu sử dụng các tài nguyên sinh họctăng lên.Các phương tiện sử dụng cho khai thác ngày càng hiện đại, Công

Trang 10

nghiệp trong khai thác tài nguyên ngày một cao nên năng suất khai tháctăng Điều đói đồng nghĩa với việc tài nguyên đa dạng sinh học sẽ bị suythoái, cạn kiệt cả về số lượng và chất lượng.

2 Dự báo tác động của ô nhiễm môi trường

Một lượng lớn khách du lịch đến VQG Xuân Sơn tạo khó khăn trong việcquản lý, giữ gìn vệ sinh môi trường Đồng thời, việc dân cư thả rác thải rasuối cùng những phân bón hóa học, thuốc trừ sâu làm thay đổi chấtlượng và số lượng thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đờisống của con người và thiên nhiên cùng các loài sinh vật khác cư trú ởVQG Xuân Sơn

3 Dự báo tác động của biến đổi khí hậu

Với sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa cực đoan, biến đổi khí hậu sẽthúc đẩy sự suy thoái đa dạng sinh học nhanh hơn, đặc biệt hệ sinh tháirừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn và các loài nguy cấp với số lượng

cá thể ít Các hệ sinh thái, sinh cảnh cần thiết cho các loài di cư hoặc cácloài nguy cấp có phân bố hẹp, các loài đặc hữu sẽ bị biến mất

4 Dự báo diễn biến các hệ sinh thái tự nhiên

Trong tương lai, độ che phủ rừng ở VQG Xuân Sơn có thể tăng lên nhưngchất lượng rừng sẽ bị suy giảm Diện tích độ che phủ rừng trồng sẽchiếm chủ yếu, còn diện tích rừng tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao

có nguy cơ giảm mạnh

5 Dự báo các loài và các nguồn gen quý hiếm

Các nguồn gen quý có nguy cơ tuyệt chủng do các hoạt động khai tháctrái phép Mặt khác, tác động của biến đổi khí hậu có thể làm môi trườngsống của các loài bị biến đổi Các cá thể có nguồn gen quý không thíchnghi được với môi trường dần dần bị loại bỏ

III Mục tiêu quản lý Vườn quốc gia Xuân Sơn

nhằm bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG

ăn, nơi sống cho các loài động vật trong VQG Ngoài ra việc tăngcường chất lượng và diện tích rừng còn làm hạn chế sự bốc hơibước, sói mòn, bạc màu của đất

Trang 11

 Bảo vệ hệ sinh thái rừng và các loài động vật, thưc vật trong khuvực VQG, các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng từ đó

có thể bảo tồn được các nguồn gen quý hiếm giúp cho việc nghiêncứu khoa học

và sự xâm lấn của chúng đối với nhóm sinh vật bản địa

IV Xây dựng các giải pháp quản lý Vườn quốc gia Xuân Sơn

1 Xây dựng một hệ thống, chương trình có cơ sở giữ liệu vê Quyhoạch đa dạng sinh học – bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS) củaVườn quốc gia

2 Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng trong công tác quản

lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

3 Nâng cao nhận thức về bảo về bảo vệ đa dạng sinh học cho cộngđồng trong và lân cận ở Vườn quốc gia

4 Nâng cao năng lực quản lý và nhận thức môi trường trong khu vựcVườn quốc gia, từ đó xây dựng và phát triển 1 ngành du lịch mangtính môi trường bền vững, đem lại lợi ích trực tiếp cải thiện sinh

kế của người dân địa phương

5 Tăng cường biện pháp bảo vệ, hỗ trợ không chỉ việc bảo vệ vườn

mà còn tái sinh và bảo tồn các loài động, thực vật đang bị đe dọa

V Đánh giá các giải pháp

Giải pháp 1:

Trang 12

+ Ưu điểm: Có thể ngăn chặn được sự tuyệt chủng của các loài độngthực vật trong Vườn quốc gia, đồng thời có thể kiểm soát đượcdiễn biến sinh học của mỗi loài trong Vườn quốc gia.

lón Các loài động vật hay di chuyển nên việc găn chíp vào các loàiđộng vật để kiểm soát rất khó khăn trong khi Vườn quốc gia lại rấtrộng lớn

Giải pháp 2:

tại khu vực, tạo thêm nguồn thu nhập và nâng cao đời sống chongười dân sống ở VQG Vì là cơ chế chia sẻ lợi ích với cộngđồng sẽ làm cho tính tự giác và chủ động hơn trong công tácquản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học Rất dễ thựchiện

Giải pháp 3:

triển rừng, các quy định, quy chế, quyền lợi và trách nhiệm củamình tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng

biết được lợi ích của việc bảo vệ VQG còn yếu Còn nhiều thôntrong VQG vẫn chưa có điện nên việc nâng cao nhận thức chongười dân qua phương tiện truyền thông còn nhiều khó khăn.Trong đó người dân ở khu vực còn giữ các truyền thống lâu đờinhư làm nhà sàn, hái thuốc chữa bệnh nên việc thay đổi nhậnthức của người dân rất khó

Giải pháp 4:

đồng thời giữ gìn được các giá trị di sản, lịch sử, bản sắc vănhóa dân tộc đặc biệt của cộng đồng dân cư địa phương tạiVQG Đồng thời sẽ tạo thêm nguồn vốn có từ các hoạt động

du lịch

quản lý VQG và chính quyền địa phương thì phát triển dulịch sinh thái là một nguy cơ rất lớn tác động đến tài nguyênthiên nhiên tại đây

Giải pháp 5:

Trang 13

+ Ưu điểm: Kiểm soát chặt chẽ được các hệ sinh thái, độngthực vật trong khu vực Vườn quốc gia, cung cấp các nguồngen quý hiếm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.

hiện được

VI Lựa chọn giải pháp:

Xét vể tính khả thi của tất cả các giải pháp, lựa chọn các giải pháp sau:

và lân cận Vườn quốc gia:

Hiện nay, một bộ phận người dân ở VQG còn chưa nhận thức đầy

đủ về vai trò, tầm quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinhhọc hoặc đã hiểu nhưng cố ý làm trái Vì vậy, để nâng cao ý thứccộng đồng cần thực hiện tốt những giải pháp sau:

trong khu vực có trình độ dân trí không đồng đều vì vậyviệc lực chọn hình thức tuyên truyền rất quản trong như:

Mở các lớp tuyên truyền để người dân nắm rõ được Luậtbảo vệ và phát triển rừng, các quy định bảo vệ quản lývườn quốc gia Tập trung đối tượng tuyên truyền trọng tâm

là phụ nữ, vì ngoài việc ngăn chặn và hạn chế việc khai thác

và sử dụng tài nguyên, đối tượng này còn hướng tới giáodục, tuyên truyền nhận thức cho thế hệ sau này Đồng thời,gắn các bảng thông tin đường dây nóng thông báo số điệnthoại trực ban về công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các thôn,trong và bản lân cận Vườn quốc gia để tiếp nhận và kịp thời

xử lý các thông tin về các vụ vi phạm Có cơ chế thưởngphạt đối với người tham gia công tác quản lý bảo vệ rừngtại địa phương

Kiểm lâm trong Vườn quốc gia Xuân Sơn là việc làm cấpthiết để tăng cường năng lực thực thi pháp luật và hiejuquả trong công tác quản lý bảo vệ rừng Xây dựng củng cốthêm các trạm quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt dối với khuvực giáp ranh với tỉnh Hòa Bình và Sơn La

lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

Trang 14

Việc cần thiết phải xây dựng một cơ chế chia sẻ lợi ích với ngườidân trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mộtcách bền vừng ở đây nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa cộngđồng địa phương với Ban quản lý VQG Từ đó, cộng đồng có tính

tự giác và chủ động hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vàbảo tồn đa dạng sinh học Chia sẻ lợi ích trong việc sử dụng tàinguyên một cách hợp lý và bền vững thông qua việc thỏa thuận:

 Xác định khu vực được phép khai thác và sử dụng tàinguyên

nguyên thiên nhiên để đảm bảo việc khai thác một cách hợp

lý, không ảnh hưởng đến sự phát triển và phục hồi của cácloại tài nguyên được khai thác

Vườn quốc gia, từ đó xây dựng và phát triển 1 ngành du lịch mangtính môi trường bền vững, đem lại lợi ích trực tiếp cải thiện sinh

kế của người dân địa phương

Sự ô nhiễm môi trường trong tương lai phần lớn xuất phát từ hoạtdộng xây dựng, các chất thải từ khu nhà nghỉ, nhà hàng, rác thải từcác du khách tham quan đến vườn quốc gia vì thế việc đầu tư chocác dịch vụ làm sạch môi trường rất là cần thiết ở đây Việc quản lýchặt chẽ các cơ sở hạ tầng được xây theo quy định của Nhà nước

là rất cần thiết Các khu nghỉ dưỡng cần bố trí hài hòa với cảnhquan mà vẫn giữ được giá trị nhiên nhiên vốn có

Sự tham gia của cộng dồng địa phương cũng có ý nghĩa vô cùng tolớn, đa số dân cư ở khu vực VQG thuộc các xã, vùng núi đặc biệtkhó khăn, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp nên việctham gia vào các hoạt dộng du lịch của vườn quốc gia sẽ đem lạilợi ích rất lớn trong việc phát triển ngành du lịch mang tính chấtmôi trường bền vững Hỗ trợ người dân phát huy phong tục, tậpquán của từng dân tộc để phục vụ khách tham quan du lịch cũngthúc đẩy ngành du lịch ở đây phát triển

VII Xây dựng các kế hoạch bổ trợ.

triển du lịch sinh thái và dịch vụ đối với cộng đồng địa phươngtrong lân cận của Vườn quốc gia Cụ thể như: Thúc đẩy các ngànhnghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đào tạo mới nghề thủ công

Trang 15

mỹ nghệ Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực về hướng dẫnviên du lịch.

bảo vệ rừng tại địa phương

hiện, đặc biệt đối với mô hình theo dòng họ và cộng đồng

phương, Hạt kiểm lâm các huyện giáp ranh thông qua quy chếphối hợp, từ đó tạo sức mạnh liên kết trong tập thể tương trợ lẫnnhau

đặc biệt đối với công tác điều tra, giám sát đa dạng sinh học

học ở Vườn quốc gia Xuân Sơn

VIII Chương trình hóa tổng thể

đạo UBND tỉnh Phú Thọ phân công công tác quản lý, các biện pháp đểbảo tồn đa dạng sinh học cho Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Sơn.Qua những kế hoạch mà đón thì Ban quản lý sẽ xây dựng các biệnpháp để vân động các thôn/ xóm cùng cộng đồng dân cư ở VQG thamgia

lãnh đạo, lực lượng kiểm lâm an ninh và người dân cùng nhau xâydựng một cách tích cực và đạt hiệu quả cao

đầu tư từ Nhà nước, sự đóng góp từ cộng đông dân cư, cùng nguồnlợi từ khai thác du lịch Đồng thời kêu gọi các nguồn vốn từ đầu tưnước ngoài cũng như kêu gọi vận động các quỹ từ thiện về bảo vệ đadạng sinh học trên thế giới, quỹ bảo vệ động vật quý hiếm…

năm Bắt đầu từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2019

Ngày đăng: 26/11/2017, 17:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w