Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

28 228 1
Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự kiện ra nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) tháng 11 năm 2006 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Yêu cầu hội nhập, phát triển kinh tế đất nước đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của thông tin tài chính đó là tính trung thực, đáng tin cậy, hợp lý, hợp pháp, tính cấp thiết. Những đối tượng quan tâm đến thông tin tài chính của các doanh nghiệp cũng ngày càng mở rộng không chỉ trong nước mà trên thế giới, không chỉ trong doanh nghiệp mà công bố rộng rãi tới nhiều đối tượng quan tâm khác. Trong điều kiện đó, kiểm toán càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc xác minh và bày tỏ ý kiến về các vấn đề được kiểm toán. Phân theo đối tượng kiểm toán cụ thể, lĩnh vực kiểm toán được chia làm ba bộ phận: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nghiệp vụ. Trong đó, kiểm toán báo cáo tài chính là bộ phận quan trọng và phổ biến nhất. Với vai trò quan trọng của kiểm toán tài chính thì yêu cầu chất lượng của các cuộc kiểm toán ngày càng được nâng cao. Qúa trình kiểm toán bao gồm ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, hoàn thành kiểm toán và công bố kết quả kiểm toán. Trong đó, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn quan trọng, quyết định sự thành bại của cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán là sự cân đối nhu cầu và nguồn lực cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán là kim chỉ nam, hướng dẫn chỉ đạo cho quá trình kiểm toán diễn ra theo những thỏa thuận giữ công ty kiểm toán và khách hàng. Một kế hoạch hợp lý, khoa học sẽ dẫn tới một cuộc kiểm toán hiệu quả, kinh tế. Điều này giúp giữ vững, nâng cao uy tín của công ty và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường dịch vụ kiểm toán. Nhận thức điều này, em chọn đề tài “ Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính” cho đề án môn học. Đề án bao gồm những nội dung chính sau:

LỜI MỞ ĐẦU Sự kiện ra nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) tháng 11 năm 2006 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Yêu cầu hội nhập, phát triển kinh tế đất nước đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của thông tin tài chính đó là tính trung thực, đáng tin cậy, hợp lý, hợp pháp, tính cấp thiết. Những đối tượng quan tâm đến thông tin tài chính của các doanh nghiệp cũng ngày càng mở rộng không chỉ trong nước mà trên thế giới, không chỉ trong doanh nghiệp mà công bố rộng rãi tới nhiều đối tượng quan tâm khác. Trong điều kiện đó, kiểm toán càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc xác minh và bày tỏ ý kiến về các vấn đề được kiểm toán. Phân theo đối tượng kiểm toán cụ thể, lĩnh vực kiểm toán được chia làm ba bộ phận: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nghiệp vụ. Trong đó, kiểm toán báo cáo tài chính là bộ phận quan trọng và phổ biến nhất. Với vai trò quan trọng của kiểm toán tài chính thì yêu cầu chất lượng của các cuộc kiểm toán ngày càng được nâng cao. Qúa trình kiểm toán bao gồm ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, hoàn thành kiểm toán và công bố kết quả kiểm toán. Trong đó, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn quan trọng, quyết định sự thành bại của cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán là sự cân đối nhu cầu và nguồn lực cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán là kim chỉ nam, hướng dẫn chỉ đạo cho quá trình kiểm toán diễn ra theo những thỏa thuận giữ công ty kiểm toán và khách hàng. Một kế hoạch hợp lý, khoa học sẽ dẫn tới một cuộc kiểm toán hiệu quả, kinh tế. Điều này giúp giữ vững, nâng cao uy tín của công ty và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường dịch vụ kiểm toán. Nhận thức điều này, em chọn đề tàiLập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính” cho đề án môn học. Đề án bao gồm những nội dung chính sau: 1 • Phần 1: Khái quát về lập kế hoạch kiểm toán. • Phần 2: Thực hiện lập kế hoạch kiểm toán. Qua quá trình nghiên cứu đề tài trên, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS.CPA. Trần Mạnh Dũng. Đề án không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy em mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề án được hoàn chỉnh hơn. 2 Phần 1: Khái quát về lập kế hoạch kiểm toán 1. Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán Theo từ điển ngôn ngữ Việt : Kế hoạchtoàn thể những việc dự định làm, gồm nhiều công tác sắp xếp có hệ thống, qui vào một mục đích nhất định và thực hiện trong một thời gian đã tính trước. Như vậy, kế hoạch kiểm toán là tập hợp toàn bộ công việc dự định thực hiện trong thời gian nhất định của cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được sự thống nhất giữa khách hàng và công ty kiểm toán và được lưu lại trong hồ sơ kiểm toán như một bằng chứng kiểm toán nhưng không có chức năng thay thế các bằng chứng khác. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của quá trình kiểm toán với những vai trò sau: • Trong quá trình lập kế hoạch, kiểm toán viên tìm hiểu thông tin về khách hàng, đánh giá tính trọng yếu và rủi ro, xác định các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu lực để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến xác đáng về báo cáo tài chính, từ đó giúp kiểm toán viên hạn chế sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả nghề nghiệp và giữ vững uy tín với khách hàng. • Kế hoạch kiểm toán đã phân công, phối hợp công việc một cách hợp lý giữa các kiểm toán viên, phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan như kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài. Kế hoạch cũng là căn cứ để cuộc kiểm toán được tiến hành theo chương trình đã lập với chi phí thấp nhất, tăng cường mức cạnh tranh cho công ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàng. • Kế hoạch kiểm toán được thiết lập dựa trên sự thống nhất với khách hàng về các công việc diễn ra, trách nhiệm mỗi bên, chi phí cho cuộc kiểm toán…vì vậy, kế hoạch kiểm toán là căn cứ để tránh xảy ra những bất đồng với khách hàng. • Kế hoạch kiểm toán là căn cứ để chủ nhiệm kiểm toán, các cấp lãnh đạo kiểm soát, đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện. Trên cơ sở đó, tùy theo tình hình thực tế có thể điều chỉnh chương trình kiểm toán sao cho phù hợp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. 3 2. Yêu cầu của lập kế hoạch kiểm toán Lâp kế hoạch kiểm toán là một công việc bắt buộc phải thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, điều này được quy định rõ như sau: Theo GAAS: “ phải lập kế hoạch chu đáo cho công việc kiểm toán”. Công việc kiểm toán rất phức tạp vì vậy đòi hỏi phải lập kế hoạch một cách chu đáo, xác định rõ số lượng công việc cần làm, số lượng kiểm toán, các thủ tục kiểm toán và khi nào áp dụng các thủ tục đó. Theo VSA 300 – Lập kế hoạch kiểm toán: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả”. • Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro kinh doanh và rủi ro kiểm toán; và những vấn đề tiềm ẩn; đảm bảo kiểm toán hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và chuyên gia khác về công việc kiểm toán. • Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán để nhận biết các sự kiện, nghiệp vụ có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. • Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có trách nhiệm lập kế hoạch cho quá trình kiểm toán. Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có quyền thảo luận với kiểm toán viên nội bộ, giám đốc và các nhân viên của khách hàng về vấn đề liên quan đến kế hoạch kiểm toán và thủ tục kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả công việc kiểm toán và phối hợp công việc vơi các nhân viên của đơn vị được kiểm toán. 3. Các loại kế hoạch kiểm toán 3.1. Kế hoạch chiến lược Theo VAS 300 – Lập kế hoạch kiểm toán: “Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung, trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm 4 toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động kinh doanh và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán”. Từ khái niệm trên ta hiểu về bản chất của kế hoạch chiến lược như sau:  Kế hoạch chiến lược là kế hoạch lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm • Một cuộc kiểm toán lớn về quy mô là một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tổng hợp của tổng công ty, trong đó có nhiều công ty, đơn vị trực thuộc cùng loại hình kinh doanh hoặc khác loại hình kinh doanh. • Cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp là cuộc kiểm toán có dấu hiệu tranh chấp, kiện tụng hoặc nhiều hoạt động mới mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán chưa có kinh nghiệm. • Cuộc kiểm toán địa bàn rộng là cuộc kiểm toán của đơn vị có nhiều đơn vị cấp dưới nằm trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, kể cả chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. • Kiểm toán báo cáo tài chính nhiều năm là khi công ty kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán cho một số năm liên tục cho một khách hàng, ví dụ như ký hợp đồng cho năm 2006, 2007, 2008 thì phải lập kế hoạch chiến lược để định hướng và phối hợp công việc giữa các năm. Tuy nhiên, không phải khi gặp các điều kiện trên, kiểm toán viên và công ty kiểm toán mới được phép lập kế hoạch chiến lược mà có thể tùy theo yêu cầu quản lý, kế hoạch chiến lược vẫn có thể được lập.  Kế hoạch chiến lược là bước đầu tiên trong lập kế hoạch kiểm toán, kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được người đứng đầu công ty kiểm toán phê duyệt.  Kế hoạch chiến lược phải vạch ra định hướng, mục tiêu, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận tiến trình của cuộc kiểm toán.  Kế hoạch chiến lược cung cấp cho kiểm toán viên về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán và từ đó có những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng. 5 Như vậy, kế hoạch chiến lược nêu lên những nội dung tổng quát, là cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán, chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán diễn ra. 3.2. Kế hoạch kiểm toán tổng thể Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Kế hoạch tổng thể nêu lên toàn bộ nội dung phải làm và dự định thời gian hoàn thành cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch tổng thể cho mỗi khách hàng là khác nhau do sự khác nhau về tình hình kinh doanh, về quy mô, về cách thức tổ chức dẫn tới các phương pháp kỹ thuật kiểm toán khác nhau. Trong một số lĩnh vực đặc biệt như vàng bạc, nghệ thuật… có thể phải sự kiến chuyên gia. Mục tiêu của kế hoạch kiểm toán tổng thể: để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở lập chương trình kiểm toán. 3.3. Kế hoạch kiểm toán chi tiết Kế hoạch kiểm toán chi tiết hay chương trình kiểm toántoàn bộ những chỉ dẫn chi tiết cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, từng nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể, thời gian cụ thể ước tính cho từng phần hành. Mục tiêu của chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán được thiết lập nhằm hướng tới các mục tiêu sau: • Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp giữa các kiểm toán viên và hướng dẫn đối với những kiểm toán viên chưa có kinh nghiệm vì chương trình kiểm toán đã cụ thể hóa nội dung cần làm, thủ tục kiểm toán cần áp dụng, thời gian thực hiện. 6 • Đây cũng là công cụ để chủ nhiệm kiểm toán quản lý, giám sát cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc thực hiện. • Đây cũng là bằng chứng để chứng minh rằng các thủ tục kiểm toán được thiết lập đã được thực hiện. Sau khi thực hiện xong thủ tục, người thực hiện phải ký tên vào phần thủ tục kiểm toán được hoàn thành trong chương trình kiểm toán. 7 Phần 2. Nội dung của lập kế hoạch kiểm toán 1. Lập kế hoạch chiến lược Theo VAS 300 – Lập kế hoạch kiểm toán, để lập kế hoạch chiến lược, kiểm toán viên và công ty kiểm toán thực hiện các bước công việc sau: • Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng. Ở phần này, những thông tin thu thập về tình hình kinh doanh của khách hàng chỉ mang tính chất tổng hợp, bao quát những hiểu biết chung như: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị. Kiểm toán viên cũng cần phải chú ý đến môi trường kinh tế, luật pháp, các yếu tố cạnh tranh, giá cả thị trường có tác động trực tiếp tới hoạt động của khách hàng. • Công ty kiểm toán cần xác định các vấn đề tổng quát liên quan đến báo cáo tài chính như chế độ kế toán,Chuẩn mựckế toán mà công ty đang áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo tài chính và quyền hạn của công ty. • Thông qua những hiểu biết ban đầu về tình hình kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên và công ty kiểm toán xác định những yếu tố nào có khả năng gây ra rủi ro kinh doanh, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát của khách hàng và từ đó đưa ra những đánh giá ban đầu về rủi ro. • Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua những hiểu biết về tổ chức bộ máy, thiết kế vận hành bộ máy. • Xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán. • Xác định nhu cầu về sự hợp tác của chuyên gia: như chuyên gia tư vấn pháp luật, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên khác, trong những lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán không thể đáp ứng được thì phải có sự kết hợp đánh giá của chuyên gia trong lĩnh vực đó. • Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện. 8 • Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán. Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán. 2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Khách hàng của công ty kiểm toán có thể là khách hàng cũ hoặc khách hàng mới. Khi nhận được thư mời kiểm toán phải liên lạc tìm hiểu, tìm hiểu thông tin về khách hàng để xác định khả năng tiếp tục kiểm toán với khách hàng cũ hay chấp nhận khách hàng mới không? Từ đó mới lập kế hoạch kiểm toán. Các bước lập kế hoạch kiểm toán tổng thể: 2.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán. 2.1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Hệ thống kiểm soát chất lượng yêu cầu kiểm toán viên và công ty kiểm toán xây dựng hệ thống chính sách và thủ tục để quyết định chấp nhận khách hàng mới hoặc tiếp tục khách hàng cũ. Các chính sách, thủ tục đó phải đảm bảo rằng khả năng chấp nhận khách hàng có ban quản lý thiếu liêm chính là ở mức thấp nhất. Nếu kiểm toán viên đồng ý chấp nhận khách hàng thiếu liêm chính thì khả năng các thông tin trên báo cáo tài chính có thể bị trình bày gian dối theo hệ thống và được dấu diếm một cách tinh vi, kiểm toán viên khó phát hiện các gian lận trọng yếu đang tồn tại, và cũng có thể dẫn tới việc kiện cáo bởi những người sử dụng thông tin sau khi báo cáo tài chính được phát hành. Trong giai đoạn này, tính liêm chính của ban giám đốc khách hàng là quan trọng hơn cả. Vì kiểm toán viên luôn mong muốn sự trao đổi trung thực với ban giám đốc về kế hoạch hoạt động, về các ước tính kế toán, về những nội dung liên quan đến pháp luật và những vấn đề khác liên quan đến việc kiểm toán. Thiếu đi tính liêm chính của ban giám đốc, kiểm toán viên sẽ phải đối diện với rủi ro cao hơn và tốn kém nhiều chi phí hơn. Điều này làm tăng rủi ro cho công ty, làm giảm uy tín, giảm sức cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán, vì vậy thực hiện yêu cầu này đảm bảo nguyên tắc thận trọng nghề nghiệp. 9 Để có thể đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần phải tìm hiểu những thông tin sơ bộ về khách hàng cần thiết để đưa ra quyết định. Cách thức để thu thập thông tin trong giai đoạn này có sự khác nhau giữa khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng: Trong trường hợp khách hàng cũ: kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước để hiểu rõ uy tín và tinh liêm chính của Ban giám đốc, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình hoạt động kinh doanh, loại hình kinh doanh… và cập nhật những thông tin mới về khách hàng như những thay đổi trong Ban giám đốc, những thay đổi trong chính sách của công ty, tình hình tài chính của công ty, rủi ro chủ yếu ảnh hưởng đến khách hàng và tương lai của khách hàng, những vụ kiện pháp lý trong thời gian gần đây có thể làm tăng rủi ro chấp nhận kiểm toán Phân tích từ những thông tin thu được giúp kiểm toán viên đưa quyết định chấp nhận khách hàng. Trường hợp khách hàng mới: Nếu khách hàng trước đây được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác thì kiểm toán viên kế tục phải chủ động liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm. Kiểm toán viên kế tục liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm về: tính liêm chính của Ban giám đốc, những bất đồng giữa ban quan trị và kiểm toán viên tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán, các thủ tục kiểm toán và lý do thay đổi kiểm toán viên để dựa trên cơ sở đó đưa ra quyết định. Đặc biệt, kiểm toán viên phải chú ý đến lý do thay đổi công ty kiểm toán, đôi khi sự thay đổi công ty kiểm toán chỉ vì đơn vị khách hàng mong muốn một chất lượng dịch vụ tốt hơn hay họ muốn một mức chi phí thấp hơn thì điều này ít ảnh hưởng tới việc quyết định kiểm toán. Nhưng trong trường hợp, kiểm toán viên tiền nhiệm không phát hiện ra gian lận, hoặc không thống nhất với khách hàng về những vấn đề quan trọng liên quan đến quá trình kiểm toán hoặc kiểm toán viên tiền nhiệm đã phát hiện ra điều gì đó gây tổn hại tới khách hàng dẫn tới việc không tiếp tục kiểm toán thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán nên thận trọng khi quyết định chấp nhận kiểm toán. Trong trường hợp này, kiểm toán viên phải tăng cường 10

Ngày đăng: 23/07/2013, 18:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan