Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử. 1. Trình bày khái niệm chung về TMĐT. (Nếu đề có yêu cầu phân tích khái niệm chung về TMĐT thì trình bày các khái niệm bộ phận sau đó dẫn dắt để đi tới khái niệm chung.) 2. Trình bày các lợi ích của TMĐT. 3. Trình bày các hạn chế của TMĐT. 4. Trình bày cách thức phân chia TMĐT thuần túy và TMĐT từng phần
DỂ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử. 1. Trình bày khái niệm chung về TMĐT. (Nếu đề có yêu cầu phân tích khái niệm chung về TMĐT thì trình bày các khái niệm bộ phận sau đó dẫn dắt để đi tới khái niệm chung.) 2. Trình bày các lợi ích của TMĐT. 3. Trình bày các hạn chế của TMĐT. 4. Trình bày cách thức phân chia TMĐT thuần túy và TMĐT từng phần. 5. Trình bày các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và dịch vụ. (phần này có tài liệu đính kèm là nội dung 1.4.1). Chương 2: Các mô hình kinh doanh điện tử. 1. Trình bày khái niệm về mô hình kinh doanh. ( Có hai khái niệm của Effraim Turban và Paul Timmer, nhớ chỉ rõ là mình đi theo khái niệm nào). 2. Trình bày các mô hình doanh thu trong thương mại điện tử (Có 5 mô hình doanh thu cơ bản: Quảng cáo, đăng ký, giao dịch, bán hàng, liên kết. Nên cho ví dụ cụ thể đối với mỗi mô hình) 3. Trình bày 2 yếu tố: mục tiêu giá trị và mô hình doanh thu của một mô hình kinh doanh TMĐT, cho ví dụ minh họa. 4. Trình bày 8 yếu tố cấu thành của một mô hình kinh doanh điện tử. 5. Trình bày mô hình nhà bán lẻ điện tử, cho ví dụ minh họa. 6. Trình bày mô hình cổng thông tin, cho ví dụ minh họa. 7. Trình bày mô hình nhà tạo thị trường, cho ví dụ minh họa. 8. Trong B2B chỉ cần xem duy nhất một mô hình đó là Sàn giao dịch B2B. Chương 3: An toàn trong TMĐT. 1. Phân tích các vấn đề đặt ra đối với an toàn trong TMĐT. (nội dung 3.1) 2. Trình bày các hình thức tấn công kỹ thuật (tấn công từ bên ngoài doanh nghiệp) trong TMĐT, cho ví dụ minh họa. 3. Trình bày các hình thức tấn công phi kỹ thuật (tấn công từ bên trong doanh nghiệp) trong TMĐT, cho ví dụ minh họa. 4. Trình bày về quy trình quản trị an toàn thông tin, các lỗi thường mắc phải trong quá trình quản trị an toàn. 1 5. Phân biệt mã hóa khóa công khai và mã hóa đơn khóa. (phân biệt rõ cả khái niệm, ưu nhược điểm của từng loại). 6. Trình bày các quy trình tạo chữ ký điện tử. 7, Theo anh (chị) người sử dụng cần phải làm gì để tự bảo vệ mình khi tham gia vào các giao dịch TMĐT ( Hướng dẫn: người sử dụng cần phải bảo vệ hệ thống của mình bằng một phần mềm tường lửa và một chương trình diệt virus hữu hiệu, đồng thời cần phải biết cách nhận diện một site TMĐT an toàn là như thế nào) 8. Trình bày về tường lửa, ưu nhược điểm của tường lửa. Chương 4: Các hệ thống thanh toán điện tử. 1. Trình bày các yêu cầu đối với một hệ thống thanh toán điện tử ( bao gồm: tính riêng tư, tính ẩn danh, tính phổ biến .) 2. So sánh quy trình thanh toán thẻ tín dụng trong TM truyền thống với thanh toán thẻ trong TMĐT. 3. So sánh giữa thẻ tín dụng với thẻ ghi nợ. Theo anh (chị), đối với Việt Nam hiện nay thì loại thẻ nào là phù hợp hơn cả. 4. Trình bày về thẻ thông minh ( Khái niệm và 3 loại thẻ thông minh cơ bản). 5. Trình bày về thẻ lưu trữ giá trị, cho ví dụ minh họa. 6. Trình bày về quy trình thanh toán séc điện tử của Authorize.net. 7. Trình bày về vi thanh toán điện tử (Khái niệm và hai cách thức tiến hành vi thanh toán). 1.4. Các lĩnh vực ứng dụng của thương mại điện tử TMĐT được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Dưới đây sẽ đề cập một cách sơ lược đến các lĩnh vực có ứng dụng TMĐT trong thực tế. 1.4.1. Thương mại hàng hóa, dịch vụ a. Các ngành sản xuất và thương mại bán buôn B2B Các giao dịch cung ứng, mua bán nguyên nhiên liệu chính cho sản xuất, cung ứng sản phẩm từ nhà sản xuất tới các đại lý tiêu thụ và các trung gian trong lĩnh vực hoạt động của mạng trao đổi dữ liệu điện tử EDI. 2 Thương mại các hàng hoá phục vụ bảo trì, sửa chữa và vận hành MRO - Maintenance, Repaire and Operation bao gồm các sản phẩm như văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình được thực hiện qua các website bán buôn www.alibaba.com. b. Bán lẻ điện tử. (e-tailing) Bán lẻ điện tử (tương tự với bán lẻ trong thương mại truyền thống) là bán hàng hoá và dịch vụ cho các khách hàng riêng lẻ. Tuy nhiên khác với bán lẻ truyền thống, bán lẻ điện tử được tổ chức bán qua các cửa hàng trực tuyến mà bản chất là bán hàng qua các e-catalog và giỏ bán hàng điện tử (nghiên cứu chương II). Trong nhiều năm gần đây phát triển việc mua bán hàng hoá tại nhà từ các catalog truyền thống đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và đem lại những nguồn lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp. Các kênh bán hàng qua TV đã thu hút hàng triệu người mua hàng hơn hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các kênh bán hàng này có những hạn chế: chi phí cao, catalog bằng giấy nhiều khi không cập nhật; nhiều người cảm thấy khó chịu với các tờ giấy rác được sử dụng trong các catalog vứt bừa bãi; mua hàng qua truyền hình bị giới hạn trong những mặt hàng được giới thiệu trên màn ảnh TV vào bất cứ thời điểm nào cho trước. Bán hàng trực tuyến cung cấp một phương án thay thế cho mua hàng bằng catalog và qua TV, thu hút rất nhiều người tiêu dùng. Ví dụ website bán lẻ trực tuyến trong nước và trên thế giới (retailing on the web): www.amazon.com, http://vdcsieuthi.vnn.vn (Công ty điện toán và truyền số liệu – VDC), www.goodsonline.com (Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Uy tín). c. Kinh doanh dịch vụ Trong kinh doanh dịch vụ, website của các doanh nghiệp cần cung cấp thông tin, cập nhật thông tin mới nhất về dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Các website của doanh nghiệp có những mục cung cấp những thông tin bổ ích khác liên quan đến lĩnh vực dịch vụ của doanh nghiệp miễn phí cho người xem, nhằm nâng cao ấn tượng và niềm tin của người xem đối với doanh nghiệp. Thông tin về những dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp trên website còn có thể kích thích nhu cầu của khách ghé thăm trang web. 3 Khi xây dựng các website kinh doanh dịch vụ nên có đầy đủ địa chỉ, hướng dẫn đặt dịch vụ qua điện thoại hoặc có chức năng đặt dịch vụ qua email, qua biểu mẫu điện tử (e-form). Nếu doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh dịch vụ vượt khỏi biên giới quốc gia, những website này có thể có chức năng thanh toán điện tử, thanh toán trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi khách hàng là người nước ngoài. Ví dụ: công ty tư vấn du học nên có website giới thiệu chi tiết về dịch vụ của mình. Ngoài ra, trên website cũng nên có những thông tin bổ sung, giới thiệu về điều kiện ăn ở, sinh hoạt ở từng quốc gia, từng trường. Và những thông tin giới thiệu về những khách hàng (du học sinh) của công ty đang học ở nước ngoài sẽ có sức thuyết phục cao đối với khách hàng tiềm năng. Hay một công ty tư vấn luật sẽ có một website ngoài việc đăng tải thông tin về công ty, về dịch vụ, còn đăng tải khối lượng lớn những thông tin về luật, về những tình huống luật, về những trường hợp công ty đã thực hiện tư vấn, bào chữa thành công . Một số lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trong TMĐT - Vận tải: Các website vận tải cho phép công ty vận tải thu nhận và tập hợp đơn đặt hàng tốt hơn, phát huy tối đa công suất phương tiện, hạ giá thành vận chuyển, đảm bảo đưa hàng kịp thời tới nơi đã định. Các website này cũng cho phép khách hàng theo dõi hàng hóa trên đường vận chuyển. Quá trình thanh toán cũng có thể thực hiện trực tuyến. Ví dụ: www.ups.com, www.dhl.com, www.fedex.com. Các dịch vụ du lịch: bán vé máy bay, vé xem phim, biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ nghỉ cuối tuần trọn gói cho gia đình đều có thể được thực hiện hiệu quả trên mạng, tiết kiệm chi phí cho người cung ứng dịch vụ và thời gian của người tiêu dùng dịch vụ. Ngoài ra các thông tin về bản đồ du lịch, địa danh cũng có thể được đưa trên mạng. Một số trang web điển hình trên thế giới như: www.travelocity.com, www.expedia.com, www.biztravel.com, www.getthere.com, www.easyjet.com hoặc ở Việt Nam như: www.saigontourist.com.vn, www.bookinhvietnam.com cho phép du khách có thể đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn và cung cấp các dịch vụ du lịch trực tuyến tại Việt Nam. Dịch vụ tư vấn thuê, mua bất động sản (real estate services): Các trang web trong lĩnh vực này nhìn chung chưa thay thế được các hoạt động thực (đặc biệt 4 liên quan đến giấy tờ chuyển quyền sở hữu nhà). Tuy nhiên, thông qua các trang web khách hàng có thể tiếp cận với thông tin về nhà cửa (người bán, vị trí, mức giá, mô tả bằng hình ảnh 3 chiều) và các bên có thể gặp gỡ để thảo luận điều kiện mua bán. Ví dụ Công ty Nhã Đạt chuyên tư vấn kinh doanh bất động sản có trang www.nhadat.com, dịch vụ thuê nhà tại Hà Nội www.hanoihousing.com, www.batdongsanvietnam.com … Các dịch vụ y tế: Internet giúp các bác sỹ, dược sỹ trao đổi ý tưởng, phát minh, kinh nghiệm. Các trang web tạo cơ hội tư vấn nhanh, cung cấp các lời khuyên, đơn thuốc, khám bệnh qua mạng giảm chi phí cho bệnh nhân. Các trang web trong lĩnh vực này như www.sickbay.com, www.selfcare.com, www.webmd.com. www.yhoc.com, www.tretho.com. Dịch vụ thông tin: thông tin là lĩnh vực kinh doanh trên mạng được các doanh nghiệp khai thác. Có 2 phương thức kinh doanh Thông tin tổng hợp: kinh doanh loại thông tin này các doanh nghiệp này không thu phí từ truy cập thông tin mà mở rộng phạm vi người đọc để kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Thông tin chuyên ngành: loại kinh doanh thông tin chuyên biệt phục vụ nhóm khách hàng có chọn lọc. Ví dụ: Thông tin tổng hợp www.vnexpress.net (FPT cung cấp); www.vnn.vn (Công ty VASC); www.vnmedia.vn (Công ty VDC); www.tuoitre.com.vn (Báo Tuổi trẻ online); thông tin kinh tế thương mại www.vneconomy.com.vn (Thời báo kinh tế Việt Nam); www.viet-trade.com (Công ty cổ phần đầu tư kinh tế Sài gòn); Thông tin chuyên biệt: www.vietlaw.com.vn (cơ sở dữ liệu Luật VN của công ty VASC phí 45000VNĐ/pm); www.bvsc.com.vn (Công ty Chứng khoán Bảo Việt)… Các dịch vụ khác: dịch vụ CNTT và TT (dịch vụ mạng, dịch vụ tin học…) là những lĩnh vực thích hợp với kinh doanh trực tuyến và đang phát triển rất nhanh. Vận chuyển trực tuyến (Transportation & Shipping): hầu hết các hãng vận chuyển đều đã có hệ thống website cho phép khách hàng theo dõi hàng hóa gửi đi, tìm kiếm lịch vận chuyển v.v… Tham khảo www.ups.com, www.dhl.com, www.fedex.com, 5 Việc làm trực tuyến: nơi đây người truy cập có thể đăng hồ sơ xin việc hay tuyển dụng của mình. Đây là một sân chơi cho người tìm việc và nhà tuyển dụng gặp gỡ. Ở Việt Nam hình thức này khá phổ biến, một số website hoàn toàn miễn phí cho người tìm việc và nhà tuyển dụng, một số website thu tiền của nhà tuyển dụng… Bạn có thể vào www.google.com và gõ từ “tìm việc”, bạn sẽ thấy một loạt các địa chỉ website này hiện ra trong chớp mắt. Một số ngành khác: như Tư vấn Luật (www.giapham.com), Chính phủ trực tuyến (www.hochiminhcity.gov.vn) … 1.4.2. Lĩnh vực Ngân hàng, tài chính Ngân hàng và đầu tư là những lĩnh vực được cách mạng hóa sâu sắc trên internet. Khả năng quản lý, mua, bán, cho thuê và tập trung nguồn vốn đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các dịch vụ tài chính truyền thống và các dịch vụ trên cơ sở web. a. Các ngân hàng hỗn hợp: Các ngân hàng hỗn hợp cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống và các dịch vụ ngân hàng điện tử. Các ngân hàng này chiếm vị trí chủ đạo hiện nay. Chúng có lợi thế về danh tiếng, truyền thống đã được tạo lập từ trước, giành được sự tin cậy lớn hơn của khách hàng do có trụ sở vật lý, có nơi giao tiếp cụ thể, có mạng lưới rộng rãi các máy rút tiền tự động. Trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, các ngân hàng nhỏ thường có lợi thế hơn các ngân hàng lớn. Tham khảo www.techcombank.com.vn (Ngân hàng TMCP Kỹ Thương - Techcombank), www.vietcombank.com.vn (Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam -Vietcombank). b. Các ngân hàng Internet thuần túy (ngân hàng ảo): Các ngân hàng này có lợi thế về tốc độ và chi phí dịch vụ, đem lại cho khách hàng lợi ích kinh tế lớn hơn, nhưng bất lợi thế về độ tin cậy. Một số ngân hàng Internet thuần tuý cố gắng tạo lập sự hiện diện vật lý với mức độ cần thiết, hoặc tạo lập sự hợp tác với các ngân hàng truyền thống, đặc biệt là trong hoạt động rút tiền tự động. c. Vay vốn trực tuyến: Theo truyền thống, khi vay vốn, các công ty và cá nhân phải quan hệ trực tiếp với người cho vay vốn nào đó. Việc hoàn thành các thủ tục vay, so sánh, lựa chọn các phương án vay thường tốn nhiều thời gian. Qua mạng, quá trình này thực hiện nhanh hơn nhiều và tiết kiệm chi phí. Hiện nay vay vốn trực tuyến chủ yếu tiến hành đối với các khoản vay nhỏ. 6 d. Đầu tư trực tuyến: Là lĩnh vực ứng dụng rộng rãi TMĐT. Ở Mỹ, các mạng viễn thông điện tử cho phép nhà đầu tư tiếp cận, tìm hiểu kích cỡ lệnh mua, bán các chứng khoán, giá chào bán, cho phép người mua và người bán trực tiếp liên hệ, tiến hành giao dịch mua bán nhanh chóng, hiệu quả, bỏ qua trung gian. Quá trình định giá trên mạng cũng minh bạch hơn. Tuy mua bán chứng khoán qua mạng tạo ra khả năng loại bỏ các trung gian chứng khoán (brokerage), trong thực tế, do những ưu thế của mình (tính chuyên nghiệp cao), vẫn hình thành và phát triển nhiều website tư vấn và trung gian mua bán chứng khoán. Tham khảo: www.saigonbid.com. e. Dịch vụ tài chính hỗn hợp: Kết hợp thực hiện đồng thời nhiều loại hình dịch vụ tài chính (thanh toán, cho vay vốn, đầu tư, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ lập kế hoạch tài chính) là xu hướng lớn, tác động đến cả các ngân hàng truyền thống và các ngân hàng trực tuyến. Nhiều website cung ứng dịch vụ tài chính tích hợp, cho phép người sử dụng biết được thông tin về tài chính của mình tại một nơi trên Internet. Thay vì phải nhớ nhiều tên người sử dụng (usename), mật khẩu (password) và thăm viếng các website khác nhau, người sử dụng có thể qua "một cửa" để quản lý các dữ liệu tài chính của mình bằng cách đăng ký với website tích hợp và chỉ phải sử dụng một mật khẩu cho tất cả các thông tin. 1.4.3. Xuất bản điện tử Xuất bản điện tử (xuất bản trực tuyến) là quá trình sử dụng máy tính và các hình thái phần mềm đặc biệt nhằm kết hợp đoạn văn và hình ảnh nhằm tạo ra các tài liệu dựa trên trang web như là tạp chí, cơ sở dữ liệu, sách minh hoạ và các ấn phẩm khác như sách vv với Internet như là phương tiện cho xuất bản Xuất bản điện tử đem lại nhiều lợi ích với độc giả thông qua sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông trên mạng là tiếp cận phổ cập với chi phí thấp, sự độc lập về thời gian và địa điểm và dễ phân phối trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, xuất bản trên mạng gặp phải vấn đề về lợi nhuận (đối với nhà xuất bản thu tiền theo cách thức như thế nào khi ấn bản điện tử hay bị đánh cắp bản quyền) và vấn đề về chính sách công chung nhất phải làm là bảo vệ bản quyền và kiểm duyệt. Nhiều nhà xuất bản bị ngăn cấm xuất bản trên mạng vì việc bảo vệ bản quyền không đúng đắn. Một câu hỏi quan trọng cần được đưa ra là: 7 Việc bảo vệ bản quyền hiện hành trong môi trường in có thể thực hiện với môi trường mạng như thế nào? Phần lớn các giải pháp là công nghệ hơn là về mặt luật pháp. Các giải pháp công nghệ chung hơn bao gồm mã hoá cho những thuê bao đã trả tiền, và thông tin được sử dụng đo trên một bảng mạch và tiêu đề những tài liệu phức tạp kiểm duyệt tính thường xuyên và cách đoạn văn được xem và sử dụng. Hiện nay, xuất bản điện tử là xu hướng phù hợp thời đại nhưng còn nhiều thách thức đối với hoạt đông kinh doanh của nhà xuất bản và công tác quản lý đối với lĩnh vực này. 1.4.4. Đào tạo trên mạng 1 Đào tạo trên mạng (đào tạo trực tuyến) là việc sử dụng Internet và các công nghệ phù hợp để phát triển, phân phối và mở rộng các nguồn lực đào tạo. Đào tạo trên mạng có nhiều ưu điểm đối với người học (tăng cơ hội tiếp cận lượng kiến thức mới, phong phú, số lượng học viên lớn, giảm chi phí đào tạo, hình thành nên các mô hình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt theo không gian và thời gian). Nó cung cấp những công cụ hữu hiệu cho các sinh viên, học viên sau đại học và trên đại học, sinh viên nước ngoài, các nhà chuyên môn có thể đạt được các học vị và các bằng cấp khác nhau. Các website đào tạo đem lại cho các sinh viên và các nhà chuyên môn cơ hội tìm việc làm, các nhà kinh doanh nghiên cứu công nghệ mới. Các công ty xây dựng hệ thống đào tạo dựa trên công nghệ Web để giúp các nhân viên của mình cập nhật kiến thức về sản phẩm mới, dịch vụ và các quy trình mới. Ví dụ về đào tạo trên mạng (về học tập trực tuyến của http://www.ketoanmay. com) của công ty phần mềm SARA Việt Nam với bộ giáo trình được biên soạn bởi các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính kế toán. Người học có thể đăng kí để học, được giải đáp thắc mắc và có thể đăng ký thi để lấy chứng chỉ kế toán. Ví dụ khác về học tập và tư vấn trực tuyến là diễn đàn www.bwportal.com. Business world portal là một diễn dàn thảo luận chuyên về lĩnh vực kinh tế khá bổ ích cho sinh viên các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh… 1.4.5. Các lĩnh vực ứng dụng khác 1 Tham khảo: Nguyễn Minh Luân - Nguyễn Thị Bích Nhung (CLB Tin Học NIT - Trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh) 8 a. Quảng cáo trực tuyến Quảng cáo Internet định nghĩa lại quá trình quảng cáo, làm cho nó trở nên phong phú đa phương tiện, động, và tương tác. Nó cải thiện các hình thức quảng cáo truyền thống theo nhiều cách: Quảng cáo Internet có thể được cập nhật bất cứ lúc nào với chi phí tối thiểu và do đó luôn có tính thời sự. Quảng cáo Internet có thể vươn tới một khối lượng lớn những người mua tiềm năng trên toàn thế giới và nhiều khi rẻ hơn so với quảng cáo qua báo chí, đài phát thanh và truyền hình. Quảng cáo trên các phương tiện thông tin này đắt hơn vì chúng được xác định bởi không gian chiếm dụng (ví dụ như đối với quảng cáo trên báo chí), số ngày (lần) đăng, và vào số trạm địa phương và quốc gia và các báo chí đăng quảng cáo. Quảng cáo Internet có thể tương tác và nhằm vào các nhóm lợi ích cụ thể và/hay đến các cá nhân. Cuối cùng, số người sử dụng Internet đang tăng rất nhanh, và điều đó tác động đến quảng cáo trên Internet trở nên hiệu quả hơn. b. Quảng cáo thư điện tử Thư điện tử đang nổi lên như là một kênh quảng cáo và marketing trên Internet, cho phép thực hiện một cách hiệu quả chi phí và tốc độ trả lời nhanh hơn và tốt hơn so với các kênh quảng cáo khác (ví dụ như báo chí). Các nhà nghiên cứu thị trường phát triển hay mua một danh sách các địa chỉ thư điện tử, đưa chúng vào trong cơ sở dữ liệu khách hàng, và sau đó gửi quảng cáo thông qua thư điện tử. Các catalog truyền thống (in trên giấy) trước kia là một phương tiện quảng cáo trong một thời gian rất dài. Gần đây, các catalog điện tử và sổ tay điện tử đã trở nên phổ biến hơn. c. Nghiên cứu thị trường trực tuyến Nghiên cứu thị trường là làm thế nào biết được khách hàng muốn gì. Về cơ bản có hai cách đề phát hiện ra khách hàng muốn gì. Cách thứ nhất là hỏi khách hàng và cách thứ hai là quan sát họ làm gì trên mạng. Hỏi khách hàng họ muốn gì: Internet cung cấp các phương thức đơn giản, nhanh chóng, và khá rẻ cho các nhà cung cấp để phát hiện ra khách hàng muốn gì bằng cách tương tác trực tiếp với khách hàng. Cách đơn giản nhất là yêu cầu các khách hàng tiềm năng điền vào các bảng câu hỏi điện tử. Để làm điều này, nhà cung cấp có thể phải đưa ra một số yếu tố khuyến khích. Các chuyên gia nghiên cứu thị trường không chỉ biết bạn muốn gì từ các câu trả lời trực tiếp mà còn tìm 9 cách suy luận từ những sở thích của bạn về âm nhạc chẳng hạn để biết bạn có khả năng ưa thích những loại sách, quần áo, hay phim ảnh gì. Quan sát khách hàng làm gì trên mạng: Trong một số trường hợp, việc hỏi khách hàng họ muốn gì có thể không khả thi. Đồng thời, khách hàng có thể từ chối trả lời hoặc có thể cung cấp thông tin sai lệch (khoảng 40% trường hợp, theo nghiên cứu của trường đại học tổng hợp Georgia Tech University). Hơn nữa, việc quản lý các bảng câu hỏi có thể là quá dài và tốn kém. Vì vậy, quan sát khách hàng làm gì trên mạng là cách làm phù hợp hơn. Việc tìm hiểu nhu cầu nhóm người tiêu dùng cụ thể (ví dụ nhu cầu trẻ vị thành niên hay nhu cầu của dân cư ở một vùng địa lý nhất định) đã được tiến hành thông qua phân đoạn thị trường, chia khách hàng thành các nhóm cụ thể (theo tuổi tác, giới tính). Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta dự đoán nhu cầu các nhóm người tiêu dùng nói chung muốn gì thì mỗi người tiêu dùng rất có khả năng lại thích một cái gì đó khác biệt. Tìm hiểu về khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp thành công nào, đặc biệt là trong thương mại điện tử. Quá trình tìm hiểu này được tạo điều kiện dễ dàng bởi nghiên cứu thị trường. Trong nhiều năm nay, các nhà nghiên cứu thị trường đã tìm cách hiểu được hành vi của người tiêu dùng và đã tổng hợp những phát hiện của mình trong các mô hình hành vi người tiêu dùng khác nhau. Mục tiêu của mô hình hành vi người tiêu dùng là giúp người bán hiểu được người tiêu dùng đưa ra một quyết định mua hàng như thế nào. Nếu đã hiểu được quá trình này, người bán có thể tìm cách gây ảnh hưởng đến quyết định của người mua, ví dụ như thông qua quảng cáo hay các chương trình xúc tiến đặc biệt. 10 . DỂ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử. 1. Trình bày khái niệm chung về TMĐT. (Nếu đề có yêu cầu. chỉ phải sử dụng một mật khẩu cho tất cả các thông tin. 1.4.3. Xuất bản điện tử Xuất bản điện tử (xuất bản trực tuyến) là quá trình sử dụng máy tính và