Tài liệu tham khảo về mô hình kim cương của Porter
MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA PORTER PHẦN I: LÝ LUẬN CƠ BÀN I.NHỮNG YẾU TỐ XÁC ĐỊNH VÀ NHỮNG BIẾN BÊN NGOÀI Mô hình Kim Cương của Porter đặt trên cơ sở những yếu tố xác định riêng của bốn yếu tố và 2 yếu tố biến thiên bên ngoài, những yếu tố xác định bao gồm: 1.Những điều kiện về nhân lực: -Số lượng, kỹ năng và những chi phí về nhân lực -Sự phong phú chất lượng và chi phí của những nguồn vật chất của quốc gia: đất đai, nước, chất quặng mỏ, gỗ, nguồn năng lượng thuỷ điện, tài nguyên, thuỷ sản -Vốn kiến thức của quốc gia: nền khoa học kỹ thuật và những am hiểu thị trường ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng hàng hoá và dịch vụ -Số lượng và chi phí về vốn có sẵn đối với ngành công nghiệp tài chính -Chủng loại, chất lượng và chi phí sử dụng các cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông vận chuyển quốc gia, hệ thống truyền thông, hệ thống chăm sóc sức khỏe. -Những yếu tố khác tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống trong nước. 2.Những điều kiện và nhu cầu -Sự cấu thành của các nhu cầu tại thị trường địa phương mà nó phản ánh bởi các khía cạnh thị trường, tính chất tinh vi của người mua và nhu cầu của người mua tại thị trường địa phương tốt như thế nào đối với những người mua khác tại thị trường nước khác -Kích cỡ và mức phát triển về nhu cầu tại một nước -Những cách làm cho nhu cầu nội địa được quốc tế hoá và đưa những sản phẩm và dịch vụ ra nước ngoài. 3.Những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. -Sự hiện diện của các ngành công nghiệp cạnh tranh quốc tế tạo nên những ưu việt trong các ngành công nghiệp hiệu quả hơn, tiến nhanh đến chi phí sản xuất hiệu quả -Những ngành công nghiệp liên quan mang tính cạnh tranh quốc tế có thể phối hợp và chia sẻ các hoạt động trong chuỗi mắc xích khi nó cạnh tranh. 4.Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và sự cạnh tranh -Bao gồm các cấp để điều hành xí nghiệp và được chọn để cạnh tranh -Những mục tiêu mà các công ty cũng như những nhân viên và các nhà quản lý tìm kiếm để đạt được -Những kình địch cạnh tranh nội địa và những sáng tạo và sự bền bỉ về những ưu thế cạnh tranh trong từng ngành công nghiệp. Bốn yếu tố xác định về những ưu việt của một quốc gia tạo nên môi trường cạnh tranh của các ngành công nghiệp. Tuy vậy 2 yếu tố khác: những cơ hội, vận may rủi và chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng: a)Vai trò về cơ hội, vận may rủi Những sự kiện về vận may rủi có thể xoá bỏ những ưu thế của 1 số nhà cạnh tranh ở một vị thế cạnh tranh tổng thể bởi những phát triển như: những phát minh mới, những quyết định về chính trị của các chính phủ nước ngoài, các cuộc chiến tranh, các thay đổi quan trọng trong các thị trường tài chính thế giới, hay tỉ giá hối đoái, việc ngưng trệ về chi phí đầu vào như các cú sốc về dầu lửa, làn sóng nhu cầu trong khu vực và thế giới tăng lên, và những đột phá về công nghệ trọng yếu. b)Vai trò của chính phủ Chính phủ có thể tác động đến tất cả 4 yếu tố xác định qua các hành động như: trợ cấp, chính sách giáo dục, các quy định hay bãi bỏ các quy định trong thị trường vốn, thành lập các tiêu chuẩn và quy định về sản phẩm địa phương, mua các hàng hoá và dịch vụ, các luật thuế, và các quy định về chống độc quyền. Hình ảnh sau đây cung cấp một minh hoạ về một hệ thống toàn diện về những yếu tố xác định và các biến động bên ngoài. Mỗi biến xác định ảnh hưởng đến các biến xác định khác và tất cả đến lượt mình bị ảnh hưởng bởi vai trò của chính phủ và các vận may rủi. II.PHÊ BÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ MÔ HÌNH Trong việc ứng dụng mô hình này cho chiến lược kinh doanh quốc tế, đầu tiên chúng ta phải bình luận và đánh giá kiểu mẫu mô hình của Porter và các tranh luận hỗ trợ. Trước tiên, mô hình của Porter được thiết kế trên cơ sở phân tích thống kê các dữ liệu tâp hợp với các thị phần xuất khẩu của 10 nước: Đan Mạch, Ý, Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Anh, Mỹ và Đức. Các nghiên cứu về các trường hợp trong lịch sử, về bốn ngành công nghiệp, công nghiệp in ấn của Đức, ngành công nghiệp thiết bị kiểm soát của Mỹ, ngành công nghiệp đá lát của Ý, ngành công nghiệp về người máy của Nhật, trong mỗi trường hợp, mỗi nứơc vừa là một thành viên của liên minh tay ba hay là một quốc gia công nghiệp hoá. Khi mà hầu hết các nước trên thế giới không có một sức mạnh kinh tế giống như vậy hay không giàu có như những nước mà Porter nghiên cứu, thì không chắc rằng mô hình của ông có thể áp dụng cho các nước đó mà không có sự bổ sung hiệu chỉnh. Thứ hai, chính phủ có tầm quan trọng trong việc ảnh hưởng đến ưu thế cạnh tranh của nứơc chủ nhà. Ví dụ như chính phủ có thể sử dụng các hàng rào như là ngăn cản trực tiếp để trừng phạt các xí nghiệp nước ngoài. Tuy vậy, những hành động có mục đích tốt như vậy của chính phủ có thể tác dụng ngược lại và kết thúc việc tạo lập một ngành công nghiệp nội địa được che chởmà nó không có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thứ ba, mặc dù yếu tố rủi may là một tố ảnh hưởng quan trọng đến chiến lựơc kinh doanh quốc tế, nhưng nó khó có thể dự đoán và bảo vệ chống lại. Ví dụ như trước khi Saddam Hussein xâm lược khu Kuwait vào năm 1991, Mỹ vẫn dự đoán là sẽ không có xâm lược này. Tương tự như vậy, những đột phá về công nghệ máy tính và điện tử gia dụng đã dẫn đến những thay đổi nhanh chóng mà trong nhiều trường hợp các nhà lãnh đạo hàng đầu trên thị trường đã không dự đoán được. Thứ tư, trong việc nghiên cứu kinh doanh quốc tế mô hình của Porter áp dụng trên các nghiên cứu riêng biệt về các công ty chứ không phải trên những hoàn cảnh của một quốc gia. Như Porter cũng ghi chú trong cuốn sách của mình, “các xí nghiệp, không phải các quốc gia, cạnh tranh trong những thị trường quốc tế”. Thứ năm, trong việc hỗ trợ mô hình này, Porter đã phác hoạ bốn giai đoạn riêng biệt về phát triển cạnh tranh của các quốc gia gồm: định hướng các nhân tố, định hướng đầu tư, định hướng đổi mới, định hướng giàu có. ĐỊNH HƯỚNG NHÂN TỐ ( SINGAPORE) -> ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ(HÀN QUỐC) -> ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI (NHẬT, Ý, THỤY ĐIỂN) -> ĐỊNH HƯỚNG GIÀU CÓ (ĐỨC, MỸ, ANH) Bốn giai đoạn phát triển cuả các quốc gia và vị trí hiện tại cuả một số nước điển hình Trong giai đoạn định huớng nhân tố, những ngành công nghiệp thành công sẽ tạo những ưu việt của nó hầu như đơn độc từ những yếu tố cơ bản của sản xuất như nguồn tài nguyên thiên nhiên và vốn nguồn lực lao động rẻ và dồi dào. Mặc dù những thành công mang tính chất quốc tế nhưng các ngành công nghiệp cạnh tranh đầu tiên về giá cả. Trong giai đoạn định hướng đầu tư, các công ty đầu tư với các phương tiện công nghệ hiệu quả, hiện đại và thực hiện để cải thiện những đầu tư qua những cải tiến và luân phiên nhau. Trong giai đoạn đổi mới, các xí nghiệp thực hiện để tạo ra các công nghệ mới và phương pháp thông qua việc đổi mới trong xí nghiệp và thông qua sự hỗ trợ của các nhà cung cấp và các xí nghiệp khác trong cùng ngành công nghiệp. Trong giai đoạn giàu có, các xí nghiệp bắt đầu mất những ưu thế cạnh tranh của họ, thời kỳ cạnh tranh, và động cơ thúc đẩy đầu tư đi xuống. Trong mô hình trên Porter tin rằng Singapore trong giai đoạn định hướng nhân tố, Hàn Quốc trong giai đoạn định hướng đầu tư, Nhật Bản trong giai đoạn định hướng đổi mới, Đức và Mỹ ở giữa giai đoạn định hướng đầu tư và giàu có, Anh ở giai đoạn định hướng giàu có. Khi mà giai đoạn phát triển ảnh hưởng lớn đến các cạnh tranh trong nứơc, các vị trí của các nước trong hình trên là thực tế. Có một logic là các nứơc di chuyển từ một giai đoạn này sang một giai đoạn khác hơn là bắc cầu hai hay nhiều giai đoạn bởi vì có thể các ngành công nghiệp và các công ty trong tất cả các nền kinh tế đang hoạt động ở một trong các giai đoạn này. Thứ sáu, Porter đã lý luận rằng chỉ có bộ phận đầu tư nứơc ngoài không biên giới thì không bao giờ là một giải pháp đối với vấn đề cạnh tranh của một quốc gia. Hơn nữa, các chi nhánh của những công ty nước ngoài không phải là những ưu điểm cho khả năng cạnh tranh và “đầu tư trãi rộng thường chỉ ra rằng tiến trình nâng cấp cạnh tranh trong một nền kinh tế là hoàn toàn không khoẻ mạnh bởi vì các xí nghiệp trong nhiều ngành công nghiệp không có khả năng các vị trí của họ trên thị trường trải chống lại các xí nghiệp nước ngoài”. Những tuyên bố này đang có vấn đề và đã bị bác bỏ trong phần này. Ví dụ, các nhà nước ngoài Canada như là Safarian, Rugman và CrooKell có tất cả những minh hoạ rằng nghiên cứu và phát triển đảm nhận bởi các công ty vốn nước ngoài thì không khác biệt đáng kể với các công ty vốn của Canada. Thêm vào đó Rugman đã phát hiện rằng 20 chi nhánh công ty Mỹ lớn nhất ở Canada xuất khẩu hầu như bằng với mức họ nhập khẩu (xuất khẩu để kinh doanh là 25%, trong khi mức nhập khẩu để kinh doanh là 26%). Thứ bảy, như trong mô hình 2, sự trông cậy vào các nguồn tài nguyên quốc gia (giai đoạn định hướng nhân tố) được Porter xem xét là không đầy đủ để tạo lập cạnh tranh quốc tế. Tuy vậy, Canada là một điển hình, đã phát triển một số các xí nghiệp đã chuyển những ưu thế tương đối của đất nứơc về tài nguyên thành các xí nghiệp giữ độc quyền với những ưu việt riêng biệt trong công nghiệp chế biến và tinh lọc và đây là những ưu việt có thể tồn tại được. Hơn nữa, nghiên cứu các trường hợp của một số công ty đa quốc gia như: Alcan, Noranda và Nova đã minh hoạ các phương pháp các nhà quản lý của các công ty dựa trên cơ sở nguồ ntài nguyên đã thực hiện. Thứ tám, mô hình Porter không nhắm đầy đủ đến vai trò của các công ty đa quốc gia. Những nhà nghiên cứu như là: Dunning đã đề nghị những hoạt động đa quốc gia đựơc xem như là một biến bên ngoài thứ ba. Chắc chắn có một lý do tốt để đặt câu hỏi là hoạt động của các công ty quốc gia có đựơc bao gồm trong yếu tố xác định của “chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của công ty” không, và vài nhà nghiên cứu đã nâng câu hỏi là làm thế nào yếu tố xác định có thể bao gồm những ngành công nghiệp toàn cầu và đa quốc gia. Như là Dunning đã nhận xét “có những bằng chứng phong phú để tin rằng sự cạnh tranh của công ty đa quốc gia bị ảnh hưởng bởi cấu hình của mô hình kim cương ngoại trừ tại nứơc họ”. Ví dụ, Nestle đạt được 95% kinh doanh bên ngoài Thuỵ Sĩ. Vì vậy “kim cương” Thuỵ Sĩ về những ưu việt cạnh tranh sẽ liên quan đến những nước mà Nestle hoạt động. Đây là sự thật không chỉ cho các công ty đa quốc gia ở Thuỵ Sĩ mà còn cho 95% cac công ty đa quốc gia trên thế giới. Ví dụ như, hầu như tất cả các công ty đa quốc gia lớn của Canada tin cậy vào công việc kinh doanh của mình tại Mỹ và những thị trường thứ 3 khác. Nhiều người tranh luận rằng mô hình kim cương của Mỹ có liên quan đến nhiều công ty đa quốc gia của Canada hơn là mô hình kim cương riêng của Canada, hơn 70% kinh doanh của công ty đa quốc gia Canada diễn ra ở Mỹ. Những quốc gia khác có các công ty đa quốc gia dựa trên cơ sở những mô hình kim cương nhỏ gồm Uc, Phần Lan và hầu hết các nước Châu Mỹ LaTinh và Châu Á cũng như một loạt các nước nhỏ khác. Ngay cả những quốc gia nhỏ trong khối EU như Đan Mạch có khả năng vượt qua những khó khăn của một thị trường nội địa nhỏ qua việc cố gắng là một trong những thị trường tay ba. Vì vậy trong việc áp dụng khung mô hình của Porter đối với việc kinh doanh quốc tế diện rộng, một kết luận không thể bác bỏ được là: những mô hình viê kim cương khác nhau cần được cấu trúc và phân tích cho những nước khác nhau. . MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA PORTER PHẦN I: LÝ LUẬN CƠ BÀN I.NHỮNG YẾU TỐ XÁC ĐỊNH VÀ NHỮNG BIẾN BÊN NGOÀI Mô hình Kim Cương của Porter đặt trên. chúng ta phải bình luận và đánh giá kiểu mẫu mô hình của Porter và các tranh luận hỗ trợ. Trước tiên, mô hình của Porter được thiết kế trên cơ sở phân tích