1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HUMAN COMPUTER INTERACTION

40 297 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Backer và Buxton - 1987  “Tương tác người – máy là một lĩnh vực liên quan tới thiết kế, đánh giá và cài đặt hệ thống máy tính tương tác cho con người sử dụng và nghiên cứu các hiện tượn

Trang 1

HUMAN COMPUTER

INTERACTION

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

GV: LƯU THÚY HUỲNH

Trang 2

GIỚI THIỆU

Trang 4

GIỚI THIỆU

1 ĐỊNH NGHĨA

 Tương tác người – máy là tập các quá trình, đối thoại

và hành động, qua đó người dùng (con người) sử dụng

và tương tác với máy tính (Backer và Buxton - 1987)

 “Tương tác người – máy là một lĩnh vực liên quan tới thiết kế, đánh giá và cài đặt hệ thống máy tính tương tác cho con người sử dụng và nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trên đó.” (Hiệp hội CNPM SIGCHI)

Trang 5

GIỚI THIỆU

Nhiệm vụ của HCI là tạo ra các hệ thống an toàn và có tính tiện dụng như các hệ thống chức năng

Tính tiện dụng là một khái niệm trong HCI được hiểu là dễ học và dễ dùng Theo ISO- 9241-11 tính tiện dụng là sự mở rộng của sản phẩm có thể được dùng bởi 1 số người dùng chuyên dụng nhằm thực hiện các mục đích chuyên dụng với một ấn tượng, hiệu quả và đáp ứng trong 1 ngữ cảnh sử dụng riêng biệt

Trang 6

GIỚI THIỆU

Các lĩnh vực có liên quan (SIGCHI, 1992 New York)

Trước đây việc xây dựng phần mềm máy tính chủ yếu liên

phương pháp tính và ngôn ngữ lập trình.

Ngày nay, đa lĩnh vực có liên quan Có 4 lĩnh vực chính: môi trường, con người, máy tính

và quá trình phát triển (như hình)

Trang 7

 Giao tiếp hướng văn bản

 Giao tiếp hướng truyền thông

 Trợ giúp trực tuyến hay điều khiển hệ thống liên tục

 Trợ giúp thiết kế

Trang 8

GIỚI THIỆU

Con người: là nhân tố chính mà việc thiết

kế phần mềm và tương tác phải lấy làm trung tâm Mục đích trong nghiên cứu con người là hiểu con người như một bộ xử lý thông tin Thông qua giao tiếp, con người nhận thức và hiểu cách thức phải hành động đề đạt mục đích Con người có nhiều thói quen tiềm ẩn và nhiều khi phản xạ theo thói quen và các suy nghĩ kiểu tự nhiên.

Trang 9

GIỚI THIỆU

Máy tính và kiến trúc tương tác: tập trung vào thiết bị input và output của máy tính Các

tương tác được thực hiện thông qua đối thoại

Có nhiều kỹ thuật đối thoại được nghiên cứu

và phát triển: dòng lệnh, giao tiếp đồ họa,

giao tiếp điều khiển trực tiếp

Trang 10

GIỚI THIỆU

Quy trình phát triển: cũng giống như phần

mềm, việc thiết kế và phát triển tương tác

người- máy cũng qua nhiều gia đoạn được gọi

là vòng đời

Trang 11

CON NGƯỜI

Con người được xem là một hệ thống xử lý

thông tin tinh tế gồm 3 hệ thống con: HT cảm nhận, HT nhận thức, HT xử lý

Hệ thống cảm nhận điều khiển các kích thích tới từ thế giới bên ngoài qua thị giác, thính

giác,… HT xử lý quản lý các hành động HT

nhận thức cung cấp các xử lý cần thiết để liên kết hai hệ thống trên

Trang 12

CON NGƯỜI: KÊNH VÀO/ RA

Kênh vào của con người chủ yếu là nhờ các giác quan Kênh ra nhờ mô tơ điều khiển các tác động thông qua các giác quan vật lý: tai, mắt, tay,…

Ba giác quan quan trọng với tương tác máy là thị giác, thính giác và xúc giác Tương

người-tự các tác nhân có ảnh hưởng tới đầu ra là: tay, chân, mắt ,đầu và hệ thống ngữ âm

Trang 13

CON NGƯỜI: I QUAN SÁT

Việc quan sát của con người là một hoạt động hức tạp với các giới hạn về khả năng vật lý và cảm nhận

Vấn đề quan trọng trong tương tác là xem xét

sự phụ thuộc của cảm nhận vào kích thước

hay khoảng cách, màu sắc, độ sáng và độ

tương phản của đối tượng, cũng khả năng và hạn chế của hệ thống thị giác của con người

Trang 14

1 Cảm nhận về kích thước, khoảng cách (chiều

sâu)

Ảnh đối tượng trên võng mạc là ảnh ngược và

dù khoảng cách xa hay gần nhưng nằm trong giới hạn nhìn thấy chúng ta sẽ nhận rõ được đối tượng Kích thước của ảnh được đặc tả bởi góc nhìn

Góc nhìn bị ảnh hưởng bởi kích thước của đối tượng và khoảng cách của nó so với mắt Góc nhìn quá nhỏ, chúng ta không cảm nhận được đối tượng

Trong quan sát, độ nhìn là khả năng một người bình thường cảm nhận được chi tiết của đối tượng

CON NGƯỜI: QUAN SÁT

Trang 17

 Intensity: Cường độ màu là độ sáng của màu sắc

 Saturation: Độ bão hòa là tổng số lượng màu trắng

có trong màu

 Mắt người có thể phân biệt khoảng 150 màu.

CON NGƯỜI: QUAN SÁT

Trang 18

4. Khả năng và hạn chế của quá trình cảm

Trang 19

Hệ thống cảm nhận đôi khi dẫn đến ảo giác và bị đánh lừa

CON NGƯỜI: QUAN SÁT

Trang 20

Điều này xảy ra không chỉ với hình ảnh mà

còn với văn bản

Trong quá trình đọc mắt người chuyển động

tiến và lùi theo kiểu hồi quy Một người bình

thường có thể đọc 200 từ/phút Cỡ chữ từ 9

đến 12

Đọc trên máy tính chậm hơn đọc trên sách

Độ tương phản âm tốt hơn độ tương phản

dương (VD: chữ đen trên nền trắng dễ đọc hơn chữ trắng trên nền đen)

CON NGƯỜI: QUAN SÁT

Trang 21

CON NGƯỜI: II NGHE

Thông tin cảm nhận từ thính giác trong tương tác người – máy ít hơn

Âm thanh là sự thay đổi / rung động khi không khí bị nén Đặc trưng của âm thanh:

 Tân số: 20 Hz đến 15 KHz Tai có thể phân biệt

sự thay đổi nhỏ hơn 1,5Hz ở tần số thấp nhưng

ở tần số cao thì kém chính xác.

 Độ vang: phụ thuộc vào độ khuếch đại.

 Âm sắc: là phẩm chất đặc trưng cho âm thanh phát ra.

Trang 22

CON NGƯỜI: III NHẤN PHÍM

Trong đời sống hằng ngày xúc giác không

quan trọng bằng hay giác quan trên, song nó lại quan trong trong việc cung cấp thông tin của tương tác người – máy

Hệ thống xúc giác tiếp nhận thông tin qua làn

da Có 3 kiểu cảm nhận đặc biệt: cảm nhận

nhiệt, cảm nhận sức căng do áp suất, cảm

nhận cơ khí

Trang 23

CON NGƯỜI: IIII.DỊCH CHUYỂN

Mỗi hành động cần một khoảng thời gian nhất định và có thể coi nó gồm thời gian phản ứng

và thời gian dịch chuyển

Thời gian dịch chuyển phụ thuộc nhiều vào

các đặc tính vật lý của chủ thể như: tuổi tác,

độ tinh tế Thời gian phản ứng rất khó đánh

giá, nó phụ thuộc vào các giác quan mà kích thích tác động đến

Người bình thường có thể phản ứng âm thanh khoảng 150 ms, tín hiệu nhìn khoảng 200 ms

và 700 ms với một cảm giác đau đơn do va

chạm

Trang 24

 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian phản ứng, nếu có kỹ năng và kinh nghiệm thì thời gian phản ứng sẽ nhanh hơn, ngược lại khi mệt mỏi thời gian phản ứng sẽ chậm đi.

 Tốc độ và độ chính xác của chuyển động là hai yếu tố quan trọng được xem xét khi thiết kế các

hệ thống tương tác.

 Tốc độ phản ứng có dẫn đến độ chính xác? Điều này phụ thuộc vào nhiệm vụ phải thi hành và người dùng.

 Luật Fitt ngợi ý rằng: để thao tác thuận tiện và chính xác, cần thiết kế sao cho đối tượng mục tiêu càng lớn và khoảng cách càng nhỏ thì càng tốt

CON NGƯỜI: IIII.DỊCH CHUYỂN

Trang 25

Bộ nhớ dài hạn

Trang 26

CON NGƯỜI: BỘ NHỚ CẢM NHẬN

Bộ nhớ cảm nhận chứa các kích thích nhận từ các giác quan, mỗi giác quan có 1 bộ nhớ cảm nhận riêng Tại đây các kích thích được mã

hóa

Thông tin trong bộ nhớ cảm nhận được lưu

theo cách thông tin mới đè chồng (hay thay

thế ) thông tin cũ

Bộ lọc nhận thức

P Bộ nhớ nhìn Bộ nhớ ngắn hạn

Đó là chữ

P Kích thích

Trang 27

TT từ bộ nhớ cảm nhận qua bộ lọc rồi truyền đến bộ nhớ ngắn hạn Khi TT bộ nhớ ngắn hạn bão hòa thì TT không được chuyển đến nữa.

TT tồn lưu trong bộ nhớ cảm nhận với các chu trình khác nhau Bộ nhớ thị giác, thời gian lưu khoảng 200 ms, bộ nhớ thị giác khoảng 1500 ms

CON NGƯỜI: BỘ NHỚ CẢM NHẬN

Trang 28

CON NGƯỜI: BỘ NHỚ NGẮN HẠN

Bộ nhớ ngắn hạn tổ chức như kiểu thanh ghi máy tính Nó chứa các toán hạng vào hay các kết quả trung gian của các xử lý hiện thời Các toán hạng đến tự bộ nhớ cảm nhận (được giải nghĩa- các kịch bản) hay bộ nhớ dài hạn (được cắt thành từng đoạn, có thể kết hợp với các đơn vị khác, sự kết hợp và bản chất của 1 đoạn phụ thuộc vào tri thức của một cá thể)

Trang 30

Bộ nhớ dài hạn có vai trò như bộ nhớ trung tâm và bộ nhớ tứ cấp của máy tính, giúp ta nhớ lại những gì đã xảy ra Đặc trưng chính là:

1. Cấu trúc tuyến tính và dung lượng lớn

không hạn chế

2. Thời gian truy cập tương đối chậm,

khoảng 1/10 s (có thể lâu hơn đối với người già)

3. Thời gian hư hỏng chậm

CON NGƯỜI: BỘ NHỚ DÀI HẠN

Trang 31

 Về mặt cấu trúc, người ta cho rằng bộ nhớ dài

hạn có 2 kiểu:

1 Kiểu rời rạc: chứa các biến bố và kinh nghiệm theo

kiểu tuần tự, nhờ nó ta có thể nhớ lại các sự kiện

đã xảy ra tại 1 thời điểm nào đó trong cuộc sống.

2 Kiểu ngữ nghĩa: là một bản ghi cấu trúc sự việc,

các khái niệm và các kĩ năng mà ta đã đạt được, được kế thừa từ những kinh nghiệm trong bộ nhớ rời rạc, những kinh nghiệm này giúp ta có thể học được cái khái niệm hoặc các sự việc mới.

CON NGƯỜI: BỘ NHỚ DÀI HẠN

Trang 32

 Có 3 loại hoạt động chính xử lý thông tin trong bộ nhớ dài hạn: Lưu trữ/ nhớ lại, quên và rút trích TT.

 Thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn chuyển đến bộ nhớ dài hạn theo cơ chế “ tổng duyệt” Quá trình này được tối ưu theo nhiều cách.

 Nguyên nhân TT bị quên có 2 lý thuyết được nêu

ra là: TT bị hư hỏng hay có hiện tượng bị giao

thoa Ebbinhaus cho rằng TT bị hư hỏng theo

thang logic (TT mới hư hỏng nhanh hơn thông tin cũ) Việc quênTT còn do yếu tố khác là xúc động,

TT tích cực dễ nhớ hơn thông tin tiêu cực

CON NGƯỜI: BỘ NHỚ DÀI HẠN

Trang 33

Rút trích TT từ bộ nhớ có thể chia thành 2 kiểu:

 Gọi lại: TT được tại lại từ bộ nhớ

 Công nhận: sự hiện diện của TT cung cấp tri thức về nó mà ta đã thấy từ trước Sự công nhận là 1 hoạt động kém phức tạp vì thông tin cung cấp như 1 sự gợi ý Tuy nhiên sự gọi lại có thể trợ giúp bởi việc cung cấp các gợi ý rút trích làm cho chủ thể truy nhập thông tin nhanh chóng do gợi ý được tiến hành theo cách phân loại TT

CON NGƯỜI: BỘ NHỚ DÀI HẠN

Trang 34

NHỮNG VĐ CẦN QUAN TÂM KHI TK GIAO DIỆN

Trình tự khi thác có tự nhiên hay không?

Câu hỏi đối với ND:

 Tôi đang ở đâu?

 Tôi đã đến đây như thế nào?

 Tôi có thể làm gì tại đây?

 Sau giao diện này tôi có thể đi đến đâu?

Trang 35

 Do yêu cầu của việc Tin học hóa

NHỮNG VĐ CẦN QUAN TÂM KHI TK GIAO DIỆN

Trang 36

Chuẩn về cấu trúc hệ thống

Cách trình bày menu

Cách trình bày các thành phần trên màn hình

Cách xử lý trên màn hình

Chuẩn về tài liệu

Hướng dẫn trực tuyến

Hướng dẫn trong tài liệu

NHỮNG VĐ CẦN QUAN TÂM KHI TK GIAO DIỆN

Trang 37

Tránh tình trạng cổ chai nhưng vẫn cho phép nhiều người cùng nhập:

Tận dụng những bước xử lý trên màn hình

Tránh thường xuyên truy xuất dữ liệu

Tránh tạo cơ hội cho ND phạm lỗi/ sơ xuất

Tránh thêm những công đoạn thừa

Quy trình nhập đơn giản nhất, tự nhiên nhất

Đảm bảo thói quen xử lý chứng từ gốc

NHỮNG VĐ CẦN QUAN TÂM KHI TK GIAO DIỆN

Trang 38

Phát hiện sai sót và kiểm tra ràng buộc

toàn vẹn:

Kiểm tra ngay?

Kiểm tra cuối màn hình?

Kiểm tra cuối kỳ khai thác?

 Phải quan sát thói quen ND

Phải tôn trọng thói quen ND

Thói quen chưa hợp lý hoặc mâu thuẫn với

kỹ thuật phải trao đổi thuyết phục và

thống nhất với ND

NHỮNG VĐ CẦN QUAN TÂM KHI TK GIAO DIỆN

Trang 39

Dùng biểu tượng thể hiện đúng nội dung mong muốn đi kèm là cụm từ tên gọi gắn gọn, súc tích và nhất quán.

Cách di chuyển con trỏ

Cách dùng màu: phân biệt các cửa sổ khác nhau lần lượt được mở ra, tạo mối liên hệ giữa các đối tượng thông tin, tình trạng

khác nhau giữa các đối tượng, gây chú ý

đặc biệt

Sử dụng màu sắc phải hòa hợp

NHỮNG VĐ CẦN QUAN TÂM KHI TK GIAO DIỆN

Trang 40

Trình bày bảng biểu: cách bố trí, định dạng phải mô phỏng nội dung dữ liệu.

Hỗ trợ ND: Hệ thống hỗ trợ trực tuyến, các hộp thoại thông báo lỗi/ hướng dẫn.

NHỮNG VĐ CẦN QUAN TÂM KHI TK GIAO

DIỆN

Ngày đăng: 23/11/2017, 07:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w