1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương sinh sản gia súc thầy dũng

13 266 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 129,5 KB

Nội dung

-Thời gian đầu của bệnh thì con vật còn bình thường về phản xạ, tiêu hóa, hô hấp,…con vật tự trở mình được nhưng con vật ăn dở, thích ăn những thức ăn mà bình thường không ăn như ăn đất,

Trang 1

1 Bệnh rặn đẻ quá sớm

1.Khái niệm : Rặn đẻ quá sớm là hiện tượng gia súc cái đang mang thai xuất hiện cơn co

bóp ở tử cung, những cơn rặn đẻ nhưng trước thời gian đẻ bình thường một vài tuần hay

một vài tháng.

2.Nguyên nhân

-Do thành bụng bị chấn thương

-Khám âm đạo, trực tràng không đúng kỹ thuật

-Do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, khai thác và sử dụng gia súc có thai không hợp lý,bắt gia súc làm việc quá sức, khai thác quá độ, thức ăn kém phẩm chất, mùa đông cho gia súc ăn thức ăn, uống nước quá lạnh

-Do rối loạn hormone khi gia súc mang thai, hoặc do kế phát từ bệnh sa âm đạo Do

sử dụng thuốc điều trị khi gia súc mang thai không đúng kỹ thuật,…

Tất cả các nguyên nhân trên làm cho tử cung co bóp xuất hiện những cơn rặn

3.Triệu chứng

-Gia súc cái mang thai xuất hiện những cơn co bóp, những cơn rặn khi chưa đến thời gian

đẻ bình thường, trong thực tiễn dân gian gọi là hiện tượng động thai

-Bò xuất hiện vào trước thời gian đẻ bình thường 3-4 tuần, ở ngựa vào giai đoạn mang thai kỳ giữa

-Gia súc đứng nằm không yên, chân cào đất hay đá vào bụng, ở ngựa có hiện tượng vã

mồ hôi giống hội chứng đau bụng ngựa, trâu bò thì kêu rống, cong lưng, cong đuôi mà rặn, có trường hợp do rặn mạnh mà trực tràng, âm đạo lộn ra ngoài Mạch nhanh, nhịp thở sâu và mạnh

-Hiện tượng rặn đẻ quá sớm xuất hiện khi cơ thể mẹ chưa xuất hiện những triệu chứng của quá trình sinh đẻ bình thường: bầu vú chưa căng to, vắt chưa có sữa đầu, âm môn chưa phù, chưa có hiện tượng sụt mông của gia súc lớn, chưa có hiện tượng cắn ổ ở gia súc nhỏ,…

-Ở ngựa hiện tượng rặn kéo dài 2-12 giờ, ở bò 2-3 ngày Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến hiện tượng chết thai và thai khô hóa

4.Điều trị

-Trường hợp phát hiện thấy gia súc mẹ có những cơn rặn cần xác định ngay con vật rặn

đẻ quá sớm, rặn đẻ bình thường hay rặn đẻ quá yếu

-Ngoài ra, cần xác định xem bào thai còn sống hay đã chết bằng phương pháp quan sát bên ngoài hay khám qua trực tràng, tuyệt đối không khám qua âm đạo Từ đó đưa ra phương án điều trị thích hợp

-Nếu bào thai đã chết, phải kịp thời dùng mọi biện pháp, thủ thuật đưa thai ra ngoài cơ thể mẹ càng nhanh càng tốt

-Nếu bào thai còn sống thì cần giữ cho con vật ở trạng thái yên tĩnh, tuyệt đối không cho vận động, tránh mọi hoạt động gây kích thích mạnh Ức chế rặn đẻ và co bóp tử cung bằng các phương pháp sau:

+ Cố định con vật ở trạng thái đầu thấp, đuôi cao

+ Tiêm atropin 0,2 g vào dưới da cho gia súc lơn, ngựa có thể tiêm morphin 0,4 g, với trâu bò có thể cho uống cồn hay rượu trắng 500 ml/

+ Gây tê lõm khum đuôi bằng Novocain 3%, bò 10-15 ml

+ Ngoài ra có thể cho uống các loại thuốc Brommua

Theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời những biến chứng nếu có

2 Bệnh bại liệt trước khi đẻ

1.Khái niệm : Bại liệt trước khi đẻ là một quá trình bệnh lý xuất hiện ở gia súc còn trong

thời gian mang thai, gây nên tình trạng con vật mất khả năng vận động, chỉ nằm bẹp một

chỗ.Bệnh thường xuất hiện vào thời gian có thai kỳ cuối, đặc biệt trước khi đẻ vài tuần

hoặc dưới 1 tháng

Bệnh gặp nhiều ở bò, lợn và dê

2.Nguyên nhân

- Chủ yếu là do chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, khai thác và sử dụng không đúng

kỹ thuật, đặc biệt khẩu phần ăn không đầy đủ, không phát triển với sự phát triển của thai theo từng giai đoạn

Trang 2

-Do khẩu phần thức ăn thiếu Ca, P.

Gia súc mẹ trong thời gian mang thai ít được chăn thả, ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến việc tổng hợp VTM D3 từ 7,dehydrocholesterone, từ đó sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thu khoáng

-Do kế phát từ thiểu năng tuyến phó giáp, làm thay đổi tỷ lệ bình thường giữa Ca và P,

Ca tăng và P giảm

Một số tác giả cho rằng bệnh bại liệt trước khi đẻ là do sự chèn ép thần kinh, rõ nhất là đám rối hông khum

Một số thì cho rằng nguyên nhân của bệnh này còn do độc tố khi gia súc có thai gây nên

3.Triệu chứng

Bệnh phát triển một cách từ từ hay xảy ra đột ngột

-Trường hợp xảy ra từ từ thì lúc đầu con vật đi lại khó khăn, đi tập tễnh, đứng không vững trong một vài ngày sau đó nằm bẹp một chỗ không đứng dạy được

-Trường hợp bệnh xảy ra đột ngột thì con vật không có biểu hiện triệu chứng vận động khó khăn mà con vật đang ở trạng thái bình thường, đột nhiên nằm

xuống và không đứng dậy được nữa

-Thời gian đầu của bệnh thì con vật còn bình thường về phản xạ, tiêu hóa, hô hấp,…con vật tự trở mình được nhưng con vật ăn dở, thích ăn những thức ăn mà bình thường không

ăn như ăn đất, gián, gậm nền, tường, máng ăn,…

-Sau đó khi bệnh nặng sẽ ảnh hưởng tới tình trạng chung của cơ thể và có thể xuất hiện một số tình trạng bệnh lý khác như sa âm đạo, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, chướng bụng đầy hơi, đẻ khó do gia súc liệt làm khung xương chậu bị bẹp và biến dạng

-Nếu bệnh xảy ra trước khi đẻ một vài tuần và sức lực con mẹ bình thường thì tiên lượng tốt

Còn nếu bệnh xảy ra trước khi đẻ một vài tháng thì tiên lượng xấu, gia súc mẹ có thể bị chết do bại huyết và thối loét

4.Điều trị

-Nguyên lý: Kịp thời bổ sung khoáng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ, đồng thời đề

phòng kế phát

+Hộ lý

Cho vật nằm trên nền độn chuồng nhiều rơm rạ hay cỏ khô, luôn trở mình cho con vật để tránh tụ huyết và bầm huyết Với đại gia súc tốt nhất dùng võng buộc dây mềm, bản to để

cố định con vật trong gióng

Cho vật ăn thức ăn dễ tiêu hóa, giàu đạm, VTM, tăng bổ sung khoáng bằng cách cho ăn thêm bột xương, cua, ốc, cá,…

Luôn theo dõi kịp thời xử lý những kế phát (nếu có)

+Dùng thuốc

Với gia súc quý : cho uống giàu cá Truyền tĩnh mạch CaCl2 hay Gluconate Canxi, có thể dùng Ravitfore hay Carbiron truyền tĩnh mạch hay tiêm bắp

Với đại gia súc có thể dùng đơn sau:

+ CaCl2 2,5 g

+ IK 2,5 g

+ Salycilat 2,5 g

+ Cafein 1 g

+ Glucose 10% 100 ml

+Hòa tan, vô trùng truyền tĩnh mạch.

Ngoài ra, có thể kết hợp với xoa bóp bằng gừng giã nhỏ ngâm rượu, muối rang nóng với ngải cứu hoặc xoa bóp bằng các loại dầu nóng như cồn long não, cồn methyl salysilat,

3 Hiện tượng sẩy thai (khái niệm phân loại hiện tượng sẩy thai)

1.Khái niệm : Quá trình gia súc có thai bị gián đoạn, bị ngắt quãng được gọi là hiện

tượng sẩy thai Bào thai bị đẩy ra khỏi cơ thể mẹ khi thai còn sống hay đã chết Tuy nhiên, thỉnh thoảng gặp trường hợp hợp tử bị tiêu biến trong tử cung hay bào thai đã chết còn được lưu lại trong tử cung gia súc mẹ

2.Phân loại sẩy thai:

Trang 3

a.Căn cứ vào thời gian xuất hiện bệnh

-Sẩy thai : Thường xuất hiện vào thời gian chửa kỳ đầu

-Đẻ non: Thường xuất hiện vào thời kỳ chửa cuối, về lâm sàng gia súc mẹ xuất hiện biểu hiện gần giống đẻ bình thường: bầu vú căng to, sung huyết, âm hộ sung huyết phù

thũng.Con sơ sinh đẻ non thường yếu ớt, phản xạ bú chậm hay không có, thường khó nuôi

b.Căn cứ vào triệu chứng, mức độ biểu hiện và quá trình bệnh lý

-Sảy thai hoàn toàn : Thường gặp ở gia súc đơn thai , toàn bộ bào thai bị tiêu biến hay bị

tống ra khỏi tử cung

-Sảy thai không hoàn toàn : Thường gặp ở gia súc đa thai.Một số bào thai bị chết, một số

khác vẫn phát triển bình thường trong tử cung gia súc mẹ

-Tiêu thai : Tiêu thai hay còn gọi là sảy thai ẩn tính, sảy thai ngầm

Đây là quá trình bệnh lý nhẹ nhất trong các loại sảy thai Thường xảy ra ở thời kỳ đầu của quá trình mang thai, tất cả các tổ chức tế bào của thai được cơ thể mẹ hấp thu hoàn toàn, không để lại vết tích gì trong tử cung Cơ thể gia súc mẹ sau khi phối giống một vài chu

kỳ thì lại xuất hiện động dục trở lại

-Thai bị chết và chưa biến đổi: Thai bị chết và trở thành dị vật nằm lại trng tử cung gia súc mẹ, từ đó dị vật luôn kích thích gây ra phản ứng co bóp tử cung làm cho bào thai, nhau thai và dịch bị đẩy ra ngoài

-Sảy thai do thói quen : Là hiện tượng bệnh lý xảy ra có quy luật Sau một thời gian có

thai của tất cả các lần có thai xảy ra hiện tượng sẩy thai

-Thai khô (thai canxi hóa):Sau khi thai chết, tất cả các dịch trong tế bào tổ chức của thai được cơ thể mẹ hấp thu hoàn toàn, phần còn lại trở lên nhỏ cứng và được lưu trong tử cung.Bệnh này hay gặp ở trâu, bò và lợn.Bào thai biến thành một cục màu đen, cứng nên gọi là thai khô, thai cứng, thai gỗ hay thai canxi hóa.Thai khô có thể nằm lại tử cung đến hết thời kỳ mang thai và được đẩy ra ngoài cùng với các thai phát triển bình thường (hay gặp ở lợn) hay bị đẩy ra ngoài ở thời gian sớm hơn

Biện pháp can thiệp:

+Dùng thủ thuật kích thích mở cổ tử cung

+Thụt dầu nhờn vào tử cung lấy thai khô ra ngoài

+Thụt rửa tử cung bằng các dung dịch sát trùng với nồng độ thích hợp

+Bơm trực tiếp kháng sinh vào trong tử cung

+Có thể dùng các loại thuốc kích thích tử cung co bóp để tăng cường quá trình hồi phục của cơ quan sinh dục

-Nhuyễn thai (thai nhũn nát): Sau khi bào thai bị chết, do cổ tử cung mở nên vi khuẩn

xâm nhập gây viêm tử cung tích sản Các phần mềm của thai bị lên men và phân giải +Có trường hợp do gia súc bị viêm nội mạc tử cung tích mủ, sau điều trị khỏi, thụ tinh

có kết quả thì lại tái phát làm bào thai bị chết và phân giải

+Quá trình phân giải từ màng thai rồi đến phần mềm của thai tạo ra hỗn dịch mà nâu hay đỏ nhạt và được thải ra ngoài Một số mảnh xương vụn hay xương nhỏ có thể lẫn với dịch thải ra Còn những xương to và lớp sụn được giữ lại trong tử cung

+Bệnh này nếu phát hiện muộn và điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến gia súc mẹ bị bại huyết, huyết nhiễm trùng, con vật bị chết

+Phương pháp điều trị nhuyễn thai giống trường hợp thai bị khô hóa

-Thai bị chướng to và thối rữa

+Sau khi bào thai bị chết, các loại vi khuẩn xâm nhập, các tổ chức dưới da của thai bị phân hủy Sản sinh ra các loại khí như H2, N2, NH3, CO2, H2S,…những khí này tích tụ dưới da của thai làm cho thai trương lên, thành tử cung gia súc mẹ căng ra, giảm hay mất hẳn đàn tính

+Gia súc mẹ biểu hiện triệu chứng toàn thân: sốt cao, đau đớn, khó chịu, bỏ ăn, bụng chướng to Chất bị phân giải từ thai có thể ngấm vào máu gia súc mẹ làm cho gia súc mẹ

bị bại huyết hay huyết nhiễm trùng

Biện pháp can thiệp:

+Dùng dầu nhờn thụt trực tiếp và tử cung

+Dùng tay và dụng cụ kết hợp với thủ thuật kéo thai ra ngoài

Trang 4

+Dùng các dung dịch sát trùng ở nồng độ thích hợp thụt rửa cơ quan sinh dục.

+Bơm trực tiếp kháng sinh liều cao vào tử cung kết hợp tiêm kháng sinh.

+Trợ sức, trợ lực, nâng cao sức đề kháng bằng các loại vitamin, cafein, glucose,…

c Căn cứ vào điều kiện, nguyên nhân gây bệnh

-Sảy thai có tính chất truyền nhiễm

+Do vi khuẩn hay độc tố vi khuẩn, do virus gây ra Ngoài ra còn có thể do một số ký sinh trùng gây nên

+Thường gặp là Bruccellosis (sẩy thai truyền nhiễm), Vibriosis (phẩy khuẩn), PRRS,… +Ngoài ra, sảy thai do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như Lepto, dịch tả, đóng dấu lợn, THT, PTH lợn,…

+Sẩy thai do ký sinh trùng thường là Trichomonas (trùng roi)

-Sẩy thai không có tính chất truyền nhiễm

+Sẩy thai do nuôi dưỡng : Do chế độ CS, ND, QL, KT, SD gia súc có thai không phù hợp như thức ăn nước uống không đầy đủ, chất lượng kém, bắt gia súc làm việc quá sức,

…Trong thực tế, sảy thai hay gặp khi thức ăn cho gia súc mẹ thiếu đạm, khoáng, đặc biệt thiếu một số VTM cần thiết như A, D, E

+Sảy thai do tổn thương : Gia súc mẹ bị đá, bị con khác húc vào bụng, bị trượt ngã do nền chuồng quá trơn, bãi chăn quá dốc, Khi khám qua trực tràng không đúng kỹ thuật làm gia súc giãy dụa, khám âm đạo để mỏ vịt quá lâu,…

+Sảy thai do gia súc mẹ bị bệnh

-Bệnh ở cơ quan sinh dục: viêm tử cung, u tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung,

-Bệnh nội tiết rối loạn cân bằng hormone

-Bệnh ở hệ hô hấp

-Bệnh hệ tim mạch

-Bệnh ở gan, thận

+Sẩy thai do bệnh ở bào thai và nhau thai.

-Bào thai phát triển không bình thường, thai dị hình

-Phù hay viêm màng thai

-Dây rốn dị dạng hay quá ngắn, quá dài

-Nhau thai dị dạng,

-Dịch thai quá nhiều hay quá ít

4 Bệnh rặn đẻ quá yếu

1 Khái niệm về bệnh

Bệnh rặn đẻ quá yếu là quá trình bệnh lý thường sảy ra trong thời gian gia súc sinh đẻ với đặc điểm là những cơn co bóp của tử cung, cơn rặn của con mẹ quá yếu không đủ cường

độ để đẩy bào thai ra ngoài

2 Nguyên nhân

+ Bào thai quá to, dịch thai quá nhiều hay quá nhiều thai làm tử cung bị rãn quá độ dẫn đến mất đàn tính không co bóp được

+ Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc trong thời gian có thai kém làm cho con mẹ bị suy dinh dưỡng, sức lực yếu không đủ sức rặn

+ Do lượng hormone kích đẻ Oxytocine của cơ thể tiết ra quá ít không đủ làm cho tử cung co bóp đủ cường độ đẩy bào thai ra ngoài

+ Do chiều hướng tư thế của thai không bình thường

3 Triệu chứng

+ Có thể ngay từ đầu và suốt trong quá trình sinh đẻ con mẹ đều rặn yếu, các cơn rặn thưa thớt, khoảng cách giữa 2 lần rặn dài, thời gian sổ thai kéo dài bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ( rặn đẻ quá yếu thể nguyên phát)

+ Với trường hợp rặn đẻ quá yếu do tư thế chiều hướng của bào thai không bình thường thì lúc đầu các cơn rặn của con mẹ diễn ra một cách bình thường đúng quy luật nhưng sau

đó sức rặn của con mẹ yếu dần( rặn đẻ quá yếu thể thứ phát)

Cần lưu ý rằng sự khác biệt giữa bệnh rặn đẻ qua sớm và bệnh rặn đẻ quá yếu là ở chố các triệuc chứng điển hình của cơ thể mẹ lúc gần đẻ chưa xuất hiện ở bênh rặn

đẻ quá sớm và đã xuất hiện đầy đủ ở bệnh rặn đẻ quá yếu

Trang 5

4 Điều trị

+ Xoa bóp từ thành bụng xuống xoang chậu, buộc nước ấm vào thành bụng hoặc thụt nước ấm 60oC vào âm đạo

+ Dùng thuốc kích thích tử cung co bóp bằng cách tiêm Oxytocin 4-6 ml

Chú ý: Chỉ dùng thuốc khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn, chiều hướng và tư thế của bào

thai bình thuường

5 Bệnh rặn đẻ quá mạnh

1.Khái niệm : Rặn đẻ quá mạnh là quá trình bệnh lý xuất hiện trong quá trình đẻ với đặc

điểm tử cung co bóp rất mạnh hoặc tử cung co bóp liên tục

Bệnh này hay gặp ở ngựa và trâu bò

2 Nguyên nhân

-Chủ yếu do tư thế, chiều hướng của thai không bình thường, thai quá to

-Sử dụng thuốc kích thích cơ trơn quá liều làm tử cung co bóp dữ dội

-Do rối loạn nội tiết, oxytoxin được tiết ra quá nhiều

3 Triệu chứng

-Gia súc rặn liện tục, khoảng cách giữa hai lần rặn rất ngắn

-Nếu chiều hướng, tư thế thai bình thường thì thai nhanh chóng được đẩy ra ngoài

Ngược lại, chiều hướng, tư thế thai không bình thường dễ dẫn đến rách, vỡ, thủng tử cung, sa âm đạo, thai chết ngạt, tử cung xuất huyết

-Trường hợp thai đã ra ngoài mà tử cung vẫn co bóp mạnh thì dễ dẫn đến tử cung lộn bít tất

3 Điều trị

-Để gia súc đứng hoặc nằm trên nền chuồng đầu thấp đuôi cao để giảm áp lực xoang chậu

-Dùng các loại thuốc ức chế co bóp tử cung như ngựa dùng Chloralhydrate, trâu bò cho uống cồn hay rượu trắng

-Phong bế lõm khum đuôi Sau đó, áp dụng phương pháp đỡ đẻ bình thường

6 Bệnh sát nhau

1 Khaí niệm về bệnh

Trong quá trình sinh đẻ bình thường sau khi sổ thai một thời gian nhất định phụ thuộc vào từng loài gia súc ngựa 20-60 phút, bò 2-4 giờ thường không quá 12 giờ, lợn 10-60 phút, dê cừu 30 phút đến 2 giờ nhau thai sẽ được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ, qua thời gian kể trên mà nhau thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ thì gọi là bệnh sát nhau

Tùy vào mức độ của bệnh người ta phân ra các thể sau:

+ Thể sát nhau hoàn toàn: toàn bộ hệ thống nhau thai con còn dính với niêm mạc tử

cung cơ thể mẹ

+ Thể sát nhau không hoàn toàn: phía sừng tử cung không chứa bào thai ở gia súc đơn

thai và phía ừng tử cung chứa ít bào thai ổ gia súc đa thai nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc tử cung, phía còn lại nhau thai con còn dính chặt với niêm mạc tử cung cơ thể mẹ

+ Thể sát nhau từng phần: Một phần của màng nhung và một số ít núm nhau con còn

dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần mang thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung cở thể

mẹ

2 Nguyên nhân

+ Sau khi sổ thai sức rặn của con mẹ quá yếu cơ tử cung co bóp quá yếu không đủ sức đẩy nhau thai ra ngoài trường hợp này sảy ra khi trong thời gian có thai gia súc mẹ ít được vận động, thức ăn không đầy đủ, thai quá to với động vật đơn thai hoặc quá nhiều thai với động vật đa thai, dịch thai quá nhiều tử cung dãn quá độ làm giảm đàn tính và co bóp

+ Do nhau mẹ và nhau con dính chặt vào nhau trường hợp này sảy ra khi viêm màng thai, viêm nội mạc tử cung làm cho nhau mẹ và nhau con dính chặt vào nhau mặc dù con vật rặn mạnh tử cung co bóp tốt nhưng nhau con vẫn không thể tách khỏi núm nhau mẹ đặc biệt đối với loài nhai lại do mối liên hệ giữa nhau mẹ và nhau con theo hình thức cài răng lược rất chặt chẽ do đó sau khi sổ thai chỉ cần bất kỳ một nghuyên nhân nào đó làm giảm sức rặn của con mẹ đều dẫn tới sát nhau

3 Triệu chứng

Trang 6

# Ở bò: Sau thời gian sổ thai quá 12 giờ mà nhau thai vẫn không được đảy ra ngoài, chỉ

có cuống nhau (dây rốn) hoặc một ít núm nhau con được đẩy ra ngoài treo lòng thòng ở mép âm môn, con vật tỏ ra khó chịu luôn cong lưng cong đuôi để rặn, nếu để lâu không can thiệp nhau thai sẽ bị thối giữa, phân huỷ trong tử cung Từ cơ quan sinh dục luôn được thải ra ngoài một hỗn dịch bao gồm dịch thai, niêm dịch, và các tế bào núm nhau bị phân huỷ và có mùi hôi thối khó chịu, cơ thể dễ lâm vào tình trạng huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm độc con vật sốt cao, bỏ ăn, chướng bụng đầy hơi

# Ở lợn

+ Lợn mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, lợn khát nước, lợn mẹ rặn,nhiệt độ tăng, từ cơ quan sinh dục của lợn luôn thải ra ngoài một hỗn dịch mầu nâu

4 Điều trị

+ Dùng phương pháp bảo tồn: Dùng dung dịch sát trùng ở nồng độ thích hợp rửa sạch

bộ phận sinh dục bên ngoài Tiêm Oxytocine tiêm dưới da 5-8 ml vào dưới da để kích thích tử cung co bóp đẩy nhau thai ra ngoài, hàng ngày thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng ngày một lần Sau khi thụt rửa cần kích thích cho dung dịch sát trùng ra ngoài hết và đưa kháng sinh Streptomycine, Penicilline, Neomycin, Tetramycine vào tử cung Chú ý: Phương pháp bảo tồn dùng cho lợn và cho trâu bò trước 24 giờ

+ Phương pháp dùng thủ thuật bóc nhau:

- Hộ lý: cố định gia súc ở nơi sạch sẽ thoáng mát, rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài bằng dung dịch sát trùng nhe, thụt nước muối ấm 3% 2-3 lít vào tử cung nhằm kích thích

sự tách rời giữa núm nhau con và núm nhau mẹ

- Một tay nắm cuống nhau kéo nhẹ, tay còn lại đưa trực tiếp vào tử cung tìm núm nhau

mẹ, ngón tay trỏ và ngón giữa cố định núm nhau mẹ, ngón cái xoa nhẹ trên bề mặt núm nhau mẹ lật núm nhau con ra, tiến hành bóc từ ngoài vào trong, từ rên xuống dưới, bóc xong tiến hành thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng, sau khi thụt rửa cần kích thích cho dung dịch sát trùng ra ngoài hết và đưa kháng sinh Streptomycine, Penicilline, Neomycin, Tetramycine vào tử cung

# Chú ý : Khi tiến hành bóc nhau phải hết sức cẩn thận tránh bóc nhầm núm nhau mẹ + Phân biệt núm nhau mẹ và núm nhau con

- Núm nhau mẹ: Mọc từ niêm mạc tử cung dày có chân đế (có thể kẹp tay được)

-Núm nhau con: Mọc từ màng thai, mỏng không kẹp tay được

+ Phân biệt chỗ bóc rồi và chỗ chưa bóc

- Chỗ bóc rồi sở thấy bề mặt núm nhau mẹ cảm giác nháp như sờ vào râu

- Chỗ chưa bóc sở thấy màng ối có cảm giác nhẵn bóng

7 Bệnh tử cung lộn bít tất

1.Khái niệm :Tử cung lộn bít tất là một quá trình bệnh lý mà thành tử cung lộn trái trở lại

và đẩy ra khỏi mép âm môn

Bệnh có thể xuất hiện ở một bên sừng tử cung (thường là bên có thai) hay xảy ra từng phần của tử cung hoặc toàn bộ tử cung

Bệnh thường xảy ra sau khi sổ thai 6h

2 Nguyên nhân

-Trong thời gian có thai gia súc ít được chăn thả, ít vận động, con vật thường xuyên nằm trên nền chuồng quá dốc về phía đuôi

-Bào thai quá to, quá nhiều thai, dịch thai quá nhiều,…làm cho tử cung căng quá độ, cổ

vả cơ tử cung bị nhão

-Khi tử cung bị căng dãn mà thao tác kéo thai quá mạnh và nhanh

-Kế phát từ bệnh bại liệt sau khi đẻ

3 Triệu chứng

-Khi tử cung lộn bít tất con vật co bóp thành bụng, cong lưng, cong đuôi rặn Biểu hiện đau đớn, khó chịu, trâu bò giảm ăn uống và nhai lại; ngựa xuất hiện những cơn đau bụng -Phần tử cung bộc lộ ra có màu hồng, giống hình quả lê Ở loài nhai lại, trên niêm mạc tử cung dính một số nhúm nhau con và núm nhau mẹ Ở lợn phần tử cung lộn ra ngoài trông giống một đoạn ruột già

-Gia súc đau đớn, đứng lên nằm xuống liên tục Sau đó, tử cung bị tổn thương, sây sát, xuất huyết, nhiễm khuẩn

Trang 7

-Niêm mạc tử cung có màu đỏ sẩm hay nâu xám, dịch viêm lẫn máu mủ, niêm dịch và các núm nhau bị hoại tử, chất bẩn,…tập trung lại thành từng cục trên niêm mạc tử cung -Nếu tử cung lộn bít tất lâu, mức độ nhiễm trùng và tổn thương nặng, niêm mạc tử cung

bị hoại tử thì con vật sẽ bị huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ và chết Trâu bò chết sau 5-6 ngày, các gia súc khác 1-2 ngày, nhanh nhất là ngựa

4 Điều trị

Nguyên lý của điều trị là”Phải nhanh chóng dùng thủ thuật để đưa tử cung trở lại vị trí

cũ”, đồng thời tránh gây tổn thương niêm mạc tử cung, nhiễm trùng cho cơ thể và đề

phòng kế phát

-Chuẩn bị:Cố định gia súc ở nơi yên tĩnh với tư tư thế đầu thấp đuôi cao, ức chế hiện

tượng rặn bằng cách phong bế lõm khum đuôi, buộc đuôi con vật sang một bên

-Tiến hành thủ thuật:

+Sát trùng tay rồi rửa sạch sẽ phần tử cung lộn ra ngoài bằng các loại thuốc sát trùng: KMnO4 0,1%, Rivanol 0,1%,…

+Nếu nhau thai còn dính với niêm mạc tử cung thì phải bóc sạch nhau thai con

+Khâu những chỗ niêm mạc bị rách, mạch quản bị đứt

+Đổ lên niêm mạc dầu thực vật hay dầu nhờn,…

+Một người lấy miếng vải mềm sạch bọc lấy phần tử cung lộn ra ngoài nâng lên ngang tầm với âm môn

+Người khác kiểm tra xem tử cung có bị xoắn vặn hay không, nếu bị xoắn vặn thì can thiệp ngay

+Sau đó tiến hành đẩy từ gốc sừng tử cung, người làm thủ thuật đẩy tử cung vào từng ít một, chỉ đẩy khi gia súc ngừng rặn Người phụ giữ chặt phần tử cung đã được đẩy vào âm đạo, dần dần đưa toàn bộ tử cung vào xoang chậu

+Dùng tay đưa thẳng vào tử cung để sửa tử cung về trạng thái và tư thế bình thường +Sau khi đưa toàn bộ tử cung về vị trí cũ, thụt rửa tử cung bằng các loại thuốc sát trùng nhẹ rồi bơm hay đặt kháng sinh vào trong tử cung

* Đề phòng tái phát:

-Để gia súc ở tư thế đầu thấp đuôi cao, không vận động, phong bế lõm khum đuôi bằng Novocain

-Có thể cố định bằng cách dùng chỉ mềm to bản khâu 2/3 phía trên mép âm môn và theo dõi

Câu 10, 11, 12 không có tao cho gọn là bệnh viêm tử cung khi làm câu 13 chú ý các câu này

Bệnh viêm tử cung

1 Khái niệm về bệnh: Đây là quá trình bệnh lý thường sảy ra ở gia súc cái sinh sản

Bệnh thường sảy ra trong thời gian sau khi đẻ Đặc điểm của bệnh là quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp ( các tầng) của tử cung gây ra hiện tuợng rối loạn sinh sản ở cơ thể cái làm ảnh hưởng lớn thậm chí làm mất khả năng sinh sản của gia súc cái

2 Nguyên nhân:

+ Do trong qúa trình sinh đẻ đặc biệt các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay

dụng cụ làm xây xát niêm mạc đường sinh dục cái

+ Do kế phat từ một số bệnh như sát nhau không can thiệp kịp thời làm cho nhau thai bị phân huỷ thối rữa trong tử cung gây hiện tượng nhiễm trùng tử cung

+ Do công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ không đảm bảo như nơi sinh, nền chuồng, dụng cụ đõ đẻ không vô trùng

Tất cả những nguyên nhân trên tạo điều kiện cho các tập đoàn vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào tử cung rồi xâm nhập qua những vết trầy sước của niêm mạc tử cung, chúng sinh sôi nẩy nở tăng cường về số lượng và độc lực gây viêm Các vi khuẩn thường gặp rong bệnh viêm tử cung là Streptococcus, Staphylococcus, E.coli

3 Phân loại các thể viêm tử cung

Tuỳ vào vị chí tác động của quá trình viêm đối với tử cung người ta chia ra 3 thể viêm khác nhau

+ Viêm nội mạc tử cung (Endometritis) đó là quá trình viêm sảy ra ở trong lớp niêm mạc

của tử cung đây là thể viêm nhẹ nhất trong các thể viêm tử cung

Trang 8

+ Viêm cơ tử cung (Myometritis Puerperalis) đó là quá trình viêm sảy ra ở lớp cơ tử

cung , có nghĩa là quá trình viêm đã xuyên qua lớp niêm mạc của tử cung đi vào phá huỷ tầng giũa (lớp cơ vòng và cơ dọc của tử cung) đây là thể viêm tương đối nặng trong các thể viêm tử cung

+ Viêm tương mạc tử cung (Perymetritis Puerperalis) đó là quá trình viêm sảy ra ở lớp

lớp ngoài cùng (lớp tương mạc của tử cung) đây là thể viêm nặng nhất và khó điều trị nhất trong các thể viêm tử cung

Để chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung người ta dựa vào những triệu chứng điển hình ở cục bộ và toàn thân Việc chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung có một ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng những phác đồ điều trị thích hợp với từng thể viêm nhằm đạt kết quả điều rị cao: thời gian điều trị ngắn, chi phí cho điều trị thấp đặc biệt là đảm bảo khả năng sinh sản cho gia súc cái

4 Các phương pháp điều trị bệnh viêm tử cung

+ Phương pháp 1: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1%

ngày 1 lần sau khi thụt rửa đợi hay kích thích cho dung dịch thụt rửa đẩy ra hết ra ngoài hết, dùng Neomycin 12mg/kg thể trọng thụt vào tử cung ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3-5 ngày

+ Phương pháp 2: Dùng PGF2 hay các dẫn xuất của nó như Etrumat, Oestrophan,

Prosolvin, tiêm dưới da 2ml (25mg) tiêm 1 lần sau đó thụt vào tử cung 200ml dung dịch Lugol thụt ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3-5 ngày

+ Phương pháp 3 : Oxyticin 6ml tiêm dưới da, Lugol 200ml, Neomycin 12mg/kg thể

trọng thụt tử cung, Ampenicilline 3-5gr tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3-5 ngày

+ Phương pháp 4: Dùng PGF2 hay các dẫn xuất của nó tiêm dưới da 2ml (25mg) tiêm

1 lần, Lugol 200ml, Neomycin 12mg/kg thể trọng thụt vào tử cung, Ampenicilline 3-5gr tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3-5 ngày

Lưu ý: Phương pháp 1 chỉ dùng điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung tử cung còn các

thể viêm khác như viêm cơ hay viêm tương mạc tử cung lúc này sự co bóp của tử cung là rất yếu hoặc bị mất hoàn toàn do đó tuyệt đối không thụt rửa vì nếu thụt rửa thì dung dịch thụt rửa và các chất bẩn không được đẩy hết ra ngoài mà nó sẽ tích lại tại các vết loét sâu trên thành tử cung làm cho bệnh càng nặng thêm đặc biệt là dễ dẫn tới tình trạng rối loạn sinh sản Các công trình nghiên cứu đã chứng minh được rằng phương pháp dùng PGF2 điều trị bệnh viêm tử cung cho kết quả điều trị cao thời gian điều trị ngắn, gia súc cái chóng hồi phục khả năng sinh sản bởi vì PGF2 tạo ra những cơn co bóp nhẹ nhàng đẩy hết các dịch viêm và chất bẩn ra ngoài đông thời PGF2 có tác dụng làm nhanh chóng hồi phục cơ tử cung Ngoài ra PGF2 còn có tác dụng phá vỡ thể vàng kích thích nang trứng phát triển làm gia súc cái động dục trở lại, Lugol có chứa nguyên tố Iod có tác dụng sát trùng đồng thời thông qua niêm mạc tử cung cơ thể hấp thu được nguyên tố Iod

có tác dụng kích thích cơ tử cung hồi phục nhanh chóng và giúp cho buồng trứng hoạt động, noãn bao phát triển làm xuất hiện lại chu kỳ động dục

13 Chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung

- Sốt: Viêm nội mạc: sốt nhẹ

Viêm tương mạc: sốt rất cao

Viêm cơ: Sốt cao

- Dịch viêm ( màu, mùi): VNM: trắng xám, tanh

VC: Hồng, nâu đỏ, tanh thối

VTM: Nâu, rỉ sắt, thối khắm

- Phản ứng đau: VNM: đau nhẹ

VC: đau rõ

VTM: Rất đau kèm Theo Triệu chứng viêm phúc mạc

- Phản ứng co nhỏ của tử cung: VNM: giảm nhẹ

VC: Yếu ớt

VTM: Mất hẳn

- Phương pháp điều trị: 1 or 2

Trang 9

VC: 3 or 4

VTM: 3 or 4

14 Bệnh sốt sữa

1 Khái niệm về bệnh: Đây là quá trình bệnh lý thường sảy ra ở gia súc cái sinh sản đặc

biệt là bò sũa cao sản trong thời gian cho sữa với sản lượng cao nhất Đặc điểm của bệnh

là bệnh sảy ra một cách đột ngột và nhanh chóng gây lên tình trạng tê liệt lưỡi, hầu, tứ chi gây rối loạn tất cả các phản xạ có và không điều kiện

2 Nguyên nhân bệnh: Cho đến nay những nguyên nhân gây ra bệnh nói chung chưa

được xác định một cách rõ ràng người ta thấy rằng điều kiện để sảy ra bệnh là:

+ Do gia súc được sử dụng những thức ăn có thành phần dinh dưỡng cao trong thời gian

có thai kỳ cuối

+ Gia súc bị nuôi nhốt lâu trong chuồng

Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng: Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do sự giảm can xi huyết một cách đột ngột, xuất hiện khi có một lượng máu lớn tập trung ở bầu vú khi mà hàm lượng can xi trong sữa cao

+ Có ý kiến cho rằng hiện tượng giảm can xi huyết là do kết quả của sự rối loạn chức năng hoạt động của tuyến phó giáp trạng do tuyến này bị xung huyết trong thời gian sinh đẻ

+ Cũng có những ý kiến cho rằng đó là do vỏ tuyến thượng thận hoạt động kém hay do tuyến tụy hoạt động quá mạnh

3 Triệu chứng

Bệnh phát sinh một cách đột ngột và tiến triển một cách nhanh chóng từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi xuất hiện triệu chứng điển hình không quá 12 giờ Con vật đang hoạt động bình thường đột nhiên bỏ ăn, ngừng nhai lại, sau đó con vật ở trong tình trạng không yên tĩnh, chân đi loạng choạng đi thụt lùi có hiện tượng rung toàn bộ hệ thống cơ vân sau đó mất hoàn toàn nhu động dạ cỏ cũng như các phản xạ đại tiểu tiện Khám qua trực tràng thấy bàng quang sưng to chứa đầy nước tiểu, nhiệt độ hạ dần xuống tới 35 - 36o C đầu gốc sừng, gốc tai, da, tứ chi lạnh giá, lưỡi và hầu bị liệt, nước bọt tích đầy trong miệng nên thở khò khè, con vật luôn thè lưỡi ra ngoài và để nước rãi chảy tự do Cuối cùng con vật bị liệt 2 chân sau không đứng lên được, con vật năm với tư thế đặc biệt, nằm phủ phục đầu gục xuống đất 4 chân thu vào bụng khi cầm mõm nhấc lên và bỏ

ra thì đầu quẹo về một bên ngực hoạc nằm với tư thế đầu cổ vai và lưng tạo thành đường cong chữ S Con vật ở trong tình trạng hôn mê mất hết cảm giác đồng tử mắt mở rộng rọi ánh ánh sáng vào mắt con vật không có phản xạ chớp mắt, dùng kim chích vào da con vật không có phản xạ đau Nếu không phát hiện và điều rị kịp thời con vật sẽ chết trong vòng thời gian rất ngắn

4 Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh này là bơm không khí vào trong tuyến vú bằng bình song liên cầu thông qua lỗ đầu vú bằng kim thông vú theo trình tự như sau

Trước hết nhanh chóng vắt kiệt sữa rồi chọn kim thông vú thích hợp sau đó bơm không khí vào tuyến vú bằng bình song liên cầu, bơm đến khi nào da lá vú căng lên khi búng vào có âm kim khí là được cần chú ý là không bơm căng quá sẽ dẫn đến vỡ lá vú, nhưng nếu bơm non quá sẽ không có tác dụng điều trị, sau khi bơm đủ không khí thì rút kim ra

và dùng băng xô quấn chặt đầu vú lại để không khí lọt ra ngoài Sau khoảng 1 giờ thì mở dây buộc ra Thường sau khi bơm không khí vào khoảng 30 phút con vật sẽ dần khỏi bệnh, các phản xạ và cảm giác bắt đầu dần hồi phục, thân nhiệt tăng dần, con vật có thể

tự đứng lên được

* Nhiều tác giả cho rằng cơ chế của việc bơm không khí vào tuyến vú để điều trị bệnh sốt sữa là: khi bị giảm can xi huyết một cách đột ngột làm tê liệt tất cả các đầu mút giây thần kinh cảm giác đặc biệt ở tuyến vú khi bơm không khí vào không khí sẽ nhanh chóng lan toả ra toàn bộ lá vú làm thức tỉnh toàn bộ các giây thần kinh cảm giác trở lại hoạt động và ngay lập tức các kích thích được truyền về vỏ đại não làm cho con vật hưng phấn trở lại hơn nữa khi bơm không khí vào còn có tác dụng làm tăng huyết áp hạn chế sự giảm can

xi huyết

Trang 10

Chú ý: Trong quá trình điều trị nếu có cho vật uống thuốc điều trị những triệu chứng kế

phát như chướng hơi dạ cỏ thì cần chú ý rằng do lưỡi và hầu bị liệt thuốc rất dễ rơi vào phổi làm cho con vật bị sặc và ngạt thở và khi con vật đứng dậy cần đỡ cho vật đi vài bước để tránh hiện tượng ngã đột ngột

15 Các phương pháp chẩn đoán phân biệt bệnh ở tuyến vú

1 Phương pháp chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào những biến đổi trên lâm sàng ở cục bộ

tuyến vú cũng như những biến đổi trên toàn thân con vật để xác định bệnh của tuyến vú thông qua việc quan sát tình trạng chung của cơ thể cũng như cục bộ tuyến vú (hình dáng,

độ cân đối, độ cứng, mềm, sự nguyên vẹn của da lá vú ) tiến hành sờ nắn cẩn thận tuyến

vú thông qua cảm giác của da tay người khám cũng như phản ứng của con vật để xác định bệnh, ngoài ra cần kết hợp với việc điều tra, phỏng vấn người trực tiếp chăn nuôi về điều kiện thức ăn chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, phương pháp khai thác sữa, lứa đẻ, thời gian xuất hiện bệnh.Tất cả các thông tin trên được tổng hợp phân tích giúp cho việc chẩn đoán bệnh ở tuyến vú Phương pháp lâm sàng đơn giản dễ làm, nhưng nó chỉ có thể phát hiện được bệnh khi đã có triệu chứng lâm sàng nó rất khó chẩn đoán phát hiện được những thể bệnh vừa mới xuất hiện

2 Phương pháp chẩn đoán thí nghiệm: Dựa trên những thay đổi về tính chất lý học, hóa

học, sinh vật học của sữa để chẩn đoán bệnh của tuyến vú Bằng phươong pháp chẩn đoán rhí nghiệm cho phép phát hiện sớm hiện tượng viêm vú

a Xác định tính chất lý học của sữa

+ Quan sát bằng mắt thường: Vắt sữa vào lòng bàn tay hay vào ống nghiệm rồi quan sát nếu trong sữa có những cục lợn cợn hay mảnh tổ chức chết thì lá vú đó bi viêm

+Vắt sữa qua miếng vải mầu đen hay màu xanh rồi quan sát nếu trên bề mặt vải có những cục lợn cợn hay mảnh tổ chức chết thì lá vú đó bi viêm

+ Đun sôi sữa trong ống nghiệm: sau khi đun sôi nếu sữa biến mầu hoặc đông vón thành cục lắng xuống dưới thì lá vú đó bị viêm

b Xác định độ tăng của men Catalaza và Peroxydaza

Tuỳ vào mức độ viêm của tuyến vú mà hàm lượng 2 men trên trong sữa tăng nhièu hay ít

2 men trên là do quá trình phân huỷ tế bào tổ chức giải phóng ra Trên cơ sở phản ứng 2H2O2 (Catalaza, peroydaza )  2H2O + 2O

Do phản ứng giải phóng ra nguyên tử oxy nên trong sữa có bọt khí nổi lên tuỳ theo mức

độ tăng của 2 mên trên nhiều ít mà lượng bọt khí nổi lên nhiều ít khác nhau Người ta có thể sử dụng cá chất chỉ thị mầu để xác định sự có mặt của 2 men trên các chất chỉ thị mầu thưoừng là

+ Pyramidon từ mầu trắng chuyển thành mầu tím

+ Ben Zidin từ mầu đen thành mầu xanh

+ Phenohftalein từ mầu trắng chuyển thành mầu hồng

c Xác định độ tăng của PH sữa: Khi lá vú bị viêm sẽ có quá rình phân huỷ tế bào tổ

chức làm thay đổi PH của sữa

-Protein ( Phân huỷ, Vi khuẩn)  Axit Amin làm cho môi trường toan tính PH giảm -Ta có thể dùng giấy quỳ hoặc dùng máy đo PH để xác định PH của sữa hay dùng các chất chỉ thị mầu

+ Bromothymol Bleu khi kết hợp với sữa nếu có

-Mầu vàng thì PH sữa là toan tính

-Mầu xanh lá mạ PH sữa là trung tính

-Mầu xanh lá cây PH sữa là kiềm tính

+ Phenol Red khi kết hợp với sữa nếu có

Ngày đăng: 22/11/2017, 21:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w