1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Áo dài Việt Nam Nguồn gốc và sự giao thoa văn hoá

19 835 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Chúng ta đã không còn lạ lẫm gì với cái tên áo dài trang phục truyền thống của Việt Nam mình. Ngày nay, đâu đâu chúng ta cũng thấy bóng dáng của tà áo dài thướt tha: trên sân trường với đồng phục nữ sinh, trên bục giảng với áo dài cho các cô giáo, trong công ty cho nhân viên, trong các cửa hàng, trên máy bay, và cả trên đường phố.Nhưng có lẽ chúng ta chưa biết nhiều lắm về lịch sử của chiếc áo dài. Bài viết này sẽ một phần nào đó giúp các bạn hiểu thêm về ÁO DÀI.Thực ra không ai biết chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ khi nào và hình dáng thực sự ra sao vì không có sách sử nào ghi lại. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Đông Sơn cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. “Thời Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải.Áo dài trên mặt trống đồng Đông SơnTheo tìm hiểu của các nhà nghiên cứu văn hóa thì những hình ảnh trên mặt chiếc trống đồng Đông Sơn (700 TCN 100) cho thấy hình người Việt cổ thời đó đã mặc trang phục với hai tà áo xẻ đôi. Loại trang phục này được nữ giới sử dụng phổ biến kéo dài từ năm 2000 TCN cho tới năm 200 SCN. Thời kỳ này, trang phục áo dài chưa bị ảnh gì bởi phong kiến và văn hóa của Trung Quốc. Nhìn vào họa tiết của trang phục trên trống đồng Đông Sơn có thể thấy có những nét quen thuộc mà trên chiếc áo dài hiện đại bây giờ cũng có.

Trang 1

MỤC LỤC

Phần 1 Lịch Sử Áo Dài Việt Nam

Phần 2 Sự giao thoa của các nền văn hoá nước ngoài với áo dài Việt Nam

1. Giao thoa văn hóa

2. Áo dài và sự giao thoa văn hóa

a. Dấu ấn ăn hóa phương Đông

b. Dấu ấn văn hóa phương Tây

Phần 3 Tầm ảnh hưởng của áo dài trong và ngoài Việt Nam

1. Trong nước

a. Trong đời sống

b. Trong thơ văn

c. Trong âm nhạc

d. Trong hội họa

2. Ngoài nước

a. Trong trình diễn

b. Trong quảng bá

c. Lễ hội thường niên tại Mỹ

Phần 4 Một số địa chỉ áo dài nổi tiếng tại Việt Nam

1. Tại TP Hà Nội

2. Tại TP Huế

3. Tại TP Hồ Chí Minh

Kết luận

2 3

3 5

10 10 11 12

12 15 16

16 17 17 18 3

Trang 2

Phần 1 Lịch Sử Áo Dài Việt Nam

Chúng ta đã không còn lạ lẫm gì với cái tên áo dài - trang phục truyền thống của Việt Nam mình Ngày nay, đâu đâu chúng ta cũng thấy bóng dáng của tà áo dài thướt tha: trên sân trường với đồng phục nữ sinh, trên bục giảng với áo dài cho các cô giáo, trong công ty cho nhân viên, trong các cửa hàng, trên máy bay, và cả trên đường phố

Nhưng có lẽ chúng ta chưa biết nhiều lắm về lịch sử của chiếc áo dài Bài viết này

sẽ một phần nào đó giúp các bạn hiểu thêm về ÁO DÀI

Thực ra không ai biết chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ khi nào và hình dáng thực sự ra sao vì không có sách sử nào ghi lại Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Đông Sơn cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ “Thời Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải"

Áo dài trên mặt trống đồng Đông Sơn

Theo tìm hiểu của các nhà nghiên cứu văn hóa thì những hình ảnh trên mặt chiếc trống đồng Đông Sơn (700 TCN - 100) cho thấy hình người Việt cổ thời đó đã mặc trang phục với hai tà áo xẻ đôi Loại trang phục này được nữ giới sử dụng phổ biến kéo dài từ năm 2000 TCN cho tới năm 200 SCN Thời kỳ này, trang phục áo dài chưa bị ảnh gì bởi phong kiến và văn hóa của Trung Quốc Nhìn vào họa tiết của trang phục trên trống đồng Đông Sơn có thể thấy có những nét quen thuộc mà trên chiếc áo dài hiện đại bây giờ cũng có

Hình minh họa cho sự tiến hóa của

áo dài từ thời văn hóa Đông Sơn đến thời nhà Lý.

Trang 3

Phần 2 Sự giao thoa của các nền văn hoá nước ngoài với áo dài Việt Nam

1. Giao thoa văn hóa

Quá trình giao thoa văn hóa luôn luôn được hình thành trên hai yếu cố căn cốt: yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh

- Yếu tố nội sinh ở đây là những thành tố, những giá trị văn hóa đã tồn tại trong vùng lãnh thổ, đã ghi dấu trong nền văn hóa đó từ lâu đời, những thành tố đó cấu thành bản sắc văn hóa quốc gia

- Yếu tố ngoại sinh là những giá trị, những thành tố văn hóa được du nhập từ bên ngoài

 Quá trình giao thoa văn hóa chính là sự kết hợp hài hòa yếu tố nội sinh và ngoại sinh, thống nhất nó trong một nền văn hóa mà đôi khi người ta không thể phân tách được Trong giao thoa văn hóa của Việt Nam tồn tại một vấn đề và cũng là một khái niệm cho tới hiện nay vẫn chưa thật rõ ràng đó là khái niệm văn hóa Đông – Tây Đông

và Tây được coi là khái niệm về mặt địa lý dùng để chỉ phương hướng – phương Đông

và phương Tây Văn hóa phương Đông để chỉ văn hóa của các nước châu Á (Đông Á, Đông Nam Á) và một số nước châu Phi, các tiểu vương quốc Ả Rập và phương Tây để chỉ văn hóa Âu – Mỹ

Văn hoá Đông-Tây hiện diện trong từng khía cạnh trong văn hóa Việt Nam Điển hình là sự giao thoa văn hóa của áo dài Việt Nam

2. Áo dài và sự giao thoa văn hóa

a. Dấu ấn văn hóa phương Đông

Bắt nguồn từ nhà nước cổ đại của Việt Nam cho đến ngày nay, Việt Nam đã nhiều lần bị Trung Quốc xâm lược và thống trị Trong suốt gần 1000 năm bị Trung Quốc đô

hộ, văn hóa Trung Quốc đã dần dần du nhập vào Việt Nam Văn hóa phục trang cũng không nằm ngoài điều này

Trung Quốc bắt đầu xâm lược Việt Nam từ thời nhà Hán, tiếp tục đến thời nhà Tống, nhà Minh và nhà Thanh Lúc này theo sự du nhập văn hóa của Trung Quốc, tại Việt Nam đã lặp đi lặp lại 2 xu hướng đối đầu và du nhập đối với nền văn hóa này

Vua Lý Thái Tông (1028 ~ 1054) vào năm 1040 đã gìn giữ phương pháp dệt truyền thống của Việt Nam cho các cung nữ để tránh việc lệ thuộc vào phương pháp dệt của nhà Tống Trung Quốc

Nhà Minh xâm lược Việt Nam (1407) đã thực hiện chính sách đồng hóa và muốn thay đổi trang phục theo phong cách của Trung Quốc, sau khi đánh tan sự xâm lược của

Trang 4

nhà Minh vào thời vua Lê Huyền Tông (1663 ~ 1671), để giữ gìn văn hóa phục trang đặc trưng của dân tộc, năm 1666 nhà vua đã ra lệnh “Từ nay về sau đàn bà con gái không được mặc quần, không được đeo thắt lưng” Vì vậy việc mặc quần được phổ biến

ở Việt Nam từ sau khi bị nhà Hán Trung Quốc đô hộ, đã bị cấm ở khu vực miền Bắc

Hoàng đế Quang Trung (1788 ~ 1792) đã tuyên bố kháng chiến chống lại Trung Quốc với lí do “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng”, xuất phát từ mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa của mình – “gìn giữ mái tóc dài, cầm gươm đánh giặc để giữ gìn điều này” Khi đó, Việt Nam đã bị chia thành 2 miền Nam Bắc, Nguyễn Phúc Khoát thống trị khu vực miền Trung, để tách biệt với quyền lực của phía Bắc, năm 1774 đã ra lệnh cấm mặc kiểu váy “thô bỉ” của người phía Bắc, mà phải mặc quần giống như người Tàu Kể từ đó những người phụ nữ miền Nam đã không còn mặc váy nữa

Áo giao lãnh (thế kỷ 17)

Kiểu dáng sơ khai của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo

tứ thân Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng

Áo tứ thân – áo ngũ thân (thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 20)

Để tiện hơn cho việc đồng án, buôn bán vất vả, người xưa đã chế ra kiểu áo tứ thân gọn ghẽ với hai vạt trước rời nhau, có thể buộc lại, và hai vạt sau may liền thành

một tà áo Người xưa phải ghép hai vạt áo sau để tạo tà vì thời đó khổ vải chỉ rộng

Phụ nữ Việt Nam trong trang phục

áo giao lãnh

Trang 5

chừng 35 – 40cm Là trang phục của tầng lớp bình dân, áo tứ thân thường được may từ

vải tối màu để tiện cho công việc

Phụ nữ thành thị ít phải lao động thường mặc áo ngũ thân để phân biệt mình với tầng

lớp lao động nghèo Áo ngũ thân có bốn vạt như áo tứ thân, được may liền nhau thành hai tà trước và sau như áo dài Vạt con thứ năm được may dưới tà trước như một mảnh

áo lót kín đáo Áo có cổ và phom rộng, được mặc rộng rãi đến đầu thế kỷ 20

b. Dấu ấn văn hóa phương Tây

Nước Pháp từ những năm 1800 đến nay chính là trung tâm của thời trang cận đại Những năm 1860 Việt Nam đã bị thực dân pháp xâm lược, sau bản hiệp ước Patenôtre năm 1884 văn hóa Pháp đã dồn dập du nhập vào Việt Nam Đặc biệt lấy trung tâm là các thành phố lớn văn hóa Pháp đã lan tỏa ra nhanh chóng, làm thay đổi cả những sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam Khi đó, trong văn hóa ăn mặc đã xuất hiện những người mặc âu phục, đeo ca vát, đi tất và đi giầy da

Từ sau khi chính phủ Pháp thành lập trường đại học Mĩ Thuật tại Hà Nội, công cuộc cải cách, cải tiến trang phục truyền thống đã tạo ra rất nhiều điều mới mẻ bởi một

bộ phận những người có lòng nhiệt huyết Về màu sắc đã thay đổi từ những tông màu tối

Sự phân biệt tầng lớp trong một gia đình, chủ mặc áo ngũ thân, người hầu mặc áo tứ thân (1884-1885)

Trang 6

như màu nâu, màu đen sang màu nguyên thủy tươi sáng Những thay đổi này khi đó có tính đột phá và gây rất nhiều sự ngạc nhiên, sửng sốt

Đó là bởi vì những y phục truyền thống vẫn đang được mặc ở thời kì đó có phần nách rộng, với kiểu áo khoác ngoài có 4 vạt áo dài, được cố định bằng thắt lưng làm từ vải, phía trong áo mặc yếm chính là một loại áo che ngực và quần khiến cho những đường cong của người phụ nữ không được lộ ra Kiểu áo dài mới được cắt sát cơ thể với vạt áo được may ngắn, tất cả những điều này chịu ảnh hưởng từ Pháp với phong cách Châu Âu là để thể hiện đường cong của cơ thể người phụ nữ

Có thể thấy rằng các nhà thiết kế thời kì Pháp thuộc đã nhấn mạnh cách thể hiện

cơ thể của áo dài mới, để làm vừa mắt của những người đàn ông trong giai cấp thống trị tuy nhiên thực tế thì không được như vậy Bởi vì dù là đến thời kì này thì đây cũng chưa phải là loại áo thể hiện được toàn bộ hình dáng cơ thểgiống như áo dài hiện đại

Le mur và Lê Phổ là kiểu áo dài mới của những năm 1930 được tạo ra bằng sự kết hợp với áo năm thân, tuy nhiên thực tế sự thể hiện cơ thể người phụ nữ rõ ràng hơn chính là vào những năm 1960, khi mà một nhà may gọi là Dakao của Sài Gòn đã ứng dụng những đường ly trên áo để tạo nên áo dài Những người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc đang muốn thoát khỏi thuộc địa Pháp đã bài trừ và coi áo dài mới được tạo nên

từ những ảnh hưởng của Pháp là thứ làm tổn hại đến văn hóa và tư tưởng của Việt Nam

Áo dài lemur (1939 – 1943)

Bước đột phá táo bạo, góp phần hình thành kiểu

dáng của áo dài ngày nay chính là kiểu áo dài “Le

Mur” do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939 Khác

với phom dáng rộng truyền thống, áo dài Le Mur ôm sát

đường cong cơ thể với nhiều chi tiết Âu hóa như tay

phồng, cổ khoét hình trái tim, đinh nơ… Chiếc áo “lai

căng” này bị dư luận thời đó lên án mạnh mẽ, cho là

Trang 7

không đứng đắn nên chỉ có giới nghệ sĩ phong cách tân thời mới dám mặc Đến năm

1943 thì kiểu áo này dần bị lãng quên

Áo dài Lê Phổ

Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo

Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn

Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt Từ đây, áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy giờ đến nay dù trải qua bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc

áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên

Áo dài với tay raglan (1960)

Cách may thời đó có một nhược điểm lớn là các nếp nhăn rất dễ xuất hiện ở hai bên nách Những năm 1960, nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn đã đưa cách ráp tay raglan vào áo dài Với cách ráp này, tay áo được nối từ cổ xéo xuống nách Tà trước nối với tà sau qua hàng nút bấm từ cổ xuống nách và dọc theo một bên hông Kiểu ráp này vừa giảm thiểu nếp nhăn ở nách, cho phép tà áo ôm khít theo đường cong người mặc, vừa giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái, linh hoạt Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã được định hình

Áo dài Le Mur bị lên án là

“lai căng” với tay phồng, cổ đính nơ (1938)

Bản vẽ áo dài với tay raglan

Trang 8

Áo dài Bà Nhu (đầu những năm 1960)

Đầu những năm 1960, bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, đã thiết kế ra kiểu áo dài hở cổ, bỏ đi phần cổ áo, hay còn gọi là cổ thuyền, cổ khoét Chiếc áo dài nổi tiếng với tên gọi áo dài Bà Nhu đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ vì đi ngược với truyền thống và thuần phong mỹ tục của xã hội thời đó Ngày nay, áo dài cổ thuyền rất được ưa chuộng vì sự thoải mái, phù hợp với khí hậu nhiệt đới của nó

Áo dài chít eo – áo dài mini (1960 – 1970)

Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan

điểm truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng Lúc

này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi

Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên những

đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn

ngực

Bà Trần Lệ Xuân, người khởi xướng phong trào mặc áo dài cổ thuyền

Trang 9

Gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở nên thịnh hành trong giới nữ sinh vì sự thoải mái, tiện lợi của nó Tà áo hẹp và ngắn đến gần đầu gối, áo rộng và không chít eo nhưng vẫn may theo đường cong cơ thể

Áo dài hiện đại (1970 – nay)

Sau những năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên đường phố Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, chiếc áo dài đã trở lại với nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá cách của các nhà thiết kế Võ Việt Chung, Sĩ Hoàng, Thuận Việt… Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng truyền thống, chiếc

áo dài đã được cải biên thành áo cưới, áo tà ngắn để mặc với quần jeans…

Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của một số hoạ sĩ, nhà tạo mẫu đã đem lại một vẻ đẹp mới cho tà áo dài Việt Nam Vẫn giữ nguyên kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài cổ điển, họ đưa thêm nhiều chất liệu mới và thổi vào đó vẻ đẹp mới, hiện đại được chắt lọc từ văn hoá truyền thống Việt Nam như thêu, vẽ những hoạ tiết trang trí, điểm xuyết những hoa văn từ các trang phục của các dân tộc Việt Nam, hoạ tiết từ trống đồng Ngọc Lũ, phục hồi chiếc áo dài 300 năm, phục hồi nghệ thuật thêu truyền thống trên áo dài đã tạo nên một ấn tượng đẹp cho áo dài Việt Nam

Áo dài chít eo, tôn ngực thịnh hành vào những năm 1960

Trang 10

Phần 3 Tầm ảnh hưởng của áo dài trong và ngoài Việt Nam

1. Trong nước

a. Áo dài trong đời sống Hình ảnh chiếc áo dài, khăn đóng đã gắn liền với cuộc sống của người dân từ nông thôn cho đến thành thị Theo lệ thường, mỗi khi làng nước có việc hệ trọng, gái trai

Bộ áo dài của Phạm Hương mang

đi tham dự Miss Universe 2015.

Tăng Thanh Hà trong một thiết kế

của nhà thiết kế Võ Việt Chung

(2014)

Trang 11

ra đình đều vận khăn đóng áo dài Gái thì áo dài

hoa, đầu đội khăn gấm; trai thì áo dài nhiễu đen,

đầu quấn khăn đóng đen (có nơi gọi là khăn xếp),

bậc cao niên trưởng thượng thì áo và khăn đỏ có

in hình chữ “Thọ”, còn lũ trẻ nhỏ thì áo dài xanh,

đỏ, vàng trông rất ngộ nghĩnh và đẹp mắt… Nói

chung, áo dài không phân biệt hèn sang, già trẻ,

ai ai cũng đều có thể mặc được, đặc biệt là trong

các dịp lễ tiết quan trọng, nhất là dịp Tết đến

xuân về Bộ áo dài khăn đóng, gái mặc thì thướt

tha, thùy mị; trai mặc thì nền nã, trang nghiêm

Chính vì vậy mà trong các việc lớn như giỗ chạp,

ma chay, cưới xin, hội làng, ngày Tết… người ta

đều dùng đến nó

b. Trong thơ văn

Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có

thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu:

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo

dài khi sửa thành:

Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay

Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh:

Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong Hôm xưa em đến mắt như lòng

Nở bừng ánh sáng em đi đến Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng).

c. Trong âm nhạc

Trang 12

Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam Trong nhạc Trịnh Công Sơn có thể nhìn thấy khá nhiều Theo hồi ký, chính những bước chân hoàng cung của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài

"Diễm xưa" nổi tiếng Hay trong bài "Hạ trắng", hình ảnh áo dài cũng chập chờn:

Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay (Hạ trắng) Bài "Một thoáng quê hương" của Từ Huy nổi tiếng một thời với câu:

Tà áo em bay, bay, bay, bay trong gió nhẹ nhàng

Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi

Nhạc sĩ Sỹ Luân cũng có bài "Áo dài ơi" vui tươi:

Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố Những lúc buồn vui vu vơ nào đó

Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà…

Nhạc sĩ Jo Marcel và ca khúc "Áo dài Việt Nam":

Người Việt Nam trong chiếc áo dài Người Việt Nam tha thướt bước về

Vẻ đẹp Việt Nam ngàn đời không phai Cùng tha thướt bước trên đường của xứ khách Cùng nắm tay nhau chia xẻ buồn vui

Cùng tiếp tay nhau duy trì nét đẹp

Vẻ đẹp của người Việt Nam

Gần đây, nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường với ca khúc "Em trong mắt tôi":

Em đẹp không cần son phấn… xinh thật xinh… thật xinh rất hiền

Không quần jeans… giầy cao gót… em chọn riêng mình em áo dài… duyên dáng

Giống như hoa kia bên thềm… ngát hương không khoe sắc màu… ngàn đóa hoa đang rực rỡ không sánh bằng

Nhẹ nhàng tung bay tà áo dài Em phụ nữ Việt…

Ánh lên bao rạng ngời người Phương Đông…

d. Trong hội họa

Ngày đăng: 21/11/2017, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w