1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hát ru văn học trẻ em

11 327 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 27,9 KB

Nội dung

Văn học dân gian chứa đựng những hiểu biết đúng đắn về cuộc sống. Văn học dân gian phản ánh rất chân thực về cuộc sống lao động cũng như đời sống tinh thần và cả tình cảm của họ. Không những thế, văn học dân gian mang yếu tố ngọt ngào, thiết tha và đằm thắm. Trong đó, hát ru đã trở nên vô cùng thân thuộc và gần gũi. Thế nên trong cuộc đời của mỗi người con Việt Nam hát ru trở nên vô cùng thân thuộc và gần gũi. Ngay từ lúc mới chào đời, tâm hồn chúng ta đã được tắm trong dòng sữa ngọt ngào, mát trong của những bài hát ru. Đây là một loại hình văn nghệ dân gian, được lưu truyền rộng rãi từ đời này sang đời khác và có ảnh hưởng sâu đậm trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Hát ru là những gì chắt lọc, cô đúc cái tinh tuý, cái thần của nghệ thuật âm nhạc và thi ca. Hiện lên trong các bài hát ru là một thế giới hồn nhiên và chan chứa tình yêu thương cùng với những hình ảnh bình dị, nhỏ bé và hết sức gần gũi với tuổi thơ. À ơi...Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ, kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con…À ơi.. À ơi…Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước sáng ngời biển đông. Núi cao, biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ, thuộc lòng con ơi À ơi… Để hiểu hát ru là gì thì ta có thể lướt qua một số khái niệm như: “Hát ru là điệu hát dân gian dùng để ru trẻ ngủ, âm điệu êm ái, thiết tha, đồng thời biểu lộ tình cảm, tâm sự một cách nhẹ nhàng”. Trích: “Từ điển Tiếng Việt’’, NXB Thanh Niên, (Lê Thị Huyền – Minh Trí). Một khái niệm khác của nhạc sĩ Tô Vũ thể hiện rất rõ về chức năng của hát ru: “Hát ru, như tên gọi, đã có nguồn gốc nguyên sơ một chức năng hết sức rõ ràng: hát (để) ru (con ngủ)”. Nhận thức về đặc trưng của hát ru, Lê Văn Chưởng trong cuốn Dân ca Việt Nam những thành tố của chỉnh thể nguyên hợp đã viết: “ Ru là lối diễn xướng phổ nhạc vào những bài thơ theo âm ngũ cung, chủ yếu là thơ dân gian với những thể lục bát, lục bát biến thể… để đưa trẻ vào giấc ngủ. Ru là một lối hát dân gian, miền Bắc gọi là hát ru, ở Bình Trị Thiên gọi là hò ru, bởi vì nơi đây ru theo làn điệu hò. Thông thường thì mẹ ru con nhưng có khi bà ru cháu, chị ru em… chủ yếu là mẹ ru con, nhưng ru cũng là cách để mẹ giãi bày tâm sự, ru cảnh ngộ của mình.” Trong Hát ru Việt Nam, Vũ Ngọc Phan viết: “Hát ru được phổ biến khắp trong nước, mỗi miền hát ru một cách khác nhau, nhưng có chung một phong thái là đều ngân nga, êm dịu. Nội dung của những bài hát ru rất phong phú, có thể là những cảnh vật xinh xinh, những ý nghĩ thơ ngây phù hợp với tuổi nhỏ, nó cũng có thể là tình cảm thắm thiết của người phụ nữ biểu lộ trong bài ca phù hợp với tâm tình người hát, nó cũng có thể là tư tưởng đả kích giai cấp phong kiến. Hát ru em đều là những bài ca dao sẵn có, người hát tự thêm tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi, tùy theo từng điệu hát đưa em ở mỗi miền.Hát ru em thường là lục bát thông thường hay lục bát biến thể”.

Trang 1

Văn học dân gian chứa đựng những hiểu biết đúng đắn về cuộc sống Văn học dân gian phản ánh rất chân thực về cuộc sống lao động cũng như đời sống tinh thần và cả tình cảm của họ Không những thế, văn học dân gian mang yếu

tố ngọt ngào, thiết tha và đằm thắm Trong đó, hát ru đã trở nên vô cùng thân thuộc và gần gũi

Thế nên trong cuộc đời của mỗi người con Việt Nam hát ru trở nên vô cùng thân thuộc và gần gũi Ngay từ lúc mới chào đời, tâm hồn chúng ta đã được tắm trong dòng sữa ngọt ngào, mát trong của những bài hát ru Đây là một loại hình văn nghệ dân gian, được lưu truyền rộng rãi từ đời này sang đời khác

và có ảnh hưởng sâu đậm trong suốt cuộc đời của mỗi con người Hát ru là những gì chắt lọc, cô đúc cái tinh tuý, cái thần của nghệ thuật âm nhạc và thi ca Hiện lên trong các bài hát ru là một thế giới hồn nhiên và chan chứa tình yêu thương cùng với những hình ảnh bình dị, nhỏ bé và hết sức gần gũi với tuổi thơ

À ơi Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ, kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con…À ơi

À ơi…Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước sáng ngời biển đông

Núi cao, biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ, thuộc lòng con ơi! À ơi…

Để hiểu hát ru là gì thì ta có thể lướt qua một số khái niệm như: “Hát ru là điệu hát dân gian dùng để ru trẻ ngủ, âm điệu êm ái, thiết tha, đồng thời biểu lộ tình cảm, tâm sự một cách nhẹ nhàng” Trích: “Từ điển Tiếng Việt’’, NXB Thanh Niên, (Lê Thị Huyền – Minh Trí) Một khái niệm khác của nhạc sĩ Tô Vũ thể hiện rất rõ về chức năng của hát ru: “Hát ru, như tên gọi, đã có nguồn gốc nguyên sơ một chức năng hết sức rõ ràng: hát (để) ru (con ngủ)” Nhận thức về đặc trưng của hát ru, Lê Văn Chưởng trong cuốn Dân ca Việt Nam những thành

tố của chỉnh thể nguyên hợp đã viết: “ Ru là lối diễn xướng phổ nhạc vào những bài thơ theo âm ngũ cung, chủ yếu là thơ dân gian với những thể lục bát, lục bát biến thể… để đưa trẻ vào giấc ngủ Ru là một lối hát dân gian, miền Bắc gọi là hát ru, ở Bình Trị Thiên gọi là hò ru, bởi vì nơi đây ru theo làn điệu hò Thông thường thì mẹ ru con nhưng có khi bà ru cháu, chị ru em… chủ yếu là mẹ ru con, nhưng ru cũng là cách để mẹ giãi bày tâm sự, ru cảnh ngộ của mình.”

Trong Hát ru Việt Nam, Vũ Ngọc Phan viết: “Hát ru được phổ biến khắp trong nước, mỗi miền hát ru một cách khác nhau, nhưng có chung một phong thái là đều ngân nga, êm dịu Nội dung của những bài hát ru rất phong phú, có

Trang 2

thể là những cảnh vật xinh xinh, những ý nghĩ thơ ngây phù hợp với tuổi nhỏ,

nó cũng có thể là tình cảm thắm thiết của người phụ nữ biểu lộ trong bài ca phù hợp với tâm tình người hát, nó cũng có thể là tư tưởng đả kích giai cấp phong kiến Hát ru em đều là những bài ca dao sẵn có, người hát tự thêm tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi, tùy theo từng điệu hát đưa em ở mỗi miền.Hát ru em thường là lục bát thông thường hay lục bát biến thể”

Hoặc theo nhạc sĩ Phạm Phúc Minh trong Tìm hiểu dân ca Việt Nam thì:

“Hát ru hay gọi ru con hoặc ru em là một lối hát theo tập quán truyền thống và rất phổ biến ở các vùng, các dân tộc trên khắp mọi miền đất nước Tuy mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có điệu hát ru được gọi bằng những tên khác nhau và nét nhạc cũng mang màu sắc riêng, nhưng có những đặc điểm chung như: nét nhạc

êm dịu, du dương, trìu mến, tiết tấu êm dịu, nhẹ nhàng, lời ca giàu hình tượng, dạt dào tình yêu thương tha thiết đối với em thơ, tất cả những yếu tố đó đã như đôi cánh nhẹ nhàng đưa em bé vào tổ ấm với giấc ngủ ngon lành Đối với những người lớn, hoặc những thanh thiếu niên khi nghe hát ru ít nhiều được sưởi ấm,

vỗ về bằng những tình cảm trìu mến của thời bé thơ, đều có cảm giác gợi nhớ những kí ức xa xưa, những tình cảm yêu thương thắm thiết cao đẹp của những người thân trong gia đình”

Hát ru là những bài hát trước hết dùng cho việc dỗ trẻ ngủ, có tiết tấu nhẹ nhàng, nét nhạc êm dịu du dương Phần lớn lời ca hát ru được lấy từ tục ngữ, ca dao, đồng dao, hay chính từ những bài dân ca, được sáng tác theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể, nội dung phong phú, giàu hình tượng Hát ru mang đậm nét đặc trưng văn hóa của mỗi vùng quê, mỗi dân tộc và được lưu truyền qua nhiều thế hệ và thường gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Theo các nhà nghiên cứu

đi trước, hát ru là của người Việt được đặt trong loại hình trữ tình và cụ thể hơn hát ru nằm trong mảng dân ca sinh hoạt, hát ru thường có hai dạng cơ bản là loại mang tính chất hát nói – ngâm ngợi, ra đời trước Nội dung lời ca có tính chất ngụ ngôn sử dụng hình ảnh những con vật thân thuộc, gần gũi với cuộc sống của người nông dân như con cò, con vạc, con tôm, con kiến, con mèo… và loại thứ hai là mang tính chất ca xướng (ca khúc dân gian) xuất hiện muộn hơn Nội dung của những bài hát ru loại này thường diễn đạt trực tiếp tâm tình của người hát Về âm nhạc, đôi khi là sự cải biên từ các làn điệu dân ca

Chắc có lẽ tuổi thơ ai cũng từng sống trong những lời ru êm ái của ông bà cha mẹ, đến khi trưởng thành cũng tự mình cất lên những khúc ca để ru con Cảnh cha mẹ ru con, ông bà ru cháu, cả nhà tíu tít bên cánh võng, vành nôi cũng

là một nét sinh hoạt văn hóa thường nhật của các thôn xóm Việt Nam Những bài học nhân nghĩa đầu đời mà mẹ truyền lại cho con cũng được thực hiện qua lời ru trong tiếng võng đưa êm đềm Vì lẽ đó, tiếng ru, tiếng cọt kẹt võng đưa từ

Trang 3

lâu lắm đã là hai âm thanh quen thuộc của làng quê và nhiều ngả đường đất nước Cho dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng lời ru sẽ không bao giờ khô cạn

và sẽ còn âm vang trong muôn không gian, trong tim mỗi người dân cùng những chiếc võng đơn sơ thủy chung nghĩa tình, đu đưa cọt kẹt là một vẻ đẹp thuần khiết, di sản vô giá của quê hương.Tuổi thơ của tôi có lẽ may mắn hơn rất nhiều người Nó cứ êm ả trôi qua trong tình yêu thương vô bờ của ông bà, cha

mẹ Từng giấc ngủ của tôi luôn thấm đẫm những lời ru ngọt ngào cùng với tiếng võng đưa kẽo kà kẽo kẹt và tôi lại trôi vào cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng như rơi vào một cõi nào đó mênh mông lắm, êm đềm vô tận Lúc đó tôi không nghĩ rằng những giai điệu yêu thương đó được bắt nguồn từ xa xưa, có sức sống lâu bền và mãnh liệt và sẽ theo ta đi suốt cả cuộc đời Nhiều lần nghe bà hát ru, ngây ngô tôi hỏi: ai dạy bà những bài hát này mà bà thuộc nhiều như vậy? Bà chỉ cười móm mém rồi xoa đầu tôi bảo rằng: lời ru không ai dạy cả… Một cách

tự nhiên và vô hình những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng ân tình đó đã bồi đắp hồn tôi, gạn đục khơi trong…

À a… à ơi.

Trưa hè bên chiếc võng đưa.

Mẹ ru con ngủ ơ, ơ giữa trưa bóng tròn À a à ơi Đức mẹ nặng nê là con nhớ công cha, là công cha đức mẹ

Thật hạnh phúc cho những ai được lớn lên trong tiếng hát ru cội nguồn Việt Nam, trong điệu nhạc du dương, trong những ngôn từ đẹp đẽ, ấm áp ngọt ngào đầy nhân bản của tình mẫu tử Tiếng hát ru đưa chúng ta trở về những ngày thơ

ấu Sung sướng biết bao khi được nằm trong vòng tay mẹ trên chiếc võng đong đưa Dòng sữa thơm ngọt từ bầu vú ấm áp, bàn tay mẹ xoa đầu êm ái dịu dàng

và tuyệt vời hơn cả là giọng ru ngọt ngào, truyền cảm của mẹ đưa con trẻ vào giấc ngủ thiên thần

Hãy nín nín đi con Hãy ngủ ngủ đi con Con hời mà con hỡi con hỡi con hời

Con hỡi con hời con hỡi con

Tiến sĩ Norman Weinberger, giáo sư khoa Sinh học thần kinh và Hành vi của Đại Học California, Irvine, cho rằng: “Ở mọi nền văn minh trên thế giới, các bà

mẹ đều hát ru con, vì em bé sơ sinh hoàn toàn có thể cảm thụ được những giai điệu đó, như thể âm nhạc vốn dĩ đã luôn là một phần của chúng ta vậy” Những

âm thanh du dương giúp trẻ thư giãn, ngủ ngon hơn Giúp trẻ cảm thụ ngôn ngữ hiệu quả hơn, nhớ lâu hơn Trẻ tiếp xúc với âm nhạc trước 6 tháng tuổi có biểu hiện phát triển trí tuệ tốt hơn so với những trẻ khác Trẻ cảm thụ âm nhạc giúp nâng cao khả năng tư duy, học tập và mọi hoạt động khác Trẻ cảm thụ âm nhạc

từ 6 đến 12 tuổi có khả năng nhận dạng cảm xúc và tình yêu thương mãnh liệt

Trang 4

hơn Lời ru của mẹ giúp củng cố mối dây liên hệ giữa mẹ và bé Hát ru cho bé

từ lúc trong bụng mẹ thì thai nhi đã có thể cảm thụ về thế giới xung quanh Giọng hát ru của người mẹ trong chín tháng thai kỳ góp phần hình thành nhân cách, suy nghĩ, năng khiếu của đứa trẻ sau này Sau khi trẻ chào đời, lời hát ru của mẹ giúp trẻ ngủ ngon và gắn kết tình mẫu tử Lời hát ru của mẹ góp phần hình thành nên nhân cách của trẻ

Gió mùa thu mẹ ru mà con ngủ

Năm canh chày năm canh chày thức đủ vừa năm

Hỡi chàng chàng ơi hỡi người người ơi

Em nhớ tới chàng em nhớ tới chàng

Hay

Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.

Khó đi mẹ dắt con đi, Con đi trường học,

Mẹ đi trường đời.

Từ chiếc võng thơ ngây, những giai điệu ngọt ngào trong lời ru êm ả đã nâng bước con đi trên vạn nẻo sông hồ Lời ru của mẹ ngàn năm sống mãi như những viên ngọc lấp lánh soi sáng mỗi tâm hồn trẻ thơ, góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách con người

Hát ru là một truyền thống của người Việt Nam xuất hiện từ rất sớm, tồn tại lâu dài trong đời sống nhân dân Hát ru đáp ứng được nhu cầu nuôi dạy con cái, giải trí hay là giải bày tâm sự của mình

À ơi…

Mạ ơi đừng gả con xa Chim kêu vượn hú biết nhà mạ đâu

À ơi…

Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Những lời hát ru ấy thường đi kèm với những cử chỉ ôm ấp, vỗ về âu yếm của người hát ru với đối tượng được ru Cứ như thế lời ru sẽ đưa trẻ nhỏ vào giấc ngủ say nồng, đồng thời cũng thể hiện được tình cảm yêu thương thiết tha nồng thắm của người đói với trẻ.Thế nhưng trong nhịp sống tốc độ và hiện đại thời đô thị hoá, công nghiệp hoá, mấy nơi còn tồn tại cảnh bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru

em trên cánh võng; mấy ai còn được nghe điệu à ơi quen thuộc Đôi khi, miên man với vô vàn những điều thoáng qua trí nghĩ, bất chợt bắt gặp lời ru con cất lên từ đâu đó, thấy lòng dịu lại, những hình ảnh ấu thơ thi nhau kéo về

Tự ngàn đời, những hình ảnh thân thuộc của quê hương như: Bến nước, con đò, đêm trăng, cầu tre lắc lẻo, cánh có bay lả bay la đã được kết thành lời

Trang 5

ru ngọt ngào trìu mến, quyện vào tiếng võng đong đưa cùng tiếng mẹ ru hời đưa con trẻ đi vào giấc ngủ Năm tháng cứ qua đi, song tiếng ru của mẹ vẫn được giữ gìn trọn vẹn trong tâm hồn của mỗi chúng ta với bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu

Ầu ơ, ví dầu Cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo Gập gềnh khó qua

Ầu ơ…

Khó qua mẹ dắt con qua, Con đi trường học,

Mẹ đi trường đời…

Hát ru là bài hát đầu tiên cho một con người mới cất tiếng khóc chào đời Bài hát đó được cất lên từ nỗi sung sướng hay cơ cực, hân hoan hay buồn tủi

do chính người mẹ - người đã trực tiếp mang nặng đẻ đau sinh ra một hình hài Điệu vỗ về ru ngủ ấy dường như không chỉ hòa tan trong sữa mẹ để nuôi con lớn lên từng ngày, mà khi còn trong bào thai, mẹ đã truyền từ cuống rốn điệu hát ru khi muốn tâm tình, khi âm thầm dỗ dành nựng nịu, khi mẹ còn hứa hẹn:

"Nào, hãy ra đây với mẹ"; như bài hát ru của người mẹ Stiêng sau đây:

Mẹ dỗ con, con ơi đừng khóc

Mẹ ru con, con ơi ngủ đi

Mẹ địu con trên tấm lưng gầy Bươm bướm bay, bay vào giấc ngủ Đậu lên mũi, mùi chuối chín cây Con bươm bướm lại cất cánh bay Đậu lên mũi, mùi thơm mía ngọt

Trên tấm lưng gầy, mẹ địu con lên nương rẫy, mẹ vừa vãi hạt giống gieo trồng xuống đất, vừa gieo vào lòng tuổi thơ ý nghĩa sống của một con người Rằng không phải con chim nào bay lên trời cũng đều là chim ưng, mà quạ, diều, chim cắt, chim cú cũng bay lên trời cao! Và khi mẹ vừa đưa võng vừa may vá,

mẹ lại gửi theo đường kim mối chỉ trong chiếc tã lót cho con - một trong những khuôn phép ở đời:

Ầu ơi chim khôn chưa bắt đã bay.

Người khôn chưa nói giang tay đỡ lời.

Trang 6

Ầu ơi Trời còn khi nắng khi mưa.

Người ta cũng có sớm trưa thất thường.

Những người từng hát một đời bên bếp lửa, với đồng ruộng sau lưng, với dòng sông quê trước mặt, cho rằng trên đời này chỉ có ba bài hát: bài hát ru thứ nhất là bài hát ru bên nôi, bài hát ru thứ hai là bài hát khi mẹ mất con, còn bài thứ ba - đó là tất cả các bài hát còn la.i Có lẽ đúng như thế thật.Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng hát ru của mẹ Và, cũng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình Nhưng, không ai sao lãng giọng hát của mẹ mình, hay tiếng cười hạnh phúc đưa dấu sắc lên cao, hoặc trầm buồn nhẫn nhục

để lặn xuống một dấu huyền, dấu nặng như muốn chôn chặt tận đáy lòng

Ầu ơi thương nhau bụi cỏ cũng ngồi Đám tranh cũng lội, rừng chồi cũng băng.

Lời ru của mẹ bao giờ cũng ngọt ngào êm ái, thân thương, trìu mến Nghe tiếng hát ru, trẻ thơ cảm nhận được sự yêu thương, nâng niu của bà, của mẹ, của chị dành cho mình Lời ru của mẹ còn là tri thức sơ khai góp phần định hình tính cách, tâm hồn trẻ thơ Qua lời ru, lòng nhân ái được hình thành, trẻ thơ biết thương yêu ông bà, cha mẹ, anh chị và những người thân Trong muôn vàn tín hiệu của tình yêu thương thì lời ru của mẹ có ý nghĩa sâu sắc, đậm đà và để lại những ấn tượng khó phai mờ nhất

À ơi…

Mạ ơi đừng gả con xa Chim kêu vượn hú biết nhà mạ đâu

À ơi…

Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều

Hay là

Con ơi con ngủ cho ngoan

Để mẹ xúc nốt, để mẹ xúc nốt bồ than cho đầy

Ngủ đi con nhé con ơi Mai sau con lớn, mai sau con lớn thành người trò ngoan.

Những người hát ru như ông bà, cha mẹ, anh chị… đã gửi tình cảm yêu thương đằm thắm, dung dị vào trong từng câu hát, để hướng về một đối tượng cảm thụ đặc biệt, đó là những bé thơ Cùng với các động tác vỗ về, âu yếm, vuốt

ve đầy trìu mến của người ru, những giai điệu mềm mại, êm ái và tha thiết kết hợp với hệ thống ngôn từ gợi cảm và trong sáng của bài hát ru đã không chỉ có tác dụng sinh lý làm trẻ dễ ngủ hơn mà còn gây cảm xúc thẩm mỹ, nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách cho trẻ nhỏ Kết cấu bài hát ru thường được

mở đầu bằng các cụm từ: Bồng bồng bống bống bang bang, Ru ru riếng, riếng

Trang 7

rà rà, Ru con con ngủ cho rồi, Ru hời …Tiếp đến là những câu hát chính và kết bằng Ạ à ời, Ạ à ơi…

Bên cạnh những đặc điểm chúng đó, hát ru cũng hết sức đa dạng và phong phú Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc với sự khác nhau của thiên nhiên, tâm

lý tính cách con người và âm điệu ngôn ngữ… mà sản sinh ra những giai điệu hát ru của riêng mình Trong đó, người Kinh là một trong những dân tộc có kho tàng hát ru dồi dào, giàu có nhất Phần lớn các bài hát ru của người Kinh được thể hiện bằng thể thơ lục bát truyền thống cùng với những hình ảnh của các loài vật quen thuộc ở vùng đồng bằng sông nước, như: con cò, con vạc, con cá bống, con tôm, cây cải, cây khoai, cây lúa…

Bồng bồng bống bống bang bang Bống ơi bống ngủ cho ngoan

Mẹ bống yêu bống ơ…ơ bống càng làm…à thơ Ạ à ời… Ạ à ơi

(Mẹ nựng con)

Ạ à ời… Ạ à ơi

Em tôi buồn ngủ buồn nghê Buồn ăn cơm nếp…ơ…ơ cháo kê thịt gà Ạ à ời… Ạ à ơi

(Chị ru em)

À ơi ơ…

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ơ…ơ…đồng sâu chưa về

Bắt được con cá rô trê Cầm cổ…a…a… lôi về nấu nướng à…ngủ ăn Ạ à ời… Ạ à ơi

(Bà dỗ cháu)

Đặc biệt, hình ảnh con cò xuất hiện nhiều nhất trong các bài hát ru với những sắc thái khác nhau Có lẽ loài vật này là hình ảnh ẩn dụ của những người nông dân xưa quanh năm lặn lội dầm mưa dãi nắng, nên người hát ru đã gửi gắm tâm sự của mình qua hình ảnh rất gần gũi này Vì thế trong những bài hát

ru, hình ảnh con cò đều trở nên bé bỏng, rất đáng yêu đáng thương…

Cái cò, cái vạc, cái nông,

Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?

Vặt lông cái vạc cho tao, Tao xáo, tao xào, tao lại nấu măng.

***

Cái cò mày mổ cái tôm, Cái tôm quặp lại, muốn ôm cái cò

Cái cò, mày mổ cái trai, Cái trai quặp lại, muốn nhai cái cò.

***

Cái cò là cái cò Quăm mày hay đánh vợ đêm nằm với ai?????

Trang 8

có đánh thì đánh sớm mai đừng đánh chập tối chẳng ai cho nằm.

Cùng với hát ru của người Kinh, các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng có kho tàng hát ru phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc mình và thổ ngữ địa phương mình Đó có thể là những câu hát giản dị, bộc lộ trưc tiếp tình cảm thương yêu của người cha đối với con:

À ơi, à ời ơi…

Bố nhớ con, con hỡi

A, con bố đây rồi

Bố thương con, con à Con nằm trong tay bố…

(Hát ru của dân tộc Lô Lô)

Và đó cũng có thể là những câu hát với những hình ảnh chọn lọc, ngôn từ tinh tế, gợi cảm để qua đó, người hát ru bộc lộ một cách gián tiếp tình cảm yêu thương của mình dành cho đứa trẻ Lời hát ru của dân tộc Thái thể hiện nét độc đáo của tập quán làm ăn và cả phong cách ẩm thực của dân tộc mình qua lời hát ru:

Lúa chín vàng đem dao đi ngắt Lúa gặt xong đem đòn đi gánh Gặt lúa được nếp nôông Xôi lên, đổ ra trắng bóc Cơm này ăn mềm môi, ngủ ngon…

Dù có sự khác nhau về hình ảnh, ngôn ngữ và cách thể hiện, nhưng các bài hát

ru đều tạo được nhịp giai điệu êm ái, thơ mộng và quan trọng nhất là thể hiện tình cảm yêu thương đằm thắm, dung dị dành cho trẻ nhỏ:

Con cần gì? Cần địu Trên lưng bố, con nghe Đàn ong rừng vui ca Mắt long lanh, ngơ ngác (Hát ru của dân tộc Mường)

Trong các bài hát ru, thế giới tự nhiên đã được người hát ru cảm nhận bằng con mắt trẻ thơ nên rất hồn nhiên, trong sáng và giàu cảm xúc Với tình yêu thương của mình, người hát ru đã hoá thân vào từng lời hát, bồi đắp đời sống tâm hồn của trẻ thêm phong phú, trong sáng và hình thành nhân cách đẹp

đẽ trong những năm tháng đầu đời…Vậy nên ta cần phải cho trẻ hiểu, trẻ biết những điều mới lạ ở thế giới xung quanh và dẫn dắt trẻ đến với bao nhiêu cảnh đẹp của quê hương mình:

Con mèo con chó có lông Bụi tre có mắt nồi đồng có gai.

Trang 9

Đường vô xứ nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

***

Rủ nhau xem canhr Kiếm hồ Xem cầu Thê Húc, Xem đền Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Hát ru còn đưa các trẻ nhỏ về với cuộc sống lao động vất vả, khổ cực, một nắng hai sương của những con người lao động, bà con làng xóm:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

***

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Và cả nổi vất vả của người mẹ thân yêu:

Cái ngủ mày ngủ cho say

Mẹ mày vất vả chân tay tối ngày.

Hát ru dạy cho trẻ những bài học về đạo làm người:

Khôn ngoan nhờ ấm cha ông Làm nên phải nhớ tổ tông ông bà (Chứ) đạo làm con chớ hững hờ Phải đem hiếu kính, phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm.

***

Con gái chưa nói đã cười Chưa đi đã chạy là người vô duyên.

***

Cá không ăn muối cá ươn Con cả cha mẹ trăm đường con hư.

Trang 10

Còn giáo dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết, nhường nhịn nhau giữa anh

em trong gia đình:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

***

Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Những bài hát thể hiện sự góp sức mình vào công việc chung xây dựng gia đình

và xã hội:

Ghé vai gánh vác sơn hà Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu.

***

Làm trai cho đáng nên trai Xuống sông sông tĩnh, lên đoài đoài yên.

Ngoài những bài học ấy hát ru còn nuôi dưỡng và phát triển những giá trị của tâm hồn dân tộc Hát ru như là một chiếc cầu nối đầu tiên cho tình yêu trong gia đình, các em lớn lên không chỉ bằng sữa, cá, cua hay cơm mà còn bằng cả lời ru ngọt ngào, chứa chan tình cảm yêu thương của bà của mẹ của chị

À ơi

Em tôi buồn ngủ, buồn nghê Buồn ăn cơm nếp, cháo kê, thịt gà Buồn ăn bánh đúc, bánh đa

Củ từ, khoai nướng cùng là cháo kê

À ơi

Em tôi buồn ngủ, buồn nghê Con tằm đã chín, con dê đã mùi Con tằm đã chín thì để lại nuôi Con dê đã mùi thì để em ăn.

***

Ru em em ngủ cho ngoan

Để mẹ đi chặt cây chuối trên nương xa

Em ngủ đừng khóc nữa Ngoài đồng xa cha đang đi kiếm măng non

nín đi hỡi em ơi Nơi xa mẹ nhặt được nhiều ngọn rau non

đừng khóc nữa hời em ơi

Hát ru có tác động rất mạnh đến sự phát triển tâm lý của trẻ Vì trẻ rất thích nghe hát, chắc có lẽ là nhờ những âm thanh du dương ấy đã giúp trẻ hiểu

Ngày đăng: 21/11/2017, 21:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w