Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22_2016_TT_BGDĐTgóp phần nâng cao chất lượng giáo dụcMột số giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22_2016_TT_BGDĐTgóp phần nâng cao chất lượng giáo dụcMột số giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22_2016_TT_BGDĐTgóp phần nâng cao chất lượng giáo dụcMột số giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22_2016_TT_BGDĐTgóp phần nâng cao chất lượng giáo dụcMột số giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22_2016_TT_BGDĐTgóp phần nâng cao chất lượng giáo dụcMột số giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22_2016_TT_BGDĐTgóp phần nâng cao chất lượng giáo dụcMột số giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22_2016_TT_BGDĐTgóp phần nâng cao chất lượng giáo dụcMột số giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22_2016_TT_BGDĐTgóp phần nâng cao chất lượng giáo dụcMột số giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22_2016_TT_BGDĐTgóp phần nâng cao chất lượng giáo dụcMột số giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22_2016_TT_BGDĐTgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 1UBND HUYỆN DI LINH
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Di Linh, ngày 1 tháng 6 năm 2016
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN TỐT ĐỔI MỚI ĐÁNH
GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO THÔNG TƯ 22/2016/TT-BGDĐT
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC”
ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG DANH HIỆU “ CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP
TỈNH”
Năm học: 2016 - 2017 Phần I:
1.Họ và tên tác giả: Đặng Thị Thu
2.Chức vụ: Chuyên viên
3 Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT Di Linh, Di Linh, Lâm Đồng
4 Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình dạy học, sự chiếm lĩnh tri thức của trẻ mới là mục tiêu
giáo dục, mục tiêu của dạy học chứ không phải là điểm số Điểm số chỉ là
phương tiện, là sự đánh giá trong một thời điểm nhất định để giáo viên điều
chỉnh cách dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh
Đã có một thời gian rất dài, người ta coi điểm số là thước đo năng lực,
nhận thức, tư duy của trẻ Do đó, thầy cô quan tâm đến điểm số, cha mẹ
quan tâm đến điểm số và đương nhiên học sinh lại càng quan tâm đến điểm
số Không ai quan tâm đến việc hôm nay trẻ học được cái gì, các em học có
vui không, có gặp khó khăn gì không và lại càng không để ý xem vì sao trẻ
có khó khăn đó Điểm số trở thành mục tiêu mà giáo viên và cha mẹ học sinh
muốn trẻ phải có, phải đạt được, thậm chí một số phụ huynh học sinh không
cần biết trẻ hiểu gì, cần gì, chỉ cần thấy con họ đạt điểm 10 là hãnh diện với
người thân, với bạn bè và đồng nghiệp, điều đó đã gây áp lực rất lớn đối với
trẻ
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: Đổi
mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả
giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan Cụ thể: Việc thi, kiểm
tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí
Trang 2Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ,cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánhgiá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội
Quán triệt quan điểm chỉ đạo đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư
30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về đánh giá học sinh tiểu học Mục đích của việc đánh giá là giúp giáo viênđiều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạtđộng trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học,giáo dục Bên cạnh đó, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh
để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua củahọc sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổibật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nângcao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; Tiếp đến,giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điềuchỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến
bộ Các bậc phụ huynh sẽ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rènluyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con emmình Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt độnggiáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạthiệu quả giáo dục
Hình thức cơ bản trong đánh giá học sinh tiểu học là đánh giá thườngxuyên bằng nhận xét, kết hợp với đánh giá định kỳ để xác định mức độ hoànthành hay chưa hoàn thành chương trình đối với mỗi học sinh;
Đối với đánh giá về học tập, quy định mới đã bãi bỏ việc dùng điểm số
để đánh giá thường xuyên, đồng thời bãi bỏ việc xếp loại học tập theo thangGiỏi - Khá - Trung bình như trước đây
Đánh giá về hạnh kiểm được thay thế bằng việc đánh giá về năng lực vàphẩm chất của học sinh như khả năng tự phục vụ, tự quản; giao tiếp và hợptác; tính chăm chỉ, tự tin, tự chịu trách nhiệm
Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đượctriển khai trên cả nước trong 2 năm qua, Thông tư 30 được nhận định là cótinh thần đổi mới mạnh mẽ nhưng vẫn không thể tránh khỏi được những hạn
chế Vì vậy, ngày 22/09/2016 Bộ GD&ĐT đã cho ban hành Thông tư
22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá họcsinh tiểu học ban hành kèm Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT để giúp choviệc thực hiện các quy định về đánh giá học sinh tiểu học trong Thông tư 30được tường minh hơn, cụ thể hơn; giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong việcđánh giá học sinh; giúp cho phụ huynh có cơ hội nắm bắt được rõ ràng hơn
Trang 3mức độ đạt được của con em mình, từ đó kịp thời phối hợp với nhà trườngtrong quá trình giáo dục học sinh.
Là một người làm công tác giáo dục, trực tiếp chỉ đạo chuyên môn cáctrường tiểu học trong huyện, hơn ai hết tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng củaviệc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh ảnh hưởng như thế nàođến đổi mới phương pháp dạy học, đến chất lượng giáo dục của các nhàtrường Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu “Một số giải pháp chỉ đạo thực hiệntốt đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐTgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục”
5 Giới hạn ( phạm vi nghiên cứu)
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng đối với 33 trường tiểu học củahuyện Di Linh
6 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2016 đến hết tháng 5 năm 2017
Phần II: Nội dung
1 Thực trạng, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan của nội dung cần giải quyết vấn đề trong SKKN
a Thực trạng:
Đặc điểm giáo dục của địa phương
Huyện Di Linh thuộc phía Nam tỉnh Lâm Đồng nằm trên quốc lộ 20tuyến từ Đà Lạt đi thành phố Hồ Chí Minh và Quốc lộ 28 nối từ Phan Thiết -Bình Thuận tới Đắk Nông, thuộc phía Nam của dãy Trường Sơn, cực namtrung bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 220 km và cách Đà Lạt 80
km Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và huyện Lâm Hà, phía Nam giáp tỉnhBình Thuận, phía Đông giáp huyện Đức Trọng, phía Tây giáp huyện BảoLâm Toàn huyện có 18 xã, 01 thị trấn với dân số trên 166 ngàn người, trong
đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 46,5%, đồng bào gốc Tây Nguyên chiếmtrên 37,8% Với 28 dân tộc anh em sinh sống, Di Linh là huyện có đồng bàodân tộc thiểu số đông nhất tỉnh Lâm Đồng với gần 77 ngàn người
Toàn huyện có 31trường tiểu học và 02 trường TH-THCS
Tổng số CBQL 75 người;
Trong đó: Nữ 21; DTTS: 02
Đại học: 49; Cao đẳng: 21; THSP: 5Tổng số giáo viên tiểu học 875 người
Trong đó: Nữ 558; DTTS: 63
Đại học: 368; Cao đẳng: 346; THSP: 147; TH 9+3: 12; Chưa đạtchuẩn: 02
Tổng số học sinh trong 3 năm học qua giao động từ 15067 đến 15558 em
Số học sinh DTTS chiếm khoảng 42%
Trang 4Số trường tiểu học trong huyện khá đông, địa bàn rộng, năng lực chuyênmôn của đội ngũ không đồng đều
Thuận lợi:
Đảng bộ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể luôn quan tâm đến sựnghiệp giáo dục ở địa phương nên đã đầu tư, xây dựng hệ thống trường lớpphù hợp cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân
Lãnh đạo phòng GD&ĐT luôn tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên thamgia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do các cấp tổ chức.Luôn nắm bắt kịp thời các nội dung đổi mới của ngành và chỉ đạo sâu sátviệc thực hiện nhiệm vụ giáo dục
Bản thân tôi là chuyên viên phụ trách bậc tiểu học được Sở GD&ĐTLâm Đồng cử đi tập huấn Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư22/2016/TT-BGDĐT do Bộ GD&ĐT tổ chức nên đã nắm rõ mục đích, ýnghĩa, nội dung và cách đánh giá Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT cũng nhưnhững nội dung sửa đổi của Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT so với Thông tư30/2014/TT-BGDĐT Vì vậy, rất thuận lợi trong việc triển khai tập huấn chođội ngũ
Thông tư 22 ra đời đã được đa số cán bộ quản lý (CBQL) , giáo viênđón nhận một cách hồ hởi bởi nó đã có những điểu chỉnh để phù hợp với thựctiễn tạo điều kiện đánh giá hoạt động học tập, năng lực, phẩm chất của họcsinh rõ nét hơn, giảm áp lực ghi chép, hồ sơ của giáo viên
Phụ huynh học sinh cũng đã dần quen với việc đánh giá qua Thông tư
30 nên với những nội dung sửa đổi, bổ sung của Thông tư 22 đã phần nàolàm cho phụ huynh học sinh yên tâm hơn, tin tưởng thầy cô hơn điều đó cũnggóp phần làm giảm áp lực với học sinh với giáo viên hơn
Giáo viên và phụ huynh học sinh quan tâm đến học sinh nhiều hơn,học sinh được phát triển một cách toàn diện, tăng sự gắn kết giữa gia đình vớinhà trường Trong đánh giá không có sự phân biệt học sinh giỏi, khá, trungbình, yếu nên các em không bị mặc cảm và áp lực về điểm số
Giáo viên kịp thời phát hiện tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ
và phát hiện những hạn chế của các em để hướng dẫn, giúp đỡ các em kịpthời trong quá trình học tập Có thể khẳng định, đánh giá học sinh theo Thông
tư 22 thực sự mang tính nhân văn, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh
Trang 5ghi nữa và lí luận rằng đã nhận xét bằng lời hết rồi Một số giáo viên thì có tưtưởng nhận xét cho có, thỉnh thoảng ghi một vài nhận xét chung chung,không tư vấn giúp đỡ học sinh dẫn đến hiệu quả đánh giá thường xuyênkhông cao.
Giáo viên chưa quen với việc lập ma trận đề kiểm tra và ra đề kiểm tratheo 4 mức độ
Công tác quản lý, giám sát việc đánh giá thường xuyên tại một số đơn vịchưa chặt chẽ, hiệu quả
Một số học sinh học giỏi vẫn có tâm lý thích điểm số để chứng tỏ thànhtích học tập của mình Một số phụ huynh học sinh vẫn không thích nhận xétbằng điểm số vì cho rằng nhận xét như vậy không biết con em mình đạt ởmức độ cụ thể nào nên chưa quan tâm nhiều đến việc nhận xét, chưa khuyếtkhích được cha mẹ học sinh tham gia đánh giá cùng thầy cô
Nhiều giáo viên xếp loại học sinh cuối kì, cuối năm thường dựa vào điểm
số của bài kiểm tra, hầu như không liên hệ với phụ huynh học sinh để thamkhảo đánh giá học sinh nên việc đánh giá chưa đảm bảo được tính toàn diện.Cán bộ quản lý ở một số đơn vị chưa thật sự sâu sát chưa hướng dẫn, kiểmtra các minh chứng đánh giá của giáo viên nhất là trong đánh giá thườngxuyên dẫn tới tính chủ quan của giáo viên khi đánh giá học sinh
2 Những giải pháp để khắc phục hạn chế, tồn tại:
2.1 Tính mới của đề tài Giải pháp hữu ích:“ Một số giải pháp chỉ đạo
thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư
22/2016/TT-BGDĐT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục”
Giải pháp 1: Quán triệt nhận thức cho đội ngũ:
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, tôi đã tham mưu lãnh đạophòng GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn cho CBQL, giáo viên cốt cán cấphuyện Đặc biệt, đối với tập huấn lần này tôi tập trung hướng dẫn kĩ để cán
bộ quản lý, giáo viên thấu hiểu cách thức đánh giá thường xuyên học sinhtiểu học
Làm cho đội ngũ hiểu rõ Thông tư 22 là sự tiếp nối, cụ thể hóa tinhthần nhân văn của Thông tư 30 Đó là: đánh giá phải vì sự tiến bộ của học
Trang 6nhưng làm rõ cơ sở khoa học của hai phương thức đánh giá thường xuyênbằng nhận xét và đánh giá định kì bằng điểm số Đồng thời sửa đổi nhữngđiểm bất cập, giúp làm giảm đáng kể áp lực (bỏ việc phải ghi nhận xét hàngtháng, từng học sinh vào Sổ chất lượng giáo dục), giúp lượng hóa trong đánhgía thường xuyên học sinh tiểu học Thông tư 22 bổ sung quy định lượng giákết quả học tập theo yêu cầu môn học dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng theo
3 mức: Hoàn Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành đối với từng mônhọc (trước đây theo Thông tư 30 chỉ có hai mức: Hoàn thành và Chưa hoànthành) Năng lực, phẩm chất thành ba mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng (trước đâytheo thông tư 30 chỉ có 2 mức Đạt và Chưa đạt) Việc lượng hóa này, chophép giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cha mẹ học sinh xác định được mức
độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cũng như kết quả học tập củahọc sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện Từ đó giáo viên, nhà trường cónhững giải pháp kịp thời giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế, phát huynhững điểm tích cực để các em ngày một tiến bộ hơn
Đánh giá bằng nhận xét là dùng lời nói (chủ yếu là lời nói mang tínhxây dựng, tích cực để phản hồi giúp học sinh phát hiện lỗi, sửa lỗi…đâychính là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh/ đánh giá để phát triển học tập vìđối với học sinh tiểu học, lời nói có sức ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tìnhcảm/xúc cảm, đến niềm tin của học sinh)
Nếu chỉ đánh giá thường xuyên bằng điểm số thì mới đánh giá về kiến thức và kĩ năng cần đạt, chưa thể đề cập đầy đủ đến nội dung phẩm chất, năng lực và hạn chế để việc giúp đỡ học sinh Chưa khuyến khích học sinh tự tin học tập, đặc biệt là những học sinh khó khăn trong học tập Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét giáo viên sẽ kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh đê động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ, đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu
học
Trước đây, việc dùng điểm số để đánh giá thường xuyên đã gây không
ít áp lực cho cả học sinh và phụ huynh Giờ đây, quy định đánh giá thườngxuyên bằng nhận xét không chỉ nhằm vào kết quả mà còn động viên, khuyếnkhích học sinh phát huy hết khả năng của mình, học sinh biết các em sai ởđâu, vì sao sai và biết khắc khắc phục, sửa chữa Thông tư 22 quy định: giáoviên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cáchsửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cầnthiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời
Trang 7Ví dụ 1: học sinh làm bài tập như sau:
315 - 37 x 2 = 315 – 74 = 251
Nếu trước đây đánh giá bằng điểm số bài làm trên của học sinh sẽ bịđiểm 0 do kết quả cuối cùng em làm sai ( 241) Nhưng trong đánh giá bằng
nhận xét cô ( thầy) giáo sẽ nhận xét cho học sinh như sau: Em đã biết thực
hiện đúng thứ tự các phép tính trong dãy tính ( nhân chia trước, cộng trừ sau), em thực hiện phép nhân đúng nhưng phép trừ cuối thì em đã quên trừ
đi 1 trăm khi em mượn để trừ hàng chục
Sau khi nghe cô ( thầy) nhận xét như vậy, học sinh biết được em đã
làm đúng chỗ nào, chỗ nào chưa đúng và chỉ cần kiểm tra và sửa lại “công
đoạn” mà em làm chưa đúng Lời nhận xét của cô ( thầy) sẽ giúp em nhớ để
lần sau em chú ý hơn khi trừ có nhớ Như vậy, cùng một bài làm học sinhnhận được 2 kết quả khác nhau ( điểm 0 và lời nhận xét như trên) chắc hẳnchúng ta đã thấy cách làm nào ưu việt hơn, tốt cho học sinh hơn?
Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét sẽ giúp học sinh có
khả năng tự nhận xét, rút kinh nghiệm và tham gia nhận xét, tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác, có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến
bộ Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét để cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ có điều kiện tham gia nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả học tập, quá trình phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình, từ đó tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục
Ngoài ra, trong quá trình học còn chú trọng đến việc học sinh tự đánh giá lẫn nhau, cha mẹ học sinh cũng tham gia đánh giá Với cách làm này sẽ góp phần làm tăng sự gắn kết giữa gia đình với nhà trường trong giáo dục học sinh Đây là một bước tiến quan trọng của ngành giáo dục trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh Việc nhận xét sự tiến bộ, thành công trong học tập của học sinh sẽ mang lại hứng thú, niềm vui cho các em Mặt khác, khi đánh giá bằng nhận xét, giáo viên sẽ gần gũi, sâu sát và hiểu học sinh hơn Đặc biệt, chúng ta không thể so sánh em này với em khác vì điều
kiện học tập hay khả năng tiếp thu của các em
Khi đội ngũ nhận thức được các nội dung cốt lõi trong đánh giá họcsinh như trên thì họ sẽ tin tưởng hơn, thực hiện có trách nhiệm hơn
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc đổi mới đánh giá theo
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy địnhđánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT
Mặc dù ngày 6/11/2016 Thông tư 22 mới chính thức có hiệu lực, tuynhiên, ngay trong tháng 10/2016 phòng GD&ĐT đã có kế hoạch tập huấn chođội ngũ
Trang 8Ngày 8,9/10/2016 phòng GD&ĐT tổ chức tập huấn cho 115 tổ khối
trưởng các trường về toàn bộ nội dung Thông tư 22, những nội dung sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư 30, quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT vềviệc thực hiện đánh giá, các kĩ thuật đánh giá học sinh, kĩ thuật xây dựng ma
Tháng 2 năm 2017, tổ chức hội thảo cấp huyện “ Đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều
của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm Thông tư số 30/2014/
TT-BGDĐT” cấp huyện Thành phần tham dự là CBQL và giáo viên cốt cán các trường
Hội thảo là dịp để CBQL và giáo viên các trường trao đổi thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, những cách làm hay để cùng nhau học tập Vì vậy, để hội thảo thành công tôi đã yêu cầu tất cả các đơn vị đều chuẩn bị tham luận ( ý kiến phát biểu) tập trung vào trình bày những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp mà nhà trường đã thực hiện gửi email về phòng Giáo dục trước Tôi đã biên tập, tổng hợp lại thành một báo cáo chung Trong hội thảo, tôi chỉ tập trung cho thảo luận kĩ những khó khăn mà các trường đã nêu trong báo cáo và yêu cầu hội nghị nêu các giải pháp khắc phục Hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo đều được trình bày ý kiến Kết quả, rất nhiều ý kiến thắc mắc, khó khăn của các trường đã được giải đáp, tháo gỡ trong hội thảo.
Giải pháp 3: Hướng dẫn cho đội ngũ hiểu và thực hiện tốt Kĩ thuật đánh giá – Đây là giải pháp trọng tâm
trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiệnnăng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung củacác môn học và các hoạt động giáo dục Đánh giá thường xuyên cung cấpthông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời,thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học
Để làm tốt công tác đánh giá thường xuyên, người giáo viên cần thựchiện các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét, tư vấn,hướng dẫn, động viên học sinh Các hoạt động này nó có mối quan hệ tương
hỗ, biện chứng với nhau, hoạt động này hỗ trợ cho hoạt động kia và ngược
Trang 9lại Trong đó, hoạt động nhận xét của giáo viên vô cùng quan trọng Điều tôi
đặc biệt chú trọng khi tập huấn cho đội ngũ là làm thế nào để giáo viên tiểu
học biết cách đánh giá thường xuyên bằng những nhận xét tích cực?
Khi thực hiện Thông tư 30, do bị áp lực về ghi nhận xét trong vở họcsinh nhiều giáo viên, nhiều trường đã sử dụng những mẫu nhận xét khắc vàocon dấu và đóng vào vở của học sinh Việc làm này hoàn toàn phản tác dụng
vì những hình khắc vô hồn đó không thể hiện được sự quan tâm, sự thấu hiểuhọc trò của các thầy cô giáo Do vậy, tôi luôn quán triệt trong giáo viên câunói “Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét phải luôn là những thông điệpchở đầy cảm xúc tích cực, có khả năng ‘chạm tới trái tim” mới giúp thúc đẩyhoạt động học tập, phát triển nhân cách học sinh”
Ví dụ: Khi học Tập làm văn cô giáo ra đề bài: “Em hãy tả một lễ hội
mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia” Một vài học sinh trong lớp tỏ ra
lo lắng, không tích cực làm bài Giáo viên phải kịp thời phát hiện và trao đổi,tâm tình với các em “ Em có khó khăn gì không? Có cần cô giúp đỡ gì
không? Em đã được tham gia lễ hội gì? hoặc Em biết được những lễ hội gì?
Lễ hội đó được tổ chức ở đâu? Khi nào? Nếu học sinh chưa từng được thamgia lễ hội, cô giáo sẽ giúp em tưởng tượng: Lễ hội thì thường có những gì?( người, cảnh, trò chơi…) Kèm theo đó sẽ là những lời động viên tích cựcnhư “cô rất tin tưởng em…; cô tin là em làm được…” Khi giáo viên quantâm, khích lệ học sinh như trên, học sinh sẽ có động lực và tự tin để hoànthành bài tập của mình
Khi nhận xét bài làm của hoc sinh, giáo viên cần tránh những lời nhậnxét chung chung như : Bài làm tốt”, “ Bài làm khá tốt”, “ Bài viết còn sơ sài”
…mà cần phải sử dụng những lời nhận xét thật cụ thể, chỉ ra cho học sinhbiết các em làm tốt thì tốt như thế nào, “sơ sài” ở chỗ nào, tư vấn cho các emnên thêm vào nội dung gì để bài viết được đầy đủ hơn, ý nào nên thay đổi đểcâu văn được hay hơn, sinh động hơn Đặc biệt, giáo viên nên thường xuyêndùng những lời nhận xét tràn đầy tính tích cực như: Cô rất thích bài viết củaem! Hôm nay em làm cô rất ngạc nhiên! Cô cảm thấy tự hào về em!… Đâychính là những dưỡng chất, nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo dựng, nhânbản niềm tin, nuôi dưỡng hứng thú học tập, thúc đẩy sự nỗ lực vượt khó củahọc sinh… Những lời nhận xét tích cực của thầy, cô như vậy nó có giá trịhơn bất cứ điểm mười nào, nó kích hoạt sự phát triển nhân cách tốt hơn nhiềulần đánh giá bằng cho điểm… vì cho điểm phải tuân thủ nguyên tắc chínhxác, khách quan… khi cho điểm học sinh chỉ nhớ đến điểm số, ít chú ý đếnnhận xét
Trang 10Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh, một chuyên gia về tâm lý học lâmsàng trẻ có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục mầm non, tiểu học, giải thíchlời nhận xét ảnh hưởng đến sự phát triển học tập, phát triển nhân cách học sinh:
“Lời nói ảnh hưởng đến suy nghĩ,
Suy nghĩ ảnh hưởng đến xúc cảm/tình cảm,
Xúc cảm, tình cảm ảnh hưởng tới hành vi,
Hành vi tích cực, tự giác lặp lại, được cổ vũ
chuyển thành thói quen tốt, niềm tin tích cực,
Thói quen tốt, niềm tin tích cực, kết tinh thành giá trị…
Qua đó giúp định hình phát triển nhân cách học sinh”
Như vậy, những lời nhận xét tích cực như: em có khả năng…; các bạntrong lớp tin tưởng em…; cô rất tin tưởng em…; cô tin là em làm được… chỉ
là em chưa tập trung; em hãy kiểm tra lại xem cách làm của em có gì khácvới các bạn?; em có suy nghĩ hay cách làm nào khác hãy chia sẻ với các bạntrong nhóm?; em hãy xem xét sự việc ở một góc nhìn khác… để có những ýtưởng mới;…cần được giáo viên sử dụng thường xuyên hơn để tạo sự tươngtác giữa giáo viên và học sinh nhằm cải thiện mối quan hệ, qua đó, trao gửiniềm tin, giúp định hướng, gợi mở thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo từ học sinh.Đánh giá thường xuyên bằng điểm số rất khó thực hiện được điều này… có lẽchỉ những ai hiểu rõ đánh giá giáo dục mới thấy rõ đánh giá thường xuyênbằng nhận xét quan trọng như thế nào Do vậy đòi hỏi mỗi giáo viên phải họchỏi để làm chủ kĩ năng đánh giá bằng nhận xét
Đối với việc đánh giá các môn học, tôi đã chỉ đạo các đơn vị hướngdẫn giáo viên chuẩn bị một cuốn sổ tay để ghi lại những biểu hiện “ bấtthường” hoặc những tiến bộ “ đột xuất” trong học tập của học sinh Cuốn sổtay này là sổ cá nhân của giáo viên mục đích để giúp giáo viên có thêm cơ sởtrong đánh giá học sinh cuối kì, cuối năm hoặc xét khen thưởng cuối năm.Nhà trường không kiểm tra để tránh áp lực cho giáo viên Riêng đánh giá cácbiểu hiện về năng lực, phẩm chất, tôi đã hướng dẫn các nhà trường thực hiện
bộ công cụ hỗ trợ đánh giá học sinh theo Thông tư 22 đó chính là các bảngthang đánh giá Việc thực hiện theo dõi các thang đánh giá này không làmmất nhiều thời gian của giáo viên mà hiệu quả mang lại rất cao, có sức thuyếtphục lớn Vì các chỉ số trong thang đánh giá chính là các yêu cầu về nănglực, phẩm chất của từng thời điểm đã được in sẵn, giáo viên chỉ cần tích vào
ô thích hợp Vừa giúp giáo viên không bị nhầm lẫn hoặc quên trong quá trìnhtheo dõi vừa có minh chứng để cuối học kì, cuối năm đánh giá, đề nghị khenthưởng học sinh Mặt khác, việc theo dõi này còn giúp giáo viên đến từng
Trang 11thời điểm, giáo viên sẽ biết những học sinh nào chưa đạt nội dung gì để cóbiện pháp giúp đỡ các em kịp thời…(Phụ lục 1)
Bên cạnh đó, khuyến khích giáo viên phối hợp với phụ huynh học sinhcùng đánh giá về các biểu hiện về năng lực, phẩm chất theo các tiêu chí trongthang đánh giá ( Phụ lục 2) Qua đó, giúp cho cha mẹ học sinh biết được conmình cần phải đạt những gì về năng lực và phẩm chất để cùng nhà trườngđịnh hướng, uốn nắn các hành vi, việc làm của các em Đối với học sinh lớp3,4,5 hướng dẫn các em tự đánh giá về năng lực, phẩm chất của mình theocác tiêu chí trong thang đánh giá ( Phụ lục 3) Qua việc các em được tự đánhgiá mình giúp cho các em biết cách tự điều chỉnh hành vi của mình, có ý thức
tự hoàn thiện mình hơn Làm được điều đó chính là đã góp phần nâng caochất lượng giáo dục của lớp, của trường
Kĩ thuật đánh giá định kì:
Thông tư 22 quy định: Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dụccủa học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độhoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năngquy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hìnhthành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
Đối với đánh giá định kì, ngoài việc tập huấn cho đội ngũ các nộidung, yêu cầu trong thông tư 22, tôi đặc biệt lưu ý về cách thiết lập ma trận
đề kiểm tra theo 4 mức độ
Ra đề kiểm tra là công việc không xa lạ với giáo viên tiểu học, song ra
đề kiểm tra theo Thông tư 22 lại là bước chuyển khá lớn về chất đối với giáoviên Trước giờ, giáo viên ra đề thường dựa theo kinh nghiệm miễn sao đềkiểm tra gồm những kiến thức học sinh đã được học rồi nên cùng một thờiđiểm kiểm tra mỗi giáo viên xác định nội dung kiểm tra khác nhau, mỗi đềkiểm tra có mức độ khó, dễ khác nhau Hoặc nội dung kiểm tra tập trung vàomột mảng kiến thức nào đó quá nhiều ( quá ít) nhưng khi được hỏi vì sao lại
ra đề như vậy hoặc vì sao lại chọn kiểm tra nội dung kiến thức này thì giáoviên thường rất khó giải thích được
Thông tư 22 quy định rõ: Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức,
kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập đượcthiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiếnthức theo cách hiểu của cá nhân;
- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhữngvấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;
Trang 12- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đềmới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cáchlinh hoạt;
Để giúp giáo viên thực hiện tốt nội dung này, tôi đã đi sâu vào việc hướng dẫn Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra; Trong đó hướng dẫn giáo viên cách lập bảng ma trận hai chiều: một chiều là nội dung, chủ đề haymạch kiến thức chính cần đánh giá; một chiều là các cấp độ nhận thức củahọc sinh theo các mức độ nhận thức (Nhận biết; Thông hiểu, Vận dụng vàVận dụng nâng cao)
Lưu ý giáo viên cách xác định các mức độ nhận thức khi ra đề kiểm tra(thường có 2 cách)
Cách 1: Sử dụng các “động từ khóa” khi nêu câu hỏi hoặc dùng làm câu
lệnh:
Để đánh giá mức độ 1 (nhận biết) của học sinh, giáo viên nên sử dụng
các câu hỏi, lệnh có các động từ như : kể, liệt kê, mô tả, viết, tìm, nêu tên
Để đánh giá mức độ 2 (thông hiểu) của học sinh, giáo viên nên sử dụng
các câu hỏi, lệnh có các động từ như: giải thích, phác thảo, thảo luận, phân
biệt, dự đoán khẳng định lại, so sánh
Để đánh giá mức độ 3 (vận dụng) của học sinh, giáo viên nên sử dụng
các câu hỏi, lệnh có các động từ như: Giải quyết, sử dụng, làm rõ, xây dựng,
hoàn thiện, xem xét,làm sáng tỏ
Để đánh giá mức độ 4 (vận dụng nâng cao) của học sinh, giáo viên nên
sử dụng các câu hỏi, lệnh có các động từ như: Tạo ra, dự báo, lập kế hoạch,
xây dựng, thiết kế, tưởng tượng, đề xuất, định hình
Cách 2: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình tiểu học:
Kiến thức nào trong chuẩn ghi là biết được thì xác định ở mức độ “nhận
Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần “biết được” và phần “kĩ
năng” làm được… thì có thể được xác định ở mức độ “vận dụng”.
Trang 13* Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần “hiểu được” và phần “kĩ năng”thiết kế, xây dựng… trong những hoàn cảnh mới thì được xác định ở mức độ
“vận dụng nâng cao”.
Khi giáo viên nắm vững các nội dung trên thì việc ra đề, xác định các mức độcủa từng bài không còn gặp khó khăn nữa
2.2 Tính hiệu quả:
Qua việc thực hiện các giải pháp trên đã giúp cho giáo viên có nhữngthông tin phản hồi từ kết quả kiểm tra, đánh giá và từ đó có sự điều chỉnhhoạt động dạy cho phù hợp Cụ thể như sau:
Giáo viên nắm được cụ thể và chính xác trình độ năng lực của từnghọc sinh trong lớp do mình giảng dạy hoặc giáo dục Từ đó, đối với nhữnghọc sinh có tiến bộ rõ rệt hoặc sa sút đột ngột, giáo viên có những biện phápgiúp đỡ thích hợp Giáo viên cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổchức trong dạy học nâng cao chất lượng dạy học
Hầu hết giáo viên đã biết cách lập ma trận 2 chiều và ra đề kiểm tratheo 4 mức độ đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và trình độnhận thức của học sinh lớp mình
Năm học 2016-2017, hầu hết giáo viên không còn kêu ca về áp lực thờigian, áp lực ghi chép khi thực hiện đánh giá học sinh thường xuyên Hầu hếtphụ huynh học sinh cũng đã đồng tình, ủng hộ trong cách đánh giá học sinhmới
Các em không chỉ được quan tâm đến việc rèn luyện các nội dung về kiếnthức mà còn được chú trọng đến việc hình thành, phát triển một số năng lực,phẩm chất
Các năng lực, phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trongquá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoàinhà trường Cụ thể các em đã được các thầy cô rèn các kỹ năng: Tự phục vụ,
tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề Hình thành và pháttriển một số phẩm chất như: Chăm học, chăm làm; Tự tin, trách nhiệm;Trung thực, kỉ luật; Đoàn kết, yêu thương
HS được giảm áp lực về điểm số, không còn so sánh kết quả học tậpcủa học sinh này với học sinh khác, đánh giá nhẹ nhàng hơn
Giảm áp lực với các em giúp các em phát huy hết khả năng của mình.Giúp học sinh phát huy được tính tích cực
Các trường đã nắm bắt và triển khai kịp thời về công tác đổi mới đánh giá