ĐỀÔNTHI ĐẠI HỌC SỐ2 Câu 1.Công thức nào dưới đây diễn tả đúng đối với máy biến thế không bị tiêu hao năng lượng(0,25 đ) A. 1 22 1 U I U I = B. 22 1 1 I U I U = C. 22 1 1 I N I N = D. 2 1 1 2 U N U N = Câu 2.Để tạo ra dòng điện một chiều bằng phương pháp chỉnh lưu dòng điện xoay chiều ,ta dùng thiết bị nào sau đây? (0,25 đ) A. Máy phát điện một chiều B. Ắcquy-pin C. Máy phát điện xoay chiều và điốt D. Điốt Câu 3. Hệ số công suất của các thiết bị điện dùng điện xoay chiều:(0,25 đ) A. Cần có trị số lớn để tiêu thụ ít điện năng B. Cần có trị số nhỏ để tiêu thụ ít điện năng C. Không có ảnh hưởng gì đến sự tiêu hao điện năng. D. Cần có trị số lớn để ít hao phí điện năng do tỏa nhiệt Câu 4. Máy biến thế là dụng cụ để : (0,25 đ) A. Thay đổi cường độ dòng điện xoay chiều B. Sản xuất dòng điện xoay chiều một pha C.Thay đổi công suất của nguồn điện D. Thay đổi hiệu điện thế xoay chiều Câu 5. Biểu thức từ thông xuyên qua khung dây ở thời điểm t (0,25 đ) A. Φ = NS.cosωt B. Φ = NBS.cosωt C. Φ = NB.cosωt D. Φ = NBS.sin ωt Câu 6. Một hiệu điện thế xoay chiều hình sin có giá trị hiệu dụng là 2 /2(V) thì hiệu điện thế cực đại bằng: (0,25 đ) A. 2 /4 (V) B. 1/2 (V) C. 1(V) D. 22 (V) Câu 7. Cho dòng điện xoay chiều qua mạch điện chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế tức thời giữa hai cực tụ điện (0,25 đ) A. Chậm pha π /2 đối với i. B. Có thể nhanh hay chậm pha đối với i tùy thuộc giá trị điện dung C C. Nhanh pha đối với i. D. Nhanh pha π /2 đối với i. Câu 8. Chọn phát biểu đúng về máy biến thế(0,25 đ) A. Máy biến thế hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng từ trường B. Hoàn toàn không có sự hao phí năng lượng do bức xạ sóng điện từ C. Có thể dùng máy biến thế để biến đổi hiệu điện thế của ắcquy D. Hiệu suất của máy biến thế thường rất cao Câu 9. Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp,dòng điện và hiệu điện thế cùng pha khi (0,25 đ) A. Trong đoạn mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện B. Đoạn mạch chỉ có điện trở thuần hoặc trong đoạn mạch xảy ra cộng hưởng C. Trong đoạn mạch dung kháng lớn hơn cảm kháng D. Đoạn mạch chỉ có điện trở thuần . Câu 10. Điều nào sau đây là sai khi nói về công suất của dòng điện xoay chiều? (0,25 đ) A. Hệ số công suất cos ϕ = 1 B. Công suất bằng 0 khi mạch không chứa điện trở thuần R C. Công suất trung bình P = U.I.cos ϕ D. Công suất tỏa nhiệt trên mạch P = R.I 2 Câu 11. Dòng điện xoay chiều có cường độ tức thời i = 4 sin ( 100πt +π/3) (A).Chọn mệnh đề đúng. (0,25 đ) A. Chu kì dao động là 0,01s B. Cường độ cực đại của dòng điện là 4A. C. Cường độ dòng điện hiệu dụng là 4A D. Tần số dòng điện 100Hz Câu 12. Đối với dòng điện xoay chiều ,cuộn cảm có tác dụng (0,25 đ) A. Cản trở dòng điện,dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều B. Cản trở dòng điện,dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều C. Cản trở dòng điện,dòng điện có tần số càng lớn càng ít bị cản trở . D. Ngăn cản hoàn toàn dòng điện Câu 13. Cho dòng điện xoay chiều qua mạch điện chỉ có điện trở thuần thì hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu điện trở(0,25 đ) A. Cùng pha với dòng điện B. Nhanh pha đối với dòng điện C. Chậm pha đối với dòng điện D. Góc lệch pha này tùy thuộc vào giá trị điện trở. Câu 14. Tìm câu sai về đơn vị các đại lượng.(0,25 đ) A.Đơn vị của từ thông là Tesla. B. Đơn vị của điện lượng là Coulomb. C.Đơn vị của hệ số tự cảm là Henry. D. Đơn vị của suất điện động là vôn. Câu 15. Cho dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch gồm: R,L,C mắc nối tiếp thì hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu đoạn mạch(0,25 đ) A. Lệch pha ϕ B. Nhanh pha đối với cường độ dòng điện i. C. Cùng pha đối với cường độ dòng điện i. D. Chậm pha đối với cường độ dòng điện i. Câu 16. Cho dòng điện xoay chiều qua một ống dây có điện trở thuần không đáng kể thì hiệu điện thế tức thời ở hai đầu ống dây(0,25 đ) A. Chậm pha π /2 đối với i. B. Cùng pha so với i. C. Nhanh hay chậm pha so với i tùy thuộc vào L D. Nhanh pha π /2 đối với i. Câu 17. Để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện đi xa,biện pháp chủ yếu là: (0,25 đ) A. Giảm công suất truyền tải B. Tăng tiết diện của dây C. Tăng góc lệch pha giữa hiệu điện thế và dòng điện D. Tăng hiệu điện thế trước khi truyền tải Câu 18. Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất của dòng điện xoay chiều(0,25 đ) A. Công suất luôn có giá trị P = U.I B. Cuộn thuần cảm không tiêu hao điện năng C. Hệ số công suất luôn lớn hơn 1 D. Cuộn thuần cảm tiêu hao rất nhiều điện năng Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng(0,25 đ) A. Cuộn sơ cấp và thứ cấp có độ tự cảm lớn để công suất hao phí nhỏ B. Hiệu điện thế hai đầu cuộn dây luôn tỉ lệ thuận với số vòng dây C. Hiệu suất của máy biến thế rất cao từ 98% đến 99,5% D. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có số vòng dây ít hơn cuộn thứ cấp Câu 20. Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế dựa trên hiện tượng:(0,25 đ) A. Cảm ứng điện từ B. Từ trể C. Cộng hưởng điện từ D. Tự cảm Câu 21. Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp.Khi hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở U R = 120V ,hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu cuộn thuần cảm U L = 100V,hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu tụ điện U C = 150 V, thì hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu mạch sẽ là: ( 0,5 đ) A. 370V B. 70V C. ≈ 164V D. 130V Câu 22. Tụ điện có điện dung C = 3 2.10 π − F ,được nối vào một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng 8V,tần số 50Hz,Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua tụ là : ( 0,5 đ) A. 0,08A B. 40A C. 1,6A D. 0,16A Câu 23. Một máy phát điện xoay chiều một pha có rôto là một nam châm điện gồm 10 cặp cực.Để phát ra dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz thì vận tốc quay của rôto phải bằng: ( 0,5 đ) A. 3000 vòng/phút B. 300 vòng /phút C. 1500 vòng/phút D. 500 vòng/phút Câu 24. Hiệu điện thế hiệu dụng của mạng điện dân dụng bằng 220V .Giá trị biên độ của hiệu điện thế đó bằng bao nhiêu? ( 0,5 đ) A. 310V B. 380 V C. 156V D. 440 V Câu 25. Một đoạn mạch điện gồm R = 10 Ω ,L = 120/ π mH, C = 1/120 π F mắc nối tiếp.Cho dòng điện xoay chiều hình sin có tần số 50 Hz qua mạch.Tổng trở của đoạn mạch bằng: ( 0,5 đ) A. 200 Ω B. 10 2 Ω C. 10 Ω D. 100 Ω Câu 26. Cho dòng điện xoay chiều i = 4 2 cos100 π t (A) qua một ống dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/20 µ H thì hiệu điện thế giữa hai đầu ống dây có dạng: ( 0,5 đ) A. u = 20 2 sin ( 100 π t + π )(V) B. u = 20 2 sin ( 100 π t + π /2)(V) C. u = 20 2 sin ( 100 π t - π /2)(V) D. u = 20 2 sin ( 100 π t)(V) Câu 27. Trong mạch điện xoay chiều gồm R,L và C nối tiếp,cho biết R = 100 Ω và cường độ chậm pha hơn hiệu điện thế góc π /4.Có thể kết luận là:( 0,5 đ) A. Z L - Z C = 100 Ω B. Z L > Z C C. Z L < Z C D. Z L = Z C = 100 Ω Câu 28. Một máy biến thế lý tưởng gồm cuộn thứ cấp có 120 vòng dây mắc vào điện trở thuần R = 110 Ω ,cuộn sơ cấp có 2400 vòng dây mắc vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng 220V.Cường độ dòng điện hiệu dụng qua điện trở là: ( 0,5 đ) A. 0,1A B. 1A C. 0,2A D. 2A Câu 29. Trong mạch điện RLC mắc nối tiếp ,tần số dòng điện 50Hz, L = 0,318H.Muốn có cộng hưởng điện trong mạch thì giá trị của C phải bằng: ( 0,5 đ) A. 16 µ F B. 10 -4 F C. 32 µ F D. 10 -3 F Câu 30. Với mạch điện xoay chiều chứa tụ C và cuộn cảm L thì: ( 0,5 đ) A. i và u luôn lệch pha góc π /4 B. Dòng điện i và hiệu điện thế u hai đầu mạch luôn vuông pha đối với nhau C. i và u luôn ngược pha D. i luôn sớm pha hơn u góc π /2 Câu 31: Phần cảm của máy phát điện xoay chiều một pha gồm 4 cặp cực và quay với tốc độ 15 vòng/s. Dòng điện sinh ra có tần số là: A. 50Hz. B. 40Hz. C. 70Hz. D. 60Hz. Câu 32: Một con lắc lò xo dao động điều hoà có phương trình x=4cos(5πt –π/2) (cm). Vận tốc trung bình trên quãng đường từ vị trí cân bằng đến vị trí mà lò xo có độ biến dạng lớn nhất là: A. 4 cm/s. B. 40 cm/s. C. 100 cm/s. D. 10 cm/s. Câu 33: Một bóng đèn sợi đốt có ghi 220V-110W. Số ghi trên bóng đèn cho ta biết: A. Điện trở của đèn là 440Ω. B. Hiệu điện thế 2 đầu đèn là 220V. C. Cường độ dòng điện qua đèn là 0,5A. D. Công suất tiêu thụ của đèn là 110W. Câu 34: Dung kháng Z C của tụ điện và cảm kháng Z L của cuộn cảm sẽ thay đổi thế nào nếu tần số của dòng điện qua nó tăng lên gấp đôi? A. Z L và Z C đều tăng gấp đôi. B. Z L tăng lên 4π lần, còn Z C giảm 4π lần. C. Z C tăng gấp đôi, còn Z L giảm một nửa. D. Z L tăng gấp đôi, còn Z C giảm một nửa. Câu 35: Xét mạch gồm 2 tụ điện có điện dung là C 1 và C 2 mắc nối tiếp. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch đó một hiệu điện thế xoay chiều có tần số góc ω. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Điện dung tương đương của đoạn mạch bằng tổng điện dung của 2 tụ điện. B. Nếu C 1 lớn hơn C 2thì dung kháng của tụ điện C 1 lớn hơn dung kháng của tụ C 2 . C. Dung kháng tương đương của đoạn mạch bằng tổng dung kháng của 2 tụ điện. D. Nếu C 1 lớn hơn C 2thì hiệu điện thế ở hai đầu tụ C 1 lớn hơn hiệu điện thế ở hai đầu tụ C 2 . Câu 36: Xét một con lắc đơn dao động điều hoà, nếu ta tăng khối lượng của vật nặng và chiều dài của dây treo lên 4 lần thì chu kỳ dao động của nó thay đổi thế nào? A. Tăng lên 2 lần. B. Không thay đổi. C. Tăng lên 16 lần. D. Tăng lên 4 lần. Câu 37: Xét một con lắc dao động điều hoà, nếu ta thay đổi cách kích thích dao động, thì những đại lượng nào sau đây thay đổi? A. Biên độ, vận tốc và tần số góc. B. Biên độ, vận tốc và tần số. C. Biên độ, vận tốc, gia tốc và tần số. D. Biên độ, vận tốc và gia tốc. Câu 38: Xét sóng truyền dọc theo một đường thẳng, bỏ qua mọi mất mát năng lượng, thì biên độ sóng tại điểm cách xa nguồn một khoảng d sẽ thế nào? A. Giảm tỷ lệ với d 2 . B. Không đổi C. Giảm tỷ lệ với d . D. Giảm tỷ lệ với d. Câu 39: Một ôtô chạy trên đường có “ổ gà”, cứ 8 m có một cái hố nhỏ. Nếu tần số dao động riêng của khung xe trên các lò xo giảm xóc là 2Hz, thì ôtô bị xóc mạnh nhất khi chạy với vận tốc A. 16 m/s. B. 16 km/h. C. 4 m/s. D. 8 km/h. Câu 40: Cho đoạn mạch RLC, đặt vào 2 đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều có tần số góc ω. Với giá trị nào của ω thì cảm kháng của cuộn cảm bằng dung kháng của tụ điện? A. ω = 1/LC. B. ω = C L . C. ω = LC D. ω = LC 1 . Câu 41: Một cuộn dây có độ tự cảm L = 1/π (H) và điện trở thuần R=100Ω, dòng điện chạy qua nó có biểu thức i = 2 cos100πt (A). Công suất tiêu thụ của cuộn dây là: A. 200 2 W B. 200W. C. 400W D. 100W. Câu 42: Đặt vào 2 đầu điện trở thuần R hiệu điện thế u = U o cos(100πt+ π/2). Khi hiệu điện thế đạt cực đại thì cường độ dòng điện qua R như thế nào? A. Bằng 0. B. Đạt giá trị U o /R 2 . C. Đạt cực đại. D. Có giá trị bất kỳ. Câu 43: Để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện, người ta thường dùng những biện pháp nào sau đây? A. Giảm chiều dài đường dây và công suất cần tải đi. B. Tăng hiệu điện thế ở các đầu cuối của đường dây. C. Tăng hiệu điện thế ở các đầu đầu của đường dây. D. Giảm chiều dài đường dây và tăng tiết diện dây tải điện. Câu 44: Xét con lắc lò xo đặt nằm ngang, lực đàn hồi tác dụng lên hòn bi có tính chất: A. Tỷ lệ với độ biến dạng của lò xo, có độ lớn bằng độ lớn của ngoại lực. B. Tỷ lệ với độ dịch chuyển x của hòn bi khỏi vị trí cân bằng, có độ lớn bằng độ lớn của ngoại lực. C. Hướng về vị trí cân bằng, có độ lớn bằng độ lớn của ngoại lực. D. Tỷ lệ với độ dịch chuyển x của hòn bi khỏi vị trí cân bằng, hướng về vị trí cân bằng. Câu 45: Tần số quay của kim giây đồng hồ là: A. 1/12 (Hz). B. 12 (Hz). C. 1/60 (Hz). D. 60 (Hz). Câu 46: Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào những yếu tố nào sau dây? A. Môi trường truyền sóng. B. Tần số của sóng. C. Biên độ của sóng. D. Năng lượng của sóng. Câu 47: Dùng phương pháp giản đồ vec tơ quay để tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số. Đại lượng nào sau đây thay đổi khi các vec tơ thành phần quay: A. Độ dài của vec tơ biểu diễn dao động tổng hợp. B. Pha của dao động tổng hợp. C. Vị trí tương đối giữa các vec tơ. D. Độ lệch pha của 2 dao động thành phần. Câu 48: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn cảm mắc nối tiếp với một tụ điện. Mối quan hệ giữa pha của cường độ và hiệu điện thế ở 2 đầu đoạn mạch là: A. Cường độ dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/2. B. Hiệu điện thế sớm pha hơn dòng điện một góc π/2. C. Chúng lệch pha một góc π/2. D. Chúng lệch pha một góc π. Câu 49: Một mạng điện ba pha hình sao có hiệu điệu thế pha 127V, thì hiệu điện thế dây sẽ là: A. 380V. B. 220V. C. 127V. D. 110V. Câu 50: Một sóng ngang truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = 2cos(6πt - 4πx) (cm) với t tính bằng giây và x tính bằng mét. Vận tốc truyền sóng là A. 15cm/s B. 15m/s. C. 1,5cm/s. D. 1,5m/s. -----------Hết--------------- . ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC SỐ 2 Câu 1.Công thức nào dưới đây diễn tả đúng đối với máy biến thế không bị tiêu hao năng lượng(0 ,25 đ) A. 1 2 2 1 U I U I = B. 2 2. A. u = 20 2 sin ( 100 π t + π )(V) B. u = 20 2 sin ( 100 π t + π /2) (V) C. u = 20 2 sin ( 100 π t - π /2) (V) D. u = 20 2 sin ( 100 π t)(V) Câu 27 . Trong