Vũ Văn Tĩnh_THPT Lê Xoay Trường THPT Lê Xoay ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN: Hóa học 11 Thời gian làm bài:45 phút; (25 câu trắc nghiệm) Họ, tên: .lớp……… Trả lời 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Câu 1: Hỗn hợp hai khí CO và CO 2 có tỉ khối so với hidro là 16. Hỏi khi cho1lit (đdktc) hỗn hợp đó đi qua 56 g dung dịch KOH 1% thì thu được muối gì với khối lượng bằng bao nhiêu? A. KHCO 3 : 1 g B. K 2 CO 3 : 0,69 g C. KHCO 3 : 0,5 g và K 2 CO 3 : 0,69 g D. K 2 CO 3 : 1,38 g Câu 2: Tại sao phân tử CO lại khá bền nhiệt ? A. Do CO là oxit không tạo muối. B. Do M CO = M N 2 = 28, CO giống nitơ rất bền nhiệt. C. Do phân tử CO không phân cực. D. Do phân tử có liên kết ba bền vững Câu 3: Khử Fe 2 O 3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao thu được chất rắn X gồm 4 chất. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với HNO 3 dư thu được 0,02 mol NO và 0,03 mol N 2 O. Phần 2 cho tan hoàn toàn trong dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng thu được V lít SO 2 (đktc). Giá trị của V là A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 6,72 lít. D. 4,48 lít. Câu 4: Phản ứng nào không xảy ra với dung dịch NaHCO 3 khi A. đun nóng. B. tác dụng với bazo. C. tác dụng với BaCl 2 D. tác dụng với axit. Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 16,8 gam muối cacbonat của kim loại hóa trị II trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc) khí X. Muối cacbonat đó là A. ZnCO 3 . B. MgCO 3 . C. BaCO 3 . D. CaCO 3 . Câu 6: Khử m gam hỗn hợp X gồm các oxit CuO, FeO, Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40 gam hỗn hợp chất rắnY và 13,2 gam khí CO 2 . Giá trị của m là A. 44,8 (gam). B. 38,4 (gam). C. 48,4 (gam). D. 53,2 (gam). Câu 7: Dịch vị dạ dày thuờng có pH trong khoảng 1,5. Nếu nguời nào có pH của dịch vị nhỏ hơn 1,5 thì dễ bị viêm loét dạ dày. Để chữa bệnh này, nguời bệnh có thể uống truớc bữa ăn chất nào sau đây? A. Nuớc đuờng. B. Nuớc. C. Dung dịch natri hiđrocacbonat D. Dung dịch natri hiđroxit. Câu 8: Để đề phòng bị nhiễm độc cacbon monoxit, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là A. CuO và than hoạt tính. B. CuO và MnO 2 . C. than hoạt tính D. CuO và MgO. Câu 9: Cần lấy V 1 lít CO 2 và V 2 lít CO để điều chế 24 lít hỗn hợp CO 2 và CO có tỉ khối hơi đối với metan bằng 2. Giá trị của V 1 (lít) là A. 6 B. 8 C. 4 D. 2 Câu 10: Khử hoàn toàn Fe 2 O 3 và CuO có phần trăm khối lượng tương ứng là 66,67% và 33,33% bằng khí CO. Tỉ lệ mol CO 2 tạo ra từ 2 oxit trên tương ứng là A. 9 : 4. B. 2 : 3. C. 3 : 2. D 3 : 1. Câu 11: Cho 8,96 lít hỗn hợp N 2 O và CO 2 từ từ qua bình đựng nước vôi trong dư, thấy chỉ có 2,24 lít khí thoát ra. Các khí đo ở ĐKTC. Thành phần % khối lượng của hỗn hợp lần lượt là A. 33,33% và 66,67%. B. 25% và 75% C. 45% và 55%. D. 75% và 25%. Câu 12: Dẫn khí CO đi qua bột Fe 2 O 3 nung nóng thu được hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO 2 và CO có khối so với H 2 là 17,2. % theo khối lượng các khí trong X là A. 60% và 40%. B. 40% và 60%. C. 48,84% và 51,16%. D. 51,16% và 48,84%. Câu 13: Cho một luồng khí CO đi qua m gam bột Fe 2 O 3 nung nóng thu được 14 gam hỗn hợp X gồm 4 chất. Hòa tan hết X trong HNO 3 thu được 2,24 lít NO (đktc). Giá trị của m là A. 14,6 gam. B. 8,2 gam. C. 16,4 gam. D. 20,5 gam. Câu 14: Hổn hợp X gồm FeO a mol, Fe 2 O 3 b mol phản ứng với CO ở t 0 cao thu được hổn hợp Y gồm: Fe c mol, FeO d mol, Fe 2 O 3 e mol, Fe 3 O 4 f mol. Mối quan hệ giữa a, b, c, d, e, f là Vũ Văn Tĩnh_THPT Lê Xoay A. a+2b = 3c + d + 2e + 4f. B. a+2b = c + d + 3e + 4f. C. a +2b = c + d + 3e+ 2f. D. a + 2b = c + d + 2e + 3f Câu 15: Một hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 , FeO và MgO có khối lượng là 4,24 g trong đó có 1,2 g MgO. Khi cho X phản ứng với CO dư (phản ứng hoàn toàn), ta được chất rắn Y và hỗn hợp CO và CO 2 . Hỗn hợp này khi qua nước vôi trong cho ra 5 g kết tủa. Khối lượng Fe 2 O 3 , FeO trong hỗn hợp X là A. 1,6 g và 1,44 g. B. 3,2 g và 0,72 g. C. 0,72 g và 3,2 g. D. 1,44 g và 1,6 g. Câu 16: Sự thủy phân muối amoni cacbonat sẽ tạo ra A. axit mạnh và bazo yếu. B. axit yếu và bazo yếu. C. axit yếu và bazo mạnh. D. axit mạnh và bazo mạnh. Câu 17: Nước đá khô là gì? A. CO 2 rắn B. CO rắn C. CO 2 D. nước đá ở -10 0 C Câu 18: Có một loại oxit sắt dùng để luyện gang. Nếu khử oxit này bằng CO ở nhiệt độ cao người ta thu được 0,84 gam sắt và 0,448 lít CO 2 (đktc). Công thức của oxit là A. không xác định. B. FeO. C. Fe 2 O 3 . D. Fe 3 O 4 . Câu 19: Khử hoàn toàn 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe 2 O 3 bằng khí CO thấy thoát ra 2,2 gam CO 2 . Khối lượng kim loại thu được là A. 2,6 gam. B. 1,2 gam. C. 1,6 gam. D. 2,4 gam. Câu 20: Sục từ từ CO 2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong, hiện tượng quan sát được là A. có kết tủa trắng tạo thành. B. có kết tủa trắng sau đó tan. C. CO 2 không tan thoát ra ngoài. D. không có kết tủa. Câu 21: Thổi 8,96 lit CO (đktc) qua 16 gam Fe x O y nung nóng. Dẫn toàn bộ khí sau phản ứng qua dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 30 gam kết tủa. Khối lượng sắt thu được là A. 11,2 gam. B. 6,4 gam. C. 9,2 gam. D. 9,6 gam. Câu 22: Để điều chế hỗn hợp 26 lít H 2 và CO có tỉ khối hơi đối với metan bằng 1,5 thì thể tích H 2 và CO cần lấy là A. 22 lít và 4 lít. B. 8 lít và 44 lít. C. 4 lít và 22 lít. D. 44 lít và 8 lít. Câu 23: Nung hỗn hợp chứa 5,6 g CaO và 5,4 g C đến hoàn toàn. Thành phần khối lượng của hỗn hợp sau khi nung là A. Ca 2 C : 63,41% và C : 36,59%. B. CaC 2 : 78,05% và C : 21,95%. C. CaCO 3 : 100%. D. CaC 2 : 21,95% và C : 78,05%. Câu 24: Tên gọi thường của Na 2 CO 3 , CaCO 3 , NaHCO 3 , K 2 CO 3 lần luợt là ? A. Xô đa, đá vôi, thuốc muối, bồ tạt B. Bồ tạt, đá vôi, thuốc muối, xô đa C. Xô đa, vôi sống, thuốc muối, bồ tạt D. Thuốc muối, đá vôi, xô đa, bồ tạt Câu 25: Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt Na 2 CO 3 và Na 2 SO 3 ? A. dung dịch HCl B. tất cả các thuốc thử đã nêu C. nước brom D. dung dịch thuốc tím ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- . tên: .lớp……… Tra lời 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25