Khi bạn thiết lập một bảng tính để sử dụng Goal Seek, bạn thường có một công thức trong một ô, và các biến cho công thức này (với một giá trị ban đầu) trong những ô khác. Công thức có thể có nhiều biến, nhưng Goal Seek chỉ cho
phép bạn xử lý mỗi lần một biến mà thôị
Goal Seek hoạt động bằng cách sử dụng phương pháp lặp đi lặp lại (iterative method) để tìm ra lời giảị Nghĩa là, Goal Seek sẽ thử giá trị ban đầu của biến để xem nó có tạo ra kết quả mà bạn muốn hay không. Nếu không, Goal Seek sẽ thử tiếp với những giá trị khác nhau, cho đến khi nó tìm ra lời giải, hay nói cách khác, cho đến khi nào kết quả mà nó tìm được gần giống với kết quả của bạn muốn nhất.
Chạy Goal See
Trước khi chạy Goal Seek, bạn cần thiết lập bảng tính theo một mẫu nào đó, mà cụ thể là nên thực hiện 3 điều sau đây:
* Thiết lập một ô làm ô thay đổi (changing cell). Đây là giá trị mà Goal Seek sẽ xử lý lặp đi lặp lại để cố gắng đạt được kết quả gần đúng nhất. Rồi nhập một giá trị ban đầu trong ô này, cho nó bằng 0 chẳng hạn.
* Thiết lập các giá trị nhập liệu khác cho công thức và đặt cho chúng những giá trị thích hợp.
* Tạo một công thức để Goal Seek sử dụng trong quá trình cố gắng đạt được mục tiêụ
3. Thiết lập bài toán Tìm giá trị thanh toán của khoản tiền trong tƣơng lai
Bạn đang ước mơ sắm được một thiết bị có trị giá $50,000, và muốn là trong vòng 5 năm tính từ hôm nay, ước mơ sẽ thành hiện thực. Giả sử rằng, tiền gửi
78 ngân hàng có lãi suất là 5% một năm, vậy bạn cần phải gửi vào ngân hàng mỗi năm tối thiểu là bao nhiêu để đạt được ước mơ của mình?
4. Các bƣớc tạo Goal see để giải bài toán
Trong hình trên:
Ô C6 là ô thay đổi (changing cell): số tiền tối thiểu phải gửi vào ngân hàng mỗi năm (với giá trị ban đầu là không có đồng nào cả).
Các ô C4 và C5 được sử dụng làm các hằng cho hàm FV() ở ô C8.
Ô C8 chứa hàm FV(), là một hàm chuyên dùng để tính một giá trị tương lai cho một khoản đầu tư. Và bạn muốn rằng kết quả ở đây sẽ là $50,000. Bạn theo các bƣớc sau đây để chạy Goal See
1) Chọn Data, What-If Analysis, Goal Seek. Excel hiển thị hộp thoại Goal Seek.
2) Nhập tham chiếu đến ô chứa công thức trong hộp Set Cell. Trong trường hợp này, là $C$8.
3) Nhập giá trị mà bạn muốn sẽ là kết quả của công thức trong hộp To Value.
Trong trường hợp này, bạn nhập vào 50000.
79 Value cho công thức ở Set Cell, thì thay đổi giá trị ở đây: By changing cell (là ô
C6 trong hình 15.9).
5) Sau khi nhấn OK của hộp thoại, Goal Seek sẽ ―rùng mình‖ một tí, và hiển thị kết quả mà nó tìm được vào ô thay đổi (là giá trị $-9,059 ở ô C6) và hộp thoại
Goal Seek Status cho bạn biết nó có tìm được lời giải hay không, cũng cho bạn
so sánh kết quả áp dụng lời giải này (Current value) với kết quả mà bạn muốn có (Target value):
6) Ở đây, Goal Seek tính ra rằng, nếu muốn có được $50,000 sau 5 năm, thì ngay từ bây giờ, mỗi năm bạn phải gửi vào ngân hàng ít nhất $9,059, với giả
80 thiết lãi suất tiền gửi trong suốt 5 năm là 5% một năm. 7) Nếu bạn ưng ý với kết quả của Goal Seek tìm được, thì nhấn OK để chấp nhận kết quả ở ô thay đổi (là giá trị $-9,059 ở ô C6), còn nếu muốn bỏ qua kết quả này, bạn nhấn Cancel.
5. Các dạng thay đổi bài toán trên
chúng ta cùng nhau tìm hiểu công cụ này trong việc tính toán điểm hòa vốn tại thời điểm số lượng sản phẩm bán ra phải là bao nhiêu và tương ứng với nó là các chi phí kèm theo để có thể đạt lợi nhuận bằng 0 (hòa vốn).
Trước hết phải lập các số liệu chung như: Các chi phí, đơn giá sản phẩm, số lượng sản phẩm dự tính…
81 Sau đó chọn vào tab Data What-If-Analysis Goal Seek để tính toán
Chọn mục Set Cell: Là lợi nhuận mong muốn; Mục To Value: Là lợi nhuận mong chờ (ở đây để là 0 – chính là điểm hòa vốn); Mục By changing cell: Là số lượng sản phẩm phải bán ra đạt đến điểm hòa vốn, tương ứng với doanh thu(đơn giá x số lượng sp) và chi phí đã chọ Bấm OK để tính toán.
82 Goal Seek Status là Excel muốn xác nhận và thông báo tình trạng và giải pháp đã tính toán theo những dữ liệu cho trước của bạn. Nếu không thấy có gì bất thường, bạn bấm OK.
…Và đây là kết quả của điểm hòa vốn tương ứng với số lượng sản phẩm phải bán ra, chi phí!
6. Thiết lập mô hình bài toán định giá
Có nhiều doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận từ sản phẩm như là thước đo cho tình hình tài chính của mình. Một mức lợi nhuận mạnh, có nghĩa là các chi phí đang được kiểm soát tốt, và cho thấy thị trường hài lòng với giá cả của sản phẩm. Dĩ nhiên, lợi nhuận còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, và bạn có thể sử dụng Goal Seek để tìm ra mức lợi nhuận tối ưu dựa vào một trong những yếu tố nàỵ
Ví dụ, bạn muốn đưa ra một dòng sản phẩm mới, và bạn muốn thu được 30% lợi nhuận từ nó trong năm đầu tiên. Và giả sử rằng bạn có những giả định sau đây:
Trong năm đầu tiên này sẽ bán được 100,000 sản phẩm (Unit Sold). Mức chiết khấu trung bình (Average Discount) cho các đại lý là 40%
Tổng chi phí cố định (Fixed Costs) là $750,000, và chi phí riêng cho mỗi sản phẩm (Costs per Unit) là $12.63.
7. Các bƣớc tạo Goal see để giải bài toán định giá.
Từ những thông tin trên, chúng ta sẽ tìm ra mức giá bán hợp lý nhất (Price per Unit) cho sản phẩm để kiếm được 30% lợi nhuận (Margin). Hình 15.12 minh họa một bảng tính được thiết lập để giải bài toán nàỵ Một giá trị ban đầu là $1.00 được nhập ở ô Price Per Unit (giá bán cho mỗi sản phẩm, ô C4). Với mức giá này, nếu bán hết 100,000 sản phẩm, và sau khi chiết khấu 40% cho đại lý, chúng ta sẽ có doanh thu là $60,000. Chi phí cho 100,000 sản phẩm này cộng với chi phí cố định sẽ là $2,013,000. Như vậy, nếu như bán với giá
83 $1.00 một sản phẩm, chúng ta sẽ lỗ $1,953,000, hay tương đương với -3255% (!)
Để tìm ra giá bán cho sản phẩm (giá trị ở C4) mà kiếm được 30% lợi nhuận (ở C14), tôi thiết lập các tham số trong hộp thoại Goal Seek như sau:
Tham chiếu cho Set Cell là C14
Giá trị cho To Value là 0.3 (tức 30%)
Tham chiếu cho By Changing Cell là C4
Sau khi chạy Goal Seek, nó đưa ra một giá bán đề nghị là $47.87 để đạt được mức lợi nhuận gần bằng mức lợi nhuận chúng ta muốn (29,92%), như minh họa ở hình 15.13:
84
Ghi ch về những giá trị xấp xỉ của Goal See
Ở hình 15.13 của bài trên, bạn thấy rằng Goal Seek đưa ra một con số xấp xỉ: 29.92%, chứ không phải là 30% như chúng ta mong muốn. Giá trị đó khá gần (lệch chỉ 0.008) nhưng không chính xác. Tại sao Goal Seek không tìm ra lời giải
chính xác?
Câu trả lời nằm ở một trong những tùy chọn mà Excel sử dụng để điều khiển các phép tính lặp đi lặp lại (iterative calculations). Đôi khi, việc lặp đi lặp lại có thể phải mất một thời gian cực kỳ dài để tìm ra được lời giải chính xác, do đó, Excel đã hòa hợp bằng việc xác lập những giới hạn nhất định trong quá trình lặp lạị Để thấy những giới hạn này, bạn mở Excel Options ra rồi nhấn vào ngăn
Formulas(xem hình 15.14). Trong đó có hai tùy chọn xác lập cho việc lặp lại: Maximum Iterations — Giá trị trong text box này quy định số lần lặp lại
tối đạ Trong Goal Seek, chính là số giá trị tối đa mà Excel đưa vào ô thay đổi (changing cell) để thử.
85 Maximum Change — Giá trị trong text box này là giới hạn mà Excel sử dụng để quyết định xem nó có hội tụ đến một lời giải hay không. Nếu hiệu số giữa lời giải hiện hành và mục tiêu muốn đạt được nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này, Excel sẽ ngừng lạị
Chính giá trị Maximum Change = 0.001 (mặc định) đã ngăn Excel đưa ra lời giải chính xác cho phép tính lợi nhuận ở bài trước. Trong một lần lặp lại nào đó, Goal Seek đã tìm ra đáp số là 0.2992 (tương đương 29.92%), nhưng bởi vì 0.008 (chênh lệch giữa 0.3 và 0.2992) thì nhỏ hơn giá trị mặc định 0.001 trong text box Maximum Change, nên Excel đã ngưng quá trịnh lặp lại và đưa ra lời giảị Để đạt được lời giải chính xác = 30%, hay 0.3, bạn chỉ cần sửa lại con số trong Maximum Change là 0.0001.
86
BÀI 10: ỨNG DỤNG TÍNH NĂNG SOLVER ĐỂ GIẢI BÀI TOÁN TRONG KINH TẾ
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, cách dùng của Solver. - Thiết lập được bài toán để sử dụng Solver.
- Vận dụng được Solver vào bài tập cụ thể. - Nghiêm túc, tự giác trong học tập
Nội dung
1. Thiết lập mô hình bài toán hai giá
Ví dụ: Chúng ta cần tìm số lượng hàng hóa bán ra (gồm nhiều mặt hàng) khi đã biết được đơn giá của từng mặt hàng và giá trị tổng cộng. Trong đó số lượng hàng hóa bán ra không được lớn hơn số lượng còn tồn trong kho và tổng cộng số tiền không được vượt quá giá trị cho trước.
Cụ thể: Có 12 mặt hàng với đơn giá, tổng giá trị hóa đơn và số lượng tồn kho của hàng hóạ Hãy tính số lượng hàng hóa bán ra của mỗi loại thật tối ưu số với tổng giá trị hóa đơn chotrước.
87 Thiết kế bảng tính để tính số lượng các mặt hàng khi đã biết trước đơn giá và giá trị của hóa đơn.
2. Các bƣớc tạo Solver để giải bài toán
Đối với lần đầu sử dụng Solver, các bạn phải cài đặt Ađ-in Solver và chỉ cài đặt một lần duy nhất để sử dụng cho các lần saụ Các bạn chọn FileOptions
Chọn mục Ađ-in, tại cuối Tab Ađ-in có dòng Manage: Excel Ađ-in bấm vào Go…
88 Tick vào mục Solver Ađ-in và bấm OK.
89 Tại mục thành tiền của từng sản phẩm đặt công thức số lượng x đơn giá và mục tổng cộng dùng lệnh SUM như bìn thường.
Để con trỏ chuột tại vị trí cộng (công thức lệnh SUM) và bấm vào Solver. Trong đó: Tại mục Set Ojective: Để tham chiếu đến ô tổng cộng (có lệnh SUM) để Solver sử dụng giá trị này chia cho cột đơn giá để tính ra cột số lượng tối ưụ Tại mục Value Of: Để giá trị tổng cộng (chính là giá trị của hóa đơn), gõ trực tiếp số tiền vào đâỵ Sau đó bấm vào Ađ tại mục Subject to the Constaints:
Tại Cell Reference chọn vùng tham chiếu của số lượng cần tính toán, mục toán tử chọn nhỏ hơn hoặc bằng, tại mục Constaint chọn vùng số lượng tồn khọ
90 Bấm Ađ để bổ sung điều kiện ràng buộc. Tại mục Cell Reference: Chọn vùng tham chiếu của mục số lượng cần tính toán, toán tử chọn dấu bằng, mục Constaint là Interger. Quy định mục số lượng cần tính toán là số nguyên.
Sau khi OK, ta thấy có 2 điều kiện ràng buộc: Số lượng hàng hóa phải là số nguyên và phải nhỏ hơn hoặc bằng với hàng tồn khọ Sau đó chọn mục Select a Solving Method để chọn kiểu tính toán. Trong đó: GRG Nonlinear là tính toán đối với tất cả các mặt hàng; Simplex LP thực hiện tính toán số lượng ưu
91 tiên tính hết cho từng mặt hàng so với hàng còn tồn khọ Evolutionary: Tính toán theo kiểu tiến hóa :)).
Kết quả đã được tối ưu khi chọn GRG Nonliear: Số lượng được phân bố đều cho các mặt hàng. Bạn thử chọn Simples LP tại mục Select a Solving Method xem có khác nhau không? Tuy nhiên, nếu chọn Evolutionary sẽ không có kết quả đâu nhé
Muốn tiếp tục sử sụng nhưng với giá trị hóa đơn khác hoặc đơn giá, mặt hàng khác, các bạn nhớ lưu lại phương thứcSolver đã thiết để sau đó đổi lại các giá trị và bấm Solver để tiếp tục tính toán với những giá trị mới nhé
3. Các dạng thay đổi bài toán trên
4. Thiết lập mô hình bài toán với các ràng buộc
Solver trong Excel 2010 đã được thiết kế lại về giao diện và tên gọi của các hộp khai báo thông số cũng như sắp xếp lại các thành phần trên hộp thoạị Solver trong Excel 2010 đã bổ sung thêm phương pháp tìm kiếm lời giải mới
Evolutionary Solver dựa trên các thuật toán di truyền (genetic algorithms).
92 Phương pháp này cho phép giải quyết những bài toán có sử dụng bất kỳ hàm nào trong Excel. Solver trong Excel 2010 được tối ưu cho việc giải quyết các bài toán tuyến tính và phi tuyến và bổ sung thêm 2 loại báo cáo kết quả Linearity
và Feasibility.
Set Object: Nơi đây ta cần nhập vào địa chỉ của hàm mục tiêụ
Equal To: Hàm mục tiêu muốn đạt tới Max, Min hay Value of (bằng một giá trị mong muốn nào đó thì nhập giá trị vào hộp bên cạnh)
By Changing Variable Cells: Nhập vào địa chỉ chứa các biến thay đổi của bài
toán cần giảị
Subject to the constraints: Nhập vào các ràng buộc của bài toán.
93 Khi không tìm được lời giải trong các bài toán phi tuyến. Solver sẽ chỉ ra các điều kiện ràng buộc và các biến không thõa trong bài toán.
94 Nếu không tìm được lời giải khả thi cho bài toán. Solver hiển thị thông báo không tìm được lời giải khả thi và báo cáo sẽ giúp ta xác định nguyên nhân của vấn đề không tìm được lời giảị
Bạn có thể tinh chỉnh các thông số cho quá trình giải bài toán bằng cách nhấn vào nút Options. Trong hộp thoại Solver Parameters. Hộp thoại Options xuất hiện và được tổ chức thành 3 ngăn All Methods, GRG Nonlinear và Evolutionary tương ứng với các phương pháp tìm kiếm lời giảị
95
6. Các bƣớc tạo Solver để giải bài toán 7. Các dạng thay đổi bài toán trên
96
BÀI 11: CHIA SẺ BẢNG TÍNH VỚI WORD
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp chèn, liên kết, hòa trộn bảng tính Excel vào Word.
- Tạo được một bảng tính mới Excel từ Word. - Chèn một bảng tính Excel có sẵn vào Word.
97 - Liên kết được một phần của bảng tính Excel có sẵn vào trong Word.
- Hòa trộn được một tài liệu Word vào Excel - Nghiêm túc, tự giác trong học tập
Nội dung
1. Tạo một bảng tính mới Excel từ Word
Dùng Insert / Object / Object/ Microsoft Excel WorkSheet để kích hoạt Excel ngay trong Word
2. Chèn một bảng tính Excel có sẵn vào Word
3. Liên kết một phần của bảng tính Excel có sẵn vào trong Word
Nếu bạn muốn liên kết các ô cố định nào đó từ bảng tính Excel vào trong Word hãy làm như sau:
- B1: Trong trang soạn thảo của Word, để con trỏ chuột tại vị trí cần chèn bảng tính
- B2: Mở chương trình Excel lên và mở bảng tính cần chèn một phần vào Word, đánh dấu các ô cần chèn và copy
- B3: Chuyển sang trong soạn thảo Word,, chọn Edit -> Paste Special. . . hộp thoại Paste Special xuất hiện
Chọn Microsoft Excel Worksheet Object từ khung As trong hộp thoại Paste Special và bạn có thể chọn các chức năng sau:
+ Paste: Nhúng các ô vào Word
+ Paste: Liên kết các ô trong bảng tính vào Word, khi ta thay đổi dữ liệu của bảng tính gốc thì các ô trong Word cũng được thay đổi
+ Display as Icon: Nếu chọn chức năng này thì Word không lấy ra một bảng tính thật sự mà thể hiện dưới dạng một biểu tượng Excel. Biểu tượng này có
98 đường dần đến bảng tính đó, khi cần xem hoặc thay đổi nội dung, ta nhấp đúp chuột vào biểu tượng nàỵ
- B4: Chọn xong các chức năng thì nhớ OK