1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mối quan hệ giữa sinh học và triết học

18 771 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 132 KB

Nội dung

Sinh môi học: nghiên cứu quan hệ giữa sinh vật với môi trường... Bacon, Thosmas Hobbes Anh, Denis Diderot, Claude Adrien Helvétius Pháp, Rense Descates Hà Lan..... sang dạng kh

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài tiểu luận

Trong thời kỳ cổ đại Triết học nghiên cứu mọi lĩnh vực của thế giới, như

vậy đối tượng nghiên cứu rất rộng bao gồm toàn bộ tri thức của muôn loài thời

đó, song Triết học phương Đông thiên về con người và xã hội, Triết học phương

Tây thiên về giới tự nhiên Thế giới sinh vật đã sản sinh ra con người và cung

cấp những nhu cầu sống thiết yếu cho họ Do đó, từ lâu người ta đã tích lũy

nhiều kiến thức về thế giới sinh vật trong đó có những hiểu biết về bản thân cơ

thể mình Các nghiên cứu về thế giới sinh vật được nói tới trong thời kỳ này

Đến thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV – XVI), phương thức phát triển sản

xuất Tư bản chủ nghĩa đang hình thành ở các nước Tây Âu, giai cấp Tư sản cần

khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận và cần vũ khí

tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng duy tâm và tôn giáo nên các khoa học thực

nghiệm lần lượt ra đời với tính cách là những khoa học độc lập tách rời khỏi

khoa học Cùng với sự phát triển của xã hội và những thành tựu khác của khoa

học tự nhiên và khoa học nhân văn đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển

của Triết học Khoa học thực nghiệm, trong đó có Sinh học đã đạt tới đỉnh cao

trong chủ nghĩa duy vật một cách nhanh chóng vào thế kỷ VII – XVIII ở Tây Âu

Vào đầu thế kỷ XIX, khi hoàn cảnh kinh tế xã hội và sự phát triển mạnh

mẽ của khoa học, Sinh học càng phát triển mạnh hơn với nhiều phát minh lớn

như học thuyết tế bào, học thuyết tiến hóa, khái nhiệm gen đã đặt nền móng

vững chắc cho sự phát triển Sinh học sau này Sự phát triển mạnh mẽ của sinh

học nói riêng, khoa học nói chung đã ảnh hưởng tới tư duy Triết học, thời kỳ này

Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy

trên lập trường duy vật triệt để

Ngày nay, Sinh học tiếp tục phát triển với tốc độ ngày càng nhanh hơn,

điển hình là công nghệ gen phối hợp sinh học hệ thống, tin sinh học, công nghệ

nano mở ra hướng ứng dụng mới thay thế toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe

trong tương lai; ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp dược, thực

phẩm… Vậy Sinh học và Triết học có mối quan hệ như thế nào và đó cũng chính

là đề tài tiểu luận mà tôi chọn với chủ đề “Mối quan hệ giữa Sinh học và Triết

học”

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài tiểu luận

Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa Sinh học và Triết học qua tài liệu liên

quan như: sách “Về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên” của tác giả

Nguyễn Văn Nghĩa dịch và biên soạn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1973 đã

giúp cho độc giả hiểu và nắm bắt rất nhiều kiến thức về mối quan hệ giữa Khoa

học với Triết học, nhất là sách của tác giả Nguyễn Văn Nghĩa đã nêu trên có rất

Trang 2

nhiều trích dẫn của các nhà khoa học, triết học nổi tiếng: Karl-Marx, F Engels,

V I Lenin,…Nhưng như vậy thì khó hiểu sâu về lịch sử và sự phát triển của

Sinh học vì mối quan hệ Khoa hoc hay khoa học công nghệ với Triết học bao

gồm rất nhiều lĩnh vực, do vậy những nội dung được trình bày sau đây sẽ khái

quát phần nào về mối quan hệ giữa Sinh học và Triết học

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài tiểu luận

Mục đích của tiểu luận này là làm sáng tỏ “mối quan hệ giữa Sinh học và

Triết học”

Để đạt được mục đích thì tiểu luận phải có nhiệm vụ:

Khái quát về Triết học, sự hình thành và phát triển của Triết học gắn với

khoa học tự nhiên, trong đó có Sinh học

Khái quát những vấn đề, phạm vi và mức độ nghiên cứu của Sinh học

Nắm vững những phương pháp và hướng tư duy theo đúng những đặc

điểm của ngành học thể hiện ở những nguyên tắc chung khi nghiên cứu các môn

của Sinh học

Ý nghĩa thực tiễn của Sinh học trong các ứng dụng phát triển kinh tế xã

hội

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài tiểu luận

Thực hiện tiểu luận trên lập trường thế giới quan duy vật biện chứng

Phương pháp nghiên cứu là duy vật biện chứng

5 Đóng góp mới của đề tài tiểu luận

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Làm tài liệu tham khảo cho cho các đối tượng liên quan đến mối hệ của

Sinh học với Triết học

Trang 3

Chương 1

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1 Khái niệm “Triết học”

1.1.1 Nguồn gốc của ngôn ngư

Khái niệm “Triết học” ra đời khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI

trước Công nguyên ở cả phương Đông và phương Tây

Ở phương Đông, “Triết học” có nguồn gốc từ chữ “Triết” của người

Trung Quốc, với hàm nghĩa truy tim nội dung, bản chất của đối tượng

Ở phương Tây, “Triết học” bắt nguồn từ chữ “philosophia” (yêu mến sự

thông thái” của người Hy Lạp, với hàm nghĩa quý trọng kiến thức uyên thâm

1.1.2 Định nghĩa

Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con ngưới về thế giới;

về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó

Đặc trưng cơ bản của tri thức Triết học:

– Tính hệ thống

– Tính lý luận

– Tính khái quát

Nội dung của Triết học phản ánh:

– Những vấn đề về thế giới (vũ trụ);

– Những vấn đề về con người, xã hội loài người;

– Vị trí, vai trò của con người trong thế giới

1.2 Khái niệm “Sinh học”

1.2.1 Nguồn gốc từ ngư:

Sinh học thường được định nghĩa đơn giản là “khoa học về sự sống”

Các tiếng nước ngoài Biology (tiếng Anh), Biologie (tiếng Pháp), Biologia (tiếng

Nga) bắt nguồn từ chữ Hy Lạp: Bios (sự sống) và Logos (môn học hay học

thuyết) Tuy nhiên chưa có định nghĩa nào thỏa mãn được các nhà khoa học rằng

sự sống là gi ? Ở đây, sự sống được hiểu là dạng hoạt động vật chất có trong mỗi

sinh vật đang tồn tại Muốn hiểu được thế nào là Sinh học, chúng ta phải hiểu

các đặc tính và biểu hiện của sự sống

1.2.2 Các đặc tính và biểu hiện của sự sống:

1.2.2.1 Sự đa dạng và thống nhất của sự sống

Trang 4

– Đa dạng các loài thể hiện: kích thước, màu sắc, hình

dáng, trọng lượng…

– Hệ thống thứ bậc của nhiều mức tổ chức khác nhau: từ

tổ chứa thấp như các phân tử đến cao nhất là toàn bộ

sinh quyển trên hành tinh chúng ta Có các mức chủ

yếu sau:

+ Các đại phân tử sinh học,

+ Tế bào,

+ Cá thể,

+ Quần thể,

+ Loài,

+ Quần xã,

+ Hệ sinh môi,

+ Sinh quyển

– Sự thống nhất biểu hiện ở hệ thống phân loại và sự

giống nhau ở các cấu trúc và cơ chế vi mô

1.2.2.2 Các tính chất đặc trung cho sự sống:

– Vật chất: cấu trúc phức tạp và tổ chức tinh vi

– Năng lượng: sự chuyển hóa phức tạp

– Thông tin: ổn định, chính xác và liên tục

1.2.2.3 Các biểu hiện của sự sống:

– Trao đổi chất

– Sự nội cân bằng

– Sự tăng trưởng

– Sự vận động

– Sự đáp lại

– Sự sinh sản

– Sự thích nghi

1.2.2.4 Các bộ môn sinh học

Trang 5

Sinh học nghiên cứu vô số các dạng sinh vật trên nhiều khía cạnh

khác nhau như cấu trúc, chức năng sự phát triển cá thể, sự tiến hóa và mối quan

hệ với môi trường… và ở các mức tổ chức khác nhau như mức phân tử, tế bào,

cơ thể loài và trên loài… Nó là một khoa học rất rộng lớn, nên khó có nhà khoa

học nào biết đầy đủ mọi khía cạnh của nó, phần lớn các nhà khoa học là chuyên

gia trong của một lĩnh vực nào đo được gọi là bộ môn của Sinh học Mỗi bộ

môn chuyên sâu ở những lĩnh vực nhất định và giữa chúng không ít chỗ trùng

lặp

Sinh học có rất nhiều bộ môn, sau đây là một số chủ yếu:

Thực vật học: nghiên cứu thế giới thực vật.

Động vật học: nghiên cứu thế giới động vật.

Hệ thống học: sắp xếp hệ thống các dạng sinh vật trong mối quan hệ học hàng.

Giải phẫu học: nghiên cứu cấu trúc bên trong cơ thể.

Sinh lý học: nghiên cứu hoạt động chức năng của cơ thể.

Sinh học phát triển: nghiên cứu sự phát triển cá thể từ phôi đến trưởng thành.

Tế bào học: nghiên cứu tế bào.

Mô học: nghiên cứu các mô.

Di truyền học: nghiên cứu tính di truyền và biến dị.

Sinh hoa học: nghiên cứu các quá trình sinh hóa.

Lý sinh học: nghiên cứu các quá trình vật lý trong cơ thể sống.

Sinh môi học: nghiên cứu quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

Vi sinh học: nghiên cứu thế giới vi sinh vật.

Mỗi môn học lại có thể chia nhỏ do tích lũy nhiều số liệu Ví dụ

động vật học có thể nghiên cứu động vật có xương và động vật không xương

Động vật có xương có thể chia ra như ngư học hay điểu học…

Do sự phát triển mạnh của Sinh học nhiều lĩnh vực mới được hình

thành như sinh học phân tử, enzym học, sinh học vũ trụ…

Đến đây có thể định nghĩa rộng hơn: “Sinh học đo là một tổ hợp

các môn khoa học nghiên cứu từ những khía cạnh khác nhau và ở những

mức độ khác nhau toàn bộ tính đa dạng của sự sống”.

1.2.3 Định nghĩa “Sinh học”

Sinh học là một ngành khoa học tự nhiên rộng lớn, rất phức tạp, có

nhiều ứng dụng trực tiếp và gián tiếp cho loài người, không những trong đời

Trang 6

sống hàng ngày, lịch sử văn hóa mà cả những vấn đề tầm cỡ thế giới và tương

lai của nhân loại đương đại.

Chương 2

MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH HỌC VÀ TRIẾT HỌC

2.1 Triết học và đối tượng của triết học

Triết học ra đời vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỹ VI trước Công

nguyên với những thành tựu rực rỡ trong các nền triết học cổ đại ở Trung Quốc,

Ấn Độ và Hy Lạp Đối với sự phát triển tư tưởng triết học ở Tây Âu, kể cả đối

với triết học Mác, triết học cổ Hy Lạp có ảnh hưởng rất lớn như F Engels đã

nhận xét: "từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm

mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này" Thuật ngữ

"triết học" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "yêu thích (philos) sự

thông thái (sophia)" Triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức; nhà

triết học là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý, nghĩa là có thể làm sáng

tỏ bản chất của mọi vật Với quan niệm như vậy, Triết học thời cổ đại không có

đối tượng riêng của mình mà được coi là "khoa học của các khoa học", bao gồm

toàn bộ tri thức của nhân loại Trong suốt "đêm dài trung cổ" của Châu Âu, Triết

học phát triển một cách khó khăn trong môi trường hết sức chật hẹp; nó không

còn là khoa học độc lập mà chỉ là một bộ phận của thần học; nên Triét học tự

nhiên thời cố đại đã bị thay thế bởi Triết học kinh viện Sự phát triển mạnh mẽ

của khoa học vào thế kỹ XV, XVI đã tạo ra một cơ sở tri thức vũng chắc cho sự

phục hưng Triết học Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt là yêu cầu của

sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành nhất là các khoa học

thực nghiệm ra đời với tính cách là những khoa học độc lập Sự phát triển xã hội

được thúc đẩy bởi sự hình thành và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa,

bởi những phát hiện lớn về địa lý thiên văn cùng những thành tựu khác của cả

khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát

triển của Triết học Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức khoa học

thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy

tâm và tôn giáo và đã đạt được đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ

XVII - XVIII ở Anh, Pháp, Hà Lan, với những đại biểu tiêu biểu như F Bacon,

Thosmas Hobbes (Anh), Denis Diderot, Claude Adrien Helvétius (Pháp), Rense

Descates (Hà Lan) V I Lenin đặc biệt đánh giá cao công lao của các nhà duy

vật Pháp thời kỳ này đối với sự phát triển chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết

học trước Marx Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành

cũng từng bước làm phá sản tham vọng của Triết học muốn đóng vai trò "khoa

học của các khoa học" Triết học Hegel là học thuyết cuối cùng mang tham vọng

đó Hegel xem triết học của mình là một hệ thống phổ biến của nhận thức, trong

Trang 7

đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào Triết

học Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu

thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của Triết học Marx Đoạn tuyệt triệt để với quan

niệm "khoa học của các khoa học", Triết học marx xác định đối tượng nghiên

cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập

trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã

hội và tư duy

2.2 Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan.

Để tồn tại, loại người phải thích nghi với giới tự nhiên Nhưng con

người không thích nghi với thế giới bên ngoài một cách thụ động mà luôn tìm

cách biến đổi thế giới đó theo những yêu cầu cuộc sống của mình Muốn vậy,

con người cần hiểu biết về thế giới xung quanh cũng như về chính bản thân

mình Thế giới xung quanh ta là gì? Nó có bắt đầu và kết thúc hay không? Sức

mạnh nào chi phối sự tồn tại và biến đổi của nó? Con người là gì? Nó được sinh

ra như thế nào? Quan hệ của nó với thế giới bên ngoài ra sao? Nó có thể biết gì

và làm gì với thế giới đó? Vì sao có người tốt, kẻ xấu? Cuộc sống con người có ý

nghĩa gì? v.v Những câu hỏi như vậy được đặt ra với mức độ khác nhau đối với

con người từ nguyên thuỷ cho đến ngày nay và mai sau Đặc tính của tư duy con

người là muốn hiểu biết tận cùng, hoàn toàn đầy đủ, song tri thức mà con người

và cả loài người đạt được luôn luôn là có hạn Quá trình tìm tòi giải đáp những

câu hỏi như trên làm hình thành ở con người những quan niệm nhất định, trong

đó những yếu tố cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin đã hoà quyện với nhau

trong một khối thống nhất Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới

quan khi đã trở thành niềm tin của con người qua sự thể hiện lâu dài trong cuộc

sống của nó Sự hình thành lý tưởng là trình độ phát triển cao của thế giới quan

2.3 Tính thống nhất của thế giới.

Khuynh hướng chung của các trường phái duy vật là tìm nguồn gốc,

bản chất sự thông nhất của thế giới vật chất ngay trong bản thân nó Trong thời

cận đại cũng như cả trong cổ đại, việc phủ nhận lực lượng siêu tự nhiên và việc

thừa nhận sự thống nhất vật chất của thế giới không tách rời nhau Nếu như các

nhà triết học tự nhiên thời Cổ đại và Phục hưng đã luận chứng nguyên tắc thống

nhất vật chất của thế giới bằng cách quy cái siêu tự nhiên về cái tự nhiên, về cái

có thể thụ cảm cảm tính được, thì các nhà duy vật thời cận đại đã chứng minh sự

thống nhất vật chất của thế giới phù hợp với nhất nguyên luận duy vật bằng

những thành tựu của khoa học tự nhiên thời đó Bằng sự phát triển lâu dài của

bản thân Triết học và sự phát triển khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng

chứng minh rằng, bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật

chất Điều này được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:

Trang 8

Một là, chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất.

Thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người

Hai là, mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống

nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chũng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là

những kết cấu vật chất, hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng

chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất

Ba là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được

sinh ra và không bị mất đi Trong thế giới không có gì khác ngoài những quá

trình vật chất đang biến đổi và chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân

và kết quả của nhau Tính vật chất của thế giới đã được kiểm nghiệm bởi chính

cuộc sống hiện thực của con người và nó trở thành cơ sở cho cuộc sống của con

người Con người không thể bằng ý thức mà sản sinh ra các đối tượng vật chất

được Con người chỉ có thể cái biến thế giới vật chất theo những quy luật vốn có

của nó Sự phát triển của khoa học đã bác bỏ những quan điểm duy tâm và tôn

giáo tìm nguồn gốc, bản chất của thế giới từ thần thánh, từ những lực lượng siêu

nhiên tự nhiên Nếu như tôn giáo chia thế giới thành ba bộ phận tuyệt đối khác

nhau về bản chất - trần gian, địa ngục và thiên đường, do những Đấng thiêng

liêng nào đó tạo ra và chi phối, thì trái lại, khoa học tự nhiên và triết học duy vật

đã chứng minh rằng, thế giới xung quanh ta từ những vật vô cùng lớn đến những

vật vô cùng nhỏ, từ tự nhiên đến xã hội, từ giời vô sinh đến giới hữu sinh, từ

thực vật đến động vật, tuy rất khác nhau, song có cùng bản chất và thống nhất ở

bản chất vật chất ấy Tính thống nhất vật chất của thế giới không loại trừ tính đa

dạng, tính muôn hình muôn vẻ về chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới

Trong thể kỷ XIX, những phát minh vĩ đại của khoa học tự nhiên:

thuyết tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tiến hoá các

loài đã có ý nghĩa lớn lao để chứng minh luận điểm về sự thống nhất vật chất của

thế giới Chính những lý thuyết này đã giải thích mối liên hệ lẫn nhau và sự phát

triển của các hiện tượng nhờ những nguyên nhân tự nhiên Những lý thuyết đó

đã lấp đi cái hố sâu ngăn cách do tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm tạo ra một cachs

giả tạo giữa quả đất với các thiên thể, giữa thực vật và động vật, giữa các loài

giống khác nhau, giữa giới vô sinh và giới hữu sinh Sự phát triển của khoa học

hiện đại tiếp tục chứng minh nguyên lý về sự thống nhất vật chất của thế giới

bằng những thành tựu mới Vật lý học đã đi sâu đi sâu vào thế giới vi mô, nghiên

cứu cấu trúc phức tạp và chuyển hoá lẫn nhau của các hạt cơ bản Những thành

tựu khoa học vũ trụ đã cho phép xác định sự giống nhau về thành phần hoá học

của các thiên thể khác nhau, cũng như những quy luật hoạt động và tiến hoá của

chúng Những thành tựu to lớn của khoa học cho phép tạo ra nhiều vật liệu tổng

hợp mới vào các sản phẩm khác nhau mà trước đây chưa gặp trong tự nhiên lại

càng làm củng cố niềm tin con người vào sự thống nhất vật chất của thể giới

Góp phần vào việc luận chứng vấn đề này còn có những nghiên về sự sống ở

Trang 9

trình độ phân tử, sự phát triển di truyền học, những nghiên cứu về cấu trúc của

bộ não con người và nghiên cứu những phương pháp điều khiển hoạt động tâm

lý của con người, sự phát triển mạnh mẽ của điều khiển học và việc chế tạo các

máy tính điện tử Tất các những thành tựu đó làm sâu sắc thêm nhận thức của

chúng ta về thành phần, về kết cấu của thế giới vật chất, về những đặc điểm hoạt

động và phát triển của nó trên các trình độ tổ chức khác nhau của vật chất Khoa

học hiện đại đi sâu nghiên cứu cấu tạo của vật chất Dựa vào những dấu hiệu

chung về tổ chức của các hệ thống vật chất (bao gồm các yếu tố và kết cấu của

nó), người ta chia ra các trình độ tổ chức vật chất hay các dạng vật chất khác

Trong giới tự nhiên vô sinh, có hai dạng vật chất cơ bản là chất và trường Chất

là cái gián đoạn, được tao ra từ các hạt, có khối lượng (m), có cấu trúc thú bậc

bắt đầu từ nguyên tử có kết cấu phức tạp; nó gồm các hạt cơ bản: proton và

notron tạo thành hạt nhân, các electron quay xung quanh hạt nhân với vận tốc

lớn Ngày nay khoa học đã biết đến các hạt cơ bản khác: các meson, hyperon và

notrino ; chúng tồn tại cả trong nguyên tử, cả trong trạng thái plasma tự do,

chẳng hạn trong các tia vũ trụ Khoa học cũng đã phát hiện tra các hạt: positron,

phản Proton có điện tích trái dấu Các hạt cơ bản (bao gồm cả proton) đều có

thuộc tính sóng - hạt, chúng vừa liên tục vừa gián đoạn (vừa là sóng, vừa là hạt),

vừa có cả khối lượng cả điện tích xác định Còn trường (như trường hấp dẫn),

trường điện từ, trường hạt nhân ) là môi trường vật chất liên tục, không có khối

lượng tĩnh (m) Trường làm cho các hạt liên kết với nhau, tác động với nhau và

nhờ đó mới tồn tại được Tuy nhiên, ranh giới giữa chất và trường cũng là tương

đối; chất và trường có thể chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng càng chứng tỏ rằng,

hoàn toàn không có không gian không có vật chất; không có vật chất dưới dạng

này thì lại có vật chất dưới dạng khác Không thể có thế giới không phải vật chất

nằm bên cạnh thế giới vật chất Và cũng không thể hình dung thế giới vật chất

chỉ có quả đất, hệ mặt trời của chúng ta hay một số thiên hà, mà phải là toàn bộ

các trình độ tổ chức vật chất từ các hệ thống thiên hà: các thiên hà - các hệ thống

hành tinh - các hành tinh đến các vật thể vi mô: các phân tử - các nguyên tử - các

hạt cơ bản - chân không vật lý Trong giới tự nhiên hữu sinh, có các trình độ tổ

chức vật chất là: sinh quyển - sinh khu - quần thể - cơ thể đa bào - tế bào - tiền tế

bào; các acid nucleic (DNA và RNA) và chất đản bạch Sự phát triển của Sinh

học hiện đại đã tìm ra được nhiều mắt khâu trung gian chuyển hoá giữa các trình

độ tổ chức vật chất, cho phép nối liền vô cơ, hữu cơ và sự sống Vật chất sống

bắt nguồn từ vật chất không sống Thực vật, động vật và cơ thể con người có sự

giống nhau về thành phần vô cơ, cấu trúc và phân hoá tế bào, về cơ chế di truyền

sự sống Như vậy, những thành tự của khoa học tự nhiên đã giúp cho chủ nghĩa

duy vật biện chứng có cơ sở để khẳng định rằng các sự vật, hiện tượng đều có

cùng bản chất vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất và thông qua tính vật

chất Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận cả về bề rộng lẫn bề sâu

Vật chất không được sinh ra và không bị mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này

Trang 10

sang dạng khác Trong thế giới không có nơi nào và lúc nào có gì khác ngoài vật

chất đang vận động, chuyển hoá và những cái do vật chất vận động, chuyển hoá

mà sinh ra Xã hội loài người là cấp độ cao nhất của cấu tạo vật chất, là cấp độ

đặc biệt của tổ chức vật chất ở đây nhân tố hoạt động là những con người có ý

thức Song điều đó không làm mất đi tính vật chất, khách quan của đời sống xã

hội, của các quan hệ vật chất xã hội Xã hội là một bộ phận của thế giới vật chất

có nền tảng tự nhiên, có kết cấu và quy luật vận động khách quan không phụ

thuộc vào ý thức con người Vật chất dưới dạng xã hội là kết quả hoạt động của

con người Con người có vai trò năng động, sáng tạo trong thế giới vật chất Triết

học Marx - Lenin với quan niệm duy vật về lịch sử đã đóng góp quan trọng vào

việc chứng minh nguyên lý về sự thống nhất vật chất của thế giới Việc làm sáng

tỏ vai trò quyết định của phương thức sản xuất của cải vật chất trong sự phát

triển xã hội, việc chứng minh vị trí hàng đầu, ưu thế của các quan hệ kinh tế

trong hệ thống các quan hệ xã hội đã tạo cơ sở khoa học để nhận thức đúng đắn

các hiện tượng xã hội, để nghiên cứu những quy luật khách quan của xã hội

Như vậy, thế giới - cả tự nhiên lẫn xã hội - về bản chất là vật chất,

thống nhất ở tính vật chất của nó Thế giới vật chất có nguyên nhân tự nó, vĩnh

hằng và vô tận với vô số những biểu hiện muôn hình muôn vẻ

2.4 - Nguồn gốc tự nhiên và sự phát triển của khoa học tự nhiên.

Trước Marx nhiều nhà duy vật tuy không thừa nhận tính chất siêu tự

nhiên của ý thức song, do khoa học chưa phát triển nên cũng đã không giải thích

đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức Dựa trên những thành tựu của khoa học

tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định

rằng ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật

chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con

người Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật hiện đại đã tạo

ra những máy móc thay thế cho một phần lao động trí óc của con người Chẳng

hạn các máy tính điện tử, robot "tinh khôn", trí tuệ nhân tạo Song điều đó không

có nghĩa là máy móc cũng có ý thức như con người Máy móc dù có tinh khôn đi

đến đâu đi chăng nữa, cũng không thể thay thế được cho hoạt động chí tuệ của

con người máy móc là một kết cấu kỹ thuật do con người tạo ra, còn con người

là một thực thể xã hội Máy móc không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh

thần trong bản thân nó như con người Do đó, chỉ có con người với bộ óc của

mình mới có ý thức theo đúng nghĩa của từ đó Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc

không thôi mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại

tác động đó thì cũng không thể có ý thức

Từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, khoa học tự nhiên chuyển dần trọng

tâm sang việc nghiên cứu các quá trình trong sự liên hệ, vận động và phát triển

của chúng Những thành quả do khoa học tự nhiên mang lại đã chứng minh rằng,

Ngày đăng: 19/11/2017, 20:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w