Một đồng nghiệp thân thiết bị sa thải, một ý tưởng mới bạn kỳ vọng lại bị chê bai không tiếc lời, một bản đánh giá hiệu quả công việc của bạn không mấy triển vọng
Bí quyết để không bật khóc nơi công sở Một đồng nghiệp thân thiết bị sa thải, một ý tưởng mới bạn kỳ vọng lại bị chê bai không tiếc lời, một bản đánh giá hiệu quả công việc của bạn không mấy triển vọng . Những rắc rối đó nhiều khi khiến bạn chỉ muốn khóc nhất là đối với phái nữ. Ai cũng có đời sống tình cảm với những xúc cảm riêng, và sự tổn thương khi gặp những điều không thuận lợi cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu giữ tâm trạng không vui đó cho đến khi về nhà hay tìm được một góc nào đó rồi thỏa sức khóc cho nguôi ngoai ấm ức, buồn bã thì không có gì phải nói. Nhưng đôi khi, bạn không thể kiềm chế được cảm xúc, nước mắt chỉ trực trào ra, nhất là đối với những người giàu cảm xúc, dễ tổn thương. Thế nhưng, bật khóc ngay tại công ty, trước mặt sếp và các đồng nghiệp quả thật chẳng hay ho gì, nhất là khi đã bình tĩnh lại, bạn chắc chắn sẽ thấy bối rối khi đối diện mọi người trong công ty. Cố gắng kiềm chế cảm xúc, hoặc ít nhất hãy ra khỏi công ty rồi hẵng rơi nước mắt - (Ảnh minh họa) Bởi vậy, thay vì rơi nước mắt, bạn hãy chọn cho mình cách hóa giải thật hợp lý để không phải xấu hổ với mọi người. - Ra khỏi văn phòng Đây là cách được khá nhiều người lựa chọn mỗi khi cảm thấy mình khó kiềm chế được cảm xúc, những giọt nước mắt đang chực tuôn ra. Nhanh chóng xin lỗi mọi người một cách lịch sự và rời khỏi văn phòng, có thể vào toilet gần nhất, vào quán cà phê hoặc chui vào xe ô tô riêng của mình đều được. Bởi lúc này, điều cần nhất là bạn phải tránh ánh mắt của mọi người, nép mình vào một góc để cân bằng lại cảm xúc. Khi đã bình tĩnh hơn, hãy gọi cho một người bạn, người thân nào đó đáng tin cậy - (Ảnh minh họa) Khi đã bình tĩnh hơn, hãy nhấc điện thoại gọi cho một người bạn hoặc người thân nào đó đang tin cậy, biết lắng nghe để bạn chia sẻ. Nên nhớ, đó phải là người có uy tín, tạo được niềm tin cho bạn. Nếu họ có thời gian, cố gắng hẹn gặp và nói chuyện trực tiếp là tốt nhất. Nếu quá xa hoặc người ta vì lý do gì đó không đến kịp, nói chuyện qua điện thoại cũng giúp bạn xả stress nhiều đấy. - Xem xét mọi chuyện Việc này là cần thiết nhưng đừng vội vàng suy xét mọi việc khi trong lòng vẫn chưa bình tĩnh, ổn định trở lại. Hãy nghỉ ngơi, yên tĩnh một vài ngày để xóa đi tâm trạng muộn phiền trước đã. Khi đã lấy lại trạng thái cân bằng, bạn nên ngồi lại xem xét tình hình, suy nghĩ và phán xét mọi việc thật chu đáo, kín kẽ xem nguyên nhân của vấn đề ở đâu. Nếu lỗi là ở bạn, hãy thẳng thắn nhận trách nhiệm về mình, đừng bao giờ tìm cách để đổ thừa cho người khác. Lúc đó, bạn nên có lời giải thích và xin lỗi đồng nghiệp một cách công bằng. Khi mọi việc đã được hóa giải, bạn nên trở lại trạng thái điềm tĩnh và cư xử với đồng nghiệp như chưa có chuyện gì xảy ra, không để bụng chuyện cũ. Đừng để chuyện đã qua ảnh hưởng đến quan hệ của bạn với mọi người. Bình tĩnh lại, hãy xem xét mọi việc để có cách ứng xử phù hợp - (Ảnh minh họa) Nếu vấn đề không phải ở bạn mà là lỗi của đồng nghiệp hay kể cả do sai lầm của sếp, bạn cũng nên gặp người đó nói chuyện trực tiếp. Trong buổi gặp này, bạn sẽ phân tích đúng sai, không phải là để chỉ trích đổ lỗi mà là để mọi người hiểu vấn đề và hiểu nhau hơn. Với những người hiểu biết, chắc chắn, bạn không phải lo lắng về mối quan hệ của bạn với họ trong thời gian tới. Cuộc sống luôn có những điều phức tạp và đôi khi, khó khăn trong công việc lần đời sống riêng tư khiến bạn phát điên, chỉ muốn khóc hoặc hét lên thật to. Thế nhưng, cách tốt nhất là nên kiềm chế cảm xúc, giữ bình tĩnh nơi công sở bởi nhiều vị sếp khó tính sẽ đánh giá sự chuyên nghiệp của bạn qua cách cư xử và những phản ứng hằng ngày đấy. Hải Như Theo Women24/Bưu Điện Việt Nam . Bí quyết để không bật khóc nơi công sở Một đồng nghiệp thân thiết bị sa thải, một ý tưởng mới bạn kỳ vọng lại bị chê bai không tiếc lời,. gì xảy ra, không để bụng chuyện cũ. Đừng để chuyện đã qua ảnh hưởng đến quan hệ của bạn với mọi người. Bình tĩnh lại, hãy xem xét mọi việc để có cách