1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Cơ chế đảm bảo hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân huyện thọ xuân

33 145 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÁC CƠ CHẾ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 3 1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân 3 1.1. Khái niệm, đặc điểm của Đại biểu Hội đồng nhân dân 3 1.2. Vị trí và vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân 3 1.3. Quyền hạn và trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân: 4 2. Cơ sở pháp lý về cơ chế đảm bảo hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân 8 Chương II. THỰC TRẠNG VỀ CÁC CƠ CHẾ ĐẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TẠI HUYỆN THỌ XUÂN 12 1. Khái quát về huyện Thọ Xuân 12 1.1. Đặc điểm chung: 12 1.2. Vị trí, vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân 13 1.3. Quyền hạn và trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân 15 2. Các cơ chế đảm bảo hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ xuân 18 2.1. Những kết quả đã đạt được: 18 2.2. Những tồn tại và hạn chế. 21 3. Những thuận lợi và khó khăn. 23 3.1. Thuận lợi 23 3.2. Khó khăn 23 Chương III. Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN THỌ XUÂN 25 KẾT LUẬN: 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 29

LỜI CAM ĐOAN Để thực hiện đề tài “Cơ chế đảm bảo hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân qua thực tiễn hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân” tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu tự vận dụng những kiến thức của mình cũng như đã được học của giảng viên hướng dẫn để làm đề tài nghiên cứu khoa học này Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi Mọi thông tin, tư liệu được trình bày trong công trình khoa học này là hoàn toàn trung thực LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện được bài tiểu luận này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên, TS Tạ Quang Ngọc đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thiện được bài tiểu luận của mình Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song do thời gian, kiến thức và trình độ lý luận thực tiễn còn hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mong có được sự góp ý của quý thầy, cô giáo để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU Theo tài liệu Hỏi- đáp về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 do Hội đồng Bầu cử Quốc gia biên soạn thì Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; Có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với cử chi, chịu sự giám sát của cử chi, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử chi về mọi hoạt động của mình và của Hội đồng Nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử chi; Xem xét, đôn đốc việc giải quyết tố cáo, khiếu nại của cử chi Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm vận động Nhân dân thực thi Hiến pháp và Pháp luật của Đảng và Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước Đại biểu Hội đồng nhân dân là người gần gũi với nhân dân, giải đáp mọi thắc mắc của nhân dân, góp phần tuyên truyền đường lối chính sách, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với Nhân dân, giúp thúc đẩy các đường lối chính sách đó đi vào thực tiễn đời sống một cách có hiệu quả nhất, đồng thời Đại biểu Hội đồng nhân dân là người chỉnh đốn lại những suy nghĩ sai, lệch lạc của người dân về Đảng và chính quyền, giúp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới, xây dựng đất nước Với vai trò hết sức quan trọng như vậy, tuy nhiên trên thực tế Đại biểu Hội đồng nhân dân vẫn chưa phát huy được hết vai trò của mình trong hoạt động do còn có nhiều hạn chế trong trình độ chuyên môn, kỹ năng cũng như các cơ chế hỗ trợ trong làm việc khiến các Đại biểu Hội đồng nhân dân gặp nhiều khó khăn khi tiến hành hoạt động Điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động của Ủy ban Nhân dân nói chung và đội ngũ Đại biểu hội đồng nhân dân nói riêng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, Ủy ban Nhân dân các cấp 4 đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động có hiệu quả, giúp hoàn thành được các mục tiêu mà Ủy ban Nhân dân giao phó, giúp nâng cao đời sống, nhận thức của nhân dân, đưa chính sách, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào trong nhân dân Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân tôi đã lựa chọn đề tài: Cơ chế đảm bảo hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân qua thực tiễn hoạt động của Đại biểu hội đồng nhân dân tại 1 đơn vị hành chính Để làm bài tiểu luận này Bài tiểu luận gồm 3 chương: • Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về các cơ chế đảm bảo hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân • Chương II: Thực trạng về các cơ chế đảo đảm hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân tại huyện Thọ Xuân • Chương III: Ý kiến đóng góp nhắm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân 5 Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÁC CƠ CHẾ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 1 Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân 1.1 Khái niệm, đặc điểm của Đại biểu Hội đồng nhân dân Theo quy định tại Điều 115 Hiến pháp năm 2013, đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri, xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước  Đặc điểm của Đại biểu Hội đồng nhân dân: − Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này − Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương 1.2 Vị trí và vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân Về vị trí, vai trò Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử 6 tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân 1.3 Quyền hạn và trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân: Về quyền hạn Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án tòa án nhân dân, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương hiện hành, đại biểu Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: − Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân 7 − Có trách nhiệm thực hiện quy định về sử dụng, bảo quản tài liệu trong kỳ họp; không được tiết lộ nội dung tài liệu mật, nội dung các phiên họp kín của Hội đồng nhân dân − Phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó − Có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết − Có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án tòa án nhân dân, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn 8 − Có quyền kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Hội đồng nhân dân và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết Có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân − Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật − Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu theo quy định của pháp luật − Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Hội đồng nhân dân, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Hội đồng nhân dân nếu không có sự đồng ý của Hội đồng nhân dân hoặc trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp, không có sự đồng ý của Thường trực Hội đồng nhân dân Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ phải lập tức báo cáo để Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc, được trả lương, phụ cấp và hưởng chế độ để biết hỗ trợ cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong 9 năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biểu Hội đồng nhân dân Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc và được đảm bảo trả lương, phụ cấp, các chế độ khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó đại thọ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc có trách nhiệm sắp xếp công việc, tạo điều kiện cần thiết cho đại biểu Hội đồng nhân dân làm nhiệm vụ Về trách nhiệm Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do thì Thường trực Hội đồng nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích 10 pháp luật của Nhà nước, gây mất đoàn kết, niềm tin của người dân vào chính quyền, vào Đảng và Nhà nước − Ngoài ra, do nằm ở khu vực khá nhạy cảm, tệ nạn xã hội rất nhiều như: nghiện hút, trộm cắp, mại dâm… vì vậy công tác tuyên truyền cho người dân về việc phòng chống các tệ nạn xã hội cũng là một nhiệm vụ quan trọng của Đại biểu hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân, giúp ổn định đời sống xã hội, tạo nền tảng cho việc phát triển nâng cao đời sống cho người dân 1.3 Quyền hạn và trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân  Quyền hạn: − Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn Quyền hạn này giúp các Đại biểu có thể bảo vệ được lợi ích của người dân, chống lại các hiện tượng tiêu cực trong chính quyền địa phương − Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có quyền kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Hội đồng nhân dân và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết Điều này sẽ giúp Đạ biểu có thể tiêu trừ những hiện tượng cậy quyền cấp thế, "Con ông cháu cha"… Giúp xây dựng một hệ thống UBND vững mạnh − Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trên địa bàn huyện đã từng xãy ra tình trạng ăn chặn số gạo cứu trợ từ Nhà nước đến với người dân bằng cách giảm bớt số 19 lượng gạo trên đầu người chủa người dân, điều nay gây nên sự bức xúc và phản đối của người dân đối với chính quyền địa phượng Điều này làm xấu đi hình ảnh của chính quyền địa phương, đại diện của người dân Với quyền hạn trên, Đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ góp phần vào việc hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong chính quyền huyện Thọ Xuân, đồng thời bảo vệ lợi ích vốn có của người dân, gây dựng lại niềm tin đã mất của người dân đối với chính quyền địa phương cũng như cán bộ, đảng viên − Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhân dân Các cơ quan, dựa vào chức năng nhiệm vụ của mình gây nên sự tổn thất về vật chất hoặc hình ảnh của chính quyền, các tổ chức và người dân, gây nên sự phản đối vô cùng gay gắt trong quần chúng nhân dân Với quyền hạn này, Đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ góp phần ngăn chặn những hoạt động tiêu cực đó từ trong mầm mống − Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó Việc cung cấp các thông tin hữu ích, có liên quan đến hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân sẽ khiến hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân diễn ra thuận lợi, có hiệu quả Những tổ chức, cơ quan cản trở, không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đúng sự thật cho Đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ bị sử phạt theo quy định của pháp luật  Trách nhiệm: − Thứ nhất, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân tổ chức, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân 20 dân huyện Thọ Xuân Trong trường hợp Đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do thì Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó − Thứ 2, Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri Thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri − Thứ 3, sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó Trách nhiệm này xuất phát từ vị trí vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân, là người đại diện cho lợi ích, ý chí, nguyện vọng của nhân dân, có xuất thân từ quần chúng nhân dân vì vậy, việc báo cáo với nhân dân là là việc làm đương nhiên − Thứ 4, Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết Trách nhiệm này có vai trò vô cùng quan trọng, thực hiện tốt 21 nhiệm vụ này sẽ giúp xây dựng lòng tin với nhân dân, giúp giải tỏa những khúc mắc, băn khoăn của người dân với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước 2 Các cơ chế đảm bảo hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ xuân 2.1 Những kết quả đã đạt được: Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đảm bảo hoạt động cho các Đại biểu hội đồng nhân dân, huyện Thọ Xuân đã có được những kết quả: − Thứ nhất, HĐND huyện Thọ Xuân đã đầu tư ngân sách,xây dựng và bố trí nơi làm việc cho các Đại biểu HĐND một cách phù hợp, tạo môi trường làm việc tiện lợi, thoải mái nhất Giúp Đại biểu HĐND co điều kiện hoàn thành tốt những nhiệm vụ đã được giao Một môi trường làm việc đầy đủ tiện nghi, thoải mái sẽ giúp Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân có tinh thần hăng hái trong công việc, giúp năng suất công việc tăng lên − Thứ 2, HĐND huyện Thọ Xuân đảm bảo việc chi trả lương đúng thời hạn và mức lương và phụ cấp theo luật định Ngoài ra, HĐND huyện Thọ Xuân còn có những hỗ trợ về mặt kinh tế thêm cho những Đại biểu có hoạt động tốt Mặc dù Đại biểu Hội đồng nhân dân nhưng cũng là con người, có gia đình và người thân, cũng có nhu cầu về ăn uống, mặc, ở… việc đảm bảo về lương hàng tháng sẽ là nền tảng để Đại biểu Hội đồng nhân dân yên tâm công tác − Thứ 3, HĐND huyện Thọ Xuân tạo những điều kiện thuận lợi nhất giúp các Đại biểu HĐND huyện có thể hoàn thành các nhiệm vụ của mình như hỗ trợ tiền đi lại, cung cấp các thông tin càn thiết phục vụ cho công việc, trả lời những thắc mắc của Đại biểu Hội đồng nhân dân − Thứ 4, các cơ quan trong HĐND huyện Thọ Xuân tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân tiếp xúc cử chi, thu thập những thông tin, ý chí, yêu cầu, nguyện vọng của người dân Giúp các đại 22 biểu hoàn thành được nhiệm vụ là người đại diện của nhân dân, bảo vệ lợi ích cho nhân dân − Thứ 5, HĐND huyện Thọ Xuân hỗ trợ chi phí cho các hoạt động theo tháng của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, giúp các đại biểu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình − Thứ 6, HĐND huyện Thọ Xuân đã tiến hành mở cac lớp học, tập huấn giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng cho Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Một đội ngũ Đại biểu Hội đồng nhân dân có kiến thức, chuyên môn sẽ góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đượ cấp trên giao phó một cách hiệu quả nhất − Thứ 7, Chất lượng đại biểu HĐND đã được nâng lên, đa số các đại biểu HĐND đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, được nhân dân tin cậy Nhiều đại biểu HĐND đã nêu cao tinh thần trách nhiệm là người đại diện của nhân dân, tích cực học tập, nghiên cứu, đổi mới phương pháp làm việc, không ngừng nâng cao chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao Đã tham gia vào việc cụ thể hóa chủ trương của cấp ủy, ra quyết định đúng đắn về quy hoạch và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương − Thứ 8, Đại biểu HĐND cũng đã phát huy vai trò tích cực của mình trong hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, nhiều đại biểu đã phát hiện những vấn đề nổi cộm, bức xúc ở địa phương, từ đó có ý kiến chất vấn với các cơ quan liên quan hoặc kiến nghị với Thường trực HĐND, các ban HĐND để tổ chức các đoàn giám sát, nhằm làm rõ trách nhiệm và đề xuất các giải pháp khắc phục − Thứ 9, Nhiều đại biểu đã kiên trì đeo bám vấn đề đã chất vấn, kiến nghị đến khi có kết quả, thể hiện bản lĩnh, tâm huyết trong hoạt động dân cử Trong đó, các đại biểu là Thường trực HĐND, các đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, Tổ trưởng Tổ đại biểu và các đại biểu là Trưởng, Phó, thành viên các ban HĐND đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đóng góp tích cực cho hoạt động của HĐND Cử tri ngày càng tin tưởng vào HĐND, bởi cơ quan dân cử, 23 các đại biểu dân cử đã nói lên tiếng nói của người dân, lấy lợi ích của nhân dân làm cơ sở để ban hành các quyết sách Từ đó mà vai trò, vị thế của HĐND trong hệ thống chính trị ở địa phương ngày càng được khẳng định và tăng cường Từ những cơ chế hỗ trợ trên, trong năm vừa qua Đại biểu Hội đồng nhân dân đã hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của cả huyện như: − Xây dựng được bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, thống nhất Hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ với nhau Điều này rất có ích trong quá trình hoạt động, giúp các Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân nói riêng và HĐND huyện Thọ Xuân nói chung hoàn thành xuất sắc những công việc đã được giao − Xây dựng được niềm tin của người dân vào chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Đây là yếu tố tiên quyết cho mọi thắng lợi trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Dân là nước, Đảng, Nhà nước là thuyền, nước có thể đẩy thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền, vì vậy có được niềm tin của người dân là vô cùng quan trọng, giúp cả đất nước thống nhất, đoàn kết trong một thể thống nhất chung, từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước − Tuyên truyền được các chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách đó vào cuộc sống của người dân Công tác tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân là một công tác vô cùng khó khăn do khó khăn về trình độ người dân không đồng đều, về vị trí địa lý… thực hiện được công tác này sẽ giúp người dân hiểu được chính sách, pháp luật từ đó thúc đẩy việc thực hiện chính sách, phát luật đó trong nhân dân một cách hiệu quả nhất − Hạn chế việc người dân nghe theo sự sai khiến, kích động của thế lực thù 24 địch, từ đó xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân − Giảm thiểu tỷ lệ tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện 2.2 Những tồn tại và hạn chế Bên cạnh những mặt hiệu quả, công tác hỗ trợ Đại biểu Hội đồng nhân dân trong hoạt động còn có những hạn chế: − Thứ nhất, hiệu quả làm việc của Đại biểu Hội đồng nhân dân còn thấp − Thứ 2, trình độ, kỹ năng, kiến thức của Đại biểu Hội đồng nhân dân còn thấp, chưa đáp ứng được với những thay đổi trog xã hội của huyện − Thứ 3, mới có một bộ phận Đại biểu Hội đồng nhân dân được bố trí nơi làm việc cũng như việc trả lương đúng thời hạn Vì vậy, gây nên sự chán nản, không có hứng thú làm việc cho các đại biểu − Thứ 4, Số lượng đại biểu HĐND chuyên trách chiếm tỉ lệ quá khiêm tốn so với tổng số đại biểu; phần lớn đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, áp lực công việc nhiều nên không thể dành nhiều thời gian cho hoạt động của cơ quan dân cử Hơn nữa, một số đại biểu còn giữ cương vị lãnh đạo trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, do vậy khi thực thi trách nhiệm của đại biểu đôi lúc không tránh khỏi tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” − Thứ 5, Chất lượng hoạt động của đại biểu chưa đồng đều; một số ít đại biểu trình độ năng lực còn hạn chế; một số đại biểu chưa thật sự tích cực tham gia các hoạt động của HĐND; có đại biểu chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của HĐND và của cá nhân đại biểu, e ngại, thiếu tự tin, ngại va chạm trên diễn đàn trong hoạt động giám sát, chất vấn, cũng như trong tiếp xúc cử tri… Từ đó, dẫn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND bị hạn chế, còn hình thức và chưa thực chất − Ngoài ra, một số hạn chế thuộc về cơ chế, chính sách cũng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu và của HĐND như: chưa có quy định cụ thể đại biểu HĐND phải dành bao nhiêu thời gian trong tháng/quý cho hoạt động đại biểu dân cử; không có chế độ sinh hoạt định kỳ để nhận xét đánh giá hoạt động của Tổ đại biểu và đại biểu HĐND 25 3 Những thuận lợi và khó khăn 3.1 Thuận lợi − Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Thọ Xuân khá tốt và đồng bộ, vì vậy việc bố trí nơi làm việc cho Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân khá dễ dàng − Chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác hỗ trợ Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện để họ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao − Các hệ thống cư quan trong Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân đoàn kết, hoạt động đồng bộ nên thuận lợi cho việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân trong quá trình làm việc − Do Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân hoạt động rất hiệu quả, vì vậy nhận được sự tín nhiệm của nhân dân, vì vậy trong quá trình lam việc Đại biểu Hội đồng nhân dân huện nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ người dân 3.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, công tác hỗ trợ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân còn có những khó khăn: − Chính quyền địa phương chưa thực sự coi trọng tiêu chuẩn, lấy tiêu chuẩn làm chính, chưa có cơ cấu hợp lý khi thực hiện hiệp thương lựa chọn ứng cử viên để bầu cử đại biểu HĐND các cấp − Các đại biểu HĐND, nhất là các đại biểu ở cơ sở năng lực hạn chế, nặng về nhiệm vụ chuyên môn ở cơ quan, chưa dành thời gian nghiên cứu chính sách, pháp luật, nghị quyết có đi vào thực tiễn cuộc sống hay không… Các đại biểu cũng không có nhiều điều kiện và thời gian tiếp cận với các nguồn thông tin cần thiết để phục vụ hoạt động Do vậy, ít có đóng góp vào công việc của cơ quan dân cử − Trong khi đó, chưa có những quy định cụ thể về trách nhiệm cá nhân đại biểu, nội dung hoạt động của cá nhân đại biểu dân cử; chưa có cơ chế để giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của đại biểu Cá nhân mỗi đại biểu lúng túng 26 trong giải quyết mối quan hệ giữa thực hiện nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị mình với thực hiện nhiệm vụ đại biểu dân cử; mỗi năm tham gia một vài kỳ họp HĐND hay tiếp xúc cử tri theo định kỳ − Điều kiện để đại biểu hoạt động (phương tiện, cung cấp thông tin…) cũng còn hạn chế Công tác bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND sau khi được bầu còn hạn chế, nặng về lý luận, thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cụ thể trong hoạt động của đại biểu Do vậy, sau tập huấn trình độ đại biểu chưa được nâng lên, hiệu quả tập huấn chưa cao 27 Chương III Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN THỌ XUÂN Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND, phát huy vai trò người đại biểu dân cử trong hoạt động của HĐND, tôi xin trao đổi một số giải pháp sau: Một là, trong các hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND, việc tham gia quyết định tại các kỳ họp HĐND là quan trọng nhất và năng lực quyết định của HĐND tỉnh trước hết phụ thuộc vào năng lực của từng đại biểu HĐND Do đó chất lượng đại biểu HĐND là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử Vì vậy trong công tác bầu cử đại biểu HĐND cần thực sự coi trọng việc lựa chọn các ứng cử viên để bầu; việc xây dựng cơ cấu đại biểu cần cân nhắc làm thế nào vừa đảm bảo tính cơ cấu (vùng miền, dân tộc, tôn giáo, các lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng…), vừa đảm bảo chất lượng đại biểu, không nên nặng về cơ cấu mà xem nhẹ tiêu chuẩn năng lực Vì chất lượng đại biểu là gốc, là cái căn bản, phải tạo cho cử tri có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn được những đại biểu đủ đức, đủ tài, tâm huyết với hoạt động của cơ quan dân cử, có đủ năng lực, điều kiện và đủ dũng khí để đại diện cho họ thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu HĐND Hai là, quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các cấp, các ngành và toàn xã hội nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, vị trí, quyền hạn trách nhiệm của HĐND và đại biểu HĐND Đây cũng là cách tạo ra áp lực của dư luận xã hội đối với đại biểu HĐND, buộc mỗi đại biểu phải hoạt động tốt hơn, có trách nhiệm hơn trước xã hội và cử tri Đồng thời mỗi đại biểu HĐND phải xác định đúng vị trí, vai trò và nhiệm vụ là “người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương” Từ đó chủ động, tích cực 28 tham gia các hoạt động thuộc trách nhiệm của người đại biểu, thể hiện đầy đủ quyền hạn của mình trên các lĩnh vực hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và nhiệm vụ của người đại biểu HĐND Ba là, theo luật định HĐND có chức năng, nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng với bộ máy như hiện nay thì khó thực hiện tốt nên phải xây dựng bộ máy tương ứng Đối với HĐND cấp tỉnh, cấp huyện cần quy định rõ Thường trực HĐND gồm có: Chủ tịch và các Phó chủ tịch; đồng thời tăng số lượng các đại biểu hoạt động chuyên trách của các ban HĐND tỉnh ngoài Trưởng hoặc Phó ban chuyên trách, nên bố trí một ủy viên có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực tương ứng để hoạt động chuyên trách Bốn là, quy định chặt chẽ cơ chế giám sát để tập thể HĐND và cử tri giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của đại biểu HĐND nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đại biểu trước cử tri Cần quy định cụ thể thời gian đại biểu HĐND phải dành cho hoạt động dân cử trong từng tháng hoặc quý; quy định chế độ sinh hoạt định kỳ để nhận xét đánh giá hoạt động của Tổ đại biểu và đại biểu HĐND Hàng năm, mỗi đại biểu HĐND phải xây dựng chương trình công tác, đăng ký với Thường trực HĐND và báo cáo kết quả thực hiện với cử tri nơi mình được bầu Có quy định cụ thể trong Luật Tổ chức HĐND và UBND về thời gian tối thiểu đại biểu HĐND kiêm nhiệm phải dành cho hoạt động của HĐND; thực hiện cơ chế tự kiểm điểm đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của mỗi đại biểu Đồng thời, nghiên cứu đổi mới việc khen thưởng đối với đại biểu HĐND Năm là, đổi mới công tác thông tin phục vụ hoạt động của đại biểu, cần thường xuyên cung cấp đầy đủ tài liệu, nhất là các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, các luật mới được ban hành, các thông tin về tình hình KT - XH của địa phương cho đại biểu HĐND Thực tế đã chứng minh, 29 thông tin có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả công tác giám sát, thẩm tra và ban hành Nghị quyết của HĐND Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát, thẩm tra và quyết định của HĐND, mỗi người đại biểu phải chủ động, tích cực nắm bắt thông tin, nắm tình hình thực tế của địa phương để tham gia thực hiện tốt công tác giám sát, thẩm tra, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng tại diễn đàn kỳ họp của HĐND Sáu là, thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho các đại biểu bằng nhiều hình thức (Hội thảo, tập huấn theo chuyên đề…) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu, nhất là các kiến thức về quản lý Nhà nước, pháp luật và kỹ năng có tính đặc thù trong hoạt động như: kỹ năng nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, tiếp xúc cử tri, giám sát tại kỳ họp, giám sát thường xuyên, thẩm tra, chất vấn, phản biện Đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để các đại biểu toàn tâm, toàn lực cho vai trò là đại biểu của dân, nhất là tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho các đại biểu kiêm nhiệm để giúp đại biểu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình Bảy là, bản thân mỗi đại biểu HĐND phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức đầy đủ vai trò, nhiệm vụ của mình, xác định rõ trách nhiệm trước cử tri và trước tập thể HĐND Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động của mình, hoàn thành chức trách người đại biểu dân cử, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động HĐND nói chung Năng động sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, không thụ động phụ thuộc vào hoạt động của Thường trực HĐND và các ban HĐND Mỗi đại biểu HĐND cần tích cực rèn luyện kỹ năng giao tiếp, vận động, thuyết trình, không chỉ trong kỳ họp HĐND mà ngay trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày Đại biểu HĐND phải thực sự là người đại diện 30 của dân, phải trở thành những người bạn, như những người thân của cử tri KẾT LUẬN: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân Vì vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND vừa là một quá trình phấn đấu của các cơ quan dân cử, vừa là một yêu cầu đặt ra từ thực tiễn và đặc biệt từ đòi hỏi của cử tri đối với cơ quan đại diện cho mình.Trên thực tế, chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND phụ thuộc chủ yếu và được quyết định bởi chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND Để HĐND thực sự đại diện cho Nhân dân, phải bắt đầu từ vai trò, trách nhiệm và năng lực của từng đại biểu HĐND Như vậy, công tác tăng cường cơ chế hỗ trợ các Đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của mình được các cấp, chính quyền vô cùng quan tâm Việc hỗ trợ, tạo điều kiện giúp Đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của mình sẽ đồng thời giúp chính quyền phát triển, hoàn thành nhiệm vụ chung của cả cơ sở Giúp tuyên truyền, truyền bá các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, chống lại những tư tưởng lệch lạc được nảy snh từ những thế lực thù đich Từ đó xây dựng niềm tin vững chắc của người dân đối với chính quyền, cũng như xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng đất nước 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Học liệu bắt buộc: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đề cương chi tiết học phần : Pháp luật về chính quyền địa phương, 2015 2 Văn bản pháp luật: − Theo tài liệu Hỏi - đáp về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 do Hội đồng Bầu cử Quốc gia biên soạn − Điều 103 luật Tổ chức chính quyền địa phương, Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân − Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân 3 Các trang Web: − − − − http://www.chinhphu.vn http://www.dantri.com.vn http://www.vietnamnet.vn http://www.quangngai.vn 32 ... đảm bảo hoạt động Đại biểu Hội đồng nhân dân • Chương II: Thực trạng chế đảo đảm hoạt động Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân • Chương III: Ý kiến đóng góp nhắm nâng cao hiệu hoạt động Đại. .. Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÁC CƠ CHẾ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trị Đại biểu Hội. .. việc đại biểu Hội đồng nhân dân khơng có đồng ý Hội đồng nhân dân thời gian Hội đồng nhân dân khơng họp, khơng có đồng ý Thường trực Hội đồng nhân dân Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị

Ngày đăng: 15/11/2017, 20:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w