Bước sang những năm đầu của thế kỉ XXI , kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước phát triển đáng kể;tham gia vào vòng quay của nền kinh tế toàn cầu, đứng trước vận hội mới đòi hỏi Việt Nam phải có những biện pháp hữu hiệu để nắm bắt những cơ hội và đương đầu với những thách thức ,đưa con tàu kinh tế Việt Nam vững vàng tiến ra biển lớn. Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển tương đối ổn định lại có nhiều lợi thế so với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là hình thức đầu tư trực tiếp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mang lại nhiều lợi ích cho cả phía nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư ; trên cơ sở đó hình thành nên mối quan hệ quốc tế về kinh tế – văn hóa – chính trị. Xuất phát từ những ý nghĩa to lớn đó, để tìm hiểu vấn đề này một cách sâu sắc và cụ thể, em chọn đề tài “Quá trình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt nam “ bởi Nhật Bản là quốc gia có lượng vốn FDI khá lớn đầu tư vào nước ta đồng thời cũng là quốc gia dẫn đầu trong số các nước đầu tư vào Việt Nam về số vốn thực hiện .
Trang 1MỤC LỤC
Phần1 :Lời mở đầu
Phần 2 : Cơ sở lí luận chung
I - Tổng quan về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1-Khái niệm về FDI
2- Phân loại nguồn vốn FDI
3- Vai trò của nguồn vốn FDI
4- khái quát về nguồn vốn FDI tại Việt Nam
II - Thực trạng quá trình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam1- Một số nét cơ bản trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản2- Quá trình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam
2.1- Khái quat chung về FDI của Nhật Bản tại Việt Nam
2.2-Cơ cấu thu hút FDI của Nhật Bản tại Việt Nam
2.3-Những nhân tố thúc đẩy thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam2.4-Những rào cản trong vấn đề thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam III – Các giải pháp nhằm thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt NamPhần 3 : Kết luận
Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang những năm đầu của thế kỉ XXI , kinh tế Việt Nam đã và đang
có những bước phát triển đáng kể;tham gia vào vòng quay của nền kinh tế toàn cầu, đứng trước vận hội mới đòi hỏi Việt Nam phải có những biện pháp hữu hiệu để nắm bắt những cơ hội và đương đầu với những thách thức ,đưa con tàu kinh tế Việt Nam vững vàng tiến ra biển lớn
Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển tương đối ổn định lại có nhiều lợi thế so với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là hình thức đầu tư trực tiếp Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mang lại nhiều lợi ích cho cả phía nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư ; trên cơ sở đó hình thành nên mối quan hệ quốc tế về kinh tế – văn hóa – chính trị
Xuất phát từ những ý nghĩa to lớn đó, để tìm hiểu vấn đề này một cách sâu sắc và cụ thể, em chọn đề tài “Quá trình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt nam “ bởi Nhật Bản là quốc gia có lượng vốn FDI khá lớn đầu tư vào nước ta đồng thời cũng là quốc gia dẫn đầu trong số các nước đầu tư vào Việt Nam về số vốn thực hiện
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo:Trần Thị Thạch Liên đã nhiệt tình giúp đỡ em khi em thực hiện đề án này Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do sự hạn chế kinh nghiệm bản thân và thời gian tìm hiểu tương đối ngắn nên việc thực hiện đề án không trách khỏi những sai sót; em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp cũng như việc chỉnh sửa, bổ sung của cô để bài viết của em hoàn thiện hơn
Trang 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I - Tổng quan về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1) Khái niệm về FDI ( FDI = Foreign Direct Investmen)
FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận
Nói cách khác : FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh và cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này Theo tổ chức thương mại thế giới WTO : FDI xảy ra khi một nhà đầu tư
từ một nước (nước chủ đầu tư) có được 1 tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó
2) Phân loại nguồn vốn FDI theo hình thức đầu tư
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại nguồn vốn FDI như: phân loại theo cơ cấu các ngành kinh tế , phân loại theo vùng địa lý, l•nh thổ Tuy nhiên phân loại theo hình thức đầu tư của nguồn là cách phân loại phổ biến nhất , bao gồm các loại hình sau :
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh : Đây là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên quy dịnh rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp nhân kinh tế
- Doanh nghiệp liên doanh : Là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỉ lệ vốn góp Doanh nghiệp
Trang 4liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài , do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh – chuyển giao ( gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao cho nước tiếp nhận đầu tư (thường trong các công trình đường xá , cầu cống …)
3 ) Vai trò của nguồn vốn FDI
a - Đối với nước chủ đầu tư
- Thông qua đầu tư FDI, các nước đi đầu tư tận dụng được những lợi thế về chi phí thấp của các nước nhận đầu tư (giá nhân công rẻ, chi phí khai thác nguyên vật liệu tại chỗ thấp …) để giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu ở các nước tiếp nhận đầu
tư nhờ đó nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phép các công ty có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước.Thông qua FDI các công ty của các nước phát triển chuyển được một phần các sản phẩm công nghiệp ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống sang các nước nhận đầu tư
để tiếp tục sử dụng chúng như những sản phẩm mới ở các nước này, tạo thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư
- Giúp các công ty chính quốc tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ
Trang 5- Cho phép chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế, tăng cường khả năng ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế nhờ mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, lại tránh được những hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước nhận đầu tư , giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các hàng hoá nhập từ các nước khác Tuy nhiên nếu nhà đầu tư, đầu tư vào nơi có môi trường bất ổn về kinh tế và chính trị thì rất dễ bị mất vốn
b - Đối với nước tiếp nhận đầu tư
- Bổ sung cho nguồn vố trong nước: FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích luỹ nội bộ thấp cản trở đầu tư và đổi mới kĩ thuật trong điều kiện khoa học kĩ thuật thế giới phát triển mạnh.Các nước NICs trong gần 30 năm qua nhờ nhận được trên 50 tỉ USD đầu tư nước ngoài cùng với chính sách kinh tế năng động, hiệu quả đã trở thành những con rồng Châu á
- Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý : thông qua FDI các công ty ở nước ngoài đã chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc nước khác cho nước tiếp nhận đầu tư do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại (thực tế cho thấy có những công nghệ không thể mua được bằng quan hệ thương mại đơn thuần ), những kinh nghiệm quản lý, năng lực marketing, đội ngũ lao động được đào tạo, rèn luyện về mọi mặt (kỷ luật lao động, trình độ kỹ thuật , phương pháp làm việc …)
- Tăng nguồn thu ngân sách : FDI góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước qua việc đánh thuế vào công ty nước ngoài; thông qua hợp tác với nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giới Như vậy các nước có khả năng tốt hơn trong việc huy động tài chính cho các dự án phát triển
Trang 6- Đầu tư FDI làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước
- Tăng số lượng việc làm và đào tạo công nhân : các công ty, xí nghiệp FDI
sẽ thuê mướn lao động địa phương, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.Từ đó tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề
Mặc dù FDI mang lại nhiều lợi ích cho nước nhận đầu tư song nếu nước sở tại không quy hoạch cho đầu tư cụ thể và khoa học thì sẽ dẫn đến đầu tư tràn lan , kém hiệu quả , tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và dẫn đến ô nhiễm môi trường
4 ) Khái quát về FDI tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên nhu cầu về vốn rất lớn Chính phủ
và Nhà nước đã và đang tìm rất nhiều biện pháp để thu hút đầu tư đặc biệt là đầu
tư trực tiếp nước ngoài Tính đến hết tháng 9/ 2007 FDI của nước ta đạt 9,6 tỉ USD tăng 38% so với cung kỳ năm 2006
Quá trình thu hút FDI vào Việt Nam từ 1988 đến nay trải qua 4 giai đoạn :
- Giai đoạn 1988 -1990: Là giai đoạn khởi đầu, FDI chưa có tác động mạnh
mẽ đến tình hình kinh tế xã hội Vào giai đoạn này, ngoài việc có 1 bộ luật đầu
tư nước ngoài khá hấp dẫn, các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thu hút FDI Mặt khác các nhà đầu tư nước ngoài coi Việt Nam như một vùng đất mới hứa hẹn hấp dẫn nhưng lại rất thận trọng trong việc quyết định tiến hành đầu tư ; vì vậy trong suốt giai đoạn này chỉ có 214 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký là 1,58 tỉ USD, vốn thực hiện không đáng kể vì các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép còn phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới có thể đưa các dự án vào hoạt động
Trang 7- Giai đoạn 1991- 1997 : Là giai đoạn FDI tăng trưởng mạnh, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước; chỉ tính riêng thời kỳ 1991-1995 đã thu hút được 16,2 tỉ USD vốn đăng ký Đây là mức tăng trưởng hết sức ngoạn mục; vốn thực hiện trong cả 5 năm của FDI là 6,086 tỉ USD; chỉ 2 năm 1996 và 1997 vốn thực hiện đã đạt 5,382 tỉ USD.Có thể khẳng định đây là thời kỳ hoạt động FDI rất sôi nổi, hàng nghìn đoàn khách tìm kiếm
cơ hội đầu tư, hàng trăm dự án chờ thẩm định , hàng chục nhà máy được khởi công cùng nột lúc.Trên thực tế cuối thời kỳ này đã bắt đầu xuất hiện những trở lực trước hết là quan điểm nhận thức đối với FDI và thủ tục hành chính trở nên phiền hà
- Giai đoạn 1997-2000 : Là thời kỳ suy thoái của FDI, vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1998 và giảm mạnh trong các năm 1999, 2000 Vốn thực hiện cao nhất vào năm 1997 đạt 3,215 tỉ USD, năm 1998 đạt 2,369 tỉ USD , đến năm
2000 đạt 2,413 tỉ USD
- Giai đoạn 2001 đến nay : Là thời kỳ phục hồi của hoạt động FDI Vốn đăng ký 2001 là 2,592 tỉ USD = 128% năm 2000 Hai năm tiếp theo có sự giảm sút: năm 2002 đạt 1,621 tỉ USD; năm 2004 đạt 1,914 tỉ USD; đến năm 2005 lượng vốn vào Việt Nam tăng mạnh, đạt khoảng 3.5 tỉ USD; vốn thực hiện 5 năm của thời kỳ này khoảng 2,5 tỉ USD
Trong những năm gần đây, hoạt động FDI đã có những nét mới đáng ghi nhận; nhiều dự án triển khai có hiệu quả do đó đã mở rộng quy mô sản xuất; đến cuối năm 2006 cả nước đã thu hút 10,2 tỉ USD vốn FDI trong đó có 1 số dự án
có số vốn tương đối lớn như: công ty Posco ( 1,126 6 tỉ USD ), công ty TNHH Intel products VN ( 1 tỉ USD ), công ty TNHH Tycoons Worldwide steel VN ( 556 triệu USD)
Trang 8Năm 2007 Việt Nam đã thu hút 9,6 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
số dự án quy mô lớn được cấp giấy phép đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.Riêng 15 dự án có quy mô vốn đầu tư lớn đã chiếm 45,7% tổng vốn đăng
kí cả nước trong 9 tháng đầu năm 2007
Theo báo cáo của diễn đàn Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) ngày 17/10/2007 Việt Nam lọt vào tốp 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất
về đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia giai đoạn 2007-2009
Trên đây là những nét khái quát chung về nguồn vốn FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 1988 đến nay.Việc nghiên cứu nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ mang đến một cái nhìn cụ thể về tình hình thu hút FDI ở nước ta hiện nay
II – Thực trạng quá trình thu hút FDI của Nhật Bản ở
Việt Nam
1- Một số nét chính trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
Sự thay đổi nhanh chóng bối cảnh quốc tế với xu thế hoà bình, hợp tác trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ kinh tế thế giới, khu vực nói chung và các quan hệ kinh tế song phương nói riêng trong đó
có quan hệ Việt Nam - Nhật Bản Trước đây, quan hệ 2 nước đã có thời kỳ bị gián đoạn; do các yếu tố quốc tế nên Việt Nam và Nhật Bản ít có điều kiện giao lưu và mở rộng quan hệ kể cả quan hệ kinh tế.Trong điều kiện mới khi yếu tố kiềm chế quốc tế giảm đi thì đây là cơ hội để 2 nước có điều kiện tăng cường quan hệ với nhau nhất là quan hệ kinh tế Giai đoạn này, Nhật Bản có sự điều chỉnh rõ rệt trong chính sách đối ngoại của mình trong đó có quan hệ với Đông Nam á và Việt Nam Sự điều chỉnh này của Nhật Bản xuất phát từ nhu cầu mở rộng thị trường và tăng cường vai trò của mình trong khu vực và thế giới Mặt
Trang 9khác đây cũng là thời kỳ Việt Nam bước đầu thực hiện có hiệu quả chính sách đổi mới về kinh tế và chủ trương hội nhập, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại trong đó mở rộng quan hệ với Nhật Bản là một hướng ưu tiên quan trọng Giai đoạn 1990 trở lại đây là giai đoạn mà quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển khá toàn diện trên tất cả các mặt đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Mặc dù Nhật Bản là nước khởi đầu chậm song xét về tốc độ lại là nước có
số vốn cũng như số dự án đầu tư phát triển khá nhanh.Trong các năm gần đây cả
2 phía đều tích cực xúc tiến các hoạt động nhằm tạo ra những cơ hội hợp tác đầu
tư mới :
- Ngày 14/11/2003 , hiệp định về tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư đã được kí kết tại Tokyo
- Năm 2004 hai nước kí kết hiệp định khuyến khich và bảo hộ đầu tư
- Ngày 14/4/2004 tại Osaka diễn ra cuộc hội thảo kêu gọi đầu tư vào Việt Nam
- Tháng 12/2005 thủ tướng 2 nước đã kí thoả thuận xây dựng “Sáng kiến chung Việt -Nhật “ hai giai đoạn : giai đoạn 2003-2005 và giai đoạn 2006-2007 nhằm tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản
- 10/2006 hai bên đã kí tuyên bố chung “ Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu á “ và một loạt thoả thuận quan trọng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
- Đầu năm 2007 , Việt Nam và Nhật Bản đã tiến hành các phiên đàm phán đầu tiên về hiệp định đối tác kinh tế song phương (EPA)
- 8/2007 : Diễn ra hội thảo “ Cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam – Nhật Bản “ tại thành phố Hồ Chí Minh
Trang 10- 25/5/2007 Tại thủ đô Tokyo hơn 400 đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã tham dự hội thảo đầu tư “ Hướng về Việt Nam “
- Bên cạnh đó chuyến thăm của các nhà l•nh đạo cấp cao ( tháng 10/2006 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vị khách mời chính thức của nội các mới Nhật Bản; tháng 11/2006 thủ tướng Abe cùng 130 doanh nghiệp Nhật Bản đã đến thăm chính thức Việt Nam ) đã tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt –Nhật; từ đó tạo thêm nhiều cơ hội thuận lợi cho các nhà kinh doanh Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam
2) Thực trạng thu hút FDI của Nhật Bản tại Việt Nam
2.1- Khái quát chung : Trên thực tế hơn một năm sau khi luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành ngày 29/12/1987 dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam mới có khoảng gần 1 triệu USD, mở đầu là dự án đầu tư của công
ty Kansai Kyodo trong lĩnh vực chế tạo thiết bị cảng ở Hải Phòng năm 1989; tiếp theo là dự án xuất khẩu may mặc của công ty Hikosen Kara vào tháng 3/1990.Tính chung cả năm 1990 số vốn đầu tư tăng thêm trên 10 triệu USD ; năm 1991 Nhật Bản có 6 dự án ở Việt Nam với tổng số vốn là 8 triệu USD FDI tăng nhanh trong những năm 1992-1997 đây có thể coi là đợt bùng nổ làn sóng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam; FDI hàng năm đạt mức kỉ lục 1,13 tỉ USD vào năm 1995 Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trong 2 năm 1997 và 1998 ở Đông Nam á và cuộc suy thoái kéo dài tại Nhật Bản, FDI giảm mạnh từ 1998.Năm 2000 sự sụp đổ của ngành công nghệ cao ở Mĩ với hàng loạt các công
ty đa quốc gia phá sản đã tác động không nhỏ tới tình hình FDI tại VN.Năm
2002 tổng vốn đầu tư của Nhật đạt 97 triệu USD; Năm 2003 Nhật Bản đứng thứ
3 về số vốn đầu tư(4,4 tỉ USD) và đứng đầu về số vốn thực hiện(3,7 tỉ USD).Từ năm 2004 nguồn vốn FDI bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại Năm 2005 cả nước
Trang 11thu hút 6,4 tỉ USD vốn FDI thì Nhật Bản chiếm 922 triệu USD Năm 2006 FDI đăng kí của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đạt 7,4 tỉ USD tăng 30%
2.2 - Cơ cấu thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam
a - Cơ cấu theo ngành:
Hai lĩnh vực mà Nhật Bản quan tâm hàng đầu là khai thác nguyên liệu và chế tạo máy Do vậy các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều vào sản xuất các mặt hàng nhằm xuất khẩu về Nhật hoặc sang nước thứ 3 trong đó sử dụng nhiều nhân công như : may mặc,tạp hoá, trang sức…Đồng thời việc sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu tại chỗ của thị trường Việt Nam cũng được chú trọng như:sản xuất ô tô , xe máy, đồ điện tử, cơ sở hạ tầng, khách sạn…
Nhật bản là 1 trong các đối tác đầu tư rất chú trọng vào khu vực sản xuất vật chất, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp.Tính đến 2000, công nghiệp nặng chiếm 1/3 số dự án và chiếm 50% tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam; tiếp sau là các dự án trong công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, bưu điện…Tỉ lệ này ngày càng tăng thể hiện sư quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản vào lĩnh vực công nghiệp Kết quả thống kê cho thấy khu vực nông nghiệp là khu vực chưa thực sự hấp dẫn đối với việc thu hút FDI của Nhật Bản Theo Vụ hợp tác quốc tế, những năm gần đây, tuy nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ nhưng đầu
tư FDI của Nhật Bản chỉ đạt 18% đứng thứ 2 sau Đài Loan ( 21%) Nguyên nhân chính dẫn đến việc thu hút FDI đạt hiệu quả thấp là do hệ thống quản lí của
Trang 12ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặt khác tính rủi ro của các dự án FDI nông nghiệp rất lớn do phụ thuộc vào thiên nhiên Do đó trong những năm tới cần đẩy mạnh các biện pháp thu hút FDI nhằm tạo dựng nền nông nghiệp hàng hoá hiệu quả cao, hướng mạnh ra xuất khẩu , trên cơ sở phát huy các lợi thế
Trang 13Nông- Lâm nghiệp 42 108.269.232 46.798.426 54.976.649
Thuỷ sản 10 30.063.830 16.108.274 30.481.963
III Dịch vụ 117 1.056.441.038 680.388.546 547.668.814GTVT-Bưu điện 10 483.913.242 397.275.907 172.571.192
b – Cơ cấu đầu tư theo l•nh thổ :
Giai đoạn đầu FDI của Nhật Bản đầu tư chủ yếu ở khu vực đồng bằng, nơi tập trung nhiều dân cư và nhu cầu tiêu dùng cao.Ví dụ: tính đến cuối năm 1994 trong tổng số khoảng 60 dự án FDI của Nhật Bản vào Việt Nam thì Thành phố
Hồ Chí Minh là địa bàn chiếm tỉ lệ cao nhất:19 dự án với tổng số vốn đầu tư gần
700 triệu USD ; số vốn còn lại rải rác ở một số tỉnh phía Bắc và vùng ven biển như : Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai ,Hải Phòng, Quảng Ninh,…Mặt khác, Nhật
Trang 14Bản cũng chỉ chú trọng đầu tư vào những đô thị lớn như: Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội , còn các tỉnh khu vực miền núi thì đầu tư không đáng kể.Gần đây, tỷ lệ này
có sự biến đổi theo chiều mở rộng hơn: tính đến cuối năm 1999 FDI của Nhật Bản đã co mặt ở 25 tỉnh thành phố trong cả nước; trong đó Đồng Nai đứng đầu với 27 dự án , chiếm 22%; thành phố Hồ Chí Minh có nhiều dự án nhất với 106
dự án nhưng chỉ đứng thứ 3 về số vốn đầu tư, chiếm 19%.Những số liệu này tính đến năm 2005 đã có những bước tiến đáng kể
Tính đến đầu năm 2006 , các doanh nghiệp của Nhật Bản đã có mặt ở trên
34 tỉnh, thành phố,trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,Đồng Nai, Bình Dương…
Qua bảng số liệu sau đây có thể thấy, cơ cấu đầu tư theo l•nh thổ của Nhật Bản vào Việt Nam có xu hướng đi từ hai đầu đất nước tiến về Miền Trung,
từ ven biển dần vào sâu trong nội địa Đó cũng là một tất yếu vì ở Hà Nội và Tp
Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh ven biển có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc và một số điều kiện thuận lợi khác
Mấy năm gần đây, các địa phương đã hết sức chú trọng vai trò của FDI, đưa mục tiêu thu hút FDI vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình, kèm theo đó là các biện pháp khuyến khich, ưu đãi các nhà đầu tư Một số tỉnh ,thành phố có được ‘ ưu thế tuyệt đối” về tốc độ tăng trưởng, thị phần,vùng nguyên liệu, giao thông vận tải, thông tin liên lạc…Trong khi đó các tỉnh không
có được ưu thế trên thì tập trung vào vấn đề mặt bằng (đã được giải phóng sẵn , giá thuê ưu đãi…) thông thoáng hơn trong thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí đầu vào của một số dịch vụ thiết yếu…như vậy giữa các tỉnh, thành phố cũng có
sự cạnh tranh nhau trong vấn đề thu hút FDI Đặc biệt năm 2006, một số tỉnh
Trang 15như : Hà Tây, Quảng Ng•i, Lào Cai…đã lọt vào tốp 10 tỉnh đứng đầu về thu hút FDI.
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam theo địa phương (1988 -2005)
(Tính đến ngày 31/12/2005 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư
Trang 17Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam chủ yếu tồn tại dưới 3 hình thức chính là : 100% vốn nước ngoài, liên doanh , hợp đồng hợp tác kinh doanh với số liệu thống kê cụ thể sau :
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam theo hình thức đầu tư
(1988 – 2005 )
(Tính tới ngày 31/10/2005 - Chỉ tính các dự án còn hiệu lực )
Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu
100% vốn nước ngoài 438 3.413.460.892 1.520.391.7341.298.374.734
Tổng số 600 6.369.728.433 2.884.277.045
4.143.630.202
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng dưới nhiều hình thức đầu tư khác nhau.Theo đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam ông Norio Hatori,Việt Nam hiện nay đang là một thị trường đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực.Trong năm 2006 làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam dâng lên mạnh mẽ.Chính phủ hai nước đều thể hiện quyết tâm ủng hộ mạnh mẽ và tạo mọi điều