1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KHUYẾN cáo về HOI SUC TIM PHOI CUA AHA

33 236 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 7,9 MB

Nội dung

RUNG THẤT / NHỊP NHANH THẤT VÔ MẠCH  Đối với máy sốc điện 2 pha: dùng liều năng lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất vd: liều khởi đầu 120-200J để cắt rung thất RT.. RUNG THẤT / NHỊP

Trang 1

TÓM TẮT

KHUYẾN CÁO NĂM 2010 VỀ

HỒI SỨC TIM - PHỔI

CỦA HỘI TIM MẠCH

HOA KỲ

(Phần I)

Bs Trần Lâm

Trang 2

Giới thiệu

 Năm 1960, Kouwenhoven, Knickerbocker và Jude đã cứu sống 14 bệnh nhân (BN) bị ngưng tim bằng cách ép tim ngoài lồng ngực

 Năm 1966, Hội tim mạch Hoa kỳ giới thiệu

hướng dẫn đầu tiên về hồi sức tim phổi

(HSTP)

 Năm 2010: sinh nhật lần thứ 50 của HSTP

Trang 3

Những thay đổi chính trong

KHUYẾN CÁO 2010

HỒI SỨC CƠ BẢN (BLS )

“ quan sát - lắng nghe – bắt mạch”

nhân đã ngưng tim nếu thấy một người đột nhiên té ngã, không đáp ứng, không thở hoặc thở không bình thường (vd: thở ngáp )

ép ngực

Khuyến cáo chỉ thực hiện động tác ép ngực đối với

Trang 4

Thay đổi từ A-B- C thành C-A-B

Khuyến cáo cũ : A-B- C, Khuyến cáo mới : C-A-B

C-A-B : C ompressions – A irway - B reathing:

Ép tim Mở thông đường thở Hỗ trợ hô hấp

Lý do:

và sau động tác ép ngực, oxy được hút vào một

Trang 5

Thay đổi từ A-B- C thành C-A-B

4 Ở bệnh nhân ngưng tim, nhu cầu thông khí

thấp hơn bình thường nên việc cung cấp oxy theo kiểu thụ động này có thể đủ trong vài

phút sau khi khởi phát ngưng tim với điều

kiện là đường hô hấp trên còn thông

5 Ép ngực cho nạn nhân mà sau đó mới biết là

không bị ngưng tim hiếm khi dẫn đến tổn

thương nghiêm trọng

 Vì vậy, diều trị ban đầu quan trọng của

Trang 6

Thay đổi từ A-B- C thành C-A-B

 Tốc độ ép ngực: ít nhất 100 lần/ phút

 Độ sâu của ép ngực: ít nhất 2 inch đối với

người lớn và thiếu niên, ít nhất 1,5 inch đối với trẻ nhỏ

 Tỷ lệ ép ngực / hỗ trợ hô hấp: 30 / 2

 Mọi sự gián đoạn không cần thiết hoạt động ép ngưc (kể cả động tác hỗ trợ hô hấp dài hơn cần thiết) đều làm giảm hiêu quả của HSTP

Trang 7

Thông khí và oxy

 Không khuyến cáo kiểu thông khí mặt nạ -

bóng khi chỉ có một nhân viên cấp cứu

 Trong tình huống này, thông khí miệng-miệng (đối với trẻ em) hoặc miệng- mặt nạ (mask)

hiệu quả hơn

 Thông khí qua mặt nạ đặc biệt có ích khi việc đặt một ống thở nâng cao (vd: nội khí quản) bị chậm trễ hoặc không thành công

 Lưu ý, trong HSTP, tần số hỗ trợ hô hấp cần

Trang 8

 Vì vậy, việc đặt một ống NKQ trong ngưng

tim không được trì hoãn HSTP ban đầu và khử rung tim (khuyến cáo loại I)

Trang 9

Thông khí và oxy

 Sau khi đã đặt xong NKQ, tần số thông khí là

8 – 10 lần/ phút Lưu ý, không có khoảng nghỉ

ép ngực trừ khi thông khí không đầy đủ

 Phải tránh tần số thông khí quá cao, bởi vì như vậy sẽ làm giảm hồi lưu máu tỉnh mạch và

cung lượng tim trong HSTP

 Nên thay thế luân phiên người ép ngực và

người hỗ trợ hô hấp cứ mỗi 2 phút để tránh

đuối sức và giảm chất lượng HSTP

Trang 10

SỐC ĐIỆN KHỬ RUNG

 Nếu có ≥ 2 nhân viên cấp cứu, khẩn trương

chuẩn bị máy sốc điện để sử dụng trong khi

vẫn tiếp tục HSTP

 Sốc điện: thay vì 3 lần sốc liên tục như trước đây, nay chỉ sốc điện 1 lần rồi tiếp tục HSTP ngay, mục đích là để giảm thiểu khoảng thời gian ngưng ép ngực

Trang 11

SỐC ĐIỆN KHỬ RUNG

 BN bị rung thất (RT) hoặc nhịp nhanh thất vô mạch (NNTVM) nên được ép ngực cho đến

khi đã chuẩn bị xong máy sốc điện

 Ép ngực 1,5 - 3 phút trước khi khử rung cho

BN ngưng tim dài hơn 4 - 5 phút không còn

được khuyến cáo

 Tạo nhịp qua da cho BN vô tâm thu không còn được khuyến cáo

Trang 12

HỒI SỨC TIM MẠCH NÂNG CAO

( ACLS )

 Nền tảng thành công của Hồi sức tim mạch

nâng cao là hồi sức cơ bản (BLS) phải tốt, ép ngực chất lượng cao, và nỗ lực khử rung sớm trong vòng vài phút

 Mục đích: dự phòng và điều trị ngưng tim, cải thiện kết cục của BN

 Các công việc như lập đường chuyền TM,

dùng thuốc, đặt NKQ không được gây gián

đoạn hoạt động ép ngực hoặc làm chậm trễ

Trang 13

PHÁC ĐỒ CẤP CỨU NGƯNG TIM

Ngưng tim có thể do 4 loại loạn nhịp sau:

1. Rung thất (VF)

2. Nhịp nhanh thất vô mạch (VT)

3. Hoạt động điện vô mạch (PEA)

4. Vô tâm thu

Trang 14

ACLS Cardiac Arrest Algorithm

Trang 15

RUNG THẤT / NHỊP NHANH THẤT VÔ MẠCH

 Nhân viên cấp cứu thứ nhất tiếp tục ép ngực,

 Người thứ hai chuẩn bị máy sốc điện,

 Người thứ hai nên thực hiện 1 cú sốc điện càng nhanh càng tốt để giảm thiểu việc gián đoạn ép ngực

 Lưu ý, khoảng thời gian giữa lần ép ngực cuối cùng và cú sốc điện càng ngắn thì khả năng

thành công của sốc điện càng cao

Trang 16

RUNG THẤT / NHỊP NHANH THẤT VÔ MẠCH

 Đối với máy sốc điện 2 pha: dùng liều năng

lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất (vd: liều khởi đầu 120-200J) để cắt rung thất (RT)

- Liều thứ 2 và những liều sau đó phải ít nhất bằng liều khởi đầu, có thể dùng liều cao hơn

nếu xét thấy cần

 Đối với máy sốc điện 1 pha: liều khởi đầu

360J, liều này cũng được sử dụng cho những lần sốc sau đó

Trang 17

RUNG THẤT / NHỊP NHANH THẤT VÔ MẠCH

 Nhân viên cấp cứu thứ nhất tiếp tục HSTP

ngay sau khi phóng sốc (ép ngực ngay mà

không phải kiểm tra nhịp tim và mạch cổ), và tiếp tục trong 2 phút,

 Sau 2 phút HSTP, bắt đầu kiểm tra nhịp tim,

 Nếu RT/NNT thất vẫn tồn tại sau ít nhất 1 lần sốc và 2 phút HSTP, có thể sử dụng một thuốc vận mạch với mục tiêu là làm tăng dòng máu

cơ tim và thúc đẩy phục hồi tuần hoàn hệ

Trang 18

Chuổi cấp cứu ngưng tim

Trang 19

RUNG THẤT / NHỊP NHANH THẤT VÔ MẠCH

 Amiodarone là thuốc chống loạn nhịp hàng

đầu được sử dụng cho RT/ NNT vô mạch của người lớn trơ với điều trị

 Magnesium sulfate được xem xét sử dụng chỉ đối với xoắn đỉnh liên quan với khoảng QT

dài

 Tìm kiếm những nguyên nhân có thể hồi phục được để điều chĩnh (xem slide 18)

Trang 20

RUNG THẤT / NHỊP NHANH THẤT VÔ MẠCH

 Trường hợp RT/NNT vô mạch trơ với điều trị

có nhiều khả năng là do thiếu máu cục bộ cơ tim cấp hoặc nhồi máu cơ tim

 Lúc này, tái tưới máu mạch vành bằng can

thiệp mạch vành qua da hoặc mỗ bắc cầu là

liệu pháp khả thi

 Liệu pháp tiêu sợi huyết không cải thiện kết

cục khi sử dụng trong ngưng tim do tắc nghẽn mạch vành cấp

Trang 21

HOẠT ĐỘNG ĐIỆN VÔ MẠCH / VÔ TÂM THU

 Có thể sử dụng sớm một thuốc vận mạch với mục đích làm tăng dòng máu cơ tim, dòng máu não, và phục hồi tuần hoàn

 Tìm kiếm những nguyên nhân có thể hồi phục được để điều chĩnh

Trang 22

ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN

 Giảm thể tích trầm trọng hoặc nhiễm trùng

huyết dung dịch keo

 Mất máu nặng chuyền máu

 Thuyên tắc phổi liệu pháp tiêu sợi

huyết

 Tràn khí màng phổi áp lực giảm áp

bằng kim

Trang 23

Sử dụng thuốc trong ngưng tim

 Thuốc chỉ có tầm quan trọng thứ yếu

 ĐườngTM ngoại biên: sau khi tiêm liều thuốc

TM, bơm thêm 20ml dịch để giúp đưa thuốc từ

TM ngoại biên về tuần hoàn trung tâm

 Đường TM trung tâm: giúp thuốc đạt nồng độ đỉnh cao hơn và thời gian tuần hoàn ngắn hơn

 Tuy nhiên, đặt đường TM trung tâm có thể làm gián đoạn chuổi HSTP

Trang 24

Sử dụng thuốc trong ngưng tim

 Đường nội khí quản:

- Lidocaine, epinephrine, atropine, naloxone và vasopressin được hấp thu qua khí quản Tuy

nhiên, nồng độ thuốc trong máu sẽ thấp hơn so với đường TM cùng liều,

- Nếu không thể tiếp cận đường TM thì

epinephrine, vasopressin và lidocaine có thể

dùng theo đường nội khí quản nhưng liều

lượng phải gấp 2 đến 2½ lần liều TM theo

Trang 25

Sử dụng thuốc trong ngưng tim

Epinephrine:

- Tác dụng α-adrenergic của epinephrine gây co

mạch có thể làm tăng áp lực tưới máu vành và

Trang 26

Sử dụng thuốc trong ngưng tim

Vasopressin:

- là thuốc gây co mạch ngoại biên nonadrenergic

cũng gây co mạch vành và mạch thận

- Không có sự khác nhau về kết cục của liều

vasopressin 40 đơn vị TM so với epinephrine liều

1 mg TM trong ngưng tim

- Một liều vasopressin 40 đơn vị TM có thể thay

thế cho liều thứ nhất hoặc thứ hai của epinephrine trong điều trị ngưng tim (khuyến cáo IIb)

Trang 27

Sử dụng thuốc trong ngưng tim

- Amiodarone TM tác động trên kênh natri, kali,

canci, và có những đặc tính chẹn α và

β-adrenergic

- Amiodarone TM có thể được chỉ định cho RT /

NNT vô mạch không đáp ứng với HSTP, khử rung và liệu pháp vận mạch (khuyến cáo IIb)

- Liều khởi đầu 300mg TM, có thể tiếp tục thêm

Trang 28

Sử dụng thuốc trong ngưng tim

Lidocaine:

- Có thể được xem xét sử dụng nếu không sẵn

có cordarone (khuyến cáo IIb)

- Liều khởi đầu 1 - 1.5 mg/kg TM

- Nếu RT/NNT vô mạch vẫn dai dẳng, tiếp tục dùng các liều bổ sung 0.5 - 0.75 mg/kg TM

mỗi 5 – 10 phút, tổng liều không quá 3mg/kg

Trang 29

Những can thiệp không còn được khuyến

cáo sử dụng thường quy

 Atropin: Sử dụng thường quy Atropin trong

hoạt động điện vô mạch / vô tâm thu không

mang lại lợi ích điều trị

 Natri bicarbonate: không được khuyến cáo sử

dụng thường quy trong ngưng tim (KC III)

Lý do:

1 Nhiễm toan mô và toan máu trong ngưng tim

là do không có tuần hòan máu trong lúc ngưng

Trang 30

Những can thiệp không được khuyến cáo

sử dụng thường quy

- Vì thế, nhanh chóng phục hồi tuần hoàn là nền tảng để phục hồi cân bằng toan-kiềm trong

ngưng tim

2 Natri bicarbonate có nhiều tác dụng bất lợi:

- Có thể gây giảm áp lực tưới máu vành do làm giảm đề kháng mạch hệ thống

- có thể gây nhiễm kiềm ngoại bào dẫn đến ức chế phóng thích oxy

- Có thể gây tăng natri máu dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu

Trang 31

Những can thiệp không được khuyến cáo

sử dụng thường quy

- C02 tăng quá mức khuếch tán tự do vào trong

tế bào cơ tim và não có thể gây nhiễm toan nội bào nghịch thường

- Có thể gây nhiễm toan tỉnh mạch trung tâm

làm bất hoạt catecholamin sử dụng đồng thời

* Tuy nhiên, bicarbonate có thể có ích trong

trường hợp tăng kali máu, nhiễm toan chuyển hóa sẵn có, quá liều thuốc chống trầm cảm 3

Trang 32

32

Những can thiệp không được khuyến cáo

sử dụng thường quy

 Liệu pháp tiêu sợi huyết (TSH):

- Không được sử dụng thường quy trong ngưng tim (KC III)

- Khi nghi ngờ hoặc được biết thuyên tắc phổi là nguyên nhân của ngưng tim, liệu pháp TSH

được xem xét (KC IIa)

 Tạo nhịp tim:

Tạo nhịp thường không có hiệu quả trong

ngưng tim, vì thế, không được khuyến cáo sử dụng thường quy (KC III)

Trang 33

Những can thiệp không được khuyến cáo

Ngày đăng: 14/11/2017, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w