GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 01_SỬA NGÀY 15 THÁNG 12

86 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 01_SỬA NGÀY 15 THÁNG 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LỜI GIỚI THIỆU

Như chúng ta đã biết rừng là một thành phần rất quan trọng trong môi trườngsống của chúng ta, rừng cung cấp ôxy cho bầu khí quyển, điều hòa khí hậu, cải tạothiên nhiện, bảo vệ nguồn nước…Ngoài ra rừng còn có giá trị kinh tế nhất định, nócung cấp cho con người một lượng gỗ củi và các lâm sản khác để phục vụ đời sốnghàng ngày Ngày nay phát triển nghề rừng đang được coi là một hướng đi đúng đắnđể xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khókhăn.

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nghề rừng tại địa phương Trường Trungcấp nghề Lai Châu đã tiến hành biên soạn giáo trình trồng và chăm sóc rừng Nộidung chính của giáo trình là cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về sảnxuất cây con trong vườn ươm, xử lý thực bì, làm đất, trồng rừng, chăm sóc rừngtrồng.

Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo nghề cho lao động nông thôndưới 3 tháng, đối tượng là những người có nhu cầu đào tạo nhưng không có điềukiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trungdài hạn, họ có trình độ học vấn thấp Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn,tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên.

Để biên soạn giáo trình này chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, lấy ý kiếncủa các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, các chuyên gia trong và ngoài trường.

Vì thời gian có hạn, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏithiếu sót, rất mong được bạn đọc góp ý để giáo trình hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

THAM GIA BIÊN SOẠN

1 KS Nguyễn Duy Giang (chủ biên)2 KS Nguyễn Tuấn Anh

3 KS Đào Hồng Quân

Trang 2

MỤC LỤC

Lời giới thiệu……… 01

Bài 1: Sản xuất cây con trong vườn ươm ……… 04

Giới thiệu bài……… 04

Mục tiêu bài……… 04

A Nội dung bài……… 04

1 Khái niệm và phân loại vườn ươm……… 04

2 Lựa chọn địa điểm lập vườn ươm……… 06

3 Thiết kế các công trình trong vườn ươm……… 08

4 Quản lý vườn ươm……… 18

5 Kỹ thuật sản xuất cây con từ hạt……… 21

B Câu hỏi và bài tập thực hành……… 34

1 Câu hỏi đánh giá kiến thức……… 34

2 Bài tập rèn luyện kỹ năng……… 34

Bài tập 1: Chọn địa điểm lập vườn ươm, thiết kế vườn ươm… 34Bài tập 2: Gieo hạt trên luống và gieo hạt trực tiếp vào bầu… 34

Bài tập 3: Cấy cây mầm, cây mạ vào bầu……… 34

B Câu hỏi và bài tập thực hành……… 43

1 Câu hỏi đánh giá kiến thức……… 43

2 Bài tập rèn luyện kỹ năng……… 43

Trang 3

1 Chọn loài cây trồng rừng……… 44

2 Bứng cây và xếp cây con……… 48

3 Kỹ thật trồng cây……… 51

B Câu hỏi và bài tập……….71

1 Câu hỏi đánh giá kiến thức……… 71

2 Bài tập rèn luyện kỹ năng……… 71

B Câu hỏi và bài tập ………76

1 Câu hỏi đánh giá kiến thức ……… 76

2 Bài tập rèn luyện kỹ năng ……… 76

Bài tập 8: Chăm sóc rừng ……… 76

C Ghi nhớ ……….76

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ……… 77

I Vị trí, tính chất của mô đun ……… 77

II Mục tiêu của mô đun ……… 77

III Nội dung chính của mô đun ……… 77

IV Hướng dẫn thực hiện bài tạp, bài thực hành ……… 78

V Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ……… 82

IV Tài liệu tham khảo ……… 85

Trang 4

MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG TRỒNGMã mô đun: MĐ01

Giới thiệu mô đun:

Mô đun trồng và chăm sóc rừng trồng là mô đun chuyên môn thứ nhất trongchương trình đào tạo nghề Trồng và khai thác rừng trồng trình độ dưới 3 tháng Nộidung chủ yếu của mô đun là cung cấp những kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật sản xuấtcây con, kỹ thuật làm đất trồng rừng, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng Mô đungồm 4 bài: bài 1 sản xuất cây con trong vườn ươm; bài 2 làm đất trồng rừng; bài 3trồng rừng và bài 4 chăm sóc rừng trồng Mỗi bài đều có cấu trúc thống nhất gồm 4phần: mục tiêu; nội dung; câu hỏi và bài tập; ghi nhớ.

Vườn ươm là nơi tập trung gieo cấy, nuôi dưỡng nhằm tạo cây con đạt đượctiêu chuẩn xuất vườn có cây con trong vườn ươm thì mới có cây để tiến hành trồngrừng ngoài thực địa.

Trang 5

dịch vụ.

1.2 Phân loại vườn ươm

Có nhiều cách phân chia vườn ươm, mối cách phân chia lại chia vườn ươmthành các loại khác nhau, cụ thể:

1.2.1 Theo nguồn giống chia ra

Theo nguồn vật liệu giống chia ra:

- Vườn ươm hữu tính: là loại vườn ươm tạo cây con từ hạt giống.

- Vườn ươm vô tính: là loại vườn ươm tạo cây con bằng biện pháp giâmhom, nuôi cấy mô, chiết ghép… từ các vật liệu giống vô tính.

1.2.2 Theo kỹ thuật chia ra

- Vườn ươm tạo cây con rễ trần trên nền đất thấm nước: là loại vườn ươmtạo ra cây con được ươm trực tiếp trên luống đất.

- Vườn ươm tạo cây con có bầu trên nền đất thấm nước: là loại vườn ươmtạo ra cây con được gieo ươm trong bầu đất dinh dưỡng xếp trực tiếp trên luống đất.

- Vườn ươm tạo cây con có bầu trên nền cứng không thấm nước: là loại vườnươm tạo ra cây con được cấy trong bầu đất xếp trong bể xây không thấm nước, cóthể chủ động điều chỉnh lượng nước dinh dưỡng trong bể.

- Vườn ươm tạo cây con trên giá và khay bầu cứng: là loại vườn ươm tạo racây con không có vỏ bầu mềm, thay vào đó là vỏ bầu nhựa cứng có thể dùng nhiềulần Thành phần ruột bầu không phải là đất, thay vào đó là các chất hữu cơ (cànhlá, rơm rạ, vỏ cây…) đã được xử lý khử độc và lên men Không sử dụng luốngđất hoặc bể xây, các khay bầu được xếp trên giá cách khỏi mặt đất.

1.2.3 Theo quy mô chia thành 3 loại

- Vườn ươm nhỏ: diện tích dưới 0,5 ha và/hoặc công suất dưới 500.000

Diện tích, công suất của từng loại vườn ươm được quy định ghi ở bảng 1

Bảng 1: Quy mô vườn ươm

Diện tích

vườn (ha)vườn (triệuCông suấtDiện tíchvườn (triệuCông suất

Trang 6

cây tiêu

chuẩn/năm)vườn (ha)chuẩn/năm)cây tiêu

2 Trung bình 0,5 đến 1,0 0,5 đến 1,0 0,7 đến 1,5 0,5 đến 1,0

Diện tích quy định ở bảng 1, tính cho vườn ươm từ hạt để tạo cây tiêu chuẩndưới 1 năm tuổi và liên canh (không luân canh)

1.2.4 Theo thời gian sử dụng chia ra 3 loại

- Vườn ươm tạm thời.- Vườn ươm bán lâu dài.- Vườn ươm lâu dài.

Thời gian sử dụng của từng loại vườn ươm được quy định ghi ở bảng 3

Bảng 2: Thời gian sử dụng vườn ươm

Tiêu chuẩn phân loại vườn ươm ở trên quy định những nguyên tắc và yêucầu kỹ thuật áp dụng cho các loại vườn ươm tạo cây con từ hạt giống hoặc từ homđến khi đủ tiêu chuẩn đem trồng.

2 Lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm

Để sản xuất cây con có hiệu quả, vườn ươm cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

2.1 Vị trí đặt vườn ươm

- Vườn ươm phải có vị trí đặt thuận lợi về giao thông, bằng phẳng không bịúng nước, cách nơi tiêu thụ cây giống trong phạm vi bán kính 100km là tốt nhất đốivới vườn ươm cố định, < 50km đối với vườn ươm tạm thời (đối với vườn ươmtạm thời càng gần nơi trồng rừng càng tốt).

- Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh tháicủa các loài cây giống, tránh được các yếu tố thời tiết bất lợi như: Giá rét, sươngmuối hoặc nhiệt độ quá cao.

Trang 7

2.2 Yếu tố đất đai

Khu đất xây dựng vườn ươm phải bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 50 Đấtvườn tốt nhất là đất cát pha đến thịt trung bình, có hàm lượng sét vật lý 20 - 25%.Đất tốt, tầng đất sâu, mát, kết cấu tơi xốp, thoáng khí, lượng nước chứa thích hợpnhưng thoát nước Độ pH trong đất vườn ươm nên chọn đất từ hơi chua đến gầntrung tính (pH = 5 - 6,5).

2.3 Yếu tố nguồn nước

Có nguồn nước ngọt cung cấp đủ nước tưới cho tất cả các tháng trong năm,đảm bảo yêu cầu về chất lượng Nước tưới không được nhiễm phèn, mặn, cácchất thải công nghiệp hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép.

2.4 Nguồn cung cấp điện

Trong quá trình sản xuất cây giống cần dùng đến điện để chạy một số loạimáy móc như máy bơm, điện thắp sáng do đó địa điểm đặt vườn ươm phải cónguồn cung cấp điện.

2.5 Tình hình sâu bệnh hại

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên cácvườn ươm đều có nhiều sâu, bệnh hại làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượngcây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm chí có nơi còn dẫn đến thất bạihoàn toàn Cho nên trước khi xây dựng vườn ươm cần điều tra mức độ nhiễmsâu bệnh hại của đất, để có biện pháp xử lý đất trước khi gieo ươm hoặc không xâydựng vườn ươm ở những nơi bị nhiễm sâu bệnh nặng.

Chú ý: Không nên chọn đất vườn ươm ở nơi đã qua canh tác rau màu, hoặc

nơi gần với rừng già

Bảng 3: Tiêu chuẩn điều kiện vườn ươm

Chỉ tiêuThích hợpChấp nhận đượcĐối tượng ápdụng

1 Nguồnnước tưới

Cách vườn < 20m, đủtưới mùa khô

Cách vườn < 50m, đàothêm giếng đủ tưới mùakhô

Tất cả các loạivườn ươm2 Chất

lượng nướctưới

Nước ngọt, độ PH 7,0, hàm lượng muốiNaCl < 0,2%

6,5-Nước ngọt, độ PH 7,5, hàm lượng muốiNaCl < 0,3%

6,0-Tất cả các loạivườn ươm3 Nguồn

điện Cung cấp đủ, đều(điện áp đủ và ổnđịnh)

Nguồn điện yếu có thểkhắc phục bằng máy ổnáp tự động

Vườn ươmtrung bình, lớn,bán lâu dài, lâu

Trang 8

4 Giaothông

Cách trục giao thông <50m, xe tải 5,7 tấn cóthể vào vườn, khôngphải đầu tư xây dựngđường

Cách trục giao thông <100m, xe tải 2,5 tấn cóthể vào vườn, phải đầu tưít để sửa đường

Vườn ươm lớn,trung bình, bánlâu dài

5 Độ thoát

nước Sau cơn mưa nướctiêu thoát ngay

Sau cơn mưa nước úngkhông quá 3 - 4 giờ trongngày

Tất cả các loạivườn ươm

Không có mầm mốngsâu bệnh hại Khôngphải xử lý đất

Có mầm mống sâu bệnhhại nhẹ phải xử lý đấtbằng biện pháp ít tốnkém, không ô nhiễm môitrường

Tất cả các loạivườn ươm

3 Thiết kế các công trình trong vườn ươm3.1 Đối với vườn sản xuất kinh doanh cây giống3.1.1 Nhà kho, đóng bầu

- Nhà kho, đóng bầu nên đặt ở vị trí không che khuất ánh sáng mặt trời tớiluống gieo hoặc luống cây con.

- Nhà kho nên có cửa khóa để chứa phân bón, thuốc trừ sâu, túi bầu vànhững loại dụng cụ khác như bình phun, cuốc xẻng, xô chậu của vườn ươm.

- Nhà đóng bầu xây tường bao 3 phía để làm nơi chứa đất ruột bầu và là nơicông nhân ngồi đóng bầu.

- Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, loại vườn ươm mà chúng ta tiến hành xâydựng nhà kho, đóng bầu tạm thời hay lâu bền.

Trang 9

Hình 01_1: Hình ảnh nhà kho trong vườn ươm

Bảng 4: Tiêu chuẩn kỹ thuật nhà kho và nhà đóng bầu trong vườn ươm

1 Nhà kho

- Không lâubền

Nền nhà bằng gạch hoặc xi măng bằng phẳng.Khung nhà bằng gỗ, cao 2 - 2,5m Tường, váchngăn xây gạch

Mái lợp bằng tấm lợp phi brô xi măng (nhà cấp 4)

Vườn ươm từhạt, từ hom,nhỏ, tạm thời

- Lâu bền Nền nhà xây gạch, bằng phẳng

Nhà kiên cố (mái bằng, bê tông) cao 2 - 2,5m Có

Vườn ươm từhạt, từ hom,nhỏ, tạm thời2 Nhà đóng

- Không lâubền

Trang 10

- Lâu bền

Nền nhà xây gạch, bằng phẳng.

Khung nhà bằng gỗ, cao 2,5 - 3m (từ nền đến xà).Mái lợp bằng tấm lợp phi brô xi măng Tường xungquanh xây gạch cao 1 - 2m.

Vườn ươm từhạt, từ hom,trung bình,lớn, bán lâudài, lâu dài

3.1.2 Luống sản xuất cây con

* Khu vực luống gieo ươm hạt

- Khu gieo ươm hạt phải chọn nơi đất tốt nhất, bằng phẳng, thoáng mát, sạch sẽ, dễ quản lý và tưới nước thuận tiện để gieo hạt.

- Luống gieo hạt bố trítheo hướng đông tây, nhằm tạođiều kiện cho cây con có khảnăng tiếp cận ánh sáng mặt trờiđược nhiều nhất.

Hình 02_1: Luống gieo hạt trong vườn

* Khu vực luống cây:

- Luống thường được xây dựng theo kích dài 10 mét, rộng 1 mét Gờ baoquanh luống có thể làm bằng khung gỗ, đan bằng tre nứa hoặc gạch để giữ cho bầucấy cây không bị đổ, hoặc nền luống làm thấp hơn mặt vườn khoảng 5 - 7 cm.

Hình 03_1: Hình ảnh luống ươm nền mềm trong vườn ươm

Trang 11

Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống luống và giàn che gieo ươm cây thực hiện theoquy định ở bảng 3.

Bảng 5: Tiêu chuẩn kỹ thuật các loại luống và giàn che gieo ươm cây

Chiều rộng chân luống (cm) 110 - 130 110 - 130

Chiều dày thành luống (cm) đắp đất xung quanh dầy 3 -5cm, hoặc xây gạch chỉ dầy5cm

Chênh cao giữa nền chân

Nền đáy

Nền đất, sạch cỏ,bằng phẳng, độchênh cao giữachỗ cao nhất vàthấp nhất của nền< 1cm

Nền đất, sạch cỏ, bằngphẳng, độ chênh cao giữachỗ cao nhất và thấp nhấtcủa nền < 1cm

Chiều rộng lối đi giữa các

Giàn che nắng* Khung

Tre, gỗ nhỏ, cao

1,8 - 2,2m Sắt hàn, cột bằng sắt, cao 2- 2,5m, chân cột đổ bê tông

* Mái che Phên tre nứa đan,che 50 - 70% ánhsáng

Mái bằng, đan bằng sắt f6 8 phủ ni lông, che 50 - 70%ánh sáng

Trang 12

-Đối tượng áp dụng Vườn ươm nhỏ,tạm thời Vườn ươm trung bình lớn,bán lâu dàiTiêu chuẩn các loại luống gieo cây quy định ở bảng 3 áp dụng cho trườnghợp luống nổi Ở những nơi có điều kiện khô hạn hoặc đặc biệt khác phải làmluống chìm hoặc luống bằng có thể tham khảo vận dụng cho phù hợp.

3.1.3 Đường đi lại trong vườn ươm

Đường đi lại trong vườnươm được thiết thuận tiện chomọi hoạt động sản xuất trongvườn.

Hệ thống đường trongvườn ươm gồm:

- Đường trục chính làđường sử dụng cho các phươngtiện cơ giới vận chuyển vật tư,công cụ, dụng cụ, máy móc,thiết bị phục vụ cho quá trìnhsản xuất cây con.

- Đường nhánh (đườngphân khu) là đường phục vụcho công tác vận chuyển vậttư, thiết bị, công cụ dụng cụbằng các phương tiện vậnchuyển thô sơ.

Hình 04_1: Hệ thống đường đi trong vườn ươm

3.1.4 Hệ thống tưới tiêua Hế thống tưới

- Hệ thống tưới tiêu phải đảm bảo nước được dẫn đến khắp nơi trong vườnươm Cần phải xây dựng hệ thống cung cấp nước cố định và hệ thống cung cấpnước linh hoạt phục vụ tưới cây trong vườn ươm.

- Hệ thống tưới nước trong vườn ươm chia làm các bộ phận sau:

+ Nguồn cung cấp nước: Nguồn cung cấp nước cho vườn ươm có thể là sông,suối hoặc giếng khoan, giếng đào

+ Bể chứa: Bể chứa thường được bố trí ở vị trí cao nhất trong vườn ươm đểcó thể sử dụng áp lực dẫn nước đến mọi nơi trong vườn ươm Bể chứa lớn haynhỏ tùy thuộc vào quy mô của vườn ươm, loài cây định sản xuất, tình hình tài chính.

Trang 13

+ Máy bơm: là bộ phận động lực đẩy, hút nước Máy bơm dùng để đẩy nướctừ bể chứa qua hệ thống ống dẫn đến các vị trí sản xuất trong vườn ươm.

+ Hệ thống ống dẫn nước đến các luống sản xuất cây con, nhà giâm hom: Hệthống ống dẫn nước này cần được lắp đặt sao cho nước đến đầu luống sản xuất Hệthống dẫn nước có hai loại hệ thống dẫn nước cố định được làm bằng ống thép hoặcống nhựa và hệ thống không cố định được làm bằng các ống nhựa mềm.

Hình 07_1: Hệ thống dẫn nước cố

đinhHình 08_1: H.T dẫn nước không cố định

+ Vòi tưới: Tùy thuộc vàoyêu cầu sản xuất mà chúng ta sẽ lắpđặt hệ thống vòi phun khác nhau Vòiphun có các loại sau: vòi phun sươngvà vòi nước bình thường.

Hình 09_1: Vòi nước bình thường trongvườn ươm

Trang 14

Hình 10_1: Vòi nước phun sương trong vườn ươm

Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống cấp nước được thực hiện theo quy định ở bảng 4.

Bảng 6: Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống cấp nước ở vườn ươm

Nguồn nước Nguồn nước mặt đạt tiêuchuẩn (sông suối, hồ ao)hoặc giếng đào.

Nguồn nước mặt đạt tiêuchuẩn (sông suối, hồ ao)hoặc giếng khoan đã quaxử lý.

Phương pháp cấp nước

Thủ công (ô doa, thùngtưới, bình phun tay) hoặcmáy bơm đẩy nước vàobể chứa đặt trên mặt đất.

Máy bơm đẩy nước lênbể chứa trên cao hoặc lắpđặt hệ thống điều khiển tựđộng phun.

Ống dẫn

Ống dẫn cao su hoặcnhựa mềm hoặc ốngnhựa cứng lắp vòi tựchảy.

Ống dẫn nhựa chịu lựchoặc ống kẽm có lắp cácđầu pép phun hoặc thiết bịđiều khiển tự động phun.

Bể chứa Xây gạch trát vữaxi măng

Xây gạch, xi măng cốtthép có hệ thống xử lýnước (nếu cần) hoặc bểinox.

Trang 15

Bảng 7: Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống thoát nước

Hệ thống tiêuthoát nước lâu bền

Mương bao quanh vườn ươm, chiều rộng30 - 50cm, sâu 20 - 30cm, độ dốc 2 - 3%

Vườn ươm trungbình, lớn, bán lâudài, lâu dài

- Mương bao quanh các khu của đấtđược sản xuất, dọc hai bên đường ởtrong vườn ươm, chiều rộng 20 - 30cm,sâu 10 - 20cm, độ dốc 1 - 2%.

- Xây gạch xi măng, có cống chìm thôngqua đường để thoát nước

Hệ thống tiêuthoát nước khônglâu bền

Mương bao quanh vườn, xung quanh cáckhu, dọc theo hai bên đường ở trongvườn ươm, chiều rộng 20 - 30cm, sâu 10- 20cm (mương đất không xây)

Vườn ươm nhỏtạm thời

3.1.5 Khu ươm nuôi cây

Cây mầm từ khu gieo hạt khi đạt tiêu chuẩn được cấy vào bầu chuyển ra cácluống để chăm sóc cho đến khi xuất vườn Các hạng mục trong khu ươm nuôi câyđược thực hiện theo quy định ở bảng 8 và 9

Bảng 8: Tiêu chuẩn kỹ thuật luống ươm nuôi cây

Chiều rộng chân luống 110 - 120 cm

Mặt luống Bằng phẳng, sạch cỏ, đất tơi mịn khôngcó đá lẫn

Bề rộng của rãnh giữa cácluống

40 - 50 cm, nền đất

Trang 16

Bảng 9: Tiêu chuẩn kỹ thuật các loại giàn che cho khu ươm nuôi cây

Khung Cột và khung máibằng gỗ hoặc tre ngâm,cao 1,8 - 2,0 m

Cột bằng sắt cao 2,2 - 2,5m,chân cột đổ bê tông Khungmái đan ô vuông sắt Ф=6 -8mm

Mái che Bằng phên nứa đan hoặcphên cỏ tranh Lưới nilon đen

Tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại tường rào được quy định ở bảng 8

Bảng 10 Tiêu chuẩn kỹ thuật hàng rào và cổng vườn ươm

Hàng rào

Cọc gỗ hoặc tre ngâm, rào chắnbằng cây tre hoặc phên nứa Caotối đa 2m Kết hợp làm hàng ràoxanh.

Xây tường gạch bao quanhcao tối đa 2 m Hoặc xây trụ ximăng cốt thép, rào bằng dâythép gai Có thể kết hợp trồnghàng rào xanh.

Cổng ra vào

Trụ cổng bằng gỗ hoặc tre ngâm.Cánh cổng bằng tre đan hoặc kếthợp dây thép gai đan Bề rộngcổng bằng đường ra vào Chiều caotối đa 2,0m.

Trụ xây xi măng cốt thép.Cánh cổng bằng sắt thanh hàn.Bề rộng cổng bằng đường ravào Chiều cao tối đa 3 m.

Trang 17

Hình 11_1: Tường rào xây bằng gạch

Hình 12_1: Tường rào làm bằng thép gai3.2 Đối với vườn ươm nhỏ lẻ

- Đối với vườn ươm nhỏ lẻ, tạm thời chỉ cần xây dựng khu nhân giống Tùythuộc vào quy mô sản xuất của cơ sở, gia đình, khả năng áp dụng các biện phápnhân giống mà khu nhân giống được chia thành các khu tương tự như vườn ươm câycố định hoặc chỉ bao gồm các khu: khu gieo hạt, khu ươm nuôi cây, khu đảo cây và

Trang 18

huấn luyện cây con trước khi xuất vườn Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các khu trongvườn ươm nhỏ lẻ giống như trong vườn ươm sản xuất kinh doang cây giống.

- Lập vườn trên đất dốc cần chống xói mòn bằng cách tạo các luống bậc thangrộng 3 - 5m theo đường đồng mức Các hàng cây bố trí theo hướng Bắc-Nam Bố trívườn cạnh hoặc gần nguồn nước để chủ động nước tưới trong điều kiện khô hạn, córãnh thoát nước trong mùa mưa lũ.

- Hệ thống tưới tiêu: Sử dụng hệ thống tưới tiêu tạm thời được quy định tạibảng 07 (trang 15).

- Hàng rào: Do là vườn ươm nhỏ lẻ, tạm thời nên sử dụng hệ thống hàng ràokhông lâu bền được quy định tại bảng 10 (trang 16).

4 Quản lý vườn ươm4.1 Tổ chức nhân sự

- Đối với vườn ươm cỡ lớn và trung bình: Thông thường có các bộ phận sau(để tham khảo):

+ Bộ máy lãnh đạo: gồm Giám đốc (hay Quản đốc) phụ trách chung và cáccấp phó phụ trách chuyên môn.

+ Bộ máy quản lý nghiệp vụ: gồm các Phòng (hay Tổ, Bộ phận) kế hoạch- vậttư- tiếp thị, kỹ thuật, tài vụ

+ Bộ phận lao động trực tiếp: bao gồm kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật vàlao động hợp đồng theo thời vụ.

+ Bộ phận phục vụ: lái xe và điều khiển các thiết bị cơ giới, phụ trách điệnnước; y tế; bảo vệ; cấp dưỡng Nhìn chung, xu hướng hiện nay là tinh giản các bộphận gián tiếp, tăng cường kiêm nhiệm và hợp đồng lao động từ bên ngoài theo thờivụ và nhu cầu thực tế.

- Đối với vườn ươm loại nhỏ:

Thường do hộ gia đình và cộng đồng quản lý và tổ chức thực hiện do vậycàng không nên tổ chức cồng kềnh, hình thức mà phải thật sự gọn nhẹ và hiệu quả.Tuy vậy yêu cầu là phải có sự chỉ huy thống nhất và chế độ trách nhiệm rõ ràng.Việc phân công trách nhiệm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người phải căn cứ vàotrình độ, năng lực chuyên môn, sức khỏe, đặc điểm về giới, vị trí gia đình và xã hội,trách nhiệm và mức hưởng thụ trong đơn vị và tâm tư nguyện vọng của họ.

4.2 Lập kế hoạch gieo ươm hàng năma Thu thập thông tin để lập kế hoạch

- Cần thu thập các thông tin như: Nhu cầu về cây con của thị trường haykhách hàng; Giá cả và tính cạnh tranh về giá cả sản phẩm; Mức độ phong phú và giácả các loại vật tư hay thiết bị sử dụng trực tiếp; giá nhân công ; Những lợi thế so

Trang 19

sánh hay rủi ro có thể có về thị trường; Nhóm thông tin về năng lực sản xuất…- Các thông tin trên có thể thu thập được thông qua các phương pháp sau:+ Phân tích số liệu quá khứ được lưu trữ trong hồ sơ, chứng từ

+ Thăm dò, phỏng vấn và làm dự báo trước kỳ kế hoạch.

+ Căn cứ vào các hợp đồng đã và có thể ký được với đối tác, khách hàng.

b Xây dựng lịch thời vụ vườn ươm

- Lịch thời vụ vườn ươm là khung kế hoạch về mặt thời gian của tất cả mọihoạt động hay công đoạn của quy trình sản xuất diễn ra trong một năm hay một chukỳ sản xuất, kinh doanh tại một vườn ươm cây Một vườn ươm có thể ươm một haynhiều loại cây có chủng loài và tiêu chuẩn khác nhau khác nhau Thông thường thờivụ gieo ươm của chúng cũng không giống nhau, cho nên thời vụ của một vườn ươmlà tổng hợp thời vụ gieo ươm của các loại sản phẩm đó.

- Lịch thời vụ vườn ươm giúp chúng ta:

+ Cân đối các nhu cầu đầu vào một cách khoa học và tiết kiệm.

+ Lập kế hoạch hoạt động cho từng thời đơn vị thời gian (tuần, tháng, quý ).+ Chỉ đạo sản xuất, điều hành các khâu công việc tại những thời điểm cụ thể.+ Có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm khi đến kỳ xuất vườn.

- Các căn cứ để xây dựng lịch thời vụ gieo ươm: Lịch thời vụ gieo ươm cùatừng loại sản phẩm cây con được xây dựng trên những cơ sở sau:

+ Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định về độ tuổi cây con khi xuất vườn.+ Căn cứ vào thời vụ trồng rừng hay thời điểm giao cây cho khách hàng.+ Căn cứ vào quy trình gieo ươm cho từng loài cây hay phương thức tạo cây.+ Căn cứ vào đặc điểm sinh vật học của cây (đặc điểm về mùa quả chín, tuổithọ của hạt giống, đặc điểm nẩy mầm và sinh trưởng, phát triển của cây mạ, câycon).

+ Căn cứ vào đặc điểm khí hậu thời tiết và các nhân tố ảnh hưởng khác tại địaphương (như thời vụ sản xuất nông nghiệp, sâu bệnh hại, thiên tai ).

- Sử dụng Dương lịch để thể hiện lịch thời vụ;

+ Mỗi tháng trong năm được chia làm 3 tuần là: tuần đầu tháng  (từ ngày01đến ngày 10 của tháng), tuần giữa tháng (từ 11-20 của tháng) và tuần cuối tháng(từ 21 đến hết tháng).

+ Các tuần này được thể hiện bằng một cột riêng theo thứ tự về vị trí trongtháng và trong cả năm (mỗi năm có 36 tuần).

+ Cột đầu tiên liệt kê tất cả các công đoạn kỹ thuật và các hoạt động cụ thể.

Trang 20

+ Dùng dấu (+) hay (x) hoặc tô màu theo từng hàng chỉ loại hình hoạt độngvào các cột (tuần) có triển khai hoạt động đó.

+ Phía dưới lịch nên có ghi chú về những nội dung như chú thích các ký hiệu,những vấn đề hay quy ước chưa thể hiện được trong bảng hay những vấn đề có liênquan khác.

+ Lịch thời vụ nên được kẻ thành bảng lớn, cùng với kế hoạch công tác treo ởvị trí dễ đọc ho mọi người cùng biết và thực hiện.

c Dự trù các nhu cầu đầu vào cho vườn ươm

Hàng năm cần dự trù các nhu cầu đầu vào của vườn ươm bằng phương pháplập bảng tính chi tiết với các thông số sau:

- Số lượng, định mức (kỹ thuật) để tính ra khối lượng vật tư, dụng cụ, nhâncông cần thiết cho từng thời kỳ;

- Định mức, đơn giá (kinh tế) để tính được kinh phí tương ứng;

- Tổng hợp các thời kỳ và bổ sung các khoản chi phí khác (như chi phí quảnlý, thuế, hao hụt, rủi ro, dự phòng ) sẽ có được tổng nhu cầu cho từng khoản mụccần dự trù.

4.3 Quản lý cây con trong vườn ươma Theo dõi ghi chép quá trình gieo ươm

- Mục đích: để nắm rõ lai lịch của cây con và có biện pháp tác động thích hợp.- Yêu cầu: thực hiện thường xuyên và đầy đủ từ lúc bắt đầu gieo ươm đến khixuất cây ra khỏi vườn.

* Chú ý: Đây là công việc tuy không khó, tốn ít công nhưng thường dễ bị bỏqua do nhận thức và khâu tổ chức thực hiện thiếu chu đáo, công tác kiểm tra lỏng lẻo.

- Nội dung chủ yếu:

+ Nguồn gốc giống đã sử dụng; số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào?+ Biện pháp kỹ thuật gieo ươm: làm đất, xử lý hạt, gieo cấy, chăm sóc

+ Các tác động bất thường và biện pháp khắc phục: nắng nóng, rét hại, lũ lụt,sâu bệnh hại

b Khảo sát, kiểm kê, phân loại cây con

Mục đích: để nắm chắc số lượng và chất lượng cây con để có biện pháp tácđộng và sử dụng hợp lý.

Yêu cầu: thực hiện theo định kỳ hay đột xuất và trước khi xuất vườn; tiếnhành điều tra, kiểm kê tỷ mỷ toàn diện hay theo mẫu, cho toàn vườn hay từng nhómđối tượng tùy thuộc vào mục tiêu quản lý Thường kết hợp hoạt động này với việcđảo bầu và xén rễ định kỳ cho cây.

Trang 21

Nội dung chủ yếu:

- Tổng số cây trong phạm vi khảo sát, phân ra số lượng hay tỷ lệ phần trăm sốcây theo các loài và cấp chất lượng.

- Phân loại cây thành 3 loại với các tiêu chí như sau:

+ Cây đạt yêu cầu: sinh trưởng bình thường hoặc tốt, đủ kích cỡ chiều cao,đường kính, cành lá xanh tốt, sinh lực dồi dào ; tiếp tục chăm sóc bình thường.

+ Cây chưa đạt yêu cầu: sinh trưởng còn kém, cây còn nhỏ chưc đủ kích cỡchiều cao đường kính, lá hơi vàng ; cần được chăm sóc riêng.

+ Cây không đạt yêu cầu: sinh trưởng rất kém, còi cọc, vàng yếu, cong queo,cụt ngọn, sâu bệnh nặng cần phải loại bỏ.

5 Kỹ thuật sản xuất cây con từ hạt5.1 Làm đất vườn ươm

Công việc làm đất gồm: Cày, bừa, làm luống, đóng bầu

* Cày đất: Áp dụng phương pháp thủ công (trâu, bò) hoặc cơ giới (máy cày)để cày lật đất trong vườn ươm Độ sâu luống cày nên lớn hơn chiều dài rễ cọc khibứng cây đi trồng khoảng 5cm.

* Bừa: Làm cho đất tơi nhỏ, sạch cỏ, san phẳng mặt đất vùi phân vào đất, nếuđất rắn, tảng to thường phải kết hợp đập đất với bừa.

Việc cày bừa đất được làm trước lúc gieo hạt 1 - 2 tháng, ít nhất là trước 20ngày.

* Làm luống: Thường làm luống theo 2 cách là luống nổi và luống bằng.- Luống nổi: Mặt luống cao hơn rãnh 10 - 20cm, áp dụng ở nơi thoát nướckhông tốt, cây gieo ươm không chịu được ngập úng.

- Luống bằng: Mặt luống bằng mặt rãnh, nhưng do đi lại, nên rãnh thường thấphơn mặt luống 3 - 5cm, áp dụng ở nơi thoát nước tốt, cây gieo ươm chịu được ẩm.

- Kích thước luống: tùy theo công cụ thủ công hay cơ giới mà quyết định chophù hợp Tuy nhiên thông thường luống được làm với kích thước như sau: dài 10m,rộng 1m, rãnh 30 – 50cm.

- Hướng luống: Hướng của luống nói chung nên theo chiều dài của khu kinhdoanh, chạy theo hướng Đông tây, vuông góc với hướng gió hại chính, thuận lợi chotưới tiêu và đi lại.

* Tạo bầu gieo ươm: Bầu gieo ươm cấu tạo gồm 2 phần: Vỏ bầu và ruột bầu.

- Vỏ bầu bằng P.E: Loại vỏ này rất bền, định hình ruột bầu tốt, gọn, nhẹ, khi

bứng cây và vận chuyển cây đi xa tiện lợi và không dễ vỡ.

+ Kích thước vỏ bầu: Kích thước vỏ bầu thay đổi theo tuổi nuôi cây và loài

Trang 22

cây con.

- Ruột bầu: Thành phần ruột bầu cho từng loài cây khác nhau là khác nhau,

tuy nhiên thông thường ruột bầu bao gồm đất và phân bón.

+ Đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặctrung bình.

+ Phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoai mục và phân vô cơ.

Ví dụ ruột bầu để gieo cây Keo lai là: 84% đất mặt + 5% đất mặt dưới tánrừng keo + 10% phân hữu cơ hoai mục + 1% Super lân.

- Đất khai thác về cần được phơi ải, đập tơi nhỏ, sàng sạch cỏ rác, đá sỏi qualưới sắt có đường kính lỗ sàng nhỏ 0,5 - 1cm, thường khai thác và phơi ải đất trước10- 15 ngày.

- Phơi ải đất: Phun một ít nước cho đất đủ ẩm, rải đất dày 5 - 7cm lên nềnphẳng ngoài trời, dùng một tấm ni lông trong suốt phủ lên trên đống đất, lấy gạchhoặc khúc gỗ chặn kín mép của tấm ni lông, ủ trong vòng 4 - 5 ngày là đủ.

- Bảo quản đất: Đất ruột bầu sau khi đã xử lý xong, nếu chưa dùng đến ngaythì nên chất đống bảo quan trong kho đất Nếu để ngoài trời thì lấy một tấm ni lôngphủ lên trên để tránh cho đất bị nhiễm lại mầm mống sâu, nấm, bệnh hoặc cỏ dại.

- Kỹ thuật đóng và xếp bầu:

+ Đất và phân để tạo hỗn hợp ruột bầu phải được trộn đều trước khi đóng bầu.Ruột bầu không nên đóng quá chặt hoặc quá lỏng, ruột bầu phải đảm bảo độ xốp, độẩm Độ xốp của ruột bầu 60 - 70%, kích thước bầu phải phù hợp với tuổi nuôi cây.

+ Kiểm tra độ ẩm của hỗn hợp ruột bầu: Cho hỗ hợp ruột bầu vào tay sau đónắm chặt lại Nếu không thấy nước chảy qua các khe ngón tay và khi xòe tay ra đấtkhông bị vỡ vụn là được.

Bảng 11: Quy định cỡ bầu cho từng loại cây

1 12 x 18 Thông nhựa, Hồi, Quế, Trám trắng 12 – 18 tháng2 8 x 12 Thông đuôi ngựa, Mỡ, Lát hoa, Keo

lai, Lim xẹt, Sa mộc 6 – 12 tháng3 7 x 11 Keo tai tượng, Keo lá tràm 3 – 5 tháng

Trang 23

Hình 13_1: Đóng bầu Hình 14_1: Xếp bầu lên luống

+ Trình từ các bước đóng bầu: Trộn hỗn hợp ruột bầu, kiểm tra độ ẩm củađất, mở miệng túi bầu, dồn đất vào bầu (nén chặt 1/3 đáy bầu còn 2/3 bầu phía trênlỏng hơn), hoàn chỉnh bầu.

+ Xếp bầu: Luống để xếp bầu phải có nền phẳng Tuỳ theo tình hình khí

hậu, đất đai mà tạo mặt bằng đáy luống chìm hay bằng Đáy luống chìm bố trí thấphơn mặt vườn ươm 5 - 7cm, chiều rộng đáy luống 1 - 1,2m, chiều dài luống tuỳtheo các khu đất của vườn, có thể 5, 10, 15m Luống bằng được bố trí bằng mặtvườn ươm Xếp bầu theo hàng tạo thành luống bầu theo đáy luống Dùng đất tơimịn vun xung quanh luống để cố định luống bầu.

5.2 Kỹ thuật gieo hạt

a Công việc chuẩn bị trước khi gieo hạt

- Xử lý kích thích hạt: Nhằm tiêu độc, diệt sâu, nấm, bệnh, phòng trừ chim

kiến ăn hại, tạo điều kiện cho hạt nảy mầm nhanh, mạnh và đồng đều.

- Xử lý hạt: Có thể dùng Foocmalin 0,15% ngâm trong 15- 30 phút sau đó

vớt ra rửa sạch nhiều lần và hong khô, nêu xử lý trước khi kích thích hạt 1 - 2ngày Loại thuốc này thường dùng với những loại hạt nhỏ Dùng nước vôi trong 1- 2% ngâm trong 24 - 36 giờ thường áp dụng với loại to hoặc vỏ dày Dùng thuốctím nồng độ 0,5% ngâm 2 giờ hoặc nồng độ 3% ngâm trong 30 phút

- Kích thích hạt giống: Có nhiều phương pháp kích thích hạt nẩy mầm tuỳ

vào đặc điểm, tính chất vỏ hạt:

+ Phương pháp dùng nhiệt độ: Nhiệt độ làm cho vỏ hạt nứt nẻ hoặc mềm

ra, tạo điều kiện cho nước và không khí thấm qua vỏ vào trong hạt, tăng cường quátrình hoạt động sinh lý trong nội bộ hạt mạnh hơn Có nhiều hình thức tạo nhiệt nhưdùng nước nóng, đốt hạt Tuỳ theo cấu tạo của vỏ hạt, thành phần các chất chứatrong hạt mà sử dụng nhiệt độ cao, thấp, thời gian dài ngắn khác nhau

Ví dụ: Đối với các loại hạt vỏ dày, cứng khó thấm nước như: Lim xanh

Trang 24

(ngâm hạt vào nước 60 - 800C trong 1 - 2 giờ ), Lim xẹt (ngâm nước 60 - 700C đểnguội dần trong 8 - 12 giờ), Keo lá tràm (ngâm trong nước sôi 1 - 2 phút, sau đóvớt ra ngâm nước lạnh qua đêm, sau đó mới đem ra ủ), Keo tai tượng (ngâm vàonước sôi tỷ lệ 1/10 trong khoảng 30 phút).

Đối với các loại hạt có vỏ mỏng tương đối dễ thấm nước như một số loạiThông, một số loại Bạch đàn, Ngâm nước nóng 40 - 450C trong thời gian 6- 12giờ Các loại hạt có dầu như: Quế, Mỡ, Bồ đề, Ngâm nước ấm 35 - 400C trongthời gian 6 giờ

+ Phương pháp kích thích bằng cơ giới: Những loại hạt có vỏ cứng, dầy,

rất khó thấm nước qua vỏ có thể dùng dao khía, chặt vỏ hoặc trộn hạt với cát thôtrà sát mạnh, nhằm tạo ra các khe nút hoặc xước ở vỏ Phương pháp này ít đượcsử dụng trong sản xuất vì năng suất lao động xuất thấp, dễ gây tổn thương cho hạt,yêu cầu phải có kinh nghiệm.

+ Phương pháp kích thích bằng hoá học: Có thể xử lý bằng cách ngâm hạt

vào các loại dung dịch như a xít, Bazơ mạnh, có tác dụng ăn mòn vỏ hạt, tạo điềukiện cho nước và không khí dễ thấm qua vỏ hạt Các hoá chất vô cơ như: (ZnSO4,CuSO4, KMnO4 ).

Trình tự các bước tiến hành xử lý kích thích hạt giống trước khi gieo:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ dùng xử lý hạt.

Bước 2: Kiểm tra hạt, loại bỏ hạt lép, thối, mốc, hạt lẫn, sỏi lẫn… trong hạt.

Bước 3: Ngâm hạt trong thuốc diệt trùng (diệt mầm mống sâu bệnh).

Thường dùng thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,5% (5g pha cho 1 lít nước) ngâmtrong 20 - 30 phút, sau đó vớt hạt rửa sạch thuốc tím)

Bước 4: Ngâm hạt trong nước tuỳ theo từng loại hạt mà nhiệt độ và thời

gian ngâm khác nhau.

Với các hạt Thông, Sa mộc dùng nước nóng 40 - 450C (2 sôi 3 lạnh)thời gian ngâm 4 - 6 giờ, duy trì nhiệt độ trong thời gian ngâm Với hạt Lát dùngnước ấm 30 - 350C (1 sôi 2 lạnh) thời gian ngâm 4 - 6 giờ Với hạt Keo,Muông dùng nước sôi 1000C thời gian ngâm với Muồng 8 giờ, Keo 10 - 12giờ.

Bước 5: Ủ hạt và rửa chua Hết thời gian ngâm hạt, vớt hạt cho vào túi

vải treo cho dốc nước trước khi đem ủ Với hạt nhỏ đựng tối đa mỗi túi 0,3 - 0,5kg, hạt vừa mỗi túi đựng 0,5 - 1 kg.

Hàng ngày phải tiến hành rửa chua 1 - 2 lần bằng nước lã sạch hoặc nướcấm, cho tới khi hạt nứt nanh khoảng 1/3 tổng số hạt đem gieo (chú ý: khôngđược dùng nước bẩn, nước ao tù để xử lý hạt Mỗi lần rửa chua đồng thời quan

Trang 25

sát, kiểm tra để phát hiện những thay đổi của hạt).

Trong suốt thời gian ủ phải giữ nhiệt độ từ 20 - 300C (có thể dừng chum, vại,bao tải, rơm, rạ, cỏ khô, phoi bào để ủ hạt).

- Bón lót: Phân được bón vào đất trước khi gieo hạt, thường dùng các loạiphân hữu cơ đã ủ hoại mục tuỳ theo phương pháp tạo cây con: Gieo trên nền đấtmềm thường bón 3 - 5 kg/m2 luống.

b Thời vụ gieo hạt

- Xác định thời vụ gieo thích hợp cho một loại hạt chủ yếu phải căn cứ vàođặc tính sinh vật học của loài cây (mùa hạt chín, khả năng giữ sức nảy mầm, điềukiện nảy mầm, sức đề kháng của cây con) điều kiện khí hậu, đất, khả năng cất trữhạt giống, mùa tròng rừng, tuổi cây con đem trồng…

- Nhìn chung đại bộ phận các loài cây đều gieo hạt vào mùa thu hoặc mùaxuân, tuy nhiên có một số loài cây có thể gieo hạt vào các mùa khác nhu: Xà cừ,Đước (mùa hạ), Long não, Sở, Hồi… (mùa đông).

c Gieo hạt

- Gieo hạt: Có thể gieo hạt vào khay, gieo hạt trực tiếp vào bầu hoặc gieo hạttrên luống tạo cây mầm.

+ Kỹ thuật gieo hạt trực tiếp vào bầu: áp dụng cho các loại hạt có kích

thước trung bình hoặc to, sau khi đã xử lý kích thích hạt nứt nanh hoặc nhú mầmgieo thẳng vào bầu để tạo cây con trong bầu mà không cần cấy

Dùng que để tạo lỗ ở giữa bầu rồi cho hạt vào, mỗi bầu cho 1 - 2 hạt tuỳtheo tỷ lệ nẩy mầm của từng loại hạt Lấp đất, tưới nước, che tủ theo yêu cầu kỹthuật trên Làm giàn che nắng, mưa sau khi gieo.

+ Kỹ thuật gieo hạt trên luống: Gieo hạt có thể dùng tay, công cụ cải tiến

hoặc máy gieo hạt, với nguyên tắc chung là hạt được rải đều trên diện tích gieo, saukhi gieo phải lấp đất ngay, để tránh hạt bị khô.

Xác định độ sâu lấp đất cho một loại hạt phải căn cứ vào kích thước của hạt,thường độ sâu lấp đất bằng 2 - 3 lần đường kính của hạt.

d Kỹ thuật cấy cây mầm

- Bầu hoặc luống để cấy cây phải được chuẩn bị trước, tưới nước đủ ẩmtrước khi cấy một đêm để đất khỏi dính bết vào que cấy.

- Tiêu chuẩn cây đem cấy (cây mầm hay cây mạ) phải khoẻ mạnh, đồngđều Cây mạ phải có 1 - 2 cặp lá, đủ rễ, có chồi Cây non quá dễ bị mất nước, khôhéo; Cây lớn quá dễ bị tổn thương Đối với các loài cây lá rộng có từ 2 - 3 cặplá, các loài cây lá kim cây mầm có dạng hình que diêm cho tỷ lệ sống cao nhất.

Trang 26

- Trước khi nhổ cây mầm, cây mạ, phải tưới nước đậm trên luống để khi nhổcây mới không bị đứt rễ Sau khi nhổ phải cho cây con vào đĩa, bát hoặc chậucó ít nước để rễ không bị khô, nên nhổ đến đâu cấy xong đến đấy.

- Dùng que nhọn tạo lỗ giữa bầu hoặc theo hàng trên luống Độ sâu cấytuỳ thuộc chiều dài rễ cây đem cấy Thường độ sâu ngang cổ rễ.

- Đặt cây ngay ngắn vào lỗ sao cho cổ rễ hơi thấp hơn miệng lỗ rồi nhấc nhẹlên cho rễ khỏi bị gập.

- Dùng que chọc sâu ép nhẹ bên cạnh cho cây chặt gốc Không nên tạo lỗquá rộng hoặc quá nông.

- Sau khi cấy tưới nước đủ ẩm để cho cây chặt gốc, che phủ chống nắng,mưa cho cây cấy cho đến khi cây sinh trưởng ổn định.

Chú ý: Chỉ tiến hành cấy cây vào những ngày trời râm mát hoặc mưa nhẹ, tránh

những ngày nắng gắt, mưa to, gió mùa Đông Bắc.

5.3 Kỹ thuật chăm sóc ở vườn ươm

Chăm sóc cây con trong vườn ươm được chia làm 2 giai đoạn Giai đoạn hạtchưa nảy mầm và giai đoạn cây mạ, cây con.

5.3.1 Chăm sóc giai đoạn hạt chưa nảy mầm

Nội dung chăm sóc bao gồm: Che phủ, tưới nước, nhổ cỏ, phá váng, phòngtrừ sâu bệnh.

- Che phủ: Mục đích làm giảm bớt sự bốc hơi nước ở lớp đất mặt, giảm sựđóng váng mặt đất, ngăn cản sức công phá của hạt nước mưa, hạn chế cỏ dại, giữcho đất luôn tơi xốp, duy trì nhiệt độ và độ ẩm, tạo điều kiện cho hạt nảy mầm tốt.

+ Sau khi che phủ, hàng ngày phải theo dõi khi hạt bắt đầu nhú mầm tùy theovật liệu che mà phải lập tức dỡ bỏ một phần hoặc toàn bộ (rơm rạ, cỏ khô) hoặckhông cần dỡ bỏ (mùn cưa, bột than bùn).

- Tưới nước: Mục đích nhằm điều hoà nhiệt độ, độ ẩm lớp đất mặt Độẩm thích hợp cho nhiều loại hạt giống nẩy mầm là 50 - 60% lượng hút ẩm tối đacủa đất Không nên tưới nước quá đậm gây ra tình trạng trong đất thiếu dưỡngkhí làm hạt nảy mầm kém thậm chí bị thối hạt Nhìn chung với loại hạt lớn nhưTrâu, Sở, Trám độ sâu lấp đất trên 2cm, thường tưới đậm sau 3 - 4 ngày tướimột lần Những loại hạt nhỏ như Bạch đàn, Phi lao, Keo, Thông mỗi lần tướiít những ngày phải tưới 1 - 2 lần.

- Làm cỏ xới đất, Nhằm làm đất tơi xốp thoáng khí tạo điều kiện cho hạtnảy mầm, làm mất nơi cư trú của sâu bệnh.

5.3.2 Chăm sóc giai đoạn cây con

Từ khi hạt giống mọc mầm đến khi cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn Nội

Trang 27

dung chăm sóc bao gồm: Che nắng, làm cỏ xới đất, tưới nước, bón phân, tỉa thưa,đảo bầu, phòng trừ sâu bệnh hại.

a Che nắng

Cây ươm ở giai đoạn đầu, đặc biệt là thời kỳ mới mọc mầm, các bộ phận củacây còn non yếu, dưới ánh sáng trực xạ cây con dễ bị khô héo Vì vậy che nắngnhằm điều chỉnh ánh sáng thích hợp cho cây con, đồng thời làm giảm sự bốc hơimặt đất, giảm thoát hơi nước ở lá, tăng độ ẩm không khí.

+ Che nắng có thể dùng các vật liệu: cỏ tế, guột cắm đều trên mặt luống hoặctre nứa đan, lá dừa, lưới đen…

+ Khi cây gần đủ tiêu chuẩn xuất vườn thì dỡ bỏ dần dàn che, không nên thayđổi đột ngột độ chiếu sáng vì cây khó thích ứng.

b Làm cỏ phá váng

Trong quá trình chăm sóc tưới nước cho cây, đất mặt luống thường nén chặtvà đóng váng, làm cho lớp đất mặt giảm sức thấm nước, tăng lượng nước bốc hơimặt đất, cỏ dại xâm lấn, cạnh tranh nước, dinh dưỡng khoáng và ánh sáng mãnh liệtvới cây con, đồng thời cỏ dại còn là nơi ẩn náu của các loài sâu hại Vì vậy làm cỏxới nhằm làm cho đất tơi xốp, thoáng khí giảm bớt sự cạnh tranh dinh dưỡng giữacây con với cỏ dại, đồng thời xúc tiến phân giải của phân bón và hoạt động của visinh vật đất làm mất nơi cư trú của các loài sâu hại, côn trùng

Làm cỏ, xới đất thường được tiến hành cùng một lúc, làm cỏ xới đất thườngđược chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất: Từ khi cây mầm nhú lên đến khi đủ tuổi cấy (dưới 3tháng tuổi), mỗi tháng làm cỏ một lần.

- Giai đoạn thứ 2: Từ khi cấy cây đến khi xuất vườn cây (trên 3 tháng tuổi),mỗi tháng làm cỏ một lần với cây một năm tuổi, 2 tháng một lần với cây hai nămtuổi Trước khi xuất vườn 1 - 2 tháng nên dừng chăm sóc.

Thời gian bắt đầu tiến hành: Nhổ cỏ xới đất kết hợp phá váng sau khi hạt mọc1 - 2 tuần đối với loại hạt nhỏ và 2 - 3 tuần đối với loại hạt lớn.

- Kỹ thuật thực hiện:

+ Dùng tay nhổ cỏ cẩn thận, kết hợp tỉa bỏ những cây mạ mọc yếu ở nơi quá dày.+ Dùng dụng cụ (que vót nhọn) chọc xới đất ở lớp đất sâu 3 - 4cm để pháváng, tăng độ thoáng khí, khả năng giữ và thấm nước cho đất.

Trang 28

trưởng mà xác định lượng nước tưới thích hợp Sinh trưởng của cây con có thể chiara làm 3 thời kỳ.

+ Thời kỳ đầu: Từ khi hạt bắt đầu nẩy mầm rộ đến khi cây sinh trưởng ổn

định (10 - 15 ngày) lúc này độ sâu của rễ nằm trong lớp đất 5 - 8 cm Thời kỳ nàylượng nước tưới nên ít 1 - 2 lít/m2 nhưng mỗi ngày tưới một đến hai lần.

+ Thời kỳ tiếp theo: Từ khi cây con sinh trưởng ổn định trong khoảng (60 - 90

ngày), thời kỳ này cây con sinh trưởng nhanh, tiêu hao nhiều nước Thời kỳ này cầntưới nhiều nước hơn, lượng nước tưới khoảng 2 - 3 lít/m2 có thể một đến hai ngàytưới một lần.

+ Thời kỳ cuối: Sau ba tháng, cho đến lúc chuẩn bị xuất vườn cây đã có bộ

thân, rễ, tán cứng cáp, thời kỳ này cây có sức đề kháng cao, rễ phân bố ở độ sâu 15 20cm, lượng nước tưới 4 -5 lít/m2 Có thể ba bốn ngày một lần.

-Lượng nước tưới còn phụ thuộc vào thời tiết: Nếu trời dâm ẩm, mát, ít giólượng nước tưới giảm và ngược lại.

+ Thiếu đạm (N): Lá có màu xanh vàng, thậm chí vàng nhạt, rễ cây phát triển

không tốt ít rễ nhánh, ảnh hưởng đến hấp thụ dinh dưỡng, giảm sản phẩm quanghợp, cây con gầy yếu.

+ Thiếu lân (P): Cây con sinh trưởng chậm, cây thấp nhỏ, chồi đỉnh phát triển

không tốt lá có màu xanh tối, có khi thành màu tím Thiếu lân cũng dẫn đến rễngang ít và mảnh; Nếu thiếu nghiêm trọng có thể làm cho rễ ngang thoái hoá, cuốnglá khô và rụng.

+ Thiếu kali (K): Ở thời kỳ đầu lá có màu xanh tối sau đó xanh đậm, nếu thiếu

kém mà đạm lại quá nhiều thì cây con sinh trưởng chậm.

+ Thiếu Sắt (Fe): Lá biến thành màu vàng, đầu tiên từ trên ngọn lá non vàng

trước Cây con trong vườn ươm từng đám xuất hiện vàng lá.

Trang 29

+ Thiếu Magiê (Mg) Đầu cành lá của những cành ở phía gốc biến thành màu

vàng, vàng thẫm hoặc tím hồng Tùy theo mức độ thiếu nhiều hay ít mà đần dầnphát triển lên các cành phía trên

+ Thiếu Mangan (Mn): Lá cây có màu vàng, đỉnh sinh trưởng thường khô

chết Song rất nhiều loại đất nói chung là đủ mangan

Nếu thấy cây con thiết chất gì thì cần bổ sung ngay các chất đó để cây sinhtrưởng và phát triển bình thường.

+ Lần thứ nhất: Vào giai đoạn cây mầm, chỉ giữ lại khoảng cách giữa các cây

3 - 5cm Những cây tỉa có thể tận dụng để cấy cây.

+ Lần thứ 2: Sau lần tỉa thứ nhất 10 - 15 ngày, cự ly cây để lại 8 - 10cm, đối

tượng tỉa là những cây mọc dày, sinh trưởng kém.

+ Lần thứ 3: Vào thời gian cây ươm được 30 - 45 ngày tuổi, cự ly các cây để

lại 15 - 20cm tỉa thưa nên tiến hành vào những ngày trời mát, nhiều mây, trước vàsau khi tỉa cần tưới nước cho đất ẩm

+ Đối với cây gieo vào bầu, chọn để lại mỗi bầu 1 cây khỏe mạnh và cấy bổsung vào bầu không có cây.

g Cấy cây

Trường hợp ươm cây lá rộng mọc nhanh lại có thời gian ươm dài (1 năm trởlên) thường phải cấy cây Cấy cây nhằm tăng diện tích dinh dưỡng cho cây Ở nướcta hầu hết các loài cây lá rộng sau khi gieo ươm được 3 tháng tuổi đều đem toàn bộhoặc một phần số cây đem cấy Một số loài cây có rễ cọc dài, cấy cây còn là biệnpháp xúc tiến rễ bàng phát triển, cắt bớt rễ cọc để khi đem trồng có tỷ lệ sống cao.

+ Nói chung cây dưới một năm tuổi thường cấy 1 lần, cây hai năm tuổi cấy 1lần (Vải,Thông) và 2 lần với cây lá rộng mọc nhanh.

+ Thông qua việc cấy cây cần loại bỏ những cây không đủ tiêu chuẩn (khôngnên tận dụng cây kém phẩm chất), giữ cho cây con không bị khô ngọn, không bị tổnthương cơ giới, đất phải tơi xốp, không làm cho rễ cây bị biến dạng và cần nén chặtđể rễ cây có thể tiếp xúc với đất, cây mau phục hồi.

h Xén rễ, đảo bầu

- Đối với cây con có bầu: kết hợp đồng thời giữa đảo bầu và xén rễ nhằm mục

Trang 30

đích phân loại cây theo các nhóm sinh trưởng và chất lượng, điều tiết cự ly cây, kếthợp vệ sinh luống ươm và kích thích cây ra thêm nhiều rễ con, hạn chế rễ cọc pháttriển, đồng thời hãm cây ở giai đoạn cuối.

+ Chuẩn bị những luống ươm mới để xếp bầu sau khi đảo và xén rễ.

+ Dùng tay lay nhẹ và nhấc bầu lên khỏi luống, dùng kéo sắc cắt hết phần rễnhô ra khỏi bầu; cất từng bầu một, cắt sát đáy và thành bầu.

+ Phân loại cây con theo kích thước và nhóm phẩm chất để xếp vào nhữngluống hay khối riêng trong luống mới chuẩn bị.

+ Vệ sinh và sửa sang lại các nền luống cũ đã đảo bầu để sử dụng xếp lại bầu từluống khác nếu cần; loại bỏ những bầu không có cây hay những cây kém chất lượng.

+ Tưới nước cho cây sau khi đảo bầu; có biện pháp hãm đối với nhóm cây tốtvà thúc đẩy sinh trưởng đối với cây xấu thông qua chế độ bón phân và tưới nước.

+ Loài cây có bộ rễ phát triển mạnh, đặc biệt là rễ cọc, cứ khoảng 3 - 4 tuầnphải đảo bầu và cắt rễ một lần, những cây mọc quá tốt cần kết hợp cắt một phần lágià và cành.

+ Bình thường trước khi xuất vườn 1 - 2 tuần phải xén tỉa rễ và phân loại câylần cuối trước khi đem trồng, kết hợp kiểm kê số lượng cây đạt tiêu chuẩn.

- Đối với cây rễ trần:  Thời gian xén rễ thích hợp khi cây được 2 - 3 tháng tuổi;cây 1 năm tuổi cần xén ít nhất 2 lần và lần cuối cùng là trước khi xuất vườn 1 tháng.

+ Dùng xẻng sắc xắn vào giữa 2 hàng cây, cách gốc 8 - 10cm.+ Nhát xắn hơi xiên và sâu khoảng 20cm.

+ Xén xong 1 bên của hàng cây, tiếp tục xắn hàng bên cạnh cũng cùng bên đó.+ Sau 10 - 15 ngày mới xén phía đối diện của lần xén trước.

+ Tưới nước đủ ẩm sau mối lần xén tỉa rễ.

5.4 Phòng trừ sâu bệnh hại5.4.1 Phòng trừ sâu hại

Ở vườn ươm thường gặp các loại sâu hại hạt và cây con như sau: Các loại dế;Các loại sâu xám; Sâu non họ Bọ hung; Các loại mối; Các loại rệp; Các loại sâu ănlá…

a Phòng trừ dế hại vườn ươm

Bao gồm dế mèn nâu lớn, dế mèn nâu nhỏ và dế dũi.

- Thường gây hại mạnh nhiều loại cây con và cây nông nghiệp từ tháng 2 - 10.- Hình thức gây hại: dễ thường cắn đứt thân cây mầm, cây mạ và đào đất làmhỏng cây mầm

Trang 31

+ Sâu non ăn tạp và phá hoại nhiều loại cây vào mùa gieo ươm.

+ Thường cắn đứt ngang cổ rễ những cây mầm khoảng 2 - 3 tuần tuổi, kéongọn vào trong đất rồi mới ăn lá và mầm non.

- Phòng trừ bằng các cách sau:

+ Phát hiện cây bị hại lúc sáng sớm, bới đất sâu 3 - 5cm nơi sâu ẩn nấp để bắtgiết.

+ Dọn sạch cỏ rác quanh vườn đem đốt.

+ Đặt bả mồi (gồm lá khoai lang băm nhỏ, cám rang và thuốc vị độc) để diệtsâu non và bả chua ngọt (gồm dấm loãng, rỉ mật và thuốc trừ sâu) để diệt bướm.

c Phòng trừ bọ hung vườn ươm

Gồm bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ và nâu xám.

- Đặc điểm hình thái dễ nhận biết là ấu trùng có màu trắng, cong hính chữ C,thường nằm sâu 3 - 5cm trong đất, nơi có nhiều mùn, chất hữu cơ chưa phân giải hết.

- Hình thức gây hại là gặm và cắn đứt rễ cây con làm lá khô héo và chết,thường chỉ phát hiện thấy dấu hiệu bị hại khi cây đã bị héo, bới đất dưới gốc cây sẽtìm thấy sâu;

- Là loại sâu nguy hiểm nhất đối với các vườn ươm cây.- Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh vườn tốt, dọn đốt cỏ rác trong và quanh vườn ươm.

+ Xử lý hỗn hợp đất, phân chuồng: trộn 300 - 500g thuốc Padan 4H với1m3 đất đã sàng hoặc 100 kg phân chuồng với 2 kg vôi bột và 2 kg supe lân, ủ 3ngày trước khi dùng.

d Phòng trừ mối hại

- Đặc điểm: Thân thể có màu trắng đục, hình thái hơi giống kiến và cũng sốngthành từng đàn Thường hại nhiều loài cây nhập nội (Bạch đàn, Keo, Tếch ) trongvườn ươm và cả cây đã trồng 1-2 năm tuổi vào mùa khô, đặc biệt là cây tạo từ hom.

Trang 32

- Hình thức gây hại là ăn vỏ tạo thành đường hầm quanh thân, cắn rễ và gốcthân dưới đất, cắt đứt hệ thống mạch dẫn nhựa làm cây chết.

e Phòng trừ rệp hại lá trong vườn ươm

- Đặc điểm: Có nhiều loại với kích thước khác nhau, có cánh hoặc không cócánh, có hoặc không có sáp và tơ trắng phủ quanh mình, màu xanh hay vàng

- Hình thức gây hại: Tập trung thành đám nhỏ ở mặt dưới lá để hút nhựa câylàm xoăn lá, héo và rụng lá; ngoài ra chúng còn truyền bệnh virus hay nấm bồ hónghại cây.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Bảo vệ các loài thiên địch như chuồn chuồn cỏ, bọ rùa;

+ Dùng Decis 2,5EC: pha 15ml thuốc với 8 lít nước sạch phun cho 100m2.

g Phòng trừ các loài sâu ăn lá

- Đặc điểm: Gồm nhiều loại khác nhau như châu chấu, cào cào, câu cấu, sâucuốn lá, sâu róm

+ Đặc điểm chung là sống lộ thiên nên dễ thấy, có miệng gặm nhai, ăn thủnghay ăn khuyết từng phần thịt lá, có khi ăn trụi lá, làm cây còi cọc hoặc chết.

5.4.2 Phòng trừ bệnh hại cây con

Bệnh hại cây con ở vườn ươm thường là khá nguy hiểm, phổ biến và khó điềutrị Chúng thường là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng cây mầmđem cấy và tỷ lệ cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

Đa số bệnh hại ở vườn ươm là do các loại nấm ký sinh, một số ít là do vikhuẩn, virus và tuyến trùng Bộ phận bị hại thường là rễ và lá cây Sự xuất hiện vàgây hại có liên quan mật thiết với nguồn bệnh (trên giống, khu vực gieo ươm), vớiđộ ẩm của đất và môi trường xung quanh.

Trang 33

Loại bệnh cần đề phòng nhất đối với các loài cây bản địa ở giai đoạn vườnươm là bệnh lở cổ rễ cây con.

a Phòng trừ bệnh lở cổ rễ cây con

- Tình hình bệnh: bệnh thường gây hại nặng cho nhiều loài cây khác nhau; khả năng đề kháng với bệnh của các loài cây không giống nhau, các loài cây có kíchthước hạt nhỏ, cây mầm yếu ớt, chậm hóa gỗ thường bị bệnh hại nặng hơn.

- Triệu chứng: tùy theo giai đoạn phát triển mà có các triệu chứng khác nhaunhư: thối hạt, thối mầm; héo; thối loét gốc; đổ non; chết đứng.

- Nguyên nhân và điều kiện gây bệnh:

+ Bệnh do nhiều loài nấm thuộc các nhóm (chi) Fusarium spp., Rhizoctoniaspp., Pythium spp với khoảng trên 30 loài cùng gây hại, trong đó đáng lưu ý nhấtlà nấm Fusarium.

+ Bệnh có liên quan chặt chẽ đến độ sạch bệnh của đất gieo và chất lượng củahạt giống; loài cây, trạng thái tuổi và sinh trưởng của cây mầm, cây mạ; thời vụgieo, đặc điểm vườn ươm, chế độ chăm sóc cây gieo ươm và quản lý vườn ươm.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Chọn vườn ươm thông thoáng, thoát nước tốt và giữ vệ sinh tốt vườn ươm.+ Chọn thời vụ gieo ươm thích hợp, tránh gieo hạt và nuôi cây mầm, cây mạvào mùa mưa lớn Thông thường cần gieo hạt trước mùa mưa ít nhất là 2 tháng.

+ Phải tưới cây bằng nước sạch và điều tiết lượng nước tưới hợp lý, tránh tướiquá nhiều nước trong mỗi lần tưới gây ẩm ướt đất.

+ Ủ kỹ đất gieo và khử trùng đât, hạt giống, vật liệu che tủ trước khi gieo ươm(bằng nước vôi trong, thuốc tím 0,2%, phormol 0,05% ).

+ Không gieo hạt quá sâu ở đất cứng, đất sét.

+ Dùng thuốc Boóc đô (Bordeaux) 0,5 - 1% hay Benlat 0,1% phun định kỳ 1tuần 1 lần, liều lượng 0,25 - 0,5 lít /m2 trong khoảng trên 1 tháng kể từ khi bắt đầugieo hạt.

b Cách pha chế thuốc Bordeaux

- Nguyên liệu: Để pha chế thuốc nước Bordeaux nồng độ 1% cần có các chấtsau: Phèn xanh (Sunphát đồng CuSO4.5H2O): 1 phần, tính theo trọng lượng; Vôisống (CaO): 1 phần; Nước sạch (H2O): 100 phần.

Trang 34

+ Lọc bỏ cặn và đem dùng ngay trong buổi.

- Công dụng: Thuốc có tác dụng bảo vệ cây trồng đối với nhiều loại nấm bệnhkhác nhau như bệnh đốm lá, lở cổ rễ, mốc sương, thán thư, bồ hóng Thời gian hiệulực của thuốc từ 10 - 15 ngày tùy theo điều kiện thời tiết.

- Một số điểm cần chú ý khi pha chế và sử dụng thuốc:

+ Không pha chế và chứa đựng thuốc trong dụng cụ bằng sắt, nhôm.

+ Không dùng tay trần để khuấy thuốc, không ăn, uống khi pha chế và sửdụng thuốc.

+ Không dùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm bẩn để pha chế.

+ Nếu không có vôi sống có thể dùng vôi tôi (Ca(OH)2) để pha chế nhưngphải trừ bỏ lượng nước đã có trong vôi.

+ Thuốc có hiệu lực cao khi ở trạng thái trung tính hay kiềm yếu.+ Pha thuốc vừa đủ dùng trong từng buổi, không pha sẵn để dành.

B Câu hỏi và bài tập thực hành1 Câu hỏi đánh giá kiến thức

Câu 1 : Trình bày các căn cứ để chọn lập vườn ươm?Câu 2: Trình bày kỹ thuật làm đất vườn ươm?

Câu 3: Muốn cho hạt nhanh nảy mầm chúng ta có thể dùng những phương

pháp nào để kích thích?

Câu 4: Trình bày những công việc chính trong chăm sóc cây con?2 Bài tập rèn luyện kỹ năng

Bài tập 1: Hãy chọn địa điểm lập vườn ươm cho hộ gia đình cá nhân? Thiết kế các

công trình trong vườn ươm?

Bài tập 2: Hãy thực hiện các thao tác gieo hạt trên luống và trực tiếp vào bầu?Bài tập 3: Hãy thực hiện các thao tác để cấy cây mầm vào bầu?

C Ghi nhớ:

- Tiêu chuẩn chọn lập vườn ươm.

- Thiết kế các công trình trong vườn ươm.- Làm đất vườn ươm;

- Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây con trong vườn ươm.

Trang 35

BÀI 2

LÀM ĐẤT TRỒNG RỪNGMã bài: MĐ 01-02

Giới thiệu:

Chuẩn bị hiện trường trồng rừng là công việc đầu tiên trước khi tiến hànhtrồng rừng Chuẩn bị hiện trường trồng rừng bao gồm các công việc phát dọn thực bìvà làm đất để phục vụ cho công việc trồng rừng tiếp theo.

Mục tiêu:

Học xong bài này người học có khả năng:

- Trình bày được các phương pháp phát dọn thực bì, làm đất và bón phân.- Thực hiện được công việc phát dọn thực bì, làm đất, bón phân trước khitrồng.

- Có ý thức đảm bảo an toàn lao động.

A Nội dung:1 Xử lý thực bì

Xử lý thực bì là công việc phát và dọn thực bì trước khi trồng rừng Tùy theocấp đất, cấp thực bì (mật độ, độ tàn che), địa hình (độ dốc), đặc tính loài cây trồng,phương pháp làm đất và mức độ thâm canh mà quyết định các phương pháp phátdọn thực bì dưới đây.

1.1 Phương pháp phát, dọn toàn diện1.1.1 Điều kiện áp dụng

Phương pháp phát dọn toàn diện áp dụng trong các điều kiện sau:- Những nơi có độ dốc dưới < 150, không có mưa lớn kéo dài.

- Nơi để trồng cây ưa sáng hoặc rừng cần cải tạo trồng lại trên toàn diện tích;- Nơi có thực hiện nông lâm kết hợp.

1.1.2 Kỹ thuật phát thực bì

- Phát từ chân dốc phát lên, hướng phát theo đường đồng mức.

- Phát sát gốc, chiều cao gốc chặt < 10cm đối với cây bụi, thảm tươi, dây leo.- Cây nhỏ đường kính < 6cm chặt trước; cây lớn đường kính > 6cm chặt sauđể tận dụng gỗ, củi.

- Băm nhỏ cành nhánh thành đoạn dài < 1m, rải đều trên diện tích.

Trang 36

- Nơi có độ dốc lớn phải chừa lại thực bì trên đỉnh để trống xói mòn, nếu dốcdài trên 200m thì cứ khoảng 100m phải để lại một băng đồng mức rông 3m.

Hình 15_1: Đường ranh cản lửa để đốt thực bì

Ưu nhược điểm của phương pháp:

- Ưu điểm: ít tốn công dọn;

- Nhược điểm: có thể phá vỡ kết cấu đất, gây xói mòn mạnh, một số sinh vậtcó ích trong đất có thể bị chết khi đốt thực bì.

* Dọn thực bì theo băng

Thực bì sau khi phát để cho khô rụng hết lá xếp dọn thành băng theo đườngđồng mức sao cho không ảnh hưởng đến việc làm đất sau này Không cần đốt, thựcbì sẽ tự mục.

Ưu nhược điểm của phương pháp:

Trang 37

- Ưu điểm: Đất ít bị xói mòn;

- Nhược điểm: Thực bì để mục tự nhiên dễ phát sinh sâu bệnh hại.

1.2 Phương pháp phát, dọn cục bộ1.2.2 Phát dọn theo đám

Phát dọn thực bì theo đám là phát thực bì theo từng đám nhỏ xen kẽ lẫn nhau.Áp dụng trong trường hợp trồng rừng bổ sung, nơi có độ dốc từ 20 - 250 Tùy theomục đích kinh doanh, yêu cầu của loài cây mà xác định diện tích của mỗi đám (10mx 10m hoặc 20m x 20m) Kỹ thuật phát dọn thực bì theo đám tương tự như phát dọntoàn diện.

Hình 16_1: Phát dọn theo đám1.2.2 Phát dọn theo rạch

Phát dọn thực bì theo rạch là phát thực bì theo các rạch song song với nhau,chiều rộng mỗi rạch chỉ từ 4 - 6m, chạy theo đường đồng mức Phát sạch cây bụi,dây leo, thảm tươi trong rạch, chừa lại cây tái sinh có giá trị kinh tế cao; không cầnđốt để lâu thực bì sẽ tự mục.

1.2.3 Phát dọn theo băng

Áp dụng cho trồng rừng nơi có độ dốc từ 16 - 200 Tuỳ theo việc bố trí câytrồng, đặc tính loài cây mà băng có chiều rộng 10 - 30m (chiều rộng của băng lớnhơn rạch), hướng theo đường đồng mức.

Phát dọn thực bì theo băng thường tiến hành theo 3 bước :

Trang 38

Bước 1: Phát thảm tươi, cây bụi, dây leo, những cây có đường kính < 6cm.

Phát sát gốc, chiều cao gốc chặt < 10cm, băm thành đoạn < 1m để tạo điều kiệnthuận lợi cho công việc tiếp theo.

Bước 2: Chặt tận dụng gỗ, củi; tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà phân loại, cắt

khúc theo quy cách khác nhau.

Bước 3: Xếp cây đã phát sang băng chừa hoặc dồn lại thành đống ở giữa băng

rồi đốt, chú ý không để cháy lan sang băng chừa.

Hình 17_1: Phát dọn thực bì theo băng* An toàn lao động khi phát dọn thực bì :

- Trước khi vào làm việc phải kiểm tra độ bền vững, độ sắc bén của dụng cụvà bảo hộ lao động.

- Nơi có độ dốc lớn, phải chọn vị trí đứng an toàn, nhất là khi sử dụng công cụcơ giới.

- Nơi thực bì phức tạp, dây leo, cây bụi nhiều có xen lẫn cây gỗ phải chặt bỏdây leo, cây bụi trước, chặt hạ cây gỗ sau Khi chặt hạ gỗ lớn phải tuân theo quytrình khai thác gỗ.

Khi tổ chức phát dọn thực bì theo nhóm, phải chú ý cự ly làm việc để tránhxẩy ra tai nạn Chú ý quan sát khi làm việc, đề phòng rắn, rết trong các bụi rậm, hốccây; đề phòng đá lăn xuống dốc gây tai nạn cho người ở phía dưới.

2 Làm đất

Trang 39

Căn cứ vào điều kiện đất đai, tình hình xói mòn, đặc điểm cây trồng, mức độthâm canh mà chọn một trong các phương pháp làm đất sau:

2.1 Phương pháp làm đất toàn diện

Làm đất toàn diện là dùng công cụ thủ công hay cơ giới (máy cày, trâu bò haycuốc) cày hoặc cuốc toàn bộ diện tích.

2.1.1 Điều kiện áp dụng

- Nơi có độ dốc < 150;

- Nơi có điều kiện thâm canh hoặc thực hiện biện pháp Nông lâm kết hợp.

2.1.2 Biện pháp thực hiện

Có thể thực hiện bằng biện pháp thủ công hoặc cơ giới:

- Nếu dùng dụng cụ thủ công (cày, cuốc) thì cày, cuốc sâu khoảng 10 - 15cm.- Nếu làm bằng cơ giới (máy cày): được chia làm 2 trường hợp, nếu cày ngầmthì độ sâu lớp đất 50 - 70cm hoặc cày lật đất độ sâu 20 - 30cm.

Sau khi cày xong thì tiến hành cuốc hố; kích thước hố, cự ly, mật độ theo thiếtkế trồng rừng.

Ưu nhược điểm của phương pháp:

- Ưu điểm: Cải tạo được lớp đất mặt, giữ được độ ẩm cho đất, không còn cỏ

dại, cây bụi.

- Nhược điểm: Lớp đất mặt dễ bị xói mòn, nên hạn chế áp dụng ở nơi có độdốc lớn.

2.2 Phương pháp làm đất cục bộ

Làm đất cục bộ là chỉ làm đất trong phạm vi dải hẹp hoặc chỉ làm ở những vịtrí trồng cây Tùy theo độ dốc, mức độ thâm canh, phương tiện thực hiện mà ápdụng làm đất theo băng hay theo hố.

2.2.1 Làm đất theo băng

Cũng có thể làm đất bằng thủ công hoặc cơ giới:

- Làm đất thủ công: dùng dụng cụ thủ công để cày hoặc cuốc toàn bộ diện tíchtrong băng trồng cây, độ sâu từ 10 - 15cm.

- Làm đất bằng biện pháp cơ giới:

+ Cày lật đất: cày theo băng song song với đường đồng mức (giống như làmruộng bậc thang), băng cày rộng 150cm, sâu 20 - 30cm (áp dụng nơi có độ dốc < 150).+ Cày ngầm: cày theo băng song song với đường đông mức, băng cày rộng150cm sâu 60 - 70cm;

Trang 40

Sau khi cày đất xong thì tiến hành cuốc hố; kích thước, cự ly, mật độ theothiết kế ban đầu.

Hình 18_1: Làm đất theo băng2.2.2 Làm đất theo hố

Làm đất theo hố là chỉ thực hiệncông việc cuốc hố (không cày đất trướckhi cuốc hố), đây là phương pháp đượcáp dụng phổ biến trong sản xuất lâmnghiệp nước ta hiện nay.

- Điều kiện áp dụng: nơi địa hìnhphức tạp, độ dốc >150 , đầu tư thấp.

- Hố được bố trí các hàng theođường đồng mức, giữa các hố bố trí sole theo hình nanh sấu.

- Kích thước hố to, nhỏ phụthuộc vào tính chất đất, đặc điểm loài

cây trồng và mức độ đầu tư Hình 19_1: Làm đất theo hố

Bảng 12: Kích thước hố và mật độ trồng một số loài cây rừng:

1 Bạch đàn

3x2 2x2 2x1,5

Thâm canhQuảng canhQuảng canh

Ngày đăng: 14/11/2017, 07:21

Mục lục

    Hình 15_1: Đường ranh cản lửa để đốt thực bì

    Hình 16_1: Phát dọn theo đám

    Hình 18_1: Làm đất theo băng

    Hình 46_1: Các trường hợp trồng sai kỹ thuật đối với cây rễ trần

    HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

    Bài 4: Chăm sóc rừng trồng

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan