Địa điểm khảo cổ học đầu rằm trong các mối quan hệ với các di tích thời đại kim khí vùng duyên hải đông bắc (tt) Địa điểm khảo cổ học đầu rằm trong các mối quan hệ với các di tích thời đại kim khí vùng duyên hải đông bắc (tt) Địa điểm khảo cổ học đầu rằm trong các mối quan hệ với các di tích thời đại kim khí vùng duyên hải đông bắc (tt) Địa điểm khảo cổ học đầu rằm trong các mối quan hệ với các di tích thời đại kim khí vùng duyên hải đông bắc (tt) Địa điểm khảo cổ học đầu rằm trong các mối quan hệ với các di tích thời đại kim khí vùng duyên hải đông bắc (tt) Địa điểm khảo cổ học đầu rằm trong các mối quan hệ với các di tích thời đại kim khí vùng duyên hải đông bắc (tt) Địa điểm khảo cổ học đầu rằm trong các mối quan hệ với các di tích thời đại kim khí vùng duyên hải đông bắc (tt) Địa điểm khảo cổ học đầu rằm trong các mối quan hệ với các di tích thời đại kim khí vùng duyên hải đông bắc (tt) Địa điểm khảo cổ học đầu rằm trong các mối quan hệ với các di tích thời đại kim khí vùng duyên hải đông bắc (tt) Địa điểm khảo cổ học đầu rằm trong các mối quan hệ với các di tích thời đại kim khí vùng duyên hải đông bắc (tt) Địa điểm khảo cổ học đầu rằm trong các mối quan hệ với các di tích thời đại kim khí vùng duyên hải đông bắc (tt)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HẢO
ĐỊA ĐIỂM KHẢO CỔ HỌC ĐẦU RẰM
TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC DI TÍCH
THỜI ĐẠI KIM KHÍ VÙNG DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC
Chuyên ngành: Khảo cổ học
Mã số: 60 22 03 17
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS BÙI VĂN LIÊM
Phản biện 1: PGS.TS HÁN VĂN KHẨN Phản biện 2: TS NGUYỄN GIA ĐỐI
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam ngày 31 tháng 10 năm
2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tàí
Di tích khảo cổ học Đầu Rằm phân bố trên đảo/bán đảo Hoàng Tân, thuộc xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Từ những phát hiện, nghiên cứu bước đầu giúp chúng ta nhận diện Đầu Rằm là di tích rất quan trọng thời đại Kim khí trong buổi đầu dựng nước ở vùng duyên hải Đông Bắc
Từ khi di tích Đầu Rằm đã được phát hiện và khai quật nhiều lần,
có nhiều ý kiến về các vấn đề xung quanh di tích nhưng chưa có một chuyên khảo nào tổng hợp, tổng kết những kết quả đó Hơn nữa, hiện còn nhiều ý kiến khác nhau thậm chí trái chiều nhau về di tích Đầu Rằm Vì thế, nghiên cứu chuyên sâu về di tích này không chỉ cho chúng ta hình dung ra bức tranh tổng thể về đời sống kinh tế vật chất, văn hóa tinh thần
và các mối quan hệ của nó trong, ngoài khu vực của cư dân cổ nơi đây, giúp chúng ta đánh giá khách quan, khoa học hơn về thời tiền - sơ sử ở khu vực Đông Bắc Việt Nam
Hiện tại, di tích Đầu Rằm đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng trọng Chúng ta rất cần những công trình nghiên cứu khoa học đánh giá đúng giá trị của di tích Đầu Rằm góp phần tuyên truyền bảo
vệ di tích để có thể phát huy giá trị của di tích Đầu Rằm, góp phần phát triển đồng bộ kinh tế, văn hóa, du lịch và quốc phòng an ninh trong khu vực
Đó là những lý do tôi chọn đề tài "Địa điểm khảo cổ học Đầu Rằm trong các mối quan hệ với các di tích thời đại Kim khí vùng duyên hải Đông Bắc" cho Luận văn Thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Công trình nghiên cứu ngoài nước về địa điểm Đầu Rằm
Trang 4Từ trước tới nay, chưa có công trình nghiên cứu nào của các học giả nước ngoài về địa điểm này
Thành tựu trong phát hiện, nghiên cứu di tích Đầu Rằm thuộc về các nhà khảo cổ học, sử học và văn hóa học Việt Nam
2.2 Công trình nghiên cứu trong nước về địa điểm Đàu Rằm:
Cho đến nay, di tích Đầu Rằm đã có khá nhiều người quan tâm
và nghiên cứu, với nhiều công trình có giá trị
Di tích Đầu Rằm được phát hiện lần đầu vào năm 1970, do người dân địa phương tìm được một số rìu bôn bằng đá và hiện vật đồ đồng, đồ gốm Nhiều cuộc khảo sát vào năm 1988, 1997 và 1998 đã cho nhiều nhận định về di tích
Di tích Đầu Rằm được khai quật ba lần (5/1998; 9/2005 và 9/2009) do Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh và
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh thực hiện
Các kết quả khảo sát, thăm dò, khai quật ở di tích này đều được công bố trên Tạp chí “Khảo cổ học” và “Những phát hiện mới về khảo cổ học” các năm và các báo cáo khai quật Báo cáo khai quật năm 2009 về di tích Đầu Rằm được coi là khá toàn diện, tuy nhiên, chưa có một công trình nào tổng hợp các nghiên cứu đó và có những đánh giá toàn diện về di tích
Hơn nữa, các công trình mới chỉ dừng lại ở các yếu tố truyền thống, còn thiếu hụt những cập nhật mới, như những biến đổi của môi trường ảnh hưởng lên cuộc sống của cư dân cổ, giải thích các hiện tượng
về di tích, di vật hay nghiên cứu cụ thể về vị trí của di tích Đầu Rằm trong bối cảnh thời đại Kim khí ở khu vực duyên hải Đông Bắc Việt Nam… Vì vậy, giải quyết “khoảng trống” nêu trên là nhiệm vụ đặt ra đối với Luận văn này
Trang 53 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu: có cái nhìn tổng thể về di tích Đầu
Rằm qua các cuộc khảo sát và khai quật khảo cổ học, tìm ra nét đặc trưng của di tích và vị trí của nó với các di tích trong và ngoài khu vực
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tập hợp tài liệu, hệ thống lại các di tích, di vật của di tích Đầu
Rằm đã được phát hiện qua các giai đoạn
- Phân tích, đánh giá các di tích, di vật để chỉ ra đặc trưng của di tích
- So sánh di tích Đầu Rằm với các di tích thời đại Kim khí ở vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam để tìm hiểu các mối quan hệ văn hóa của chúng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng chính của đề tài Luận văn này là di tích Đầu Rằm qua các cuộc khảo sát và khai quật
Khách thể nghiên cứu của Luận văn là các di tích và di vật ở dịa điểm Đầu Rằm, trong đó một số đối tượng được quan tâm đặc biệt như địa tầng, mộ táng, đồ đá, đồ đồng, đồ gốm…
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận văn sẽ nghiên cứu khu vực địa điểm Đầu Rằm, xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên là chính Từ đó phân tích, so sánh với các di tích thời đại Kim khí khác ở duyên hải Đông Bắc Việt Nam, cụ thể là vùng duyên hải thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh
và thành phố Hải Phòng
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung chủ yếu vào thời đại Kim khí, có so sánh với một số giai đoạn khác để tìm hiểu vấn đề lịch đại liên quan đến di tích
Trang 6- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài Luận văn tập trung vào các
di tích, di vật của di tích Đầu Rằm và các mối quan hệ của di tích với các
di tích thời đại Kim khí ở vùng duyên hải Đông Bắc
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận: Luận văn vận dụng phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu khảo cổ học, để luận giải các vấn đề về biến đổi kinh tế, xã hội, các mối giao lưu và hội nhập văn hóa của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử trong phạm vi liên quan đến đề tài
Dựa vào lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi nghiên cứu về
di tích Đầu Rằm, tác giả coi đó là một thành tố khả biến, tức phải đặt trong bối cảnh lịch sử, có sự hình thành, phát triển và biến đổi, từ đó làm cơ sở
để giải thích những biến đổi, những hiện tượng tìm thấy ở các di tích, di vật dưới tác động của các yếu tố khác nhau
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu truyền thống trong khảo cổ học: điền
dã, khai quật, thống kê, mô tả, phân loại, so sánh… Đây là phương pháp chính để tác giả tiếp cận nghiên cứu di tích
- Phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành: tác giả sẽ sử
dụng những nghiên cứu của các ngành khác như Địa chất, Địa lý - Nhân văn, Dân tộc học, Văn hóa học, Xã hội học tại địa phương, thu thập những tài liệu, thông tin khác bổ trợ cho việc nghiên cứu Khảo cổ học
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sẽ tập hợp những công
trình nghiên cứu về di tích Đầu Rằm từ các nguồn khác nhau như sách, chuyên khảo, Kỷ yếu Hội nghị Những nội dung liên quan đến di tích này
sẽ là nguồn tài liệu chính Ngoài ra, các tài liệu thứ cấp như những nghiên
Trang 7cứu về địa chất, môi trường hay các địa điểm có mối quan hệ với di tích Đầu Rằm cũng được phân tích làm cơ sở để nghiên cứu, so sánh các di tích trong bối cảnh đồng đại hoặc lịch đại của chúng
- Một số khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn: + Tư liệu vật thật (di vật) hiện lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh không đầy đủ Bảo tàng hiện chỉ lưu giữ những hiện vật đặc biệt, như đồ đá, đồ đồng, đồ sắt… và chỉ một số ít mảnh gốm Vì thế, khi tác giả quay trở lại Bảo tàng để nghiên cứu thì không có cơ hội được tiếp cận những di vật đã bị bỏ đi, đặc biệt là đồ gốm
+ Một số cuộc khai quật chưa có báo cáo đầy đủ (tiêu biểu là cuộc khai quật năm 2005) Thông tin về cuộc khai quật này mới chỉ có ở một số bài thông báo ngắn gọn, tản mát Chưa có những thống kê rõ ràng hay rất ít hình ảnh được công bố Vì vậy, những hình ảnh, bản vẽ, bản dập tác giả sử dụng trong Luận văn chủ yếu từ hai cuộc khai quật năm 1998 và
2009
+ Hiện trạng di tích đang dần bị phá hủy, xâm hại do dân địa phương khai thác đá làm vật liệu xây dựng, ảnh hưởng đến cảnh quan di tích hiện tại cũng như có một số khó khăn nhất định khi tác giả muốn quay lại nghiên cứu thêm
+ Dù đã được khảo sát, khai quật nhiều lần nhưng cho đến nay, chưa có một mẫu than, mẫu đất, mẫu đá, đồng,… nào được phân tích để xác định niên đại tuyệt đối, hay cho những bằng chứng về môi trường, kỹ thuật, tư liệu bào tử phấn hoa ở di tích Đầu Rằm Tất cả những đánh giá về
di tích này phần lớn dựa vào những so sánh, phân tích, phân loại loại hình học là chủ yếu
Tác giả đã cố gắng thu thập tư liệu từ các nguồn khác nhau, tuy nhiên, do những khó khăn nêu trên Luận văn vẫn còn thiếu nhiều thông tin
Trang 8để phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá một cách toàn diện về di tích Đầu Rằm Tác giả sẽ cố gắng hoàn thiện trong những nghiên cứu tiếp theo
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn đóng góp những tư liệu quan trọng về mặt khoa học về hệ thống di tích, di vật ở Đầu Rằm, từng bước phục dựng lại đời sống của cư dân cổ xưa, góp phần bổ sung tư liệu mới cho ngành Khảo cổ học/Văn hóa/Lịch sử
- Ý nghĩa thực tiễn: hệ thống lại các di tích, di vật đã thu được trong các đợt điều tra, thám sát, khai quật, đưa ra những đặc trưng của các
di tích, di vật đó, xác định niên đại và thử tìm hiểu các mối quan hệ văn hóa của di tích Đầu Rằm với các di tích thời đại Kim khí ở vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam
Bên cạnh đó, Luận văn cũng là cơ sở khoa học cho việc định hướng bảo tồn di tích, phát huy giá trị di sản văn hóa/lịch sử của di tích, làm phong phú thêm cho lịch sử địa phương, góp phần thúc đẩy việc thu hút du lịch ở vùng Vịnh Hạ Long
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Tổng quan về di tích Đầu Rằm
Chương 2 Đặc trưng di tích và di vật của di tích Đầu Rằm
Chương 3 Vị trí Đầu Rằm trong các mối quan hệ
Trang 9Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH ĐẦU RẰM
1.1 Điều kiện tự nhiên
Di tích Đầu Rằm là tên gọi của một địa điểm khảo cổ học, dựa theo tên gọi của dãy núi Đầu Rằm, thuộc thôn 3, xã đảo Hoàng Tân, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh (nay thuộc xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) Núi Đầu Rằm vốn là hai ngọn núi thấp, nằm hơi chếch nhau, tạo thành hình cánh cung nằm ven biển ở phía tây nam của đảo Hoàng Tân Phía Nam của dãy núi là vùng đầm nuôi tôm, phía bắc là vùng đầm và ruộng lúa, phía đông là thôn 2 và phía tây là vùng đầm nuôi tôm nhìn về các xã Tân An, Tiền An và Hà An của thị xã Quảng Yên Bao quanh khu di tích là sông Hàm Rồng ở phía bắc và sông Bến Giang ở phía tây nam
Sự dao động của mực nước biển không chỉ là sự biến đổi về địa chất mà còn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cũng như các phương thức khai thác kinh tế của cư dân nơi đây Sự thay đổi địa hình, địa mạo do hoạt động địa chất này là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi nơi cư trú của con người và các sinh vật sinh sống trong khu vực
Bên cạnh sự dao động của mực nước biển, những biến động của thiên nhiên, ngoài những điều kiện thuận lợi còn có không ít thách thức đối với cư dân vùng duyên hải như thiên tai Những tác nhân này không chỉ tác động trực tiếp đến sự phân bố của các di tích khảo cổ học qua các thời kỳ, mà còn ảnh hưởng đến sự định cư, chuyển cư và phương thức sống của cư dân địa phương Di tích Đầu Rằm cũng không tránh khỏi quy luật đó
Trang 10Rất tiếc, cho đến nay, những nghiên cứu về bào tử phấn hoa trong các di tích thời đại Kim khí ở khu vực Vịnh Hạ Long nói chung và khu vực Đầu Rằm nói riêng hầu như chưa có nên chúng ta chưa có nhiều bằng chứng về thảm thực vật ở khu vực này
1.2 Lịch sử nghiên cứu
Những dấu tích đầu tiên của di tích Đầu Rằm được phát hiện lần đầu vào năm 1970, do người dân địa phương tìm được một số rìu bôn bằng đá và hiện vật đồ đồng, đồ gốm Sau đó, hàng loạt cuộc điều tra, khảo sát đã được tiến hành ở di tích này và các nhà nghiên cứu đã có những đánh giá ban đầu khác nhau về di tích
Di tích Đầu Rằm được khai quật ba lần (5/1998; 9/2005 và 9/2009) do Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh và
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh thực hiện
Qua ba cuộc khai quật và nhiều đợt khảo sát, các nhà nghiên cứu
đã thu được ở di tích Đầu Rằm một khối lượng di tích, di vật rất lớn Đa số các ý kiến cho rằng di tích Đầu Rằm có hai giai đoạn rõ ràng, giai đoạn sớm tương đương với văn hóa Phùng Nguyên và giai đoạn muộn tương đương với lớp văn hóa Đông Sơn, loại hình Đường Cồ Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất cao ở một số nhận định về di tích này do những nhận thức từ khối tư liệu ở mỗi đợt khai quật hay khảo sát có sự khác biệt Điều này cũng dễ hiểu, vì mỗi đợt khai quật, các nhà nghiên cứu chỉ có thể đào được những hố nhỏ, ở những vị trí khác nhau, do đó, tư liệu thu được
Trang 11cũng cho kết quả không giống nhau Vì vậy, rất cần có những công trình tổng hợp lại các dữ liệu này, phân tích, so sánh để có cái nhìn tổng quan nhất về di tích
Chương 2 ĐẶC TRƯNG DI TÍCH VÀ DI VẬT CỦA DI TÍCH ĐẦU RẰM
2.1 Đặc trưng di tích
2.1.1 Tầng văn hóa
Về cơ bản, địa tầng các hố có đặc điểm sau:
- Khu vực trũng yên ngựa địa tầng rất dày, có hai lớp sớm muộn Lớp văn hóa sớm dày khoảng 20cm - 50cm chứa các di vật có niên đại tương đương giai đoạn Phùng Nguyên - Tràng Kênh Lớp muộn dày khoảng 90cm - 125cm chứa các di vật thuộc giai đoạn Đông Sơn điển hình đến muộn [8; 34] Hai lớp đất này có một lớp vô sinh ngăn cách [34,
tr 5]
- Khu vực chân núi phía nam núi Đầu Rằm nhỏ là một bãi cát khá rộng, cũng có hai giai đoạn sớm muộn Lớp đất giai đoạn sớm dày từ 14cm - 186cm, phân bố rộng khắp bãi cát, chứa các di vật và 1 mộ táng còn di cốt, thuộc giai đoạn Phùng Nguyên – Tràng Kênh Lớp đất giai đoạn muộn là những mộ táng thuộc giai đoạn Đông Sơn chôn vào tầng văn hóa lớp sớm[19; 20; 34]
- Khu vực sườn núi phía bắc núi Đầu Rằm nhỏ không có vết tích
cư trú, chỉ có dấu tích một khu bếp tạm thời hoặc nơi chế tác công cụ tạm thời của cư dân giai đoạn Đông Sơn [34]
- Khu vực gần chân núi Đầu Rằm lớn tầng văn hóa dày 60cm - 80cm, là vết tích của giai đoạn sớm Giai đoạn muộn có tầng văn hóa mỏng, chứa một số mảnh đồng và 1 mộ vò kiểu Hán [8]
2.1.2 Sự phân bố các di tích
Trang 122.1.2.1 Di tích đống rác bếp
Có một di tích đống rác bếp, nằm ở phần trũng núi Đầu Rằm nhỏ
và lan xuống khu vực sườn núi Trong hố không tích tụ tầng văn hóa mà chỉ thấy than tro và một vài mảnh gốm Xung quanh than tro có nhiều vỏ nhuyễn thể (500 mảnh vỏ nhuyễn thể và 50kg xương cá, xương thú…), không có vết tích cư trú [34, tr 7]
2.1.2.2 Di tích mộ táng
Mộ táng trong di tích Đầu Rằm được phát hiện khá nhiều qua 3 mùa khai quật Chúng phân bố chủ yếu ở phần bãi cát dưới chân núi Đầu Rằm nhỏ Hiện tại, mới chỉ có 1 mộ thuộc giai đoạn sớm được tìm thấy ở
hố H2 năm 2009, còn lại là các mộ thuộc giai đoạn muộn, chôn lẫn vào tầng văn hóa của giai đoạn sớm
2.1.2.3 Di tích xương động vật, sừng, vỏ nhuyễn thể
Ở giai đoạn sớm, các di tích xương động vật, vỏ nhuyễn thể hầu như xuất hiện ở trong hố 09.H1- hố khai quật nằm trên bãi cát nhưng sát chân núi Đầu Rằm nhỏ Bên cạnh đó, nhiều mảnh xương, răng động vật
và 1kg xương cá cũng được tìm thấy
Giai đoạn muộn: các di tích xương động vật và vỏ nhuyễn thể xuất hiện ở tất cả các lớp, và xuất hiện dày đặc ở khu vực “đống rác bếp” Các nhà nghiên cứu giám định được nhiều loài từ thú rừng tới động vật nuôi và vỏ trai, ốc
2.2 Đặc trưng di vật
2.2.1 Đồ đá
2.2.1.1 Nguồn nguyên liệu
Chất liệu chính ở hiện vật đá Đầu Rằm gồm đá ngọc nephrite, quartzite, spilite, jasper, bazalt, diabazer, sa thạch và cuội sông… Trong
Trang 13đó, tùy từng loại đá mà người Đầu Rằm có những chế tác công cụ phù hợp
Khi nghiên cứu nguồn gốc các nguồn nguyên liệu chế tác đá ở Đầu Rằm, nhiều người cho rằng, với tính chất là một xưởng chế tác đá thì khả năng cao người Đầu Rằm cổ đã khai thác nguyên liệu ở gần nơi sống,
ở những núi đá vôi, hay các loại cuội ở sông suối
2.2.1.2 Kỹ thuật chế tác đá
Cư dân cổ Đầu Rằm đã làm chủ rất nhiều kỹ thuật tinh xảo, thể hiện trình độ kỹ thuật rất cao trong chế tác đá Những kỹ thuật phổ biến được biết đến hiện nay là: mài, cưa, cắt, gọt, khoan Có ba kỹ thuật đặc trưng riêng cho loại di chỉ xưởng ở di tích Đầu Rằm hiện được biết gồm:
Kỹ thuật tu chỉnh ép trực tiếp, Kỹ thuật cưa, cắt đá, Kỹ thuật khoan tách lõi vòng đá
2.2.1.3 Các loại hình di vật đá
a Công cụ sản xuất: gồm các loại như Công cụ ghè đẽo, rìu, bôn,
đục, búa, lưỡi cưa, mũi khoan, bàn mài, bàn nghiền, chày nghiền, hòn nghiền, hòn ghè, hòn kê, đá có lỗ vũm, đá ghè tròn… cũng được tìm thấy
ở di tích này
b Vũ khí: 3 mũi nhọn, 2 mũi tên, 1 mũi lao
c Đồ trang sức: nhóm hiện vật này bao gồm vòng tay, hạt chuỗi,
khuyên tai/nhẫn, được làm từ đá Nephrite hoặc Jade màu trắng ngà hoặc xanh đen, được chế tác bằng kỹ thuật khoan tách lõi sau đó được mài nhẵn, đánh bóng
d Hiện vật chưa xác định: 6 hiện vật
e Đá nguyên liệu: gồm những mảnh lưỡi, đốc, thân rìu, bôn, đục; Đá
nguyên liệu chế tác mũi khoan, Đá nguyên liệu chế tác rìu, bôn, đục,