1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ BỆNH TRÊN HỆ TIẾT NIỆU CỦA CHÓ, MÈO BẰNG PHƯƠNG PHÁP X QUANG TẠI BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

85 716 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 7,39 MB

Nội dung

DANH SÁCH BẢNG 2 Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh lý trên hệ thống tiết niệu theo giới tính 33 3 Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh lý trên hệ thống tiết niệu theo giống 34 4 Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh lý t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD

BỘ MÔN THÚ Y



TRƯƠNG PHÚC VINH

CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ BỆNH TRÊN HỆ TIẾT NIỆU CỦA CHÓ, MÈO BẰNG PHƯƠNG PHÁP X QUANG TẠI BỆNH XÁ THÚ Y

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Mã số: T2009-41

Cần Thơ - 2011

Trang 2

2.1.7 Tác dụng sinh học của tia X đối với cơ thể 7

Trang 3

2.2.1 Một số loại thuốc cản quang đường niệu 7

2.5 Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 23

Trang 4

2.5.2 Nước ngoài 24

4.1 Xác định tình hình bệnh hệ tiết niệu trên chó mang đến khám và điều trị lần đầu tại Bệnh xá Thú Y, Đại học Cần Thơ 33

4.1.1 Tỷ lệ chó có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu 33

4.1.2 Tỷ lệ chó có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu theo

4.1.3 Tỷ lệ chó có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu theo

Trang 5

4.1.4 Tỷ lệ chó có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu theo

4.4 Xác định tình hình bệnh hệ tiết niệu trên mèo mang đến khám và điều trị lần đầu tại Bệnh xá Thú Y, Đại học Cần Thơ 49

4.4.1 Tỷ lệ mèo có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu 49

4.4.2 Kết quả chụp x-quang không sửa soạn trên mèo 49

4.4.3 Kết quả chụp x-quang có sửa soạn trên mèo

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải thích nghĩa

UIV Urographie Intra Veineuse

Trang 7

DANH SÁCH BẢNG

2 Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh lý trên hệ thống tiết niệu theo giới tính 33

3 Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh lý trên hệ thống tiết niệu theo giống 34

4 Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh lý trên hệ thống tiết niệu theo lứa tuổi 35

5 Tỷ lệ hiện hình của các cơ quan hệ tiết niệu khi dùng thuốc cản

quang

36

7 Tỷ lệ phát hiện bệnh lý trong kỹ thuật chụp theo chiều thế không

cản quang

38

8 Tỷ lệ hiện hình của các cơ quan hệ tiết niệu theo thời gian 42

9 Tỷ lệ phát hiện bệnh lý trong kỹ thuật chụp có sửa soạn 43

11 Tỷ lệ hiện hình của các cơ quan hệ tiết niệu khi không dùng thuốc

cản quang trên mèo

49

12 Tỷ lệ hiện hình của các cơ quan hệ tiết niệu theo thời gian 51

Trang 8

DANH SÁCH HÌNH

2 Thận chó bình thường, sử dụng 400mg iodine/kg thể trọng tiêm tĩnh

6 Sỏi bàng quang và niệu đạo thế nghiêng (không sửa soạn) 39

Trang 9

21 Thế nghiêng UIV, 30 phút, bờ bàng quang bình thường 48

Trang 10

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Trong thời đại ngày nay khi cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về tinh thần là vô cùng to lớn Ở các nước phát triển để đáp ứng nhu cầu đó, việc nuôi thú tiêu khiển, đặc biệt là chó, mèo đã phát triển từ lâu và chúng đã dần trở thành người bạn thân thiết của con người

Ở nước ta trong những năm gần đây trào lưu này đang ngày càng phát triển Để đáp ứng nhu cầu về thú y cho thú kiểng, nhiều trung tâm điều trị bệnh chó, mèo đã và đang hình thành, tuy nhiên rất ít nơi có đủ phương tiện chẩn đoán bệnh nhằm nâng cao điều trị hiệu quả Một trong những phương tiện chẩn đoán phi lâm sàng quan trọng là phương pháp chẩn đoán X quang Ở Việt Nam, kỹ thuật X quang chỉ mới được đưa vào ứng dụng trong thú y những năm gần đây, cho nên có rất ít tài liệu và công trình nghiên cứu về X quang trên chó

Bệnh lý ở hệ tiết niệu là bệnh lý thường gặp trong điều trị bệnh chó mèo, đặc biệt là các bệnh lý như sỏi ở hệ tiết niệu, suy thận mãn, cũng như những dị tật bẩm sinh, tuy nhiên phần lớn những bệnh lý này chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng

Để chẩn đoán sớm và chính xác bệnh lý hệ tiết niệu, đưa ra phác đồ điều trị đúng lúc nhằm nâng cao hiệu quả điều trị thì các xét nghiệm và thăm dò hổ trợ giữ vị trí rất quan trọng, trong đó phải kể đến những thăm dò hình ảnh và chức năng của hệ tiết niệu bằng kỹ thuật X quang Việc ứng dụng X quang trong các trường hợp này là điều hết sức quang trọng trong công tác chẩn đoán và điều trị

Với mục đích tìm hiểu vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh trên hệ tiết niệu của chó, mèo sưu tầm và đúc kết những kinh nghiệm chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật X quang Được sự đồng ý của Bộ Môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng

Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành đề tài “Chẩn đoán một số bệnh trên hệ tiết niệu của chó, mèo bằng phương pháp X-quang tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá tình hình bệnh tiết niệu trên chó và xây dựng hình ảnh hệ tiết niệu bình thường và các dạng bệnh lý bằng kỹ thuật X-quang để làm tư liệu giảng dạy, tăng độ chính xác trong chẩn đoán và diều trị

Trang 11

1.3 Yêu cầu

- Đánh giá và xác định tỷ lệ bệnh trên hệ tiết niệu chó tại Bệnh xá thú y, trường Đại Học Cần Thơ

- Thực hiện chụp X-quang trên chó ngẫu nhiên và chó có bệnh lý hệ tiết niệu bằng các

kỹ thuật chụp không sửa soạn và có sửa soạn

- Thực hiện chụp X-quang trên mèo ngẫu nhiên bằng các kỹ thuật chụp không sửa soạn và có sửa soạn

- Phân loại các dạng bệnh lý qua hình ảnh X-quang

Trang 12

bị ảnh hưởng bởi từ trường hay điện trường và làm cho không khí trở nên dẫn điện hiện lên phim ảnh ”

Ngày 23/1/1896, Roentgen trình bày báo cáo khoa học tại Hội Đồng Vật lý –Y khoa trường Đại Học Tổng hợp Wurtzbourg trước các nhà khoa học hàng đầu về Vật lý và

Y khoa của nước Đức Báo cáo của ông thực sự được đánh giá cao Để chứng minh ông đề nghị được chụp ảnh bàn tay giải phẩu tài ba của các bác sĩ Lolliker bằng X quang

Tháng 2/1896, tại Paris, nhà vật lý Oudin và bác sĩ Barthelemy đã thực hiện X quang tại nhà Dựa vào nguyên lý của Roentgen, họ đã chế tạo máy chiếu X quang đầu tiên trên thế giới Cũng tại Paris, bác sĩ Antoine Beclere đã chiếu X quang cho người đầu bếp của mình Ông nhận thấy phổi bà có nhiều chỗ bị mờ, hỏi ra mới biết trước đó bà

bị ho ra máu Đó là trường hợp chẩn đoán bệnh qua X quang đầu tiên trong lịch sử y học thế giới

Sau đó bác sĩ chuyên khoa miễn dịch nổi tiếng B Antoine đã soạn thảo bộ giáo trình: Chuyên khoa X quang chẩn đoán và điều trị bệnh trong nội tạng người Giáo trình ấy được giảng dạy và tồn tại cho đến nay

Năm 1901, Roentgen được trao giải Nobel về Y học, trở thành người đầu tiên trên thế giới được nhận giải Nobel

Ngày 10/2/1923, Wihelm Roentgen qua đời nhưng niềm vinh quang của ông để lại trong lòng mọi người thì còn mãi Tìm ra tia Roentgen đồng nghĩa với việc mang lại niềm hạnh phúc to lớn cho nhiều người bệnh, nhất là bệnh lao, căn bệnh hiểm nghèo nhất thời bấy giờ (http://truongthainguyen.goodbb.net/forum-f12/topic-t507.htm)

2.1.2 Tính chất lý hóa của X quang

Tính chất vật lý của X quang bao gồm tính chất quang học và tác dụng phát quang Tính chất quang học: tia X truyền theo một đường thẳng với tốc độ khoảng 300000km/s Càng xa nguồn phát xạ cường độ tia X giảm dần theo bình phương khoảng cách Cũng như ánh sáng, tia X có hiện tượng khúc xạ, phản xạ, nhiễu xạ và

Trang 13

phân cực nhưng chỉ xảy ra trong những điều kiện đặc biệt (do bước sóng tia X lớn hơn bước sóng ánh sáng nhiều)

Tác dụng phát quang: dưới ảnh hưởng của quang tuyến X một số chất phản xạ tia sáng với bước sóng đặc biệt tùy theo chất bị chiếu sáng Nhiều chất trở nên huỳnh quang dưới kích thích của quang tuyến X như: Clorua, Na, Ba, Mg, Li và các muối uran có chất trở nên sáng như Tungstang Cd, platino-Cyanua Bari, các chất này dùng để chế tạo màng huỳnh quang dùng khi chiếu X quang (Nguyễn Văn Hanh, 2001)

2.1.3 Sự cấu tạo nên hình X-quang

Theo Khương Trần Phúc Nguyên (2006), Hình X-quang là những bóng của các bộ phận trong cơ thể chiếu trên một mặt phẳng với một số đặc tính như sau:

Hình lớn hơn vật: vật ở xa màng chiếu hoặc xa phim chừng nào thì hình sẽ to ra chừng

ấy, do vậy khi chụp cần để thú bệnh ở sát phim Đối với những cơ quan sâu bên trong (tim, gan…) không thể áp sát phim khi chụp, nên đưa bóng ra xa và tăng thời gian chụp dài hơn Người ta tính rằng nếu để bóng xa phim 2m thì những vật cách phim 10cm lớn lên không đáng kể

Hình hơi mờ không thật rõ: có nhiều nguyên nhân gây mờ ảnh như mờ hình học, mờ

do bệnh nhân, mờ do tác động của những tia thứ Ngoài ta, mờ còn do hình bị méo mó

+ Độ đậm kim loại: gồm các kim loại

+ Độ đậm calci: gồm xương và các thuốc cản quang như iod, BaSO4

+ Độ đậm mỡ: gồm mô tế bào dưới da và mô mỡ bao quanh các cơ quan

+ Độ đậm nước: gồm nhu mô các phủ tạng, cơ, gân, dây chằng, màng xương, mạch máu, dịch não tủy, dịch mật

+ Độ đậm khí: gồm các cấu trúc chứa khí như khí quản, phế quản, phế nang, xoang mặt, nột số đoạn ống tiêu hóa (Khương Trần phúc Nguyên, 2006)

Trang 14

Độ cản quang giảm dần

Kim loại Calci Nước (mô mềm)

Mỡ Khí

Trắng (sáng)

Đen (mờ)Tóm lại, độ đậm của cơ thể động vật như sau:

2.1.4 Nguyên lý chẩn đoán X-quang

Chẩn đoán X-quang là phương pháp dùng tia Rơngen để khám trên cơ thể Những phương pháp đó căn cứ trên tính chất đâm xuyên sâu của quang tuyến X và sự hấp thụ quang tuyến X ở các mức độ khác nhau của các phân tử trong cơ thể

Các mô hấp thụ quang tuyến X ít nhiều khác nhau nên nó sẽ tạo ra những hình quang nhạt hay đậm (Hoàng Kỷ, 2001)

X-Kỹ thuật đọc phim X-quang: gồm 3 bước

Bước 1: Người bác sĩ cần nắm rỏ lịch sử bệnh thật chi tiết của thú để có những đánh giá thích hợp

Bước 2: Khám thể chất thú để có những dấu hiệu lâm sàng cần thiết chứng tỏ lý do tại sao phải chụp X-quang, khẳng định sự phù hợp với kết quả trên phim

Bước 3: Kỹ thuật chụp quang đúng Cần phải biết rằng những biến đổi trên phim quang là những biến đổi từ một vật thể có kích thước không gian ba chiều trở thành một ảnh hai chiều trên một mặt phẳng nhưng phải được mô tả như một vật thể ở không gian ba chiều (Kealy,1987)

X-Phương pháp đọc phim X-quang

Bước 1: Nhận dạng sơ lược các cấu trúc bình thường trên phim từ đó phát hiện những bất thường theo thứ tự từ da vào trong cơ thể, từ trên xuống và từ phải sang trái Lưu ý những đường nét tạo nên độ cong sinh lý theo từng giống thú như độ cong sinh lý của cột sống, xương cánh tay đùi, dạ dày,…

Bước 2: Mô tả chi tiết và giải thích những bất thường được nhìn thấy

Bước 3: Nêu lên sự tương quan giữ hình ảnh trên phim với các dấu hiệu lâm sàng và kết quả các chẩn đoán hổ trợ khác để có một sự khẳng định chính xác

Bước 4: Dự kiến những chẩn đoán sơ bộ

Trang 15

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phim đã chụp

Thời gian phát tia: thời gian càng dài số lượng tia X phát ra càng nhiều, đối với những

bộ phận dày của cơ thể như cột sống, bụng, sọ, thời gian chụp phải dài Đối với con vật cử động nhiều thì cần chụp thời gian ngắn

Điện thế Kv: điện thế càng cao bước sóng càng ngắn và sức đâm xuyên càng mạnh Sức đâm xuyên của tia X càng mạnh thì thời gian càng phải chính xác, ngược lại nếu chụp với sức đâm xuyên thấp thì hình rõ, đẹp vì sự chênh lệch thời gian chụp ảnh ít ảnh hưởng đến phim

Cường độ tia X: cường độ càng tăng thì số lượng tia X càng nhiều

Khoảng cách giữa đối âm cực và phim

Bề dày của phủ tạng được chụp: tùy theo bề dày của con vật mà có thông số phù hợp

Tỷ trọng các bộ phận cơ thể cần chụp: ví dụ phổi chứa nhiều hơi nên tia X xuyên qua

dễ dàng, do đó điện thế, cường độ thấp và thời gian chụp ngắn Chụp bụng không sửa soạn cần điện thế, cường độ cao và thời gian chụp dài hơn vì trong bụng nhiều phủ tạng có tỷ trọng lớn

Cấu tạo bộ phận cần chụp: tùy theo bộ phận mà ta có điện thế và cường độ phù hợp, ví

dụ khi chụp cột sống lưng thì cần chụp điện thế cao hơn chụp kiểm tra phổi và tim Phẩm chất của phim: Phim quá hạn hoặc mốc làm cho độ mờ tăng lên

Phẩm chất của bóng và tiêu điểm: bóng củ, kính không trong suốt và các cực dễ bị hao mòn do đó Kvp phải tăng lên

Phẩm chất và nhiệt độ của thuốc tráng phim: thuốc cũ để lâu có tác dụng ít và chậm nên làm vàng phim nếu ngâm quá lâu Thời tiết nóng, lạnh cũng ảnh hưởng đến chất lượng phim

Phim được rõ và đẹp: phụ thuộc vào màng chắn tia X, ống khu trú và lưới chống mờ

cố định hoặc di động (Nguyễn Văn Hanh, 2001)

2.1.6 Các nguyên nhân làm mờ ảnh X quang

Hình mờ do tác dụng của tia thứ

Hình bị méo mó do vị trí của vật xa tia thẳng góc của nguồn tia X

Hình chồng lên nhau do cơ quan xếp chồng lên

Ngoài ra, những hạt chất huỳnh quang hay màn chiếu của tấm tăng quang không thật nhỏ

Điều chỉnh Kvp không thích hợp

Trang 16

2.1.7 Tác dụng sinh học của tia X đối với cơ thể

Mỗi tế bào, cơ quan, bộ phận trong cơ thể có thể chịu ảnh hưởng của tia mức độ nào

đó, nếu quá độ an toàn thì tác hại sẽ xảy ra

Đối với thú hay người cầm cột thì ít chịu tác hại của tia X vì chỉ tiếp xúc với tia X nhất thời

Nếu tiếp xúc lâu năm và không có bảo hộ an toàn thì sẽ có nguy hiểm, đặc biệt là không có dấu hiệu nào báo trước sắp xảy ra tác hại cho cơ thể Các liều phóng xạ sẽ tích lại dần đến một lúc nào đó sẽ gây tác hại Do đó, nhân viên X quang và những người và vật tiếp xúc lâu ngày phải hiểu rõ và ý thức đề phòng phóng xạ

2.2 Thuốc cản quang đường niệu

2.2.1 Một số loại thuốc cản quang đường niệu:

Một số nhãn hiệu thuốc cản quang đang được sử dụng trên thị trường hiện nay:

Urografine 76% (Sodium Diatrizoate/Meglumine Diatrizoate), Ultravist của hãng Schering

Telebrix (Ioxitalamic acid), Xenetix (Iobitridol), Hexabrix của hãng Guerbet

Iobrix 300 (Iohexol), Iobrix 350, Pamiray 300 (Iopamidol), Pamiray 350 của hãng An Phát

Thuốc cản quang Xenetix

Thành phần: 100ml dung dịch Xenetix 300 có chứa lobitridol 65,81g tương đương với 30,00g Iốt

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm

Qui cách đóng gói: Lọ thủy tinh chứa 50 ml thuốc

Phân loại dược điều trị: Thuốc cản quang dùng trong chụp X quang hệ thống tiết niệu

và chụp mạch máu

Chỉ định: Dùng cho cả trẻ em và người lớn: Chụp niệu tĩnh mạch, chụp Điện toán cắt lớp não và toàn thân, chụp động mạch, chụp đoạn mạch máu qua đường tĩnh mạch theo phương pháp kỹ thuật số, chụp tim mạch

Chống chỉ định: Không có chống chỉ định tuyệt đối về sử dụng chất cản quang iodine cho người Do chưa có đủ tài liệu chứng minh vì vậy chống chỉ định Xenetix trong chụp X quang tủy sống

tri-Thận trọng: Cũng như tất cả các thuốc cản quang có iốt khác, loại thuốc cản quang tan trong nước không phân cực 3 iốt có thể gây ra các phản ứng không dung nạp từ nhẹ đến nặng hoặc gây tử vong, những phản ứng này thường xảy ra sớm, nhưng đôi khi

Trang 17

muộn Cẩn thận trong khi dùng thuốc trong những trường hợp sau: Có tiền sử dị ứng với iốt, đặc biệt là với thuốc cản quang trong những lần chụp X quang trước, dị ứng với thuốc và thức ăn, chứng phát ban, eczema, hen, sốt do dị ứng Người bị suy gan thận nặng

Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác: Thận trọng khi dùng với:

- Thuốc lợi tiểu: Nếu bị mất nước cho dùng thuốc lợi tiểu, dễ có nguy cơ suy

thận cấp, đặc biệt khi dùng liều cao thuốc cản quang

- Metformin: Dễ nhiễm axit lactic do suy thận chức năng khi chụp X quang cho

những bệnh nhân tiểu đường Nên ngưng điều trị metformin 48 giờ trước khi chụp và có thể dùng lại sau khi chụp 2 ngày

Cách dùng:

- Liều dùng: Liều dùng tùy thuộc vào kỹ thuật chụp và vùng cơ thể được chụp, đồng thời tùy thuộc vào cân nặng và chức năng của từng người nhất là khi chụp cho trẻ em Liều dùng cụ thể do bác sĩ chuyên khoa X quang quyết định

- Đường dùng: Dùng thuốc theo đường mạch máu Trong khi chụp X quang luôn luôn phải có sự theo dõi của bác sĩ

Các tác dụng không mong muốn: Cảm giác nóng, tác dụng không mong muốn hiếm khi xảy ra: nôn, buồn nôn, bốc hỏa (NSX)

Hình 1: Thuốc cản quang Xenetix

http://www.bluesky.com.ph/htm/diagsyspg.htm

Trang 18

2.2.2 Nguyên tắc bảo quản thuốc cản quang

Không tiếp xúc với tia xạ

Nhiệt độ từ 8 – 100C Hâm nóng lên 35 – 370 C trước khi tiêm

Theo dõi hạn dùng

2.2.3 Chỉ định

Loại thuốc cản quang có áp suất thẩm thấu cao: cho các bệnh nhân thường

Loại thuốc cản quang có áp suất thẩm thấu thấp: cho các bệnh nhân thuộc nhóm có nguy cơ và chụp mạch vành

2.2.4 Tốc độ tiêm và liều dùng

Một số tác giả đề nghị tiêm thuốc cản quang trong 1 – 3 phút hoặc lâu hơn nhằm cố gắng hạn chế tác dụng phụ như nóng bừng mặt, buồn nôn, nôn Tuy nhiên, theo Robert R Hattery và cộng sự cho thấy tiêm thuốc cản quang nhanh (ngắn hơn 30 giây) không làm gia tăng các phản ứng nặng

Liều thuốc cản quang tùy thuộc vào nồng độ thuốc, khoảng 1 – 1,5 ml/kg thể trọng Thông thường, dùng 20 – 30 g iode cho mỗi bệnh nhân trưởng thành (100 ml thuốc với nồng độ 300 mg/ml tương đương 30 g iode)

Tổng liều thuốc cản quang trong 24 giờ không được vượt quá 60 g Iode

Nguy cơ thuốc cản quang gây độc cho thận từ 3% – 7%

Các phương pháp thử phản ứng (test) iode:

∙ Test của Dolan (1940): Nhỏ 1 – 2 ml thuốc cản quang dưới lưỡi bệnh nhân 10 phút (dặn bệnh nhân để nguyên, không nuốt thuốc) Test dương tính khi bệnh nhân có cảm giác lưỡi sưng lên, môi tê

∙ Test của Anterman: tiêm 0,5 ml thuốc cản quang trong da cánh tay Test dương tính khi sau 10 – 15 phút nơi tiêm thuốc sưng lên hay nổi ban đỏ

Trang 19

∙ Test của Archer Harris (1942): Nhỏ một giọt thuốc cản quang vào một bên mắt của bệnh nhân Test dương tính khi 1 – 2 phút sau giác mạc mắt bên có thuốc sung huyết

∙ Test nội tĩnh mạch: Sau khi tiêm vào tĩnh mạch 0,5 – 1 ml thuốc cản quang và chờ 1 phút Không có triệu chứng xảy ra là test âm tính, và có thể tiêm hết liều lượng thuốc cản quang để chụp UIV

Điều trị phản ứng:

∙ Phản ứng nhẹ:

Triệu chứng: buồn nôn, nôn, cảm giác nóng bừng, ngứa họng, ho,…

Điều trị: động viên an ủi bệnh nhân, thở oxy, theo dõi chặt chẽ, tiêm tĩnh mạch chậm Diazepam 5 – 10 mg đối với bệnh nhân kích động nhiều

Trang 20

Thở oxy, đặt nơi thoáng mát

Hô hấp nhân tạo, thở máy, mở khí quản, xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Hội chứng toàn thân Ban đỏ ở mặt và toàn thân,

cảm giác ngẹt

Sợ hãi, kích động, nổi mẫn, rét run, đau lưng, nôn, vắng ý thức, …

Tiêm Corticoide tĩnh mạch, có thể tới 20 mg

Hội chứng shock Trụy tim mạch

Tím tái, lạnh, toát mồ hôi

Nhịp tim nhanh, huyết áp hạ

Phục hồi tuần hoàn bằng huyết thanh mặn, ngọt đẳng

trương, huyết tương

Tỷ lệ phản ứng nhẹ với thuốc cản quang là 5%, phản ứng vừa là 1% - 2%, phản ứng nặng là 0,09% - 0,4 % Tỉ lệ tử vong do thuốc cản quang xấp xỉ 1/ 75000

Trang 21

Chụp phim bụng không sửa soạn (KUB) ngay trước khi chụp phim UIV nhằm:

· Xem qua hình dáng, kích thước, vị trí của thận

· Xem các yếu tố kVp, mAs cài đặt phù hợp không

· Xem ruột có được thụt tháo sạch hay không

· Xem có gì bất thường ở đáy phổi, ống tiêu hóa, cơ thắt lưng, cột sống, xương cánh chậu, đầu trên xương đùi,… hay không

Sau đó hỏi xem bệnh nhân trước đây có bị phản ứng với thuốc cản quang hay không Test nhạy cảm đối với thuốc cản quang Nếu bệnh nhân không có phản ứng gì với

thuốc, tiến hành tiêm thuốc cản quang và chụp các phim tiếp theo

Phim thứ 2: (thế trước – sau với bệnh nhân nằm ngửa)

01 phút sau khi tiêm thuốc cản quang (thời gian nhu mô)

Phim thứ 3: (thế trước – sau với bệnh nhân nằm ngửa)

05 phút sau khi tiêm thuốc cản quang (thời gian chủ mô)

Trang 22

Phim thứ 4: (thế sau - trước với bệnh nhân nằm sấp)

10 phút sau khi tiêm thuốc cản quang (thời gian đài thận)

Phim thứ 5: (thế sau - trước với bệnh nhân nằm sấp)

15 phút sau khi tiêm thuốc cản quang (thời gian bể thận, niệu quản)

Phim thứ 6:

30 phút sau khi tiêm thuốc cản quang (thời gian bàng quang)

Có thể chụp thêm các phim khác tùy thuộc vào yêu cầu của chẩn đoán (Lâm Đông Phong, 2009)

Kỹ thuật chụp: thế trước sau, bệnh nhân nằm ngữa (Đinh Hồng Phương, 2005) Phim thứ 1: không sửa soạn để chọn yếu tố kỹ thuật kVp, mAs và định hướng quá

trình chụp

Sau đó tiêm thuốc cản quang tốc độ 1-2 phút với khoảng 1,5-2ml/kg

Phim thứ 2: sau chích xem nhu mô là sau 55 giây hay phút thứ 3-5 xem bài tiết khu

trú vùng thận

Phim thứ 3: sau chích 15 phút lấy toàn bụng đến xương chậu

2.3 Cơ thể học hệ tiết niệu ở chó

Thận trái vị trí thay đổi nhiều vì thân dính rời rạc bằng màng bụng và bị ảnh hưởng bởi độ căng của dạ dày Khi dạ dày rỗng thận trái tương ứng với các đốt sống hông 2,3,4 Khi dạ dày đầy, thận trái thường cách xa về phía sau chừng một đốt sống nên cực trước có thể đối diện với cực sau của thận phải (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003)

Thận trái và thận phải có kích thước và trọng lượng tương đương nhau Kích thước của 2 quả thận khá thay đổi, sự thay đổi này không chỉ phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác (Osborne, 1972) Đối với chó có trọng lượng 12 – 15 kg thì chúng có kích thước thận như sau; chiều dài khoảng 5,5 cm, chiều rộng khoảng 3,5 cm và độ dày khoảng 2,5 cm (Trần Thị Thảo, 2008)

Trang 23

Chức năng thận

Chức năng quan trọng nhất nhằm đào thải từ máu những chất không cần thiết, các chất độc đối với cơ thể Thận còn điều chỉnh sự hằng định các thành phần của máu, giữ vững pH máu

Ngoài ra, thận còn tham gia điều chỉnh các áp lực động mạch Tham gia tạo máu bằng một hormone Erythroprotein thuộc loại mucoprotein có tác dụng kích thích tủy xương tạo máu (Phạm Ngọc Thạch, 2006)

Hình ảnh thận trên phim X quang:

X quang trên thận thường dùng phát hiện tốt đối với sự thay đổi kích thước và tìm ra sỏi thận Hình ảnh thận thường mờ, khó nhận biết với những chó non, những chó gầy

ốm và những chó có bệnh xoang bụng (Jerry M Owens, 1982)

2.3.2 Niệu quản (ống dẫn tiểu)

Ống dẫn tiểu hay niệu quản là nơi dẫn nước tiểu đi theo chiều từ bể thận xuống bàng quang, đường kính thay đổi từ 0,6-0,9 cm, chiều dài niệu quản phụ thuộc trọng lượng

cơ thể nhưng nó khoảng 12-16 cm, niệu quản phải dài hơn niệu quản trái do thận phải nằm trước thận trái Chức năng chính của ống niệu quản là thu nước tiểu bài tiết từ thận và dẫn nước tiểu xuống bàng quang trong điều kiện bình thường, hoặc thay đổi khi lượng nước tiểu hay áp lực bàng quang thay đổi (Nguyễn Kỳ, 2003)

Niêm mạc xếp thành nhiều nếp gấp làm cho hình ống có dạng hình sao, biểu mô chuyển tiếp Áo cơ gồm 3 lớp: lớp trong và lớp ngoài chạy dọc, lớp giữa chạy vòng Xen kẻ các lớp có mô liên kết Đoạn ống gần bàng quang chỉ có cơ dọc Ngoài cùng là

mô liên kết chứa mạch máu và thần kinh

Hình 2: Thận chó bình thường, sử dụng 400mg iodine/kg thể

trọng tiêm tĩnh mạch sau 10giây

Nguồn: Donal E Thrall, 1998

Trang 24

2.3.3 Bàng quang

Bàng quang là một tảng rổng dưới phúc mạc trong vùng chậu, đây là túi chứa nước tiểu và sau đó qua ống thoát tiểu để thải ra ngoài Hoạt động nhịp nhàng này là do tác động của thần kinh và hệ thống cấu tạo đặc biệt của cơ bàng quang, tạo nên sự thay đổi áp lực của bàng quang và ống thoát tiểu với hai tính chất đặc biệt là tính đàn hồi sinh học và tính co bóp của lớp cơ (Nguyễn Kỳ, 2003)

Khi bàng quang đầy nước tiểu, niêm mạc căng ra Ngược lại khi ít nước tiểu bàng quang thu nhỏ, niêm mạc chun lại Khi cơ bàng quang co để tống nước tiểu ra niệu đạo, các cơ của thành bàng quang ép chặt lổ niệu quản Chính nhờ điều này mà nước tiểu không trào lên bể thận (Nguyễn Đình Giậu, 2000)

2.3.4 Ống thoát tiểu (niệu đạo)

Ống thoát tiểu có cấu trúc giống như cấu trúc bàng quang nhưng chức năng hoàn toàn khác Ống thoát tiểu không chứa nước tiểu mà cũng không thể dãn như bàng quang , chỉ giúp đưa nước tiểu thoát ra ngoài (Nguyễn Kỳ, 2003)

Ở thú đực, ống thoát tiểu được phân ra nhiều đoạn, đoạn gần bàng quang gọi là niệu tiền liệt, đoạn giữa gọi là niệu đạo màng (cả hai đoạn này nằm trong xoang chậu), đoạn cuối là niệu đạo dương vật, đoạn này nằm ngoài xoang chậu Niệu đạo gia súc cái tương đương đoạn niệu đạo nằm ngoài xoang chậu của gia súc đực, chỉ khác là không có chứa tuyến (Osborne, 1972)

Các dạng bệnh lý này không quan sát được trên phim chụp không sửa soạn, chỉ nhìn thấy trên phim sửa soạn với chất cản quang

Nếu thận bị kém triển, trên hình X quang cho thấy bóng thận bé, có số lượng các thùy

ít hơn bình thường, hệ thống đài bể thận không phát triển, hơi lồi vào trong nhu mô thận (khó chẩn đoán phân biệt với teo nhu mô thứ phát) Trường hợp bệnh nang thận

có thể thấy bờ thận lồi, đè đẩy thận, kéo dài các đài thận, gây dãn đài thận, chụp ở phút đầu tiên sau khi tiêm thuốc cản quang có thể thấy nang tròn sáng ở vùng nhu mô thận (Lange,1999)

Trang 25

Đa niệu

Có thể do nguyên nhân tại thận như:

Xơ thận, đa số gặp ở người già, hoặc ở bệnh nhân viêm kẽ thận mãn tính, viêm bể thận mãn tính: tổn thương viêm quanh ống thận gây ảnh hưởng xấu tới chức năng hấp thu natri và nước của nó

Bệnh tiểu nhạt (thể ngoại biên): tế bào ống thận kém nhạy cảm với ADH, là một thể hiếm gặp của tiểu nhạt

Có thể do nguyên nhân ngoài thận như:

Bệnh tiểu nhạt (thể trung tâm): Lượng ADH giảm súc do vùng dưới đồi và tuyến yên kém sản xuất Có thể bài tiết 25 lít nước tiểu mỗi ngày do ống lượng xa hầu như không tái hấp thu nước

Đa niệu thẩm thấu: do tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ống thận gây cản trở sự hấp thu nước Có thể gặp trong bệnh tiểu đường, khi truyền dung dịch manitol, hoặc khi sử dụng các thuốc lợi tiểu thẩm thấu, (Nguyễn Ngọc Lanh, 2002)

Thiểu niệu

Khi lượng nước tiểu dưới 0,4 lít/ngày , nếu không phải do giảm lưu lượng máu tới thận đưa đến giảm lọc (nguyên nhân trước thận) thì thường do nguyên nhân tại thận hoặc do nguyên nhân tắc đường dẫn niệu (sau thận)

Trước thận: đói nước, mất nước, mất máu, xơ vữa động mạch thận,…dẫn tới giảm áp lực lọc và lưu lượng máu ở cầu thận

Tại thận: trong bệnh viêm cầu thận, cơ thể thiểu niệu do các cầu thận ứ động máu, cạn huyết tương tại chổ để hình thành dịch lọc, trong khi khả năng hấp thu của ống thận vẫn tương đối bình thường Trong viêm ống thận, tế bào ống sưng phù hoặc bong ra, gây hẹp hoặc tắt ống then, lưu lượng qua thận rất kém

Sau thận: sỏi, u có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu (Nguyễn Ngọc Lanh, 2002)

Vô niệu

Mức độ nặng nhất của thiểu niệu Là khi hoàn toàn không có nước tiểu tiết xuống bàng quang Để nhấn mạnh tình trạng khẩn trương của vô niệu, có thể coi lượng nước tiểu 24 giờ dưới 0,3 lít đã là vô niệu

Vô niệu cũng có thể do nguyên nhân:

Trước thận (mất nước nặng)

Tại thận (viêm cầu thận cấp, viêm ống thận nặng)

Nguyên nhân sau thận (tắc từ đài, bể thận trở xuống),… (Nguyễn Ngọc Lanh, 2002)

Trang 26

Thận ứ nước

Là sự dãn hệ bể đài thận ở 1 bên hoặc cả hai bên thận Thận ứ nước không do bẩm sinh mà có thể từ sự tắc nghẽn của niệu quản Nguyên nhân có thể do sỏi niệu, chổ hệ niệu quản, khối u của bàng quang, hoặc sự kết dính ngẫu nhiên trong quá trình phẩu thuật niệu quản Nếu làm mất nguyên nhân gây nghẽn sớm, chức năng thận có thể phục hồi, nếu để lâu thận bị hư hại và không thể phục hồi được

Thận ứ nước có thể do niệu quản lạc chỗ bẩm sinh Nước tiểu vẫn tiếp tục được tạo ra trong khi có sự tắc nghẽn, từ đó dẫn đến sự nở to của các ống dẫn nước tiểu Việc tăng

áp lực nước tiểu cuối cùng gây ra sự teo nhu mô thận, thận trở nên một múi to chứa đầy dịch Không có dấu hiệu lâm sàng nếu thận còn lại có đủ chức năng và không bị nhiễm trùng

Nếu thận ứ nước một bên một phần hay hoàn toàn một thận, thận kia vẫn còn chức năng thì có thể tồn tại một thời gian dài không có triệu chứng lâm sàng

Thận ứ nước hai bên không hoàn toàn sẽ gây ra tổn thương ống lượn, dễ dẫn đến hình thành sỏi niệu Thận ứ nước hai bên hoàn toàn, trở nên phình to và mất chức năng Phim chụp không sửa soạn có thể thấy bóng thận với bờ thận trơn láng

Phim chụp UIV cho thấy bóng thận bình thường Mức độ cản quang của nhu mô thận tùy thuộc thận còn chức năng nhiều hay ít Không có sự bài tiết của chất cản quang qua thận bị ứ nước nếu nguồn nước tiểu ngừng Nếu mới xuất hiện tình trạng ứ nước dấu hiệu X quang cho thấy vùng nhu mô dày, nếu tình trạng ứ nước kéo dài vùng nhu

mô mỏng đi, dãn các đài bể thận (Kealy và McAllister,2000)

Viêm thận

Do xoắn khuẩn, cầu khuẩn, E.coli, Proteus hay do kế phát Viêm chủ yếu xảy ra ở

vùng bể và tủy thận hơn là vùng vỏ Khi viêm có tích mủ ở bể thận quá nhiều có thể gây vỡ thận, nếu ở thể mãn tính kéo dài có thể gây teo nhu mô thận

Thú giảm trọng lượng, biểu hiện đau vùng thận khi sờ nắn, tiểu đau, tiểu ít, đôi khi nước tiểu có máu, mủ là những biểu hiện lâm sàng có thể nhận thấy

Trên phim chụp không sửa soạn, bóng thận thường không có hình ảnh đặc trưng, có thể thấy thận to ra ở thể cấp tính hoặc thận nhỏ, không đối xứng, bờ không đều có hình ngấn lõm ở thể mãn

Phim chụp UIV cho thấy chậu thận dãn nở và biến dạng, vỏ thậ teo và không đối xứng, thận ngấm thuốc cản quang kém, tốc độ bài thải chậm (Kealy và McAllister,2000)

Trang 27

Suy thận cấp

Suy thận cấp xuất hiện khi chức năng thận bị suy sụp nhanh chóng do nhiều nguyên nhân cấp tính gây nên Mức lọc cầu thận có thể bị giảm sút hoàn toàn, chức năng có thể được phục hồi một phần hay hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh trong giai đoạn đầu thường không đặc trưng như: thiểu niệu hoặc vô niệu trong ngày đầu, khó tiểu, biếng ăn Giai đọan sau các biến đổi toàn thân trở nên rõ ràng như rối loạn về đông máu, thú uống nhiều nước, tiểu nhiều, suy yếu dần hôn mê rồi chết Có thể dựa các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán

Trong chẩn đoán X quang, phim chụp không sửa soạn có thể thấy bóng thận lớn hơn bình thường, phim chụp UIV cho phép đánh giá sự suy giảm chức năng của thận qua tình trạng đào thải thuốc cản quang của thận Nếu sau khi tiêm thuốc 25 phút mà thuốc chưa xuống bàng quang thì thú bị suy thận thiểu niệu, trường hợp sau khi tiêm thuốc

10 phút thuốc đã xuống hết bàng quang thì thú bị suy thận đa niệu, tốc độ đào thải thuốc nhanh hay chậm tùy theo tình trạnh suy thận và từng giai đoạn bệnh (Kealy,1987)

Suy thận mãn

Là hậu quả do các bệnh mãn tính của thận, gây giảm sút dần số lượng tiểu cầuthận chức năng với những tổn thương khó hồi phục làm giảm dần mức lọc của cầu thận Suy thận có thể dẫn đến tình trạng các tế bào ống thận bị chết hay thoái hóa Thú uống nhiều nước, tiểu nhiều (là dấu hiệu đặc trưng của suy thận mãn, da giảm độ đàn hồi do mất nước, niêm mạc nhợt nhạt giai đoạn cuối là tình trạnh mất nước nghiêm trọng, thú ói nhiều, co giật, hôn mê và chết

Trên phim X quang chụp UIV, sau khi tiêm 5 đến 10 phút tất cả thuốc được tiêm đã

xuống bàng quang (Kealy và McAllister,2000)

Bọc mủ trong thận

Bọc mủ trong thận không phổ biến, trên phim X-quang có thể thấy thận to ra, toàn thể thận có thể bị bao bọc lại thành những nang có vách ngăn (Kealy và McAllister, 2000)

Calci hóa

Calci hóa nhu mô thận có thể do chấn thương, nhiễm trùng mãn tính, tân bào, chứng cường giáp hoặc hội chứng Cushing Sự lắng đọng calci được nhìn thấy trên phim chụp không sửa soạn là các vùng mờ đục tăng trong nhu mô thận, cần phân biệt với các chất cản quang trong ruột (Kealy và McAllister, 2000)

Trang 28

Vỡ thận

Nguyên nhân vở thận là do chấn thương Trên phim chụp không sửa soạn sẽ thấy được sự mờ đục của bóng thận Trường hợp UIV sẽ nhìn thấy thuốc cản quang tự do trên vùng thận Nếu động mạch thận bị hư hại, chức năng bài tiết có thể bị suy yếu hoặc ngưng hoàn toàn (Kealy và McAllister, 2000)

Tân bào

Tân bào ở thận không phổ biến, có thể lành tính hay ác tính Tân bào biểu mô độc có nguồn gốc từ biểu mô trụ là loại phổ biến nhất ở chó, thường chỉ xuất hiện ở một cực của thận và có thể di căn đến thận đối diện

Biểu hiện trên hình X quang của tân bào có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc về những thay đổi về kích thước và chức năng lúc hiện tại Bóng thận to ra và không bình thường Các đài bể thận cũng bị chèn ép Có thể thấy bể thận có hình khuyết bờ không đều Có thể được nhận ra ở những chẩn đoán khác nếu thận sưng to hoặc nếu bóng thận không bình thường Chụp cản quang hệ niệu sẽ chỉ ra những thay đổi về kích thước và chức năng (Kealy và McAllister,2000)

Thận bệnh giai đoạn cuối

Quá trình bệnh lý khác khi thận đạt tới giai đoạn kinh niên cuối cùng dần dần làm cho thận nhỏ và có hình dáng không đều Thận như vậy được gọi là thận bệnh giai đoạn cuối Trường hợp này thận nhỏ và không đều, có thể phát hiện được trên phim chụp bình thường

Khi chụp có sửa soạn với chất cản quang sự bài tiết dung dịch cản quang thường rất kém Thận có hình dáng nhỏ có thể do thận kém triển hoặc dạng đặc thù của bệnh thận như là viêm tiểu cầu thận

Trong chứng bất dưỡng, thận trở nên nhỏ và bóng thận không đều trên phim X quang (Kealy và McAllister,2000)

Nhồi máu thận

Vùng nhồi máu có thể thấy là vùng không ngấm thuốc cản quang, tuy nhiên dấu hiệu này không đặc trưng vì có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng không ngấm thuốc cản quang ở thận (Kealy và McAllister, 2000)

Nang thận

Thận có thể có một hay nhiều u nang

Nang thận có thể được xác định trên phim X-quang bình thường tùy thuộc vào biến đổi bóng thận Nang ở thận có thể là bẩm sinh hoặc do kết quả của sự viêm hoặc là sự

Trang 29

tắt nghẽn của ống thận Biểu hiện lâm sàng của nang tùy vào sự hiện diện của số lượng mô thận có chức năng

Chụp cản quang cho thấy những thay đổi hình dạng bóng thận và cho thấy rõ những vùng không có chức năng trong thận Vùng có nang sẽ không mờ đục và áp suất từ nang này làm méo mó hệ thống ống lượn

Trong bệnh đa nang, các phần nhu mô thận được thay thế bởi nang, đôi khi được tìm thấy trên chó non Nếu chỉ kiểm tra X quang thì ít khi có đủ những thông tin đặc thù

để chẩn đoán nang thận Khó phân biệt nang thận và tân bào bằng kỹ thuật X quang Các nang quanh thận hay các nang giả có thể bao quanh thận bình thường hay thận không có chức năng Trên phim X quang bình thường, chúng xuất hiện như các khối u trong bụng Nếu thận còn chức năng , chụp cản quang có thể phát hiện thận có chức năng trong khối đó (Kealy và McAllister,2000)

Giun chỉ (Capillaria plica) sống chủ yếu ở bàng quang, ngoài ra có thể thấy ở thận và

đường niệu Thường không có triệu chứng, nhiễm nặng có thể gây viêm bàng quang

Có thể tìm thấy trứng giun trong nước tiểu (Jasnos Moscy, 1962)

2.4.2 Niệu quản

Niệu quản lạc chỗ

Niệu quản sai vị trí bẩm sinh có thể là nguyên nhân làm cho chó con không thể nhịn tiểu được

Thường gặp niệu quản sai vị trí ở thú cái nhiều hơn thú đực Ở chó cái, niệu quản sai

vị trí có thể đổ vào âm đạo, ống thoát tiểu, cổ bàng quang, thân hoặc sừng tử cung Niệu quản sai vị trí có thể xảy ra một bên hoặc cả hai bên Chứng này cũng có thể kèm theo các bất thường bẩm sinh khác của đường tiểu Khi niệu quản saivị trí mở

Trang 30

vào trong ống thoát tiểu có thể làm cho nước tiểu chảy ngược vào bàng quang, có thể thấy được khi chụp với chất cản quang Niệu quản bất thường sẽ vượt qua khỏi bàng quang và đi thẳng vào âm đạo (Kealy và McAllister, 2000)

Niệu quản ứ nước

Là trường hợp niệu quản phồng lên bất thường, được nhìn thấy ở gần điểm niệu quản

bị nghẽn Bệnh lý niệu quản ứ nước không phát hiện được trên phim chụp không sửa soạn nhưng có thể phát hiện được trên phim chụp cản quang

Nguyên nhân gây ứ nước niệu quản có thể do bẩm sinh hoặc bị nghẽn do sỏi hoặc nguyên nhân khác, có thể do phụ nhiễm, cũng có thể do sự thắt hẹp hoặc hư hại ống Tình trạng cũng có thể xuất phát từ niệu quản đi lạc chỗ Nghiên cứu bằng chất cản quang cho thấy niệu quản dãn ra ở gần chổ nghẽn Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hư thận nước hoặc gây dãn niệu quản

Sự nghẽn niệu quản cũng có thể do áp lực đè lên nó từ một khối chất bất thường trong vùng bụng hoặc từ bàng quanng như khối u Đôi khi, niệu quản nghẽn do thận teo nhỏ

và không có hư thận nước, trong trường hợp này thận nhỏ hơn bình thường

Sự dãn của phần xa niệu quản bên trong vách bàng quang tạo ra chỗ phồng giống như

“đầu rắn hổ mang” tại vị trí dãn khi chụp cản quang (Kealy và McAllister, 2000)

Sỏi niệu quản

Mặc dù sỏi niệu quản rất hiếm, nhưng đôi khi một viên sỏi nhỏ đi từ thận xuống bàng quang có thể gây nghẽn niệu quản Phim chụp X-quang bình thường có thể phát hiện được, dù đường kính chỉ có vài milimet Chẩn đoán X-quang với tiêm tỉnh mạch thuốc cản quang sẽ cho thấy được sự nghẽn này

Vỡ niệu quản

Vỡ niệu quản thường do hậu quả từ thương tích trong vùng bụng Chỗ vỡ xảy ra thường gần thận hoặc gần bàng quang Bằng kỹ thuật chụp cản quang sẽ cho thấy được chỗ vỡ.Chổ vỡ sau đó sẽ thắt hẹp và gây hư thận nước

Hình chụp X quang có thể cho thấy việc gia tăng độ mờ đục ở vùng này trong xoang bụng

2.4.3 Bàng quang

Viêm bàng quang

Là dạng bệnh lý thường gặp nhất, xuất hiện trên mọi lứa tuổi, đặc điểm của bệnh là thú rặn tiểu liên tục Tùy tình trạng viêm mà bàng quang có chứa hay không chứa nước tiểu; nếu cơ vòng bàng quang bị viêm, cơ vòng sẽ co mạnh, thú rặn tiểu nhưng nước tiểu không chảy ra được do đó bàng quang căng đầy nước tiểu Trường hợp

Trang 31

không viêm cơ vòng, hầu hết nước tiểu sẽ thoát hết ra ngoài, bàng quang không chứa nước tiểu

Viêm bàng quang cấp tính không thấy được trên phim X quang Đối với các trường hợp viêm mãn tính thì chẩn đoán X quang là cần thiết, trên phim X quang bờ của bàng quang không đều, bóng bàng quang có thể tròn hơn bình thường và bị đẩy lùi lên phía trên, thành bàng quang dày lên (Kealy và McAllister, 2000)

Ung thư

Thường là u ác tính, rất hiếm gặp u lành tính Chẩn đóan X-quang cho căn cứ để xác định bề dày của thành bàng quang và sự lan rộng của thâm nhiễm

Trường hợp u bàng quang và viêm bàng quang nặng thường khó chẩn đoán phân biệt

vì đều cho hình ảnh bờ bàng quang lồi lõm không đều hoặc có hình khuyết nhiều thùy trên bóng bàng quang

Trường hợp u bàng quang và viêm bàng quang nặng thường khó chẩn đoán phân biệt

vì đều cho hình ảnh bờ bàng quang lồi lõm không đều hoặc có hình khuyết nhiều thùy trên bóng bàng quang

Xuất huyết bàng quang

Khi quá trình xuất huyết tạo ra những cục máu đông trong bàng quang sẽ tạo ra những hình khuyết trong bóng bàng quang Những hình khuyết này di động khi thay đổi vị trí chụp (Kealy và McAllister, 2000)

Trang 32

Thoát vị, sa bàng quang

Bàng quang có thể dịch chuyển vào bẹn, vùng bụng hoặc thoát vị đáy chậu, trong trường hợp thoát vị vùng đáy chậu bàng quang bị gấp ngược về sau, bóng bàng quang không nằm ở vị trí bình thường trong xoang bụng, khó phát hiện và thường không thấy bóng bàng quang trên phim chụp bình thường không sửa soạn Chụp cản quang cho ta thấy rỏ ở vị trí thoát vị (Kealy và McAllister, 2000)

2.4.4 Niệu đạo (Ống thoát tiểu)

Hẹp niệu đạo

Có thể do hẹp bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm ở niệu đạo gây viêm dính hay gây tắt Phim chụp bình thường không phát hiện được bệnh lý này, trên phim chụp cản quang chỉ rõ hình dạng và vị trí hẹp trên niệu đạo qua hình ảnh chất cản quang trên phim

Sỏi niệu đạo

Thường xảy ra trên thú đực, hiếm gặp trên thú cái Kích thước viên sỏi nhỏ có thể gây nghẽn niệu đạo

Trên phim chụp bình thường có thể phát hiện được hình dạng sỏi là những đốm cản quang trên niệu đạo Các sỏi không cản quang chỉ thấy được trên hình có sửa soạn bằng các hình khuyết sáng

2.5 Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.5.1 Trong nước

Năm 2000, Trần Quốc Việt ứng dụng kỹ thuật X quang chẩn đoán một số bệnh trên chó mèo tại Trạm chẩn đoán xét nghiệm – Điều trị, Chi cục thú y thành phố Hồ Chí Minh, trong số 2094 trường hợp có 354 trường hợp được chỉ định chụp X quang với hiệu quả chẩn đoán là 89,83%, trong đó ghi nhận được 40 trường hợp bệnh lý hệ tiết niệu với 2 dạng bệnh lý là sỏi niệu và viêm thận trên hệ tiết niệu chó mèo

Năm 2002, Tôn Thất Phước ứng dụng siêu âm và X quang trong chẩn đoán sỏi bàng quangvà điều trị bằng phẫu thuật trên chó tại Chi cục thú y thành phố Hồ Chí Minh, ghi nhận 47 chó bị sỏi bàng quang trên 279 trường hợp chó có triệu chứng bất thường

ở đường tiết niệu

Năm 2004, Võ Hữu Thuận ứng dụng kỹ thuật X quang khảo sát bệnh hệ tiết niệu trên chó tại Trạm Phòng chống dịch & Kiểm dịch động vật - Chi cục thú y thành phố Hồ Chí Minh, đã báo cáo 61 trên 3933 chó khảo sát có biểu hiện bất thường trên hệ niệu với 3 dạng bệnh lý sỏi niệu, sa bàng quang và viêm thận trên hệ tiết niệu

Năm 2006, Khương Trần Phúc Nguyên ứng dụng kỹ thuật X quang trong chẩn đoán bệnh hệ tiết niệu trên chó tại Chi cục thú y thành phố Hồ Chí Minh, với 8871 chó

Trang 33

được ghi nhận có 647 chó biểu hiện bệnh lý đường niệu và 15 dạng bệnh lý trên hệ tiết niệu

2.5.2 Nước ngoài

Năm 1895 Roentgen Phát minh ra tia X đã mở ra một hướng phát triển mới cho y khoa và thú y Lĩnh vực X quang trong thú y từ đó đã phát triển nhanh Ở những nước tiên tiến việc ứng dụng kỹ thuật X quang trong chẩn đoán bệnh trên gia súc đã được phát triển từ những năm của thập niên 40

Năm 1896 đến năm 1963 nhiều tác giả của các nước trên thế giới: Eberlein, Troester (Đức), Hopdai, Jonhson (Anh), Lemoine, Martel (Pháp), Jensen (Thụy Điển)…đã có những nghiên cứu khảo sát ứng dụng X quang trong thú y mà đỉnh cao là sự hình thành hiệp hội X quang vào năm 1898 tại Berlin với chủ tịch hiệp hội là ông E.Berlin Năm 1954, hiệp hội X quang học thú y Mỹ gọi tắt là A.V.R.S (American Veterrinary Radiology Society) ra đời Cuối thập niên 50, có sự liên kết giữa các nhà X quang học thú y đồng thời các nghiên cứu về lĩnh vực này được dăng tải trên các tạp chí chuyên ngành của A.V.R.S

Năm 1971, Finco và cộng tác viên sử dụng X quang để ước lượng kích thước thận chó : Kleine và Thornton (1971) sử dụng X quang chẩn đoán chấn thương đường tiết niệu trên chó

Năm 1974, Root (Bắc Mỹ) khảo sát vùng bụng chó thông qua việc chụp X quang Năm 1978, Park khảo sát X quang hệ bài tiết, bàng quang và ống dẫn tiểu, khảo sát chẩn đoán hình ảnh X quang xoang bụng chó mèo

Năm 1979, Barber và Rowland dùng tia X để xác định các mô mềm bị hóa vôi trong bệnh thận mãn tính Barber và Finco (1979) sử dụng X qung khảo sát các trường hợp

vi khuẩn gây viêm thận mũ trên chó

Năm 1982, Feeney (Mỹ) và cộng tác viên khảo sát các kỹ thuật X quang hệ niệu, sự xuất hiện hình ảnh X quang bình thường và bất thường trong bài tiết ở hệ niệu

Năm 1983, Allan (Úc) khảo sát X quang trong chẩn đoán bệnh thận trên chó

Trang 34

Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm

Máy chụp X-quang, hiệu HuynDai, Hàn Quốc

Hình 3: Máy X quang tại Bệnh Xá Thú Y

Thông số kỹ thuật máy X quang

kVp: cao thế đỉnh, có các thông số từ 60kVp đến 100kVp, với khoảng cách giữa hai thông số liền kề là 10kVp

Trang 35

mA: Dòng anode IA , có các thông số từ10mA đến 30 mA, với khoảng cách giữa hai thông số liền kề là 5mA

Sec: giây, thời gian phát tia X, có các thông số từ 0,03 giây đến 5giây, với khoảng cách giữa hai thông số liền kề là 0,02 giây

Hình 4: Mặt trước máy X quang

(mặt điều chỉnh các thông số chụp)

Cassette

Phim chụp X quang

Phòng X quang: diện tích 5 m2, vách bọc chì, cao 2m

Phòng rửa phim và đèn soi (phòng tối)

Đèn đọc phim

Ống thông tiểu

Ống tiêm 3ml, 10ml, 50ml

Găng tay

Trang 36

Thuốc cản quang: chế phẩm iod (Xenetix)

Thuốc tiền mê atropine, thuốc an thần combistress

3.2.3 Thú khảo sát

Chó ngẫu nhiên

Mèo ngẫu nhiên

Chó có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra thống kê tỉ lệ tình hình thú có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu

- Chụp X-quang không sửa soạn trên chó ngẫu nhiên và chó có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu

- Chụp X-quang có sửa soạn trên chó ngẫu nhiên và chó có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu

- Chụp X-quang không sửa soạn và có sửa soạn trên mèo ngẫu nhiên

Trang 37

3.4.1 Hướng chẩn đoán lâm sàng

Trên những chó có biểu hiện bệnh lý hệ tiết niệu, chúng tôi tiến hành lập bệnh án (theo mẫu bên dưới) và thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Điều tra bệnh sử

Trong bệnh án, chúng tôi tiến hành ghi nhận các thông tin về chủ gia súc (tên, địa chỉ),

và các thông tin về gia súc: tên, giống, màu lông, giới tính, tuổi, trọng lượng Kế đến chúng tôi ghi nhận thông tin về triệu chứng bệnh của con vật thông qua chủ gia súc bao gồm: màu sắc của nước tiểu (vàng đậm, màu trắng đục, màu đỏ, hay nâu đen,…), mùi nước tiểu (mùi khai nồng, hôi thối,…), số lượng nước tiểu (nhiều, quá nhiều, ít, hay quá ít so với bình thường), trạng thái đi tiểu (cảm giác đau, tiểu nhắc, bí tiểu hoặc không đi tiểu,…) và kèm theo một số triệu chứng khác (còn ăn bình thường, ăn ít hay không ăn, ói mữa, thể trạng còn bình thường, buồn, yếu, suy kiệt hay hôn mê…) Con vật bị bệnh lần đầu hay trước đây đã có bệnh, bao nhiêu lần, thời gian bao lâu, và có điều trị hay không Trong lần bệnh này thời gian bắt đầu từ khi nào và có điều trị hay không, ở phòng mạch nào hay thú y địa phương

Bước 2: Khám lâm sàng

Chúng tôi quan sát thể trạng chung của con vật từ các hướng để đánh giá mức độ con vật mập hay gầy, còn mạnh hay yếu Sờ nắn da để xác định mất nước hay phù, đồng thời kiểm tra vùng bụng xem bàng quang có căng nước tiểu, vùng thận xem con vật có biểu hiện đau hay không, bên cạnh đó chúng tôi quan sát phần cuối của hệ tiết niệu (đầu dương vật-con đực, mép âm hộ-con cái) để kiểm tra xem có phần gì khác lạ

Trang 38

BỆNH ÁN

Số: Ngày tháng năm 2010

Tên chủ: Địa chỉ: Tên GS giống giới tính Màu lông Tuổi Trọng lượng Triệu chứng: Thuốc cản quang:

Độ dày: Nghiêng: Ngữa:

Tư thế chụp:

- Nghiêng:

- Ngữa: Kết quả chụp X-quang

- Phát hiện trên phim Bóng thận: Bể thận Niệu quản: Bàng quang: Niệu đạo:

- Bệnh lý:

3.4.2 Chụp X-quang không sửa soạn

Thú ngẫu nhiên: Tiêm atropine (theo liều hướng dẫn của nhà sản xuất), combistress với liều 0,5ml/10kg trọng lượng

Thú có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu

Đo chiều dày của con vật theo hai hướng thẳng (bụng-lưng hay lưng-bụng) và nghiêng (trái hay phải)

Chuẩn bị phim chụp: lấp phim vào cassette trong phòng tối sao cho số lượng phim là một đồng thời tránh để ánh sáng lọt vào cassette hay hộp đựng phim sẽ làm hư phim

Trang 39

Chuẩn bị máy X quang: bật công tắc nguồn và điều chỉnh đèn phát tia, điều chỉnh các thông số thích hợp theo độ dày cơ thể (kVp, mA, Sec)

Chuẩn bị con vật: cố định con vật theo chiều thế phù hợp, giữ con vật sao cho dấu chữ thập của đèn phát tia tại vị trí giữa vùng cần chụp, giữ yên con vật trong thời gian chụp bằng cách cầm cột đối với con thú ngẫu nhiên hay cho chủ cầm giữ đối với con thú có bệnh lý lâm sàng đường niệu

Chụp phim: sau khi chuẩn bị thú và chọn các thông số thích hợp, chúng tôi tiến hành chụp bằng cách ra ngoài đóng kín cửa phòng X quang, mặt áo chì sau đó bấm nút điều khiển phát tia, kết thúc bằng việc nhả nút điều khiển và mở cửa phòng X quang

Rữa phim: đưa cassette vào phòng tối, mở cassette lấy phim chuẩn bị rửa và mở công tắc đèn đỏ phòng tối Đầu tiên nhúng ngập phim vào dung dịch hiện hình sao cho phim có màu đen rỏ khi đưa lên đèn đỏ và để ngón tay sau phim gần như không thấy hay thấy không rỏ ngón tay Kế đến nhúng phim vào nước lã rồi sau đó nhúng ngập phim vào dung dịch định hình Cuối cùng đem phim rửa thật kỹ dưới vòi nước để làm sạch rồi làm phim khô chờ đọc kết quả

Đọc phim: Phim sau khi được làm khô đặt trên đèn đọc phim, đứng cách xa phim khoảng 1m Nhìn tổng thể hình ảnh X quang và đánh giá một cách khách quan các cơ quan, tổ chức trên hình Kết hợp chẩn đoán lâm sàng và các triệu chứng X quang để nhận định đưa ra kết quả chẩn đoán Ghi nhận các triệu chứng X quang vào bệnh án

3.4.3 Chụp X-quang có sửa soạn

Thú ngẫu nhiên:

Thú có biểu hiện bệnh lý lâm sàng đường niệu:

Các bước chuẩn bị giống như chụp không sửa soạn, tuy nhiên vì đây là phương pháp chụp có sửa soạn nên có tiêm thuốc cản quang đường niệu (Xenetix) trước khi chụp Với liều tiêm là 2ml/kg thể trọng, đường tiêm tỉnh mạch chân trước, thời gian tiêm từ 1-2 phút

Trang 40

A B

D

C

Hình 5: Chiều thế trong kỹ thuật chụp X quang hệ tiết niệu

A: Chiều thế bụng nghiêng trái B: Chiều thế bụng nghiêng phải

C: Chiều thế bụng thẳng (hướng bụng lưng) D: Chiều thế bụng thẳng (hướng lưng bụng)

Ngày đăng: 13/11/2017, 11:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w