1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ngữ pháp hóa các phụ từ đứng sau trung tâm động ngữ

97 173 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Đây là một hiện tượng ngữ pháp phức tạp của tiếng Việt, trong đó một số động từ được dùng với tư cách của các „từ chức năng‟ hư từ mà không hề có sự chuyển hẳn từ loại, ý nghĩa.. Tuy nhi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

MAI THÙY LINH

NGỮ PHÁP HÓA CÁC PHỤ TỪ ĐỨNG SAU TRUNG TÂM ĐỘNG NGỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Đức Nghiệu

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

thạc sĩ khoa học

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS Vũ Đức Nghiệu Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào

Tác giả luận văn

Mai Thuỳ Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS Vữ Đức Nghiệu - người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình tôi thực hiện đề tài nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ trong khoa Ngôn ngữ học đã giúp đỡ tôi trong suốt hai năm học tập

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ và động viên tôi suốt thời gian qua

Tác giả luận văn

Mai Thuỳ Linh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng, phạm vi khảo sát 4

4 Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa, đóng góp của luận văn 5

6 Bố cục của luận văn 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7

1.1 Lí thuyết ngữ pháp hóa 7

1.2 Hiện tượng chuyển đổi từ thực từ sang hư từ trong tiếng Việt nhìn từ góc độ ngữ pháp hóa 16

1.2.1 Cơ sở lý thuyết về Từ loại 16

1.2.2 Hiện tượng chuyển hóa từ thực từ sang hư từ trong tiếng Việt

từ góc độ ngữ pháp hóa 20

Tiểu kết 25

CHƯƠNG 2 HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP HÓA MỘT SỐ ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG CÓ HƯỚNG ĐỂ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG HƯ TỪ 28

2.1 Phạm vi khảo sát nhóm động từ ra, vào, lên, xuống, về, lại, sang, qua 28

2.2 Khảo sát định lượng hoạt động của nhóm động từ chuyển động có hướng 32

2.2.1 Kết quả khảo sát định lượng về tần số xuất hiện của nhóm động từ chuyển động có hướng trong các nguồn ngữ liệu được khảo sát 32

2.2.2 Thống kê số lần xuất hiện của các động từ chuyển động có hướng

làm giới từ 37

2.2.3 Phân tích tương quan chức năng động từ- giới từ của nhóm động từ chuyển động có hướng trong các nguồn ngữ liệu được khảo sát 50

2.2.4 Sự ghi nhận chức năng từ loại động từ và chức năng từ loại giới từ trong một số từ điển 54

Tiểu kết 57

Trang 6

CHƯƠNG 3 HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP HÓA MỘT SỐ ĐỘNG TỪ

KHÔNG CÓ HƯỚNG ĐỂ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG HƯ TỪ 59

3.1 Phạm vi khảo sát nhóm động từ đi, đến, tới, cho, mất, hết, rồi, xong 59

3.2 Khảo sát định lượng hoạt động của nhóm động từ không có hướng 60

3.2.1 Kết quả khảo sát định lượng về tần số xuất hiện của nhóm động từ không có hướng trong các nguồn ngữ liệu được khảo sát 61

3.2.2 Số lần xuất hiện của các động từ không có hướng chuyển làm

các từ loại khác 66

3.2.3 Phân tích tương quan chức năng động từ- các từ loại khác trong

nhóm động từ không có hướng trong các nguồn ngữ liệu được khảo sát 74

3.2.4 Sự ghi nhận chức năng từ loại động từ và chức năng từ loại khác trong một số từ điển 78

Tiểu kết 80

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

DANH MỤC NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT 89

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

PT Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhiều năm trở lại đây, hiện tượng “chuyển từ loại” là vấn đề được các nhà Việt ngữ học dành nhiều sự quan tâm Đây là hiện tượng về những từ cùng gốc, cùng hình thức ngữ âm mà có thể dùng theo ý nghĩa và đặc trưng ngữ pháp của các từ loại khác nhau Điều thú vị gây được hứng thú với các nhà nghiên cứu trong vấn đề này có lẽ là sự lưỡng phân giữa „thực từ‟ với „hư từ‟ Đây là một hiện tượng ngữ pháp phức tạp của tiếng Việt, trong đó một số động từ được dùng với tư cách của các „từ chức năng‟ (hư từ) mà không hề có

sự chuyển hẳn từ loại, ý nghĩa Và chức năng của cả thực từ và hư từ cùng song song tồn tại dưới một vỏ ngữ âm Trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt hiện nay, có nhiều trường hợp mà ở đó, vấn đề phân định giữa „động từ‟ và

„giới từ‟ vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng Từ điển tiếng Việt hiện đại của Hoàng Phê chính là một minh chứng Trong cuốn từ điển này chúng ta chưa thấy có phân tách các động từ và giới từ tương ứng, ví dụ, động từ “về” và giới từ “về” thành hai mục riêng biệt

Trước nay, về vấn đề nêu trên, đã có nhiều ý kiến Có ý kiến cho rằng đây là hiện tượng chuyển nghĩa, chuyển từ nghĩa động từ sang nghĩa giới từ

Ý kiến khác lại quan niệm đây là hiện tượng chuyển loại, chuyển từ từ loại này sang từ loại khác Lại có ý kiến cho rằng đây là hiện tượng Ngữ pháp hóa, nhưng Ngữ pháp hóa chưa xong, nghĩa của nó còn dính kết với nhau Và ý kiến cuối cùng thông qua những nghiên cứu, giải thích rõ ràng trong “Lý thuyết ngữ pháp hóa và thực trạng ngữ pháp hóa một số từ trong tiếng Việt” của tác giả Trần Thị Nhàn (nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, năm 2009)

đã kết luận được chắc chắn đây chính là hiện tượng ngữ pháp hóa triệt để trong tiếng Việt

Trang 9

Việc thảo luận về vấn đề nêu trên, như thế, vẫn cần tiếp tục đặt ra Hiện nay, trong vốn từ tiếng Việt, những từ có đặc điểm như vừa nêu trên đây không ít Tuy nhiên trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ chọn khảo sát hiện tượng này ở nhóm động từ chuyển động có hướng (ví

dụ: ra, vào, lên, xuống, về, lại, sang, qua) và một số từ khác không phải là

động từ chuyển động có hướng nhưng có biểu hiện và quá trình ngữ pháp

hóa trong diễn tiến lịch sử của tiếng Việt rất đáng quan tâm (ví dụ: đi, đến,

tới, cho, mất, hết, rồi, xong) Vì trong từ loại động từ có một nhóm được khu

biệt riêng ra là nhóm động từ có hướng, nên trong luận văn này, chúng tôi buộc phải sử dụng tiêu chí đối lập có hướng- không hướng để gọi tên và nhận diện nhóm động từ chuyển động có hướng Nhóm động từ không có hướng thường lớn hơn rất nhiều so với nhóm động từ có hướng Thực chất không phải động từ không có hướng nào cũng được ngữ pháp hoá, mà chỉ có một bộ phận làm được điều đó mà thôi Vì vậy chúng tôi lựa chọn ra nhóm động từ không có hướng mà sự ngữ pháp hoá của chúng biểu hiện rõ nhất trên các tư liệu lịch sử để nghiên cứu

Nhóm động từ chuyển động có hướng (chỉ hướng vận động) trong tiếng Việt đã và đang là một trong những đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước quan tâm Bởi lẽ sự phát triển phong phú của nó có trực tiếp liên quan đến các mặt ứng dụng thực hành và nghiên cứu

lý thuyết Vấn đề về sự mở rộng thêm nét nghĩa không gian của một số từ

trong nhóm (đặc biệt là ra, vào, lên, xuống, về, lại, sang ,qua) có liên quan

đến việc định hướng, tri nhận không gian cũng như cách phản ánh các phạm

trù xác lập không gian của người Việt; nhưng còn những từ như đi, đến, tới,

cho, mất, hết, rồi, xong thì trước nay, về mặt ngữ pháp hóa của chúng, chưa

hề được đề cập

Trang 10

Có thể thấy gương mặt đồng đại của những động từ như vừa nêu trên đây ẩn giấu những phức tạp của quá trình ngữ pháp hóa từng diễn ra trong lịch sử tồn tại và diễn biến của chúng Có thể thấy rõ sự chuyển hóa của chúng qua tiến trình lịch sử, được thể hiện rõ qua các cuốn từ điển và các tác phẩm thành văn từ quãng thế kỷ 11- 12 cho đến nay Việc đi sâu nghiên cứu bản chất và miêu tả cơ chế hoạt động của hiện tượng chuyển hóa từ thực từ sang hư từ thực sự là một vấn đề cần thiết, góp phần làm sáng tỏ một số đặc điểm (về loại hình, về ngữ pháp, ngữ nghĩa,…) của tiếng Việt

Vì những điều nêu trên chúng tôi đặt ra vấn đề nghiên cứu của Luận văn này là như sau: Hiện tượng và quá trình ngữ pháp hóa có trong tiếng Việt hay không? Có thể khảo sát chúng qua các ngữ liệu không? Nếu có, quá trình ngữ pháp hóa đã diễn ra như thế nào trong những diễn biến lịch sử của tiếng Việt mà ta hiện còn quan sát được?

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là vận dụng những thành tựu nghiên cứu của lý thuyết ngữ pháp hóa nói riêng vào việc khảo sát, phân tích hiện tượng

“chuyển hóa từ loại” của một số động từ chuyển động có hướng và một số động từ không có hướng trong một số tài liệu thành văn từ thời tiếng Việt cổ đến đầu thế kỷ XX Qua ngữ liệu thành văn trong lịch sử, xem xét quá trình ngữ pháp hóa của một số phụ từ sau trung tâm động ngữ đã (và đang) diễn ra thế nào, qua đó góp phần nghiên cứu ngữ pháp hóa trong tiếng Việt: Nó là cái

gì, gồm những gì, có thể nhận ra nó qua những biểu hiện gì?

Với mục đích như vậy, trong luận văn, chúng tôi sẽ giới hạn cho mình những nhiệm vụ sau đây:

- Xác định khung lý thuyết nghiên cúu trong đó có những vấn đề liên quan về thực từ, hư từ, hiện tượng chuyển hóa từ thực từ sang hư từ trong các tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp

Trang 11

- Dưới ánh sáng của lý thuyết ngữ pháp hóa, khảo sát hiện tượng chuyển thực từ sang hư từ trong các nguồn ngữ liệu từ thời tiếng Việt cổ cho đến nay

3 Đối tƣợng, phạm vi khảo sát

Luận văn khảo sát biểu hiện Ngữ pháp hóa ở nhóm động từ chuyển

động có hướng (gồm 8 từ: ra, vào, lên, xuống, về, lại, sang, qua) và nhóm động từ không có hướng (gồm 8 từ: đi, đến, tới, cho, mất, hết, rồi, xong) Các

từ này được nghiên cứu lần lượt qua một số văn bản và cuốn từ điển đại diện cho các dấu mốc lịch sử từ quãng thế kỷ 11 cho đến nay

Chúng tôi chọn nhóm động từ chuyển động có hướng và nhóm động từ không có hướng nêu trên như một nghiên cứu trường hợp về những biến đổi của „thực từ‟ sang „hư từ‟, quá trình chuyển loại, chuyển nghĩa chúng và kiểm định xem có thể giải thích vấn đề bằng lý thuyết ngữ pháp hóa được hay không Tất cả các từ đó đều được ngữ pháp hóa để đảm nhiệm chức năng của

Danh sách các nguồn ngữ liệu đại diện được lựa chọn gồm:

- Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh (quãng thế kỷ 11- 12)

- Khóa hư lục (Thế kỷ 14)

- Quốc âm thi tập (Thế kỷ 15)

- Lịch sử nước An Nam (Năm 1659- Thế kỷ 17)

- Truyện Kiều (Năm 1820- Thế kỷ 19)

- Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi (Năm 1876- Thế kỷ 19)

- Thầy Lazalo Phiền (Năm 1887- Thế kỷ 19)

Trang 12

- Ai làm được (Năm 1912 -Thế kỷ 20)

- Một chữ tình (Năm 1923- Thế kỷ 20)

Từ điển:

- Từ điển Việt- Bồ- La (A de Rhodes- tiếng Việt trung đại)

- Từ điển Quấc âm tự vị (Huình Tịnh Của- tiếng Việt cận đại)

- Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê- tiếng Việt hiện đại)

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Xuất phát từ ngữ liệu của văn bản, chúng tôi thu thập những phát ngôn

có các động từ trên Phân tích từ ngữ liệu để khái quát lên chứ không áp dụng mô hình có trước

- Trong quá trình thu thập ngữ liệu chúng tôi sẽ phân loại, thứ nhất là những trường hợp động từ được dùng với tư cách một động từ chân chính trong cấu trúc điển hình Thứ hai là những trường hợp “động từ”

đó được dùng trong cấu trúc “không điển hình” của chúng Những trường hợp không nằm trong cấu trúc điển hình ấy chính là đối tượng

mà chúng tôi nghiên cứu

- Dùng các phương pháp phân tích, nhận diện từ loại của ngữ pháp học

Phương pháp phân tích ngữ nghĩa (phân tích thành tố nghĩa), phân tích ngữ pháp (xác định các phạm trù từ vựng- ngữ pháp, tức là các từ loại)

sẽ được sử dụng trong phân tích nghĩa của những động từ mà chúng tôi đang quan tâm, xem nó được dùng trong câu với ý nghĩa gì? Nghĩa của danh từ hay giới từ hay từ loại nào khác đó

5 Ý nghĩa, đóng góp của luận văn

Về lý luận:

- Luận văn đã tổng kết, đánh giá và hệ thống lại các kết quả nghiên cứu của những tác giả đi trước về vấn đề ngữ pháp hóa, phân định thực từ (động từ), hư từ (giới từ), hiện tượng chuyển hóa từ thực từ sang hư từ trong tiếng Việt

Trang 13

- Việc đi sâu nghiên cứu bản chất và miêu tả cơ chế hoạt động của hiện tượng chuyển hóa từ thực từ sang hư từ thực sự đã góp phần làm sáng

tỏ một số đặc điểm (về loại hình, về ngữ pháp, ngữ nghĩa,…) của tiếng Việt, góp một phần không nhỏ vào việc nghiên cứu lý luận về ngữ pháp tiếng Việt

- Luận văn cũng có những đóng góp đầu tiên về nghiên cứu mặt ngữ

pháp hóa của nhóm động từ không có hướng (đặc biệt là đi, đến, tới,

cho, mất, hết, rồi, xong)

Về thực tiễn:

- Kết quả khảo sát của luận văn có giá trị ứng dụng vào việc biên soạn từ điển tiếng Việt, biên soạn sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng như việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn trong nhà trường hiện tại

- Những giới thuyết về lý thuyết ngữ pháp hóa được trình bày trong luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về vấn

đề ngữ pháp hóa trong tiếng Việt

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có ba chương

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Hiện tượng ngữ pháp hóa một số động từ chuyển động có

hướng để thực hiện chức năng hư từ

Chương 3: Hiện tượng ngữ pháp hóa một số động từ không có hướng

để thực hiện chức năng hư từ

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Lí thuyết ngữ pháp hóa

1.1.1 Trong suốt quá trình nghiên cứu từ trước đến nay chúng ta có

được một vài định nghĩa về ngữ pháp hóa (grammaticalization) như một hiện

tượng của ngôn ngữ

- Đầu tiên „Ngữ pháp hóa‟ được định nghĩa là hiện tượng từ mất tính độc lập từ vựng do được sử dụng với chức năng trợ từ; sự biến đổi cụm từ thành hình thái phân tích của từ [10, 166]

- Định nghĩa thứ hai cho rằng „Ngữ pháp hóa‟ là một tiến trình ngôn ngữ qua đó các phạm trù ngữ pháp như cách hay thì/ thể được tổ chức lại và được mã hóa [13, 1481]

- Nhìn theo lịch sử biến đổi ngôn ngữ thì „Ngữ pháp hóa‟ lại được coi là một tiến trình biến đổi các từ vị từ vựng thành các dạng thức ngữ pháp

và làm cho các dạng thức ngữ pháp trở thành ngữ pháp hơn [Kurylowicz, 1965, Dẫn theo 23,2]

- Và cuối cùng „Ngữ pháp hóa‟ được hiểu là một tiến trình qua đó những kết cấu từ vựng hoặc những yếu tố từ vựng đi vào những ngữ cảnh ngôn ngữ nhất định phục vụ cho các chức năng ngữ pháp, và lại được ngữ pháp hóa, tiếp tục phát triển các chức năng ngữ pháp mới Nó cũng là cách thức qua đó những thuộc tính phân biệt các câu theo ý nghĩa từ vựng được đi vào lịch đại hoặc được tổ chức lại theo đồng đại [19, XV] Qua các định nghĩa, có thể thấy „Ngữ pháp hóa‟ là một thuộc tính động của ngôn ngữ xét ở bình diện bản thể của nó Ngữ pháp hóa luôn được coi là một tiến trình, hơn nữa là một tiến trình hình thái học có liên quan đến sự phát triển của một từ, một hình vị, hoặc một kết cấu khi được sử dụng trong những

Trang 15

ngữ cảnh ngôn ngữ nhất định, phục vụ cho các chức năng ngữ pháp Theo quan điểm lịch đại, xét về từ nguyên học, ngữ pháp hóa là một quá trình biến đổi theo thời gian của các từ vị có ý nghĩa từ vựng trở thành các yếu tố ngữ pháp, hoặc của các dạng thức ngữ pháp làm cho chúng trở nên ngữ pháp hơn [8, 10]

Như vậy có thể kết luận ngữ pháp hóa là một thuộc tính, một hiện tượng của ngôn ngữ và nghiên cứu về ngữ pháp hóa là một phần của công việc nghiên cứu ngôn ngữ, cũng như một công việc cần thiết khi miêu tả ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể Lý thuyết ngữ pháp hóa là kết quả nghiên cứu của một xu hướng ngôn ngữ học Xu hướng nghiên cứu này tập trung vào việc nghiên cứu sự nảy sinh, phát triển (có khi bị mất) của các dạng thức ngữ pháp

và các kết cấu ngữ pháp

1.1.2 Theo các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực ngữ pháp hóa là

P.J Hopper và E.C.Traugott thì thuật ngữ “Ngữ pháp hóa” do A.Meillet- một học giả người Pháp, học trò của F.D.Saussure sáng tạo ra Ông được coi là người đầu tiên nhận thức được tầm quan trọng của ngữ pháp hóa như một vấn

đề trung tâm của lý thuyết về sự thay đổi trong ngôn ngữ Ông cũng là nhà ngôn ngữ học đầu tiên cống hiến một sự nghiên cứu đặc biệt về ngữ pháp hóa qua các bài báo mà mở đầu là “Sự phát triển của các dạng thức ngữ pháp”

(1912) [Hopper P.J, Traugott E.C, 1993, Dẫn theo 19, 21]

Khái niệm “Ngữ pháp hóa” của Meilet “việc qui gán đặc trưng ngữ pháp cho một từ tự thân trước đó” rõ ràng không nói về các dạng thức đi vào ngữ pháp của một ngôn ngữ, mà gợi ý cho chúng ta nghĩ rằng: cùng một từ,

về bản chất, lúc này có tính ngữ pháp, lúc khác có tính từ vựng, tùy theo ngữ cảnh sử dụng Có thể nói quan điểm của Meillet là quan điểm cơ bản, truyền thống về ngữ pháp hóa

Trang 16

Các công trình nghiên cứu về loại hình học của Ch.N.Li và S.A Thompson (1976) có thể nói là nghiên cứu về ngữ pháp hóa Chẳng hạn khi nghiên cứu các kết cấu động từ chuỗi trong tiếng Trung Quốc và các ngôn ngữ cùng loại hình, họ chỉ ra rằng các động từ có thể được “phân tích lại” như

là các giới từ và các chỉ số cách [21, 485] Trong công trình [22], Li và Thompson, chia các ngôn ngữ trên thế giới thành bốn loại hình căn cứ vào việc sử dụng các kiểu kết cấu “chủ ngữ- vị ngữ” và “đề ngữ- thuyết ngữ” Vấn đề là ở chỗ, mối quan hệ giữa chủ ngữ (subject) và đề ngữ (topic) được đặt trong nội dung của ngữ pháp hóa Theo họ sự khác nhau một cách hiển nhiên giữa chủ ngữ và đề ngữ chỉ ở mức độ ngữ pháp hóa “Về bản chất, chủ ngữ là chủ đề được ngữ pháp hóa” [22, 484] Ở nước ta, Cao Xuân Hạo đã vận dụng một cách triệt để quan niệm của Li và Thompson về Subject và Topic khi xem xét lại vấn đề thành phần câu trong tiếng Việt, đã phủ nhận hoàn toàn khả năng phân tích câu tiếng Việt theo mô hình chủ- vị Tác giả cho rằng bộ phận danh ngữ đứng đầu câu (khi không có “chuyển tố”- giới từ) không có một cương vị ngữ pháp hình thức nào (tức không được “ngữ pháp hóa”) mà chỉ có cương vị cú pháp cơ bản là có chức năng biểu thị chủ đề logic của mệnh đề, nên nó chỉ là Đề ngữ, không phải là Chủ ngữ như trong các ngôn ngữ có sự ngữ pháp hóa chủ đề [Dẫn theo 8, 14-15]

Cuối những năm 1970, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của việc nghiên cứu loại hình học và ngữ dụng học, việc nghiên cứu ngữ pháp hóa được phục hồi, mở rộng và đã trải qua thời kỳ “phục hưng” của nó với nhiều chuyên khảo và tên tuổi của nhiều nhà ngôn ngữ học Âu- Mỹ: T.Givon, P.J.Hopper, E.C.Traugott, Ch.Lehmann, F.Lichtenberk, B.Heine, J.L.Bybee, J.H.Greeenberg, W.Pagliuca, U.Claudi, J.A.Matisoff, W.Abraham,… Trong

đó phải kể đến vai trò của Givon, ông đưa ra một nhận định vẫn thường được các nhà nghiên cứu nhắc đến như một định đề trong lý thuyết ngữ pháp hóa

Trang 17

“Hình thái học hôm nay là cú pháp học của hôm qua” [15, 413] Ông là người

đã tổ chức cuộc hội thảo về ngữ pháp hóa vào năm 1988, kết quả là một tuyển chọn hai tập được E.C.Traugott và B.Heine biên soạn năm 1991, có tên là

“Các cách tiếp cận ngữ pháp hóa” [23]

Năm 1979 có tác phẩm “Về việc hiểu ngữ pháp” của Givon [16] Tác

phẩm đặt tất cả các hiện tượng ngôn ngữ vào bộ khung làm việc của cú pháp

hóa và hình thái học hóa

Năm 1982, tác phẩm “Những suy nghĩ về ngữ pháp hóa: một phác thảo chương trình ứng dụng” [20] của C.Lehmann có thể coi là công trình hiện đại đầu tiên đề cao việc tiếp tục nghiên cứu ngữ pháp hóa đã có từ giai đoạn trước, và cung cấp một sự nghiên cứu tổng quát về các công trình có ý nghĩa trong ngữ pháp hóa đến thời gian đó, với sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các công trình ngôn ngữ học lịch sử

Năm 1984 một cuốn sách khác được dư luận chú ý là “Ngữ pháp hóa

và việc phân tích lại trong các ngôn ngữ châu Phi” [18] của B.Heine và M.Red Có lẽ đây là cuốn sách đầu tiên đề cập đến toàn bộ một ngôn ngữ (châu Phi) từ nghiên cứu ngữ pháp hóa theo quan điểm đồng đại Nó cung cấp một sự phân loại với các ví dụ phong phú về ngữ pháp hóa, và một bảng thống kê về các con đường điển hình của ngữ pháp hóa một cách riêng biệt, với sự đề cao hình thái cú pháp và ngữ âm

Năm 1991 B.Heine lại cùng với U.Claudi và F.Hunnemeyer xuất bản một tác phẩm khác “Ngữ pháp hóa: một khung làm việc khái niệm” [17] Tư liệu chính ở đây là các ngôn ngữ châu Phi được miêu tả theo đồng đại, nhưng trọng tâm được đề cập là các nhân tố ngữ dụng và các nhân tố tri nhận- được coi là động lực của ngữ pháp hóa; sau nữa là những thay đổi ý nghĩa và các dạng thức có thể trải qua của các yếu tố ngôn ngữ khi chúng ngữ pháp hóa

Trang 18

Công trình “Các bình diện của ngữ pháp hóa” [Dẫn theo 8, 16] là tuyển chọn các báo cáo về ngữ pháp hóa của Hội thảo ngôn ngữ học hàng năm, lần thứ XIV (1993) ở trường đại học Wisconsin- Wilwaukee, được W.Pagliuca biên soạn với nội dung chủ yếu là những nghiên cứu về ngữ pháp hóa trong một số ngôn ngữ cụ thể như: nghiên cứu lịch đại về từ nối mệnh đề TE và BA trong tiếng Nhật, ngữ pháp hóa của “à” trong tiếng Pháp, ngữ pháp hóa thể hoàn thành trong tiếng Anh cổ… và một vài bài về vấn đề thay đổi ngữ nghĩa, ngữ âm, trật tự từ trong ngữ pháp hóa trên bình diện lịch đại

Công trình “Ngữ pháp hóa” [19] của P.J.Hopper và E.C.Traugott (1993) là một sự tổng kết và nghiên cứu toàn diện về ngữ pháp hóa, kể từ những nghiên cứu hình thái học ở thế kỷ XIX đến bây giờ Các tác giả cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng thế về ngữ pháp hóa như vấn đề thuật ngữ, vấn đề hướng tiếp cận, vấn đề đặc trưng và cơ chế của quá trình ngữ pháp hóa, các quan điểm khác nhau thậm chí trái ngược nhau trong ngữ pháp hóa…

Tiếp đến là một công trình nghiên cứu về ngữ pháp hóa trong các ngôn ngữ phương Đông: “Loại hình khu vực và ngữ pháp hóa: Các tiến trình ngữ pháp hóa cơ bản của danh từ và động từ trong các ngôn ngữ phía Đông và đất liền Đông Nam Á” [14] của Walter Bisang- một nhà ngôn ngữ học Đức (1996) Về mặt lý thuyết, công trình này tuyên bố hoàn toàn dựa vào những nghiên cứu của Hopper và Traugott [Dẫn theo 8, 17] Tác giả đã tiến hành so sánh loại hình khu vực về ngữ pháp hóa trong phạm vi động từ và danh từ của tiếng Trung Quốc, HMông, Việt Nam, Thái và Campuchia Tác giả đưa ra khái niệm “hút tố vị trí” (attractor positions)

Ở Việt Nam ngoài việc xem xét ngữ pháp hóa như một con đường của

sự thay đổi ngôn ngữ hoặc là những vấn đề có liên quan với sự thay đổi, người ta còn tiếp cận ngữ pháp hóa bằng nghiên cứu loại hình học Hướng này nghiên cứu các cách mã hóa các kiểu cấu trúc ngữ dụng diễn ngôn giống nhau trong các ngôn ngữ

Trang 19

Tác giả Nguyễn Lai trong cuốn “Ngữ nghĩa nhóm từ chỉ hướng vận động tiếng Việt hiện đại” (nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 2001) đã có một đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt và phần nào đó, ông đã đề cập hiện tượng ngữ pháp hóa Ông chỉ ra sự phản ứng của con người đã tạo ra những loại hướng khác nhau, đó là không gian, thời gian và tâm lý Kết cấu vận động không gian có từ chỉ hướng vận động làm hạt nhân là những kết cấu phản ánh sự đối ứng về địa hình không gian trong vận động ở cấp độ ngữ nghĩa Sự hình thành nghĩa tố của từ chỉ hướng vận động không tách rời với quá trình tác động của văn cảnh Và nhân tố văn cảnh ở đây- theo cách lý giải của tác giả từ trong chiều sâu- là hiện thực khách quan được con người nhận thức theo một logic nhất định và theo quá trình nào đó chuyển hóa nó vào ngôn ngữ Tác giả khi nhắc đến hai từ “lên” và “vào”, thì ngoài nghĩa tố gốc đầu tiên là vận động từ thấp đến cao, trong quá trình vận dụng, “lên” được sản sinh thêm nghĩa tố vận động từ biển đến núi và từ đông đến tây (trên địa hình Việt Nam) “Vào” có nghĩa tố gốc đầu tiên là vận động từ rộng đến hẹp Trong quá trình vận dụng, “vào” được sản sinh thêm nghĩa tố vận động từ bắc đến nam Chính khả năng biểu hiện tính đối ứng về mặt địa hình gắn liền với

sự xuất hiện loại nghĩa tố điển hình đã thử nêu, một mặt làm cho lượng thông tin của một số từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt phong phú thêm, mặt khác nó làm rõ thêm nét riêng của nhóm từ này trong tiếng Việt so với một số tiếng khác, đặc biệt là tiếng Ấn- Âu (như Anh, Nga, Pháp, Đức) Việc khảo sát mối tương quan giữa những phạm trù Vận động- hướng- đích, đã giúp tác giả thấy rằng Vận động- hướng- đích là những nhân tố phần lớn không tồn tại

tự thân và tách rời, trái lại chúng có liên quan với nhau rất mật thiết trong hoạt động thực tiễn, nhất là trong hoạt động chuyển động không gian có đích Hay nói cách khác, khi có đích thì dường như hướng bao giờ cũng trở thành một phạm trù không thể thiếu: phạm trù trung gian

Trang 20

Ngoài ra ở Việt Nam nhắc đến nghiên cứu Ngữ pháp hóa là không thể

bỏ qua tác giả Trần Thị Nhàn Trong cuốn “Lý thuyết ngữ pháp hóa và thực trạng ngữ pháp hóa một số từ trong tiếng Việt”, bà đã góp phần làm sáng tỏ một vài đặc điểm của tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp hóa Nghiên cứu cho rằng, trước đây, người ta thường nghiên cứu ngữ pháp hóa trên quan điểm lịch đại, truy tìm “nguồn gốc” và “tiến trình” của một dạng thức, một kết cấu ngữ pháp ở bình diện bản thể của ngôn ngữ Hiện nay ngữ pháp hóa được nghiên cứu mở rộng ở nhiều cấp độ: hình thái học, cú pháp học, loại hình học,… và được xem xét theo cả quan điểm lịch đại và quan điểm đồng đại Trên quan điểm đồng đại, ngữ pháp hóa có cơ sở là một hiện tượng cú pháp hoặc một hiện tượng ngữ dụng ngôn bản được nghiên cứu theo cách nhìn về

sự biến đổi các kết cấu ngữ pháp, sự linh hoạt của cách dùng, việc cố định hóa những trật tự từ có căn cứ về mặt ngữ dụng Như vậy cách tiếp cận của tác giả Trần Thị Nhàn là nghiên cứu ngữ pháp hóa là theo quan điểm đồng đại, nghiên cứu, miêu tả những gì giáp ranh giữa cú pháp và dụng pháp Cụ thể trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã miêu tả bức tranh phong phú

và sinh động về con đường ngữ pháp hóa trong cấu trúc một số từ thuộc ba loại từ cơ bản (danh từ, động từ, tính từ) trong tiếng Việt Từ những “từ nội dung” có ngữ nghĩa từ vựng cụ thể, chúng được ngữ pháp hóa về nghĩa, trở thành những “từ chức năng” diễn đạt và đánh dấu các loại ý nghĩa quan hệ ngữ nghĩa, ý nghĩa chức năng cú pháp như ý nghĩa thể, ý nghĩa cách và các loại ý nghĩa tình thái của câu Với việc nghiêc cứu cụ thể quá trình ngữ pháp hóa của từng từ loại, tác giả đã đưa ra kết luận mỗi từ loại thực từ cơ bản của tiếng Việt đều có một số từ có khả năng được sử dụng mở rộng về chức năng Các danh từ có con đường ngữ pháp hóa và mức độ ngữ pháp hóa đơn giản hơn so với tính từ và động từ Chúng thường trở thành các yếu tố có chức năng như giới từ Chúng kết nối quan hệ ngữ pháp và hạn định về nghĩa giữa

Trang 21

các từ trong cấu trúc ngữ đoạn; hoặc trở thành các tác từ diễn đạt, đánh dấu “ý nghĩa cách” của các loại bổ ngữ trong câu Các động từ thì có con đường và mức độ ngữ pháp hóa đa dạng, phức tạp nhất Khi được ngữ pháp hóa trong câu, mỗi động từ có thể trở thành một yếu tố chức năng tham gia diễn đạt từ một đến vài ý nghĩa khái quát liên quan đến ý nghĩa thể, ý nghĩa cách và các loại ý nghĩa tình thái Ngữ pháp hóa các động từ là trường hợp điển hình của hiện tượng ngữ pháp hóa các thực từ trong tiếng Việt

Ngữ pháp hóa là một khái niệm lịch đại cố hữu trong lý thuyết ngôn ngữ học Nó đề cập đến một tiến trình phát triển ngôn ngữ qua đó các hình vị, các từ, các kết cấu với những ý nghĩa từ vựng ban đầu được sử dụng trong những ngữ cảnh ngôn ngữ cụ thể trở thành các yếu tố ngữ pháp với một sự

thay đổi về mặt ngữ nghĩa và chất liệu ngữ âm theo một hướng nhất định

Nghiên cứu ngữ pháp hóa không phải nghiên cứu nguồn gốc của ngữ pháp cũng không phải là nghiên cứu về lịch sử của ngữ pháp của một ngôn ngữ mà là nghiên cứu hình thái ngữ pháp, nghiên cứu quá trình biến chuyển

để dẫn đến một hình thái hiện tại nào đó Nói cách khác, nghiên cứu ngữ pháp hóa là nghiên cứu những tiến trình mà các yếu tố, những yếu tố thuộc lĩnh vực

từ vựng, những kết cấu mang tính cách từ vựng Từ một kết cấu trở thành một đơn vị thể hiện ý nghĩa ngữ pháp hóa

Người ta thường nghiên cứu ngữ pháp hóa trên quan điểm lịch đại, tìm hiểu „nguồn và lối đi‟ của một dạng thức hay một kết cấu ngữ pháp ở bình diện bản thể của ngôn ngữ Khoảng hơn hai chục năm trở lại đây, cùng với

sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ học chức năng và ngôn ngữ học tri nhận, việc nghiên cứu ngữ pháp hóa đã được mở rộng từ nhiều góc độ, ở nhiều bình diện

Lý thuyết ngữ pháp hóa được xây dựng chủ yếu dựa trên ngữ liệu của các ngôn ngữ có hình thái học phát triển, nơi mà mỗi một sự thay đổi ý

Trang 22

nghĩa đều được thể hiện trên bề mặt ngữ âm, và cho đến bây giờ lý thuyết này đã được chứng minh tốt nhất bằng các ngôn ngữ trên Lý thuyết ngữ pháp hóa có thể được vận dụng một cách linh hoạt để nghiên cứu những ngôn ngữ thuộc các loại hình khác, trong đó có tiếng Việt của chúng ta, tất nhiên phải có những điều chỉnh nhất định phù hợp với đặc trưng loại hình của tiếng Việt

1.1.3 Để giải quyết vấn đề của luận văn này thì đường hướng, cách tiếp

cận của chúng tôi như sau:

- Đầu tiên chúng tôi phải xuất phát từ khái niệm gốc „ngữ pháp hóa‟ là hiện tượng từ mất tính độc lập từ vựng do được sử dụng với chức năng

hư từ

- Dựa trên cơ sở lý thuyết ngữ pháp hóa, thì chúng tôi sẽ phân tích, giải thích các biểu hiện cụ thể của quá trình Ngữ pháp hóa ở đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu Nghĩa là chúng tôi nghiên cứu những từ bên trên trong quá trình lịch sử để xem quá trình ngữ pháp hóa đã diễn ra như thế nào

- Một điểm lưu ý quan trọng cần nhấn mạnh là chúng tôi không bàn thảo

về lý thuyết ngữ pháp hóa, mà ứng dụng các khái niệm, thuyết giải sự kiện (chuyển chức năng từ từ loại này sang từ loại khác) bằng lý thuyết ngữ pháp hóa để quan sát các quá trình thể hiện, biến đổi của hiện tượng (các từ nói trên) qua các giai đoạn lịch sử khác nhau

- Để đánh giá các quá trình và khả năng các từ đó được sử dụng (hoạt động trong ngôn ngữ) với tư cách gì, chúng tôi sẽ dùng các khảo sát định lượng để phân tích kiểm chứng Ví dụ, trong từng nguồn ngữ liệu khảo sát, từ “vào” dùng với tư cách động từ nhiều hơn hay tư cách giới

từ nhiều hơn

Trang 23

1.2 Hiện tƣợng chuyển đổi từ thực từ sang hƣ từ trong tiếng Việt nhìn từ góc độ ngữ pháp hóa

1.2.1 Cơ sở lý thuyết về Từ loại

Từ loại là một địa hạt quan trọng của ngữ pháp học nói chung và của ngữ pháp tiếng Việt nói riêng Từ loại được hiểu là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ khác trong ngữ lưu và thực hiện các chức năng ngữ pháp nhất định ở

trong câu

Từ loại tiếng Việt thường được phân định theo tiêu chuẩn Thứ nhất là dựa vào ý nghĩa khái quát Thứ hai là tiêu chuẩn về khả năng kết hợp Và thứ

ba là tiêu chuẩn về chức năng cú pháp [2, 113]

Căn cứ vào các tiêu chuẩn phân loại các lớp từ, xét về mặt ngữ pháp, có thể chia ra thành ba lớp lớn thực từ, hư từ và từ tình thái (tình thái từ) [2, 116]

a Tình thái từ

Các từ tình thái trong tiếng Việt không có ý nghĩa từ vựng và cũng không có ý nghĩa ngữ pháp theo cách hiểu truyền thống Ý nghĩa của các từ tính thái tập trung vào việc diễn đạt mối quan hệ giữa người nói với câu trong

sự đối chiếu với thực tại, nhờ đó tình thái từ góp phần quan trọng vào việc làm hình thành mục đích phát ngôn của câu

b Thực từ

Trong việc nghiên cứu tiếng Việt, các nhà nghiên cứu thường đối lập

thực từ và hư từ theo hai tiêu chuẩn: ý nghĩa từ vựng và chức năng ngữ pháp; theo đó thực từ được hiểu là những từ có ý nghĩa từ vựng đầy đủ (hoặc chân

thực), có khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong câu Trong các

công trình nghiên cứu đã có một vài định nghĩa về thực từ như sau:

- Những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực và có thể làm thành phần câu

gọi là thực từ

Trang 24

- Từ thực là những từ có khả năng một mình tạo thành câu, một mình

làm phần nêu hoặc phần báo trong phần chính của câu; đồng thời có chức năng gọi tên (hoặc trỏ sự vật, thuộc tính sự vật)…

- Thực từ là từ có “nghĩa thực” (hoặc “nghĩa từ vựng”) về sự vật, hiện

tượng, loại nghĩa mà nhờ nó, có thể làm được sự liên hệ giữa từ với sự vật, hiện tượng nhất định

Tóm lại có thể hiểu thực từ như sau: Thực từ là lớp từ có số lượng lớn

nhất, có ý nghĩa phạm trù chung khá rõ, dùng biểu thị thực thể, quá trình hay đặc trưng, là những đối tượng phản ánh hiện thực, được nhận thức và phản ánh trong tư duy Lớp từ này có khả năng làm thành tố chính trong tổ chức

đoản ngữ và làm thành phần câu; có thể có thành tố phụ là hư từ đi kèm Thực

từ bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ

Trong luận văn này, đối tượng khảo sát của chúng tôi chính là động

từ, bao gồm nhóm động từ chuyển động có hướng và nhóm động từ không

có hướng

“Động từ” là một loại „thực từ‟ cơ bản trong vốn từ của một ngôn ngữ

Ý nghĩa khái quát của động từ là chỉ các dạng vận động khác nhau của tất cả những gì nằm trong phạm trù thực thể, tức là của tất cả những khái niệm có thể diễn đạt bằng danh từ Ngữ nghĩa của động từ được hình thành từ nội dung phản ánh thực tại mang tính chất từ vựng và từ mối quan hệ giữa các khái niệm trong cách thức phản ánh của người bản ngữ Đối với động từ, mối quan hệ với chủ thể và quan hệ với tình huống xác định trong thời gian là hai mối quan hệ cơ bản Đó là cơ sở của các ý nghĩa ngữ pháp có liên quan đến ngữ nghĩa và chức năng của động từ trong câu

Chức năng ngữ pháp trung tâm, tiêu biểu của động từ trong tiếng Việt

là trực tiếp làm hạt nhân vị ngữ trong câu Vị ngữ động từ có thể chia ra nhiều kiểu loại, phụ thuộc vào bản chất ngữ pháp của từng tiểu loại động từ Bản

Trang 25

chất ngữ pháp đó quy định khung vị ngữ và nhiều khi quy định cả danh từ chỉ thực thể làm chủ ngữ, chủ đề đứng đầu câu

c Hƣ từ

Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chúng chỉ có

tác dụng nối kết các từ, các câu và không tự mình làm thành phần câu Trong

các công trình nghiên cứu đã có một vài định nghĩa về hư từ như sau:

- Những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, không thể làm thành

phần câu mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp gọi là hư từ

- Từ hư là những từ không có khả năng một mình tạo thành câu, không

có khả năng một mình làm phần nêu hoặc phần báo trong phần chính của câu; đồng thời không có chức năng gọi tên (hoặc trỏ) sự vật, thuộc tính của sự vật, nhưng lại có chức năng làm dấu hiệu của một mối ngữ pháp nào đó, một tình cảm hoặc một thái độ nào đó

- Hư từ là những từ có “nghĩa hư”, loại nghĩa mà không thể nhờ nó làm

sự liên hệ với sự vật, hiện tượng Hư từ để dùng cùng với thực từ cấu tạo ngữ, trong đó thực từ được bổ sung các nghĩa ngữ pháp

Tóm lại có thể hiểu hư từ như sau: Hư từ hiểu rộng là lớp từ có số lượng

ít hơn so với thực từ, có ý nghĩa phạm trù chung mờ nhạt, chuyên dùng biểu thị các quan hệ, tức là những mối liên hệ giữa các đối tượng phản ánh và dùng biểu thị cách thức phản ánh các đối tượng đó Lớp từ này không có khả năng làm thành tố chính trong tổ chức đoản ngữ và làm thành phần câu, chuyên dùng làm thành tố phụ đi kèm thực từ, hoặc dùng để liên kết từ trong câu

Hư từ bao gồm hai tập hợp: Thứ nhất là các hư từ dùng làm từ phụ diễn

đạt các ý nghĩa ngữ pháp kèm theo của thực từ Có thể tạm gọi đây là hư từ từ

pháp Thứ hai là các hư từ với chức năng công cụ để liên kết, để định vị, cũng

có thể tạm gọi là hư từ cú pháp (hay kết từ, quan hệ từ), truyền thống vẫn

gồm các từ loại tiêu biểu là liên từ và giới từ

Trang 26

Trong luận văn đã chọn ra 16 động từ (ra, vào, lên, xuống, về, lại,

sang, qua, đi, đến, tới, cho, mất, hết, rồi, xong) thực hiện khảo sát Việc

khảo sát này mục để để xem ngoài chức năng động từ, các từ trên còn có khả năng ngữ pháp hóa để trở thành các thành tố phụ thực hiện vai trò, chức năng của những từ loại nào? Thực hiện vai trò, chức năng của phụ từ, liên từ hay giới từ?

Phụ từ được hiểu là những từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp mà không có ý nghĩa từ vựng chân thực và không đảm nhận chức vụ ngữ pháp nào trong câu

Ở góc độ đoản ngữ phụ từ luôn là các yếu tố đóng vai trò là thành phần phụ

bổ sung một ý nghĩa nào đấy cho trung tâm Trong nội bộ phụ từ chia ra thành: Phụ từ đi kèm danh từ và Phụ từ đi kèm động từ/ tính từ [2, 214]

Còn giới từ được biết đến là những từ được dùng để đánh dấu quan hệ chính phụ Quan hệ chính phụ ở đây có thể là giữa một ngữ danh từ với định ngữ của nó, giữa một ngữ vị từ với bổ ngữ của nó hoặc giữa câu với trạng ngữ của nó Giới từ trong tiếng Việt , gồm hai loại: giới từ chính danh và giới từ

do danh từ, vị từ chuyển loại mà thành Trong tiếng Việt giới từ chính danh

không nhiều, bao gồm các từ: tại, bởi, vì, từ, tuy, mặc dầu, nếu, dù Các giới

từ do danh từ chuyển thành có thể kể đến là của, trên, dưới, trước, sau, ngoài,

đầu, cuối,… Các giới từ do vị từ chuyển thành gồm các từ như ra, vào, lên, xuống, về, lại, sang, qua, đi, đến, tới, cho, mất, hết,…

Liên từ được định nghĩa là một loại từ dùng để nối những từ cùng một chức năng trong một mệnh đề, hoặc để nối những mệnh đề cùng loại với nhau hay những mệnh đề chính với những mệnh đề phụ Các quan hệ do liên từ biểu thị thực ra không đa dạng như các quan hệ được biểu thị bằng giới tờ Căn cứ vào bản chất các mối quan hệ do liên từ biểu thị chúng ta có thể chia liên từ ra làm hai loại: Liên từ tập hợp, liên từ lựa chọn và liên từ tương ứng [2, 230]

Trang 27

- Liên từ tập hợp là loại liên từ chủ yếu được dùng để nối các yếu tố cùng

loại Các liên từ thường gặp gồm: và, với, cùng, với, rồi

- Những liên từ tập hợp các yếu tố lại để lựa chọn được gọi là các liên từ

lựa chọn Nhóm này gồm: Hay, hoặc, hay là, hoặc là, hoặc giả

- Nhóm liên từ liên ứng là tập hợp các liên từ dùng để nối các yếu tố

tương ứng hoặc liên đới với nhau về ý nghĩa Đó là các liên từ: Tuy, dù,

mặc dù,dầu, dẫu, nhưng, mà, nhưng mà, nếu, giá, giá mà, thì, xong,…

1.2.2 Hiện tượng chuyển hóa từ thực từ sang hư từ trong tiếng Việt từ góc

độ ngữ pháp hóa

Xuất phát từ quan điểm hình thái học, hiện tượng chuyển từ từ loại này sang từ loại khác mà truyền thống gọi là “chuyển loại” là hiện tượng điển hình trong các ngôn ngữ đơn lập mà từ có một cấu trúc xác định, như tiếng Việt, tiếng Hán Điểm nổi bật trong các ngôn ngữ này là sự tồn tại một “hình thức tuyệt đối của từ” [Zhirmunsky, 1963, Dẫn theo 12, 144) Nghiên cứu các đặc điểm chung của các ngôn ngữ đơn lập, các nhà Đông phương học Xô Viết cũng đã khẳng định rằng, việc chuyển di các từ từ từ loại này sang từ loại khác mà không thay đổi vỏ âm thanh của chúng (tức là hiện tượng chuyển loại) là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của các ngôn ngữ này

(x.Gorgoniev Iu.A, 1963, Dẫn theo 12, 3)

Chuyển loại trong tiếng Việt là một hiện tượng phức tạp và có tính nhiều mặt, đồng thời lại là hiện tượng đặc thù của các ngôn ngữ đơn lập Hiện tượng chuyển loại tồn tại khách quan trong tiếng Việt Việc tìm hiểu hiện tượng này góp phần làm sáng tỏ thêm những đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, đặc biệt là khi xác định các tiêu chuẩn phân định từ loại tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học đều thừa nhận

Trang 28

rằng: loại của từ không phải là bất di bất dịch Giữa các loại của từ có một

bộ phận chuyển hóa lẫn nhau Các nhà nghiên cứu gán cho hiện tượng này nhiều tên gọi khác nhau như hiện tượng chuyển loại, hiện tượng cùng gốc khác loại, hiện tượng nhất từ đa loại, các từ có những dấu hiệu hòa nhập của các từ loại,…

Hiện tượng chuyển loại cần được xem xét trong quan hệ chặt chẽ với học thuyết về từ loại Bởi vì sự tồn tại các từ loại là tiền đề của hiện tượng chuyển loại Đại đa số các nhà nghiên cứu thừa nhận sự tồn tại phạm trù từ loại trong tiếng Việt, chứng minh khả năng phân định từ loại bằng những tiêu chuẩn khách quan Những tác giả chủ trương phân định từ loại tiếng Việt phải dựa vào một tập hợp các tiêu chuẩn: “1) Ý nghĩa khái quát của các lớp từ (ý nghĩa sự vật của danh từ, ý nghĩa hành động của động từ, ý nghĩa tính chất của tính từ,….), 2) Chức vụ của từ khi làm thành phần câu, 3) Khả năng kết hợp của từ với các từ khác như một đặc trưng thường xuyên” [3, 27- 28]

Khi xem xét vấn đề chuyển loại trong tiếng Việt, cần xuất phát từ học thuyết về từ loại, vì hiện tượng chuyển loại, một trong các phương thức cấu tạo , có quan hệ chặt chẽ với từ loại Hầu hết các nhà nghiên cứu, khi phân định từ loại tiếng Việt, đều “dựa vào một tập hợp các tiêu chuẩn về thực chất không đối lập nhau, hơn thế còn có cơ sở để thống nhất với nhau” [3, 31]

Trong mấy chục năm gần đây, hiện tượng chuyển loại thu hút sự quan tâm của hàng loạt nhà nghiên cứu

- Nguyễn Kim Thản đưa ra một danh sách khá nhiều về hiện tượng chuyển hóa của động từ và danh từ sang các từ loại khác [9, tập I, 204-

207, 293- 295] Tác giả thấy rằng việc chuyển các từ sang từ loại khác,

ví dụ danh từ sang tính từ, chỉ nên chấp nhận những trường hợp khi danh từ mất đi những dấu hiệu ngữ pháp của mình và có những dấu hiệu ngữ pháp của tính từ

Trang 29

- Nguyễn Văn Tu giành một chương trong công trình của mình để khảo sát hiện tượng này Thừa nhận chuyển loại là một phương thức cấu tạo từ tiếng Việt, tác giả cho rằng “khi có hiện tượng chuyển loại thì có hiện tượng biến đổi về nghĩa”, nhưng sự khác nhau về nghĩa từ vựng tuy rõ rệt những vẫn có quan hệ với nhau, có sự tác động lẫn nhau [11, 84-90]

- Xuất phát từ đặc điểm loại hình tiếng Việt là từ không biến đổi hình thái, Hồ Lê khẳng định rằng chuyển loại là hiện tượng đặc thù của tiếng Việt “Sự chuyển loại là một phương thức cấu tạo, có khả năng tạo từ mới trên cơ sở từ cũ, và đưa vào những đặc trưng ngữ pháp khác với đặc trưng ngữ pháp của từ cũ” [6, 242- 254]

- Ngoài ra, đã xuất hiện một số bài nghiên cứu lẻ tẻ về từng khía cạnh của hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt [Dẫn theo 12, 154]

Đặc trƣng của hiện tƣợng chuyển loại

“Chuyển loại là một phương thức cấu tạo từ, nhờ đó một từ mới thuộc phạm trù từ loại này được tạo ra từ một từ loại khác mà vẫn giữ nguyên vỏ âm thanh, đồng thời tạo ra ý nghĩa mới có quan hệ nhất định với ý nghĩa của từ xuất phát, và nhận những đặc trưng ngữ pháp mới (thể hiện ở khả năng kết hợp và chức năng làm thành phần câu) khác với đặc trưng ngữ pháp của từ xuất phát” [7, 87-88]

“Tất cả những từ được chuyển loại đều có cấu trúc nghĩa đơn giản hơn

so với cấu trúc nghĩa của từ có quan hệ chuyển loại tương ứng” [12, 173] Đây là một cơ sở rất quan trọng cho phép xác định trật tự của các từ có quan

hệ chuyển loại: trong hai hoặc nhiều từ có quan hệ chuyển loại, nếu từ nào có cấu trúc nghĩa phức tạp hơn (tức là gồm nhiều nghĩa vị hơn) thì từ đó được coi là từ xuất phát

Trang 30

Trong tiếng Việt hiện tượng chuyển loại được nhiều nhà nghiên cứu coi

là phương thức cấu tạo từ Khi xem xét hiện tượng này, lâu nay các nhà nghiên cứu thường chú ý nhiều đến đặc trưng của khả năng kết hợp và chức năng cú pháp của từ, coi đó là những tiêu chuẩn để xác định sự chuyển loại các đơn vị từ vựng Còn đặc trưng ngữ pháp của hiện tượng này, đáng tiếc là

ít được chú ý Là một hiện tượng phức tạp, chuyển loại cần được xem xét nhiều mặt, xác định chúng phải kết hợp cả tiêu chuẩn ngữ nghĩa lẫn tiêu chuẩn ngữ pháp Đồng thời, xuất phát từ đặc điểm không biến đổi hình thái của các đơn vị từ vựng trong tiếng Việt, việc xác định hiện tượng chuyển loại chỉ có thể thực hiện được khi xem xét trong những ngữ cảnh cụ thể Chỉ có trong ngữ cảnh thì những đặc trưng ngữ pháp và các thuộc tính ngữ pháp của đơn vị từ vựng cần xem xét mới bộc lộ đầy đủ và nhờ đó chúng ta có thể xác định chúng có phải là những đơn vị từ vựng khác nhau hay không?

Khác với ngôn ngữ Ấn Âu, trong các ngôn ngữ không biến hóa hình thái như tiếng Việt, ý nghĩa cú pháp của từ chỉ được xác định khi từ nằm trong câu Bản thân từ, khi tách rời khỏi câu, sẽ không có hình thái và không mang bất kỳ một dấu hiệu nào phản ánh ý nghĩa cú pháp cơ bản của nó Vì vậy khi xác định hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt, cùng với tiêu chí ngữ nghĩa, khả năng kết hợp của từ, cần phải tính đến cả những chức năng cú pháp của từ Có thể khẳng định rằng, một từ thuộc từ loại này, trong những điều kiện cụ thể, ngữ cảnh cụ thể lại đảm nhiệm những chức năng cú pháp đặc trưng, điển hình của một từ loại khác, thì đó là dấu hiệu của hiện tượng chuyển loại của đơn vị từ vựng đó

Trong hiện tượng gọi là chuyển loại từ thực từ sang hư từ chúng ta

nhận thấy thuộc tính quan trọng nhất là sự thay đổi ý nghĩa và chức năng ngữ pháp của từ khi được sử dụng trong câu, phát ngôn Đó là sự thay đổi từ những ý nghĩa từ vựng cụ thể, trở thành những ý nghĩa trừu tượng hơn, khái quát hơn, là những ý nghĩa ngữ pháp bổ sung cho một từ, một kết cấu, một

Trang 31

câu, tạo ra những cấu trúc ngữ pháp mới; những chức năng mới cho từ đó và những cấu trúc có chứa nó Hiện tượng ngữ pháp hóa của các thực từ thường được coi là có sự “giải hóa ngữ nghĩa” hoặc “mất” nội dung ngữ nghĩa của từ

đó, chỉ còn ý nghĩa ngữ pháp và chỉ thực thi chức năng ngữ pháp

Hiện tượng chuyển loại có cơ sở là sự chuyển biến ý nghĩa của từ- một phương thức tạo từ mới của ngôn ngữ Nhưng không phải hiện tượng chuyển nghĩa nào cũng tạo ra từ mới Chỉ trường hợp chuyển nghĩa nào làm cho từ có đặc điểm và chức năng ngữ pháp của từ loại khác mới được coi là hiện tượng chuyển loại

Hiện tượng chuyển loại từ thực từ sang hư từ thường kèm theo hiện tượng mờ nghĩa trong thực từ Đây gọi là hiện tượng “hư hóa” trong tiếng Việt

Tóm lại theo như những ý đã trình bên trên thì có thể hiểu một cách đơn giản “hiện tượng chuyển loại” chính là hiện tượng mà trong đó một từ vốn thuộc từ loại này được chuyển sang dùng với tư cách loại từ khác Lúc này nó sẽ mang những phẩm chất, tư cách, đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của từ loại mới

Về đặc trưng cấu trúc nghĩa thì tất cả những từ được chuyển loại đều có cấu trúc nghĩa đơn giản hơn so với từ có quan hệ chuyển loại tương ứng Đây

là một cơ sở rất quan trọng cho phép xác định trật tự của các từ có quan hệ chuyển loại Vì vậy khi xác định hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt, cùng với tiêu chí ngữ nghĩa, khả năng kết hợp của từ, cần phải tính đến cả

những chức năng cú pháp của từ Trong hiện tượng gọi là chuyển loại từ thực

từ sang hư từ, thuộc tính quan trọng nhất là sự thay đổi ý nghĩa và chức năng

ngữ pháp của từ khi được sử dụng trong câu, phát ngôn Đó là sự thay đổi từ những ý nghĩa từ vựng cụ thể, trở thành những ý nghĩa trừu tượng hơn, khái quát hơn, đó là những ý nghĩa ngữ pháp bổ sung cho một từ, một kết cấu, một câu, tạo ra những cấu trúc ngữ pháp mới; những chức năng mới cho từ đó và những cấu trúc có chứa nó

Trang 32

Tiểu kết

Trong chương 1, luận văn đã giới thiệu được những vấn đề cơ bản liên quan đến lí thuyết ngữ pháp hóa „Ngữ pháp hóa‟ được định nghĩa là hiện tượng từ mất tính độc lập từ vựng do được sử dụng với chức năng trợ từ Nó được coi là một tiến trình biến đổi các từ vị từ vựng thành các dạng thức ngữ pháp và làm cho các dạng thức ngữ pháp trở thành ngữ pháp hơn

Vấn đề Ngữ pháp hóa lần đầu được các chuyên gia ngôn ngữ trên thế giới quan tâm và nghiên cứu vào năm 1912 Trải qua một thời gian dài biến đổi đầy thăng trầm, ngữ pháp hóa đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nghiên cứu ngôn ngữ Công trình nghiên cứu về ngữ pháp hóa của Ch.N.Li và S.A Thompson (1976) đã áp dụng nội dung ngữ pháp hóa khi nghiên cứu việc sử dụng các kiểu kết cấu “chủ ngữ- vị ngữ” và “đề ngữ- thuyết ngữ” trong tiếng Trung Quốc và các ngôn ngữ cùng loại hình Hay C.Lehmann đã có công trình hiện đại đầu tiên đề cao việc tiếp tục nghiên cứu ngữ pháp hóa thông qua tác phẩm “Những suy nghĩ về ngữ pháp hóa: Một phác thảo chương trình ứng dụng” Năm 1984 B.Heine và M.Red đã gây được

sự chú ý của dư luận bởi tác phẩm “Ngữ pháp hóa và việc phân tích lại trong các ngôn ngữ châu Phi” Cuốn sách cung cấp một sự phân loại với các ví dụ phong phú về ngữ pháp hóa, và một bảng thống kê về các con đường điển hình của ngữ pháp hóa một cách riêng biệt, với sự đề cao hình thái cú pháp và ngữ âm Sang đến thế kỷ 20, B.Heine cùng với U.Claudi và F.Hunnemeyer xuất bản “Ngữ pháp hóa: Một khung làm việc khái niệm”, trọng tâm được đề cập là các nhân tố ngữ dụng và các nhân tố tri nhận- được coi là động lực của ngữ pháp hóa Công trình “Ngữ pháp hóa” của P.J.Hopper và E.C.Traugott đã góp phần tổng kết và nghiên cứu toàn diện về ngữ pháp hóa, kể từ những nghiên cứu hình thái học ở thế kỷ XIX đến bây giờ Các tác giả cung cấp một cái nhìn tổng thế về ngữ pháp hóa như vấn đề thuật ngữ, vấn đề hướng tiếp

Trang 33

cận, vấn đề đặc trưng và cơ chế của quá trình ngữ pháp hóa, các quan điểm khác nhau thậm chí trái ngược nhau trong ngữ pháp hóa… Cuối cùng ngữ pháp hóa đã được áp dụng để nghiên cứu về ngữ pháp hóa trong các ngôn ngữ phương Đông trong tác phẩm “Loại hình khu vực và ngữ pháp hóa: Các tiến trình ngữ pháp hóa cơ bản của danh từ và động từ trong các ngôn ngữ phía Đông và đất liền Đông Nam Á” của Walter Bisang- một nhà ngôn ngữ học Đức (1996) Tác giả đã tiến hành so sánh loại hình khu vực về ngữ pháp hóa trong phạm vi động từ và danh từ của tiếng Trung Quốc, HMông, Việt Nam, Thái và Campuchia Người ta còn chứng minh, ở trong một số ngôn ngữ Ấn-

Âu, có những tiến trình ngữ pháp hóa theo thời gian, trải qua nhiều thế kỷ để đạt đến giai đoạn cuối của tiến trình là hình thái học hóa Người ta cũng cho rằng trong các ngôn ngữ, có những tiến trình ngữ pháp hóa đang diễn ra theo đồng đại, trong đó dạng thức từ vựng gốc và các dạng thức ngữ pháp hóa

cùng song song tồn tại và tương tác lẫn nhau

Trước tình hình thế giới như vậy, ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu tiếp cận Ngữ pháp hóa Đã có một số tác giả áp dụng bước đầu nghiên cứu ngữ pháp hóa khá thành công Điển hình phải kể đến tác giả Nguyễn Lai đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt Hay tác giả Trần Thị Nhàn, thừa kế những nghiên cứu trước đây về ngữ pháp hóa để tiếp tục nghiên cứu, phân tích chi tiết con đường ngữ pháp hóa trong cấu trúc một số từ thuộc ba loại từ cơ bản (danh từ, động từ, tính từ) trong tiếng Việt

Ngoài vấn đề ngữ pháp hóa nêu trên, trong chương này, chúng tôi còn trình bày thêm về một vấn đề nữa hiện đang tồn tại trong tiếng Việt Đó là, có những từ vốn là từ loại này nhưng được chuyển sang dùng với tư cách của những từ thuộc từ loại khác Điều này có nghĩa là nó đã thay đổi về bản chất

từ vựng, ngữ pháp và ngữ nghĩa Hiện tượng này trước nay trong nghiên cứu

Trang 34

Việt ngữ học, người ta thường lí giải là hiện tượng chuyển hóa từ loại Tuy nhiên gần đây, với sự phát triển của lí thuyết ngữ pháp hóa thì vấn đề này đã

có thể được nhìn nhận, bổ sung và làm cho nó sáng rõ hơn Sự thay đổi về bản chất từ vựng, ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ không chỉ là kết quả của việc chuyển từ từ loại này sang từ loại khác, mà đây còn là một quá trình, quá trình

ấy được gọi là quá trình ngữ pháp hóa Quá trình này đã khiến cho nó chuyển một đơn vị vốn là đơn vị thể hiện ý nghĩa từ vựng, thì giờ đây lại thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, nghĩa là giảm thiểu ý nghĩa từ vựng đi và tăng cường ý nghĩa ngữ pháp lên Ví dụ với những động từ chuyển động có hướng như trong luận văn nghiên cứu, thì quá trình ngữ pháp hóa đã khiến từ giảm thiểu đi ý nghĩa chuyển động và tăng cường, bổ sung ý nghĩa về hướng, về chiều, về thể và về thức Căn cứ vào hiện tượng “chuyển đổi từ loại” mà trong Việt ngữ học quen gọi, thì chúng tôi sẽ giải thích nó rõ hơn dưới góc độ ngữ pháp hóa

Dưới đây chúng tôi tiếp tục dựa vào ánh sáng lí thuyết ngữ pháp hóa để làm cái khung lí thuyết cho quá trình khảo sát, miêu tả và phân tích ở những chương tiếp theo, xem cái quá trình ấy trong một số nguồn tư liệu thành văn khảo sát được thì hiện tượng này sẽ diễn ra như thế nào

Trang 35

CHƯƠNG 2 HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP HÓA MỘT SỐ ĐỘNG TỪ

CHUYỂN ĐỘNG CÓ HƯỚNG ĐỂ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG HƯ TỪ

Trong chương này chúng tôi sẽ khảo sát hiện tượng ngữ pháp hóa một

số động từ chuyển động có hướng để thực hiện chức năng “hư từ” Vị trí của các “hư từ” này luôn luôn đứng sau các động từ Trong ngữ pháp tiếng Việt, chúng được gọi là giới từ

Quá trình ngữ pháp hóa một số động từ chuyển động có hướng, trước nay thường được hiểu là quá trình “chuyển loại” (chuyển từ từ loại động từ sang thành từ loại giới từ) Để tìm hiểu quá trình này, thì dưới đây chúng tôi bắt đầu khảo sát hiện tượng diễn ra trong tất cả các nguồn ngữ liệu mà đã được giới thiệu trong phần mở đầu

2.1 Phạm vi khảo sát nhóm động từ ra, vào, lên, xuống, về, lại, sang, qua

Những động từ chúng tôi nêu trên đây thường được gọi là động từ chuyển động có hướng

Trước khi đi vào nghiên cứu chúng ta cần nắm được “hướng” là một khái niệm trừu tượng được xây dựng từ những sự đối lập các mặt cụ thể khác nhau của thế giới khách quan thông qua sự phản ánh (so sánh, sắp xếp, bình giá,…) một cách có ý thức của con người Mặt khác có thể nói được rằng: tùy

thuộc vào tính chất khác nhau cụ thể của sự phản ứng mang sắc thái chủ

quan ấy, mà hướng khác nhau [5, 49]

- Trên trục không gian, phản ứng của con người đã gắn liền với sự làm

nảy sinh trong nhận thức những khái niệm mang tính đối ứng không

gian như: lên - xuống, ra - vào,…

- Trên trục thời gian, phản ứng trên lại gắn liền với sự làm hình thành trong nhận thức hướng thời gian như: gợi- gợi lên (lên mang sắc thái

Trang 36

hiện thực của sự bắt đầu hành động với ý nghĩa thời gian); làm- làm tới (tới ghi nhận sự tiếp diễn quá trình hành động với ý nghĩa thời gian);

tìm- tìm ra (ra ghi nhận kết quả gắn với sự báo hiệu kết thúc quá trình

hành động với ý nghĩa thời gian)

- Trên trục tâm lý, phản ứng lại tạo ra những báo hiệu mang tính đối ứng với những màu sắc xúc cảm chủ quan: đẹp ra, khỏe ra (ra bộc lộ ý nghĩa tích cực); nghèo đi, xấu đi (đi bộc lộ ý nghĩa tiêu cực); ốm lại,

khỏe lại (lại bộc lộ ý nghĩa trung tính) qua xúc cảm tâm lý của người

bình phẩm [5, 69]

Động từ chuyển động có hướng bao gồm những từ chỉ hướng vận động

là từ đơn âm, thuần Việt Nó mang hướng cụ thể của sự vận động không gian nhưng không mang một phương thức vận động xác định Động từ chuyển động có hướng có thể đứng độc lập làm động từ chính trong câu chỉ hướng vận động biểu thị hoạt động hướng không gian; và hướng không gian này là hướng của giới hạn; hoặc có thể đứng sau một động từ mang phương thức vận động xác định để bổ sung hướng hoạt động cho động từ ấy

Nghĩa hướng không gian vốn là nét nghĩa gốc đồng thời cũng là tiền đề tạo ra phẩm chất thống nhất chung có nhóm động từ chuyển động có hướng trong tiếng Việt

Theo các ngữ liệu nghiên cứu của chúng tôi, các từ có vỏ ngữ âm ra,

vào, lên, xuống, đi, đến, lại, về xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong câu

nhiều hơn là vị trí động từ trung tâm vị ngữ Chúng thường được dùng sau các động từ khác, sau một số tính từ làm trung tâm vị ngữ, thậm chí đứng ở cuối câu Khi đó ý nghĩa của chúng có những thay đổi nhất định, tuỳ thuộc vào khả năng kết hợp, quan hệ tổ hợp với vị ngữ trung tâm và các ngữ đoạn danh từ trong câu Khi đó ý nghĩa của chúng có những thay đổi nhất định, tuỳ thuộc vào khả năng kết hợp, quan hệ tổ hợp với vị ngữ trung tâm và các ngữ đoạn

Trang 37

danh từ trong câu Chúng không còn là động từ chuyển động làm trung tâm vị ngữ nữa mà có chức năng như các yếu tố ngữ pháp, biểu thị các ý nghĩa quan

hệ ngữ pháp, tác động đến nghĩa ngữ pháp của bộ phận vị ngữ hoặc nghĩa tình thái của câu, có tác dụng phân biệt loại hình câu

Các động từ chuyển động này thường được dùng nhiều nhất sau các

động từ chỉ cách thức di chuyển của chủ thể: bay, bước, bò, chạy, đi, lết,

nhảy, trèo, trườn,…và sau các động từ chỉ những hoạt động gây nên sự

chuyển động cho đối tượng bị tác động như: dắt, đẩy, kéo, ném, quăng, vứt,

xô, dần, nâng, hạ,…là hai nhóm lớn trong các động từ chỉ sự vận động của

người và vật Chúng cũng xuất hiện sau các động từ chỉ tư thế như đứng,

ngồi, nằm, cầm, giữ, nắm, mang, vác, xách, đội, choàng, khiêng, bưng,… Khi

đi sau những động từ trên, các động từ chuyển động trở thành yếu tố phụ gắn liền với động từ trung tâm có ý nghĩa chức năng là xác định hướng hoặc đích của sự vận động do động từ trung tâm biểu thị

Ví dụ: Đổi hoa lót xuống chiếu nằm,

Bướm hoa bay lại ầm ầm tứ vi !

(Truyện Kiều)

Lúc này ý nghĩa khái quát của chúng là chỉ hướng hay đích của hành động Đây là ý nghĩa gần nhất với nghĩa đen của các chuyển động khi chúng

làm trung tâm vị ngữ Đây cũng là dạng thức xuất hiện nhiều nhất của ra, vào,

lên, xuống, về, lại, sang, qua và thường được gọi là „từ chỉ hướng‟ Chúng

có thể đứng ngay sau động từ vị ngữ hoặc đứng cách ra, sau một bổ ngữ chỉ đối tượng

Ví dụ: Đánh liều lên tiếng ngoài tường,

Chàng Vương nghe tiếng vội vàng chạy ra

(Truyện Kiều)

Trang 38

Căn cứ vào sự bổ sung nghĩa chỉ hướng và chức năng của các từ trên trong ngữ đoạn động từ làm vị ngữ, chúng ta có thể gọi các động từ chuyển động trong cách dùng sau các nhóm động từ nêu ở phía trên là trạng ngữ chỉ hướng Mỗi một khả năng kết hợp đều đem lại cho bộ phận vị ngữ những ý nghĩa khái quát khác nhau liên quan đến sự phản ánh những đặc trưng bên trong sự tình như khởi đầu, kết quả, hoàn thành; hoặc liên quan đến sự phân loại tình huống động/ tĩnh, hữu kết/ vô kết của sự tình

Nguyễn Kim Thản gọi là động từ phương hướng vận động khi chúng đảm nhiệm chức năng động từ chính, và gọi là trợ động từ khi chúng ở vị trí sau động từ Trong khi đó, với Bystrov: động từ phương hướng chuyển động

và yếu tố trung gian, hoặc quan hệ từ; Với Dương Thanh Bình: verbe và

particule hay préposition; Nguyễn Tài Cẩn: động từ phương hướng chuyển động và yếu tố trung gian hoặc quan hệ từ; Panfilov: động từ và từ phụ

(slujepnoe slovo) hoặc modificateur; Cadier: verbes de mouvements và verbes

perfectifs hoặc verbes auxiliares,…

Ở Việt Nam, nghiên cứu về nhóm từ này đã có tác giả Nguyễn Lai Công trình nghiên cứu của ông được ghi lại cụ thể trong cuốn “Nhóm từ chỉ hướng vận động tiếng Việt hiện đại” Ông chỉ ra nhóm từ chỉ hướng gồm: [ra, vào, lên, xuống], đi, [qua, sang], [về, lại]

Tác giả đã tiến hành khảo sát sự chuyển hóa và định hình về mặt ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ hướng vận động (thực chất là khảo sát sự biến động thông qua các phạm trù ngữ nghĩa), bằng những thao tác trên cơ sở nghĩa tố, lấy nghĩa tố làm đơn vị môi giới của quá trình chuyển hóa

Tác giả Nguyễn Lai cho rằng “đi” gắn với phổ niệm về hướng vận động trong quá trình mở rộng nhận thức về vận động không gian (một cách có định hướng) của con người Việt Nam lịch sử cụ thể [5, 75- 76]

Trang 39

Tác giả vạch ra đường ranh giới của sự phân loại khái quát nhất có thể

về mặt phẩm chất ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ hướng vận động trên phương diện đồng đại Nhóm từ chỉ hướng vận động thực hiện chức năng phản ánh hiện thực khách quan của môi trường vận động, gồm “ra, vào, lên, xuống, sang, qua” Nhóm từ chỉ hướng vận động phản ánh hiện thực chủ quan gắn liền với quá trình vận động, gồm: “đến, tới, lại, đi, về” [5, 150]

2.2 Khảo sát định lượng hoạt động của nhóm động từ chuyển động có hướng

Trước khi đi vào khảo sát chúng ta điểm lại một số nét cơ bản về động

từ chuyển động có hướng Động từ chuyển động có hướng là những từ biểu hiện một sự tình di chuyển, dời chỗ bao gồm hàm ý về hướng ở trong đó Nó

có thể đứng độc lập làm động từ chính trong câu chỉ hướng vận động biểu thị hoạt động hướng không gian; và hướng không gian này là hướng của giới hạn; hoặc có thể đứng sau một động từ mang phương thức vận động xác định

để bổ sung hướng hoạt động cho động từ ấy

Như trong lời nói đầu chúng tôi đã giới thiệu, luận văn này sẽ khảo sát

và nghiên cứu những từ thuộc nhóm động từ trên trong toàn bộ nguồn ngữ liệu,

từ quãng thế kỷ 11-12 cho đến thế kỷ 19, để xem một số động từ chuyển động

có hướng hoạt động song hành hai chức năng như thế nào? Ngoài chức năng động từ ra, chúng còn có khả năng ngữ pháp hóa để trở thành các thành tố phụ thực hiện vai trò, chức năng của những từ loại nào? (giới từ, liên từ hay một phụ từ nào đó)

Dưới đây là một số kết quả cụ thể:

2.2.1 Kết quả khảo sát định lượng về tần số xuất hiện của nhóm động từ chuyển động có hướng trong các nguồn ngữ liệu được khảo sát

Để thực hiện được khảo sát này thì chúng tôi đưa ra nguyên tắc thống kê như sau: chúng tôi sẽ chỉ kiểm đếm những lần mà các động từ trên thực sự được

sử dụng với tư cách là động từ (động từ chuyển động có hướng) Chúng tôi sẽ

Trang 40

khảo sát và trình bày trong từng ngữ cảnh một, để xem các động từ chuyển động

có hướng trong mỗi một nguồn ngữ liệu sẽ xuất hiện bao nhiêu lần?

“Ra, vào, lên, xuống, về, lại, sang, qua” là 8 động từ chúng tôi chọn để

khảo sát Và kết quả thu được như sau:

Tác

phẩm

Số lần xuất hiện của động từ chuyển động có hướng Tổng

Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy trong tổng tất cả các nguồn ngữ liệu được khảo sát thì “về” có tần số xuất hiện lớn nhất trong nhóm, tới

563 lần Trong “Ai làm được”, “về” xuất hiện đến 228 lần, chiếm 43% và trở thành từ có số lần xuất hiện lớn nhất trong cả nhóm

Trong 9 tác phẩm thì “ra” là từ có tần số xuất hiện lớn thứ 2, 280 lần Quãng thế kỷ 11-12 trong tác phẩm “Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh”, “ra” xuất hiện nhiều nhất với 14 lần chiếm 30% tổng số lần xuất hiện

Ngày đăng: 13/11/2017, 10:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, Nxb. GD, Tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb. GD
Năm: 1989
2. Nguyễn Văn Chính (2010), Giáo trình Từ pháp học tiếng Việt, Nxb. ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Từ pháp học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Chính
Nhà XB: Nxb. ĐHQGHN
Năm: 2010
3. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt. Từ loại, Nxb. ĐH và THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt. Từ loại
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb. ĐH và THCN
Năm: 1986
4. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 1991
5. Nguyễn Lai (2001), Nhóm từ chỉ hướng vận động tiếng Việt hiện đại, Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhóm từ chỉ hướng vận động tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Lai
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 2001
6. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo của tiếng Việt, Nxb KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề cấu tạo của tiếng Việt
Tác giả: Hồ Lê
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1976
7. Hà Quang Năng (1988), “Đặc trưng ngữ pháp của hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt”, trong Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb.KHXH, 78- 89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng ngữ pháp của hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt”, trong "Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Hà Quang Năng
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 1988
8. Trần Thị Nhàn (2009), Lý thuyết ngữ pháp hóa và thực trạng ngữ pháp hóa một số từ trong tiếng Việt, Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết ngữ pháp hóa và thực trạng ngữ pháp hóa một số từ trong tiếng Việt
Tác giả: Trần Thị Nhàn
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 2009
9. Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. H, 1963, T1, 1964, T2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt
10. Lê Đức Trọng (1993), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb. TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học
Tác giả: Lê Đức Trọng
Nhà XB: Nxb. TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1993
11. Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại. Nxb ĐH và THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Tu
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
Năm: 1976
12. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Ngôn ngữ học, Từ tiếng Việt- Hình thái, cấu trúc, từ láy, từ ghép, chuyển loại, Nxb. KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ tiếng Việt- Hình thái, cấu trúc, từ láy, từ ghép, chuyển loại
Nhà XB: Nxb. KHXH
13. Abraham W. (1991), “The grammaticization” of the German modal particles”, In: Approaches to grammaticalization, Vol. II, 331- 380, Benjamins, Amsterdam/ Philadenphia Sách, tạp chí
Tiêu đề: The grammaticization” of the German modal particles
Tác giả: Abraham W
Năm: 1991
14. Bisang W. (1996), “Areal typology and grammaticalization: Processes of grammaticalization based on Nouns and Verbs in East and mainland South East Asian languages”, In: Studies in Language 20: 3, University of Mainz, 519- 597) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Areal typology and grammaticalization: Processes of grammaticalization based on Nouns and Verbs in East and mainland South East Asian languages”, In: "Studies in Language 20: 3
Tác giả: Bisang W
Năm: 1996
15. Givon T. (1971), “Historical syntax and synchronic morphology: an archaeologist‟s fild trip”, In: Chicago Linguistic Society, 7: 394- 415 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Historical syntax and synchronic morphology: an archaeologist‟s fild trip”, In: "Chicago Linguistic Society
Tác giả: Givon T
Năm: 1971
16. Givon T. (1979), “On understanding Grammar”, New York, Academic Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: On understanding Grammar
Tác giả: Givon T
Năm: 1979
17. Hein B., Claudi U., Hunnenmeyer F. (1991), “From cognition to grammar: Evidence from Afican languages”, In: Approaches to grammaticalization, Vol. I, 149- 188, Benjamins Sách, tạp chí
Tiêu đề: From cognition to grammar: Evidence from Afican languages”, In: "Approaches to grammaticalization
Tác giả: Hein B., Claudi U., Hunnenmeyer F
Năm: 1991
18. Hein B., Red M. (1984), “Grammacticalization and Reanalysis in African Language”, Hamburg, Helmut Buske Sách, tạp chí
Tiêu đề: Grammacticalization and Reanalysis in African Language
Tác giả: Hein B., Red M
Năm: 1984
19. Hopper P.J, Traugott E.C. (1993) , “Grammaticalization”, Cambridge, University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Grammaticalization
20. Lehmann Ch. (1982), “Thoughts on Grammacticalization: A programmatic Sketch”, Universitat zu Koln Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoughts on Grammacticalization: A programmatic Sketch
Tác giả: Lehmann Ch
Năm: 1982

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w