Câu 1. Dựa vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh hãy chứng minh rằng:“Luật thi hành án hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam”. Câu 2. Các khẳng định sau đây đúng hay sai?vì sao? a. Thi hành án là hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu người chấp hành án phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. b. Thi hành án hình sự là hoạt động hành chính tư pháp. c. Hình phạt tiền thực hiện theo thủ tục dân sự.
Trang 1BỘ ĐỀ THI VẤN ĐÁP MÔN LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Đề số 1:
Câu 1 Dựa vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh hãy chứng minh rằng:“Luật thi
hành án hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam”.
Câu 2 Các khẳng định sau đây đúng hay sai?vì sao?
a Thi hành án là hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu người chấp hành án phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật
b Thi hành án hình sự là hoạt động hành chính tư pháp
c Hình phạt tiền thực hiện theo thủ tục dân sự
Đề số 2:
Câu 1 Phân tích các nguyên tắc “đặc thù” của Luật thi hành án hình sự.
Câu 2 A phải chấp hành bản án 10 năm tù về Tội trộm cắp tài sản Khi bị kết án A là người chưa
thành niên Hỏi:
a Những quy định về chế độ đối với A có gì khác so với các phạm nhân khác
b Khi A đủ 18 tuổi thì chế độ quản lý giam giữ, giáo dục đối với A được thực hiện như thế nào?
Đề số 3:
Câu 1: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? tại sao?
a Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hoãn chấp hành hình phạt tù
b Bị cáo bị truy nã trong trong trường hợp đang chấp hành án tại trại giam bỏ trốn
c Chỉ bị kết án tử hình khi trong trường hợp phạm một tội đặc biệt nghiêm trọng
Câu 2: Những điểm mới về: chế độ giam giữ phạm nhân; chế độ học tập, học nghề, lao động và
sử dụng kết quả lao động của phạm nhân của Luật thi hành án hình sự năm 2010 so với Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993
Đề số 4:
Câu 1: Phân tích nhiệm vụ và nguồn của Luật thi hành án hình sự.
Câu 2: So sánh địa vị pháp lý của người bị kết án được miễn trách nhiệm hình sự với địa vị pháp
lý của người bị kết án nhưng được miễn hình phạt
Đề số 5:
Câu 1: Hệ thống các cơ quan quản lý thi hành án hình sự.
Câu 2: Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của trại giam và nhiệm vụ, quyền hạn của
Tòa án trong thi hành án hính sự
Đề số 6:
Trang 2Câu 1: Trả lời các câu hỏi sau đây về “án treo”:
a Bị cáo phạm tội trong thời gian thử thách thì có được cho hưởng án treo một lần nữa không? Vì sao?
b Quyền và nghĩa vụ của người được hưởng án treo
Câu 2: Trình bày hình thức và trình tự thi hành án tử hình.
Đề số 7:
Câu 1: Nhiệm vụ, quyền hạn trong việc kiểm tra, giám sát của Viện Kiểm sát đối với hoạt động
thi hành án hình sự
Câu 2: Các quy định về biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong
án phạt tù
Đề số 8:
Câu 1: Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối
với phạm nhân
Câu 2: Quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện
thoại với thân nhân
Đề số 9:
Câu 1: Quy định về quản lý và chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo
quy định của Luật Thi hành án hình sự
Câu 2: Quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010 về việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối
với phạm nhân
Đề số 10:
Câu 1: Trình tự, thủ tục hoãn chấp hành hình phạt tù; tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù Câu 2: Các quy định về việc giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, dạy văn hóa, dạy nghề; chế
độ sinh hoạt giải trí cho phạm nhân
Đề số 11:
Câu 1: Quy trình bắt, áp giải bị can, bị cáo, người có quyết định thi hành án phạt tù, dẫn giải
người làm chứng của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
Câu 2: Quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.