BÀI 4: Làm quen với kỹ năng thí nghiệm thực hành khoa họcMỤC TIÊU Thời lượng: 4 tiết Kiến thức - Phân biệt được các bộ phận, chi tiết của kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị
Trang 1BÀI 4: Làm quen với kỹ năng thí nghiệm thực hành khoa học
MỤC TIÊU
(Thời lượng: 4 tiết)
Kiến thức
- Phân biệt được các bộ phận, chi tiết của kính lúp, kính hiển vi quang học
và bộ hiển thị dữ liệu.
- Tập sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu.
Kỹ năng
- Lập được bảng số liệu khi tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát và ghi chép được các hiện tượng khi tiến hành thí nghiệm.
- Vẽ được hình khi quan sát mẫu vật bằng kính lúp, kính hiển vi quang học
- Thực hiện được quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm.
Học theo nhóm
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG A
Trang 2Bố trí thí nghiệm như hình 1: Lấy một ít rong mái chèo cho vào cốc thủy tinh chứa nước sạch Dùng phễu thủy tinh tam giác úp lên cây rong mái chèo Sử dụng cốc thủy tinh nhỏ đựng nước sạch úp lên phễu sao cho nước ngập phễu Đếm số bọt khí nổi lên ở các thời điểm khác nhau rồi ghi kết quả vào bảng sau: Thời gian Số bọt khí Thời gian Số bọt khí
Thảo luận:
- Em và các bạn đã sử dụng đồng hồ bấm giây như thế nào?
- Hãy nói ra cách em quan sát và đếm bọt khí như thế nào? Kết quả của nhóm em và các nhóm khác giống nhau hay khác nhau? Nếu khác nhau
em hãy đưa ra lời giải thích tại sao
1 Kính lúp và cách sử dụng
Quan sát, thảo luận nhóm chỉ ra các bộ phận của kính lúp cầm tay Sử dụng kính lúp cầm tay để quan sát một vật thể nhỏ bất kỳ ở khoảng cách gần và xa hơn một chút em rút ra nhận xét gì?
Học theo nhóm
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
B
Trang 3Kính lúp cầm tay
Sử dụng: Để mặt kính sát mẩu vật từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật
2 Kính hiển vi và cách sử dụng
- Thảo luận nhóm ghi chú thích cho từng bộ phận của kính hiển vi trong hình dưới đây:
Kính hiển vi gồm có 4 hệ
thống:
Hệ thống giá đỡ: Bệ kính, thân
kính, Revonve mang vật kính, bàn
để tiêu bản, kẹp tiêu bản
Hệ thống phóng đại : Thị kính và
Vật kính
Hệ thống chiếu sang: Nguồn sáng
(gương hoặc đèn); Màn chắn; Tụ
quang
Hệ thống điều chỉnh: Ốc vĩ cấp;
Ốc vi cấp; Ốc điều chỉnh tụ quang
lên xuống; Ốc điều chỉnh độ tập
trung ánh sáng của tụ quang; Núm
điều chỉnh màn chắn; Ốc di chuyển
phiến kính mang tiêu bản (trước,
sau, trái, phải)
- Chuẩn bị tiêu bản hạt phấn hoặc vảy hành hay tế bào thịt quả cà chua để quan sát dưới kính hiển vi (cũng có thể quan sát tiêu bản có sẵn):
+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính
Trang 4+ Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu + Sử dụng ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật
3 Bộ hiển thị dữ liệu và cách sử dụng
Bộ hiển thị dữ liệu
Ống nghe Cảm biến tốc độ hô hấp
Cảm biến khí oxy
Cảm biến khí cacbondioxit Cảm biến ánh sáng
Trang 5Hướng dẫn sử dụng bộ hiển thị dữ liệu
- Là thiết bị đa năng, đồng bộ và hiện đại gồm các chức năng thu dữ liệu, phát sóng và xử lý dữ liệu
- Có màn hình LCD cảm ứng, giao diên tiếng Việt
- Có các cổng kết nối với cảm biến và máy tính, bao gồm: 4 cổng kết nối cảm biến, 1 cổng USB kết nối máy vi tính, 1 cổng sạc điện
- Tự động nhận dạng cảm biến khi kết nối
- Hiển thị trực tiếp số liệu thí nghiệm từ 4 cảm biến đồng thời trên một màn hình và hiển thị số liệu liên tục Biểu diễn đồ thị trực tiếp trên màn hình
- Có thẻ nhớ để lưu dữ liệu
Bộ cảm biến
- Nguyên tắc làm việc của bộ cảm biến là các tương tác của đối tượng đo lên
bộ cảm biến dưới các dạng khác nhau như cơ, nhiệt, điện, từ, quang,… đều được chuyển thành tín hiệu điện
- Mỗi bộ cảm biến nói chung có một chức năng hoặc chuyển tín hiệu cơ sang tín hiệu điện hoặc chuyển tín hiệu quang sang tín hiệu điện…
- Ứng với từng phép đo khác nhau mà người ta phải dùng các cảm biến khác nhau
Ví dụ: để đo nhiệt độ phải dùng cảm biến nhiệt độ; để đo áp suất phải dùng cảm biến áp suất Mỗi cảm biến có nguyên tắc hoạt động riêng về mặt kĩ thuật để chuyển các tín hiệu thành tín hiệu điện
Khởi động Bộ hiển thị dữ liệu
Bật bằng cách đẩy nút trượt lên phía trên
Màn hình hiển thị như hình dưới, tình trạng pin hiển thị trên góc phải màn hình
Khởi động Bộ hiển thị
Trang 6Kết nối cảm biến áp suất khí với bộ hiển thị dữ liệu
Cắm cảm biến áp suất khí vào kênh 1, bộ hiển thị dữ liệu sẽ tự động nhận cảm biến
Click “chạy”
Nối xi lanh vào cảm biến
Ấn nút “start” trên bộ hiển thị dữ liệu để bắt đầu đo áp suất, đồng thời thay đổi thể tích xy lanh, ta sẽ thu được đồ thị biểu diễn sự thay đổi áp suất khí
Giải thích các chức năng trên màn hình hiển thị
Bật/tắt quá trình đo Lựa chọn cảm biến
Trang 7Vị trí hiển thị tên
cảm biến
Trang 81 Hãy thảo luận chỉ ra tên một số dụng cụ đo trong bộ cảm biến gắn với bộ hiển thị dữ liệu, dự đoán khả năng đo được (giới hạn đo), độ chính xác có thể (độ chia nhỏ nhất) những dụng cụ đo đó mà em biết Tập sử dụng bộ cảm biến gắn với
bộ hiển thị dữ liệu đo một chỉ số của môi trường (ví dụ đo độ pH hay nồng độ oxy của nước, hoặc đo nhịp tim bằng cảm biến ống nghe)
2 Tập làm tiêu bản tế bào vảy hành, lên kính và quan sát
3 Tập dùng kính lúp để quan sát mẫu vật
BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI, KÍNH LÚP VÀ BỘ HIỂN THỊ DỮ LIỆU
- Sử dụng và bảo quản kính hiển vi một cách thận trọng
- Đặt kính ở nơi khô thoáng, vào cuối ngày làm việc đặt kính hiển vi vào hộp có gói hút ẩm silicagel để trách bị mốc
- Lau hệ thống giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch, lau vật kính dầu bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn
- Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng phía trong định kỳ
Học theo nhóm
Học theo nhóm
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
C
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
D
HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
E
Trang 9Tìm hiểu thêm về an toàn khi làm thí nghiệm, vệ sinh môi trường trong phòng thí nghiệm hoặc phòng học bộ môn của nhà trường
• Hình thức học : Hoạt động nhóm (ngoài giờ).
Thực hiện bài tập sau đây:
1 Kể tên một số dụng cụ đo trong bộ cảm biến gắn với bộ hiển thị dữ liệu.
Nêu cách sử dụng từng dụng cụ này
2 Kể tên các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi Nêu cách sử dụng từng
dụng cụ này
3 Trình bày các thao tác làm một tiêu bản tế bào.
Làm việc cùng gia đình
Học cá nhân
Học cá nhân