Nghiên cứu phát triển Mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (LV thạc sĩ)Nghiên cứu phát triển Mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (LV thạc sĩ)Nghiên cứu phát triển Mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (LV thạc sĩ)Nghiên cứu phát triển Mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (LV thạc sĩ)Nghiên cứu phát triển Mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (LV thạc sĩ)Nghiên cứu phát triển Mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (LV thạc sĩ)Nghiên cứu phát triển Mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (LV thạc sĩ)Nghiên cứu phát triển Mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (LV thạc sĩ)Nghiên cứu phát triển Mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (LV thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ XUÂN TIẾN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH SINH KẾ BỀN VỮNG HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ BỀN VỮNG HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 7
1.1 Tổng quan về mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thuỷ sản 7
1.2 Mô hình sinh kế bền vững 10
1.3 Các tiêu chí đánh giá mô hình sinh kế bền vững 16
1.4 Kinh nghiệm về phát triển các mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA 23
2.1 Giới thiệu tổng quan về huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 23
2.2 Thực trạng về m ô h ình sinh kế bền vững NTTS huyện Nga Sơn giai đoạn 2012-2016 34
2.3 Kết quả nghiên cứu các hộ điều tra nuôi trồng thủy sản 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ BỀN VỮNG HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA 62
3.1 Bối cảnh chung 62
3.2 Xu hướng tác động của BĐKH và thiên tai đến NTTS tỉnh Thanh Hóa và huyện Nga Sơn 63
3.3.Thách thức từ sức ép canh tranh và hội nhập 69
3.4 Thách thức do bản thân nội tại của nền kinh tế huyện: 70
3.5 Quan điểm phát triển mô hình sinh kế bền vững 70
3.6 Giải pháp triển các m ô hình sinh kế bền vững cho hộ nuôi trồng thuỷ sản 72 3.7 Kiến nghị 75
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh hiệu quả mô hình nuôi xen ghép với mô hình thông thường năm
2012 19
Bảng 2 Tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 của các ngành kinh tế huyện Nga Sơn giai đoạn 2012 - 2016 27
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Nga Sơn 28
Bảng 2.2 Dân số trung bình huyện Nga Sơn năm 2012-2016 29
Bảng 2.3 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện Nga Sơn 30
Bảng 2.5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế về giá trị ngành Thuỷ sản huyện 36
giai đoạn 2012-2016 36
Bảng 2.6: Mô hình nuôi xen ghép tại địa phương (N=30 hộ) (Đơn vị: %) 39
Biểu 2.7 Lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản 1/7 hàng năm 43
Bảng 2.8 Thực trạng về đất đai của Hộ khảo sát 49
Bảng 2.9 Một số chỉ tiêu như tuổi bình quân, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn chủ hộ, nhân khẩu và lao động của Hộ khảo sát 51
Bảng 3.1 Số đợt rét đậm, rét hại ở Thanh Hóa 64
Bảng 3.2 Số đợt nắng nóng xảy ra ở Thanh Hóa trong những năm gần đây 65
Bảng 3.3 Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp từ 1980-2015 65
DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 1: Khung sinh kế hộ theo DFID (2001) 8
Biểu đồ 2 Vốn bình quân hộ nuôi tôm thẻ, sú và cua năm 2016 53
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài “ Nghiên cứu phát triển Mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tác giả, không trùng lắp với các đề tài khoa học khác cùng lĩnh vực nghiên cứu và chưa được ai công bố trước đó
Các nội dung, số liệu, thông tin được trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ghi rõ nguồn và tác giả
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đỗ Xuân Tiến
Trang 6LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và cán bộ quản lý, công chức UBND huyện Nga Sơn, Chi cục Thống kê huyện Nga Sơn
Xin trân trọng cám ơn TS Trần Ngọc Ngoạn, người hướng dẫn khoa học của luận văn, đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em về mọi mặt để hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cám ơn quý thầy cô khoa Kinh tế học – Học viện Khoa học
xã hội Việt Nam đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn
Xin trân trọng cám ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có những đóng góp ý kiến về những thiếu sót của luận văn này, giúp em hoàn thiện luận văn tốt nhất
Xin trân trọng cám ơn các vị lãnh đạo tập thể cán bộ công chức cơ quan UBND huyện Nga Sơn và các ngành liên quan đã cung cấp thông tin tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn Đặc biệt một lần nữa cám ơn các hộ nuôi trồng thủy sản 3 xã (Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thủy) đã dành chút ít thời gian để thực hiện phiếu điều tra và quan điểm của các hộ nuôi, và từ đây tôi có
dữ liệu để phân tích đánh giá
Và sau cùng, để có được kết quả học tập và kiến thức như ngày hôm nay, cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy Học viện Khoa học xã hội Việt Nam trong thời gian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu./
Trân trọng cám ơn
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa có gần 11 km bờ biển và được bao bọc bởi các hệ thống sông Hoạt, sông Lèn, sông Càn; có 2 cửa lạch đổ ra biển Đông Tạo điều kiện cho huyện về diện tích, mặt nước, nguồn nước cho phát triển nuôi trồng thủy sản và đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội (KTXH) của người dân Cùng với chủ trương phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản và nâng cao giá trị/diện tích canh tác; các diện tích hoang hóa, đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, bước đầu đã đem lại hiệu quả cao so với cây lúa, trồng cói Giá trị trên đơn vị diện tích được nâng lên, đời sống của nhân dân của nhân dân vùng chuyển đổi
đã có nhiều thay đổi tạo ra nhiều sinh kế việc làm mới Bên cạnh những mặt đã đạt được của huyện thì nghề nuôi trồng thủy sản còn nhiều bất cập như: quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý môi trường, ô nhiễm môi trường ở các ao, đầm nuôi trồng thủy sản ở ven biển nước ta nói chung và ở huyện Nga Sơn nói riêng ngày càng nghiêm trọng dẫn đến năng suất nuôi giảm dần qua thời gian nuôi, dịch bệnh ngày càng nhiều hơn, chi phí sản xuất càng lớn diện tích nuôi trồng hoang hóa, bỏ hoang ngày càng tăng; công tác dự báo, ứng phó với biến đổi khí hậu còn hạn chế, hạ tầng chưa đồng bộ, công nghệ nuôi còn lạc hậu; công tác phòng chống dịch bệnh, sản xuất dịch vụ con giống, thức ăn trong nuôi trồng còn nhiều hạn chế dẫn đến sinh kế của hộ nuôi trồng thủy sản thiếu bền vững Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu nào về mô hình sinh kế cho người dân của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa Chính vì vậy, để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, cần đánh giá, phân tích hiện trạng nuôi trồng thủy sản, hướng phát triển thủy sản của huyện trong thời gian tới và xây dựng được các giải pháp đưa các mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững vào sản xuất nhằm phát tối đa lợi thế của huyện và hạn chế tối đa những bất lợi từ môi trường, xã hội, thị trường Do vậy, việc nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình sinh kế bền vững, sẽ mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường năng lực vốn sinh kế cho hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa trong việc thích ứng với các cú sốc
Trang 8Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn như vậy, dựa trên cách tiếp cận tổng hợp giữa nghiên cứu có sự tham gia cộng đồng người dân địa phương và nghiên cứu thống kê và kinh tế học, học viên đã thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ về “Nghiên cứu phát triển Mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy
sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong khoảng hai thập niên qua, giới nghiên cứu đã và đang quan tâm nhiều đến vấn đề sinh kế và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Theo Murray (2002): “Trong nghiên cứu phát triển nông thôn và giảm nghèo, vấn đề sinh kế
và sinh kế bền vững đã trở thành mục tiêu phân tích ở cả cấp vĩ mô và vi mô, theo ba hướng tiếp cận chính, đó là các tiếp cận đồng đại, các tiếp cận lịch đại
và những tiếp cận hướng tới tương lai Trong thời đại phát triển bền vững, những nghiên cứu về sinh kế cũng hướng theo khung sinh kế bền vững Sinh kế bền vững được hiểu là tổng thể các điều kiện tự nhiên, văn hóa, con người, kinh
tế, xã hội, chính sách, thông tin để cộng đồng sinh tồn và phát triển nhằm hướng tới phát triển ổn định và bền vững Khung sinh kế bền vững, được một số nhà nghiên cứu coi là “một cách tiếp cận toàn diện về các vấn đề phát triển thông qua việc nhấn mạnh đến việc thảo luận về sinh kế của con người và đói nghèo trong các bối cảnh khác nhau
Nhìn chung, khái niệm sinh kế bền vững (Sustainable livelihood) bắt nguồn từ những nghiên cứu trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo ở các nước, các vùng kém phát triển Qua phân tích nhiều mô hình sinh kế, các nhà nghiên cứu đưa ra thảo luận nhằm tìm ra một khung sinh kế bền vững Sau đó, Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for Internatinal Development – DFID) đã tổng hợp và đưa ra khung sinh kế bền vững vào cuối thập niên 90 của thế kỷ XX Khung sinh kế của DFID đã được các nhà nghiên cứu trong tổ chức này mở rộng, phát triển và dần phổ biến rộng rãi trong giới nhân học Nội dung chủ đạo của khung sinh kế bền vững là “lấy con người và sinh kế của họ làm trung tâm để phân tích, nghĩa là đặt con người ở trung tâm của sự phát triển Khung sinh kế này đã
đề cập đến các thành tố hợp thành sinh kế của con người, từ các ưu tiên và chiến
Trang 9lược họ lựa chọn để thực hiện các ưu tiên của mình; các chính sách ảnh hưởng đến cách tiếp cận của họ, khả năng sử dụng các loại vốn và môi trường sống quanh họ Trong phân tích khung sinh kế bền vững, các nhà
nghiên cứu đã tập trung vào các loại vốn, trong đó chủ yếu là năm loại vốn gồm
có vốn vật chất (cơ sở hạ tầng, hàng hóa ), vốn tài chính (nguồn lực tài chính
để sử dụng), vốn xã hội (quan hệ xã hội, mạng lưới, niềm tin, nhóm thành viên ) vốn con người (tri thức, kỹ năng làm việc, sức khỏe ) và vốn tự nhiên (đất đai, rừng, nước, nguyên liệu ) Và hiện nay, những nghiên cứu về sinh kế bền vững ở Việt Nam đang tập trung vào việc tranh luận về các loại vốn này và vai trò của các loại vốn
Với các nhà nghiên cứu trong nước, sinh kế tộc người cũng được quan tâm trong hơn một thập kỷ qua Tô Duy Hợp và các cộng sự khi nghiên cứu về
xã hội học nông thôn đã đi sâu phân tích động lực và sự lựa chọn các mô hình sinh kế để phát triển trên cơ sở lý thuyết Khinh-Trọng Quan điểm này nhấn mạnh sựa lựa chọn mô hình sinh kế của chủ thể và các yếu tố tác động đến sự lựa chọn đó (Tô Duy Hợp 2006; 2007 và 2012) Võ Tòng Xuân và các cộng sự dành mối quan tâm đến vấn đề sinh kế khi đặt nó trong mối quan hệ với vấn đề đất đai (Võ Tòng Xuân, Trần Thị Phương, Lê Cảnh Tùng, 2008) Gần đây, nghiên cứu sinh kế tập trung nhiều vào sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các cộng đồng Nghiên cứu của Ngô Phương Lan về sự chuyển dịch kinh tế từ trồng lúa sang nuôi tôm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã phân tích động cơ, mục tiêu của người dân, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của vốn xã hội trong việc lựa chọn sinh kế (Ngô Phương Lan, 2014) Hay các nghiên cứu về sinh kế của người dân ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa của Nguyễn Văn Sửu (2014), Nguyễn Duy Thắng (2007)
Từ những phân tích nghiên cứu đã nêu ở trên cho thấy trong thời gian qua
có nhiều tác giả đều nhấn mạnh đến vai trò của đất đai và các quan hệ liên quan trong phát triển kinh tế hướng chuyển đổi mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện tự nhiên và BĐKH hiện nay Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu chính sách cụ thể đối với nhóm cộng đồng, hỗ trợ sinh kế bền vững đặc biệt là tỉnh
Trang 10Thanh Hóa và huyện Nga Sơn
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Phát triển Mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình sinh kế bền vững đối với
hộ nuôi trồng thủy sản
- Đề xuất giải pháp mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mô hình sinh kế bền vững hộ trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu và đánh giá phát triển nuôi thủy sản huyện Nga Sơn trong giai đoạn 2012-2016
* Luận văn nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng các mô hình sinh kế hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa như thế nào
- Nguyên nhân những hạn chế/khó khăn trong phát triển mô hình sinh kế
hộ nuôi trồng thủy sản Nga Sơn là gì?
- Những phương hướng và giải pháp cụ thế phát triển các mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn tới
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 11Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp dự báo, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp…
Kết quả đầu ra của các mô hình quản lý thể hiện ở nhiều chỉ tiêu, nhưng quan trọng nhất là thu nhập và mức sống của hộ Đây là hai chỉ tiêu để xác định xem mỗi hộ đã ứng phó thực sự bền vững hay chưa
- Nghiên cứu hệ sinh thái
Trong phát triển bền vững, hiện nay cách tiếp cận dựa trên HST được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu cho hầu hết các HST và các lĩnh vực tự nhiên, KT-XH, để quản lý tổng hợp môi trường, phục vụ PTBV Theo nghĩa rộng, PTBV nhằm mục đích duy trì hoặc tăng cường sức khỏe của các HST và sinh kế/sự thịnh vượng của người dân bao gồm nhiều yếu tố (giáo dục được nâng cao, các nhu cầu cơ bản như nước sạch, lương thực, nhà ở được cải thiện) Các HST chính là hệ thống hỗ trợ cơ bản cho cuộc sống Vì thế, nguyên lý cơ bản là “bảo tồn chức năng và tính toán toàn vẹn của HST sẽ hoặc cần phải là một phương diện cơ bản cho PTBV
- Nghiên cứu phát triển hiệu quả và phát triển bền vững
Khía cạnh phát hiệu quả về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản:
Nền kinh tế được coi là hiệu quả cần đạt được những yêu cầu sau: (1) Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế (2) Cơ cấu GDP cũng là tiêu chí đánh giá phát triển hiệu quả về kinh tế Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững (3) Tăng trưởng kinh
tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá
Phát triển hiệu quả về xã hội gồm một số nội dung chính: Một là, ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị; Hai là, giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa; Ba là, nâng cao học vấn, xóa mù chữ; Bốn là, bảo vệ đa dạng văn hóa; Năm là, bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới; Sáu là, tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Phân tích làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn của các mô hình sinh kế bền
Trang 12- Phân tích và đánh giá thực trạng các mô hình sinh kế hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa chỉ ra được những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của tồn tại
- Đưa ra được phương hướng và giải pháp phát triển các mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phiếu khảo sát hộ nuôi trồng thuỷ sản, mục lục, luận văn được thiết kế thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển các mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản
Chương 2: Thực trạng phát triển các mô hình sinh kế hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH
SINH KẾ BỀN VỮNG HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.1 Tổng quan về mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thuỷ sản
1.1.1 Khái niệm về nghiên cứu sinh kế bền vững
- Sinh kế có nghĩa là nghề nghiệp hoặc việc làm hay con đường để kiếm sống Sinh kế gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất
và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống Gần đây, ý nghĩa của cụm
từ này được mở rộng hơn bao gồm cả về xã hội, kinh tế và các thuộc tính khác,
và đống thời một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến các điểm mạnh, tính chịu đựng,
và rủi ro từ cách kiếm sống của người dân cũng được đề cập đến
- Sinh kế bền vững (SKBV) là sinh kế có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai, trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực
tự nhiên (DFID, 1999, 2007) SKBV chứa đựng các nội hàm sau: (i) Có thể phục hồi khi đối mặt với các cú sốc và khủng hoảng; (ii) Không phụ thuộc vào
sự hỗ trợ từ bên ngoài; (iii) Duy trì và bảo tồn được tài nguyên; và (iV) Không
bị suy yếu và suy giảm theo thời gian
Bốn phương diện chính để đánh giá bền vững của sinh kế là: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế Ở Việt Nam, các chỉ tiêu để đánh giá một mô hình, giải pháp sinh kế thích ứng bền vững hiện nay là: (i)Thích ứng với BĐKH, (ii)
Có giải pháp giảm thải khí nhà kính, (iii) Có hiệu quả và bền vững về môi trường, về kinh tế và xã hội, và (iV) có khả năng nhân rộng
- Khung sinh kế bền vững
Khi tiếp cận sinh kế, chúng ta không chỉ miêu tả, phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội, mà cần phải phân tích khung sinh kế Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sinh
kế của con người và tác động qua lại giữa chúng
Phân tích tài sản sinh kế hộ theo DFID (2001) bao gồm 5 nguồn lực chính: (1) Nguồn lực tự nhiên; (2) Nguồn lực con người; (3) Nguồn lực xã hội;
Trang 14(4) Nguồn lực tài chính; (5) Nguồn lực vật chất
Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện khả năng thay đổi trong tương lai Chính vì thế khi xem xét nguồn lực, con người không chỉ xem xét hiện trạng các nguồn lực sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ hội thay đổi của nguồn lực đó như thế nào ở trong tương lai
Biểu đồ 1: Khung sinh kế hộ theo DFID (2001) 1.1.2 Khái niệm hộ, hộ nuôi trồng thủy sản
Trong từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press-1987) có nghĩa “ Hộ là tất
cả những người cùng sống chung một mái nhà Nhóm người đó có bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung” [33]
Theo TCTK (2016), Hộ dân cư bao gồm một người ăn riêng, ở riêng hoặc một nhóm người ăn chung và ở chung Họ có thể có hoặc không có quan hệ ruột thịt, hôn nhân, nuôi dưỡng; có hoặc không có quỹ thu –chi chung
Bàn về khái niệm này, Frank (1988) cho rằng: nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế mở rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần thị trường, hoạt động với trình độ không hoàn chỉnh cao Theo Đào Thế Tuấn (2007), nông hộ là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn Tương tự, Nguyễn Sinh Cúc (2000) cho rằng, hộ nông
Trang 15nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc hơn 50% số lao động thường xuyên tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật, vv) và thông thường nguồn sống chính của hộ là dựa vào nông nghiệp [3] [16]
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu nông hộ là những hộ sống ở nông thôn,
có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu là nghề nông Ngoài nông nghiệp, nông hộ còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ) ở các mức
độ khác nhau
- Hộ nuôi trồng thủy sản là hộ có diện tích thu hoạch sản phẩm trong kỳ, (TCTK
2015) [3]
1.1.3 Hoạt động sinh kế và vốn sinh kế bền vững
- Hoạt động sinh kế: là cách mà các hộ sử dụng các nguồn lực sinh kế sẵn
có để kiếm sống và đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống Các nhóm cư dân khác nhau trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế - xã hội và các nguồn lực sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn về hoạt động sinh kế không giống nhau Các hoạt động sinh kế là: sản xuất nông lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm; đánh bắt nuôi trồng hải sản; sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ; buôn bán, du lịch)
Hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng Việc đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ được những phương thức sinh kế của người dân có phù hợp với các điều kiện địa phương hay không Các hoạt động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu lài và ổn định
- Nguồn sinh kế hay tài sản sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có được để duy trì hay phát triển sinh kế của họ Nguồn vốn sinh kế được chia thành 5 loại chính: i) vốn nhân lực, ii) vốn tài chính, iii) vốn vật chất, iv) vốn xã hội và v) vốn tự nhiên
+ Nguồn vốn tự nhiên: gồm tất cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo
Trang 16dựng sinh kế Có nhiều nguồn lực tạo thành vốn tự nhiên bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên (nước, đất, sinh vật, khí hậu…); Các dịch vụ đem lại (dịch vụ cung cấp, điều tiết, văn hóa và hỗ trợ)
+ Nguồn vốn tài chính: gồm các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm: Vốn tích trữ (tiền mặt, tiết kiệm, vàng bạc, gia súc); Thu nhập thường xuyên (lương, tiền gửi về); Vốn vay (tín dụng, ngân hàng)
+ Nguồn vốn vật chất: bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa người sản xuất cần để phát triển sinh kế Vốn vật chất bao gồm cả vốn thuộc sở hữu cộng đồng, sở hữu hộ cá nhân
+ Nguồn vốn xã hội: gồm các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi truyền thống quan trọng Vốn xã hội phát triển từ: Quan hệ tin cậy (họ hàng); Thành viên của hội, tổ chức; Quan hệ tương tác (đồng nghiệp, bạn bè)
+ Nguồn vốn con người: là các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức khỏe tạo thành những điều kiện giúp con người thực hiện các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế Vốn con người gồm: Số lượng và chất lượng con người (lao động); Kỹ năng, kiến thức, khả năng làm việc và sức khỏe để cho phép thực hiện các chiến lược sinh kế tạo ra kết quả sinh kế
Trong 5 nguồn vốn thì vốn con người là điều kiện cần thiết để sử dụng bốn loại vốn còn lại Tất cả các nguồn vốn đều quan trọng đối với việc cải thiện, phát triển sinh kế, tuy nhiên tình trạng và vai trò mỗi loại nguồn vốn vào mỗi thời điểm lại không giống nhau ở mỗi cộng đồng khác nhau Để có cơ sở xác định các mũi nhọn ưu tiên phát triển nguồn lực nhằm đạt được những kết quả hiệu quả cao cần đánh giá hai khía cạnh Thứ nhất, tầm quan trọng của các nguồn lực; thứ hai, mức độ thiếu hụt nguồn vốn, các cản trở trong việc tiếp cận,
sử dụng và phát triển nguồn lực
1.2 Mô hình sinh kế bền vững
Trang 17Mô hình sinh kế bền vững được coi là “bộ mặt” của cách tiếp cận sinh kế bền vững DFID và là một công cụ phân tích trên thực tế có thể sử dụng để tiếp cận sinh kế bền vững Mô hình nhấn mạnh một số điểm quan trọng khi tiếp cận sinh kế bền vững (tài sản-assets, tính dễ bị tổn thương - vulnerability, chính sách/thể chế-policies/institutions và sự tương tác giữa các yếu tố này) Sử dụng
mô hình sinh kế bền vững là một cách thức tăng cường tính hiệu quả trong tiếp cận sinh kế bền vững, chỉ ra các yếu tố cốt lõi liên quan chặt chẽ đến các vấn đề của địa phương
1.2.1 Khái niệm mô hình sinh kế và nội hàm
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều mô hình hay điển hình sinh kế bền vững theo hướng phát triển xanh Theo đó mô hình sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản được thiết kê, xây dựng dựa trên các yếu tố: lấy cộng đồng làm trung tâm; sử dụng hiệu quả tài nguyên, vốn tự nhiên, hệ sinh thái; góp phần tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân; dựa trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật; giảm phát thải nhằm điều chỉnh để thích ứng với quy luật diễn biến của một (hoặc một số) trong những yếu tố khí hậu tác động mạnh mẽ lên nó trong thực tại hay tương lai, và kết quả là sinh kế đó có thể đối phó, giảm nhẹ và phục hồi, hay tận dụng được những lợi ích mà các biến động KT-XH và thiên tai, BĐKH mang lại cho mô hình, để mô hình đạt hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững
1.2.2 Các lý thuyết áp dụng
Phát triển bền vững trên cả ba phương diện: phát triển bền vững về kinh
tế, phát triển bền vững về xã hội và phát triển bền vững môi trường là xu thế
chung của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời là một đặc điểm nổi bật của thế giới đương đại, phản ánh sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế
vì mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lượng sống của các thế hệ hiện tại và tương lai
Đối với nước ta, tình trạng ô nhiễm môi trường và những nguy cơ do biến đổi khí hậu và nước biển dâng là những thách thức to lớn Vì vậy, phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường; chủ động đối phó với
Trang 18hiểm họa nước biển dâng; sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, phát triển kinh tế xanh là nội dung có tác động mạnh nhất đến phát triển bền vững, phải được
thể hiện trong toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như trong từng lĩnh vực, ở từng địa phương, đơn vị
Thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững đòi hỏi phải tạo được sự chuyển biến có tính cách mạng, thấu suốt về nhận thức, đổi mới mạnh mẽ về tư duy, quán triệt trong mọi chính sách, quy hoạch, kế hoạch,
dự án và chương trình hành động; tổ chức thực hiện quyết liệt ở tất cả các ngành, các cấp với sự đồng thuận tham gia của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và mọi người dân trong cả nước
Các quan niệm và lý thuyết phát triển bền vững chỉ mới được tiếp cận tại Việt Nam từ thập niên 1980; tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng được
Chương trình nghị sự 21 riêng của mình Từ đó, phát triển bền vững được xem
là tư tưởng chủ đạo định hướng các chính sách của Việt Nam Cụ thể quyết định
số 153/2004/QĐ- TTg về “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” đã được ban hành cùng với quyết định 1032/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Phát triển bền vững Quốc gia vào tháng 9/2005 Về phương hướng phát triển bền vững đã phê Thủ tướng Chính phủ duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Các định hướng ưu tiên nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn
2011-2020 về kinh tế là duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang chiều sâu kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Chiến lược nhấn mạnh vai trò của chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo phát triển nền kinh tế theo hướng các bon thấp Về tài nguyên môi trường, chiến lược đề ra mục tiêu chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước
Trang 19và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng
Từ định hướng chung Phát triển bền vững trong chính sách phát triển của Việt Nam các tác giả, nhà khoa học đưa ra các quan điểm như sau:
Các nghiên cứu phát triển bền vững tại Việt Nam và các tỉnh Nam Bộ Vùng nông thôn thường là đối tượng hướng tới của các nghiên cứu phát triển bền vững bởi tính dễ bị tổn thương do tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa Theo Nguyễn Ngọc Ngoạn, phát triển nông nghiệp bền vững
là “cơ sở để bắt đầu thay đổi mô hình phát triển chung”, trong đó, ông đề cao kiến thức bản địa, tôn trọng mục tiêu và quan niệm nông dân, kết hợp khoa học
xã hội và khoa học tự nhiên cùng với tri thức của người nông dân trong khám phá công nghệ; đặc biệt ông quan tâm đến phát triển nông nghiệp hữu cơ
Theo xu hướng đó, Dự án nghiên cứu ứng dụng phát triển khuôn khổ cho sản xuất và marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam (2006-2009) do
Trung tâm Hỗ trợ Nông thôn, Nông dân thực hiện với sự tài trợ của Tổ chức Phát triển nông nghiệp châu Á-Đan Mạch (ADDA) đã thành lập các
tổ nhóm nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm thúc đẩy việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong cách thức sản xuất này Kết quả thực hiện dự án cho thấy tính đến thời điểm năm 2015, Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức nông dân triển khai thử nghiệm phương pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ trên rau ở một số tỉnh miền Bắc Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ vẫn còn chậm phát triển
do trình độ, tay nghề của người sản xuất; do nhận thức, hiểu biết của xã hội còn hạn chế; do Nhà nước chưa có cơ chế cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ phát triển
Theo hướng tiếp cận phát triển bền vững dựa vào cộng đồng kết hợp với nguyên tắc sinh thái, Phạm Thành Nghị và nhóm cộng sự đã tiến hành nghiên
cứu “Giải pháp nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng ở nước ta trong những năm tới” trong giai đoạn 2001-2003 tại 4 tỉnh (Bắc Giang, Hải Dương,
Thừa Thiên-Huế và Đồng Nai), bao gồm 16 cộng đồng Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ khá chặt chẽ giữa mức độ ý thức sinh thái cộng
Trang 20đồng và hoạt
động bảo vệ môi trường Có thể nói hoạt động của chính quyền, của các tổ chức đoàn thể, văn hóa và sự gắn kết cộng đồng có tác động lớn đến ý thức sinh thái cộng đồng Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra nhận định, ở các cộng đồng được đánh giá là môi trường có vấn đề, thường có đặc điểm coi trọng giá trị kinh tế hơn môi trường Phong trào bảo vệ môi trường do các cộng đồng phát động không được duy trì thường xuyên và hiệu quả thấp
Vấn đề giảm nghèo tại các khu vực nông thôn, miền núi cũng là một trong các chủ đề nghiên cứu phát triển bền vững tại Việt Nam Dựa trên quan
điểm sinh kế bền vững năm 2009, Chương trình Chia sẻ do tổ chức SIDA điều phối đã thực hiện Nghiên cứu các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững với mục tiêu nâng cao năng lực phát triển cộng đồng do Phạm Bảo Dương thực hiện, cụ thể trong vấn
đề tiếp cận các nguồn lực (nguồn sinh kế) cho mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và cuối cùng là phát triển bền vững với một số nghiên cứu điển hình ở 3 tỉnh là Yên Bái, Hà Giang, Quảng Trị Vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững cũng được nhấn mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt
là nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc ứng phó với các tác nhân tiêu cực từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là các cộng đồng dễ bị tổn thương
Nhận thấy các nghiên cứu phát triển bền vững thường có ưu tiên theo hướng tiếp cận môi trường nhiều hơn, Michael Hibbard và Chin Chun Tang đã áp dụng phương pháp nghiên cứu dựa vào con người và hướng tiếp cận
xã hội trong nghiên cứu phát triển bền vững tại Việt Nam và thực hiện một nghiên cứu trường hợp quản lý rừng ngập mặn ở miền Nam Việt Nam dưới góc
nhìn của xã hội Trong bài viết “Sustainable Community Development: A Social Approach from Vietnam” (2004), các tác giả tập trung phân tích các nỗ lực của
chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và cộng đồng dân cư, đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò đóng góp vào phát triển bền vững của người phụ nữ trong cộng đồng
- Quan điểm phát triển dựa trên hệ sinh thái
Trang 21Nhóm các nhà khoa học ở Viện Kinh tế sinh thái là tổ chức tiên phong ở Việt Nam nghiên cứu về các mô hình sinh kế bền vững dựa vào cộng đồng lấy
hệ sinh thái làm trung tâm, mà điển hình là mô hình làng kinh tế sinh thái Mô hình kinh tế-sinh thái ở Việt Nam bắt đầu được triển khai từ năm 1993 bởi Viện Kinh tế Sinh Tính đến năm 2011, Viện đã triển khai xây dựng 15 mô hình, ngoài ra còn một số các đơn vị khác cũng tiến hành xây dựng và phát triển mô hình này như:
Trường đại học Cần Thơ, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường các
mô hình làng kinh tế sinh thái được xây dựng trên ba khu vực có hệ sinh thái dễ
bị tổn thương ở Việt Nam: (i) khu vực sinh thái vùng cát ven biển; (ii) khu vực sinh thái vùng gò đồi, và vùng núi cao; iii) khu vực hệ sinh thái đất ngập nước
Theo Viện Kinh tế sinh thái thì “làng sinh thái là hệ sinh thái với không gian sinh sống của một cộng đồng nơi mà chức năng của hệ sinh thái ở đó được tối đa hóa để hỗ trợ các hoạt động sản xuất và xã hội trong một phương thức bền vững mà không phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên Con người đóng vai trò trung tâm trong điều chỉ mối quan hệ giữa các nhân tố trong hệ sinh thái để tối ưu hóa sử dụng các nguồn tài nguyên có thể, hướng đến một xã hội phát triển bền vững ở khía cạnh môi trường và xã hội ở cấp độ địa phương” Bản chất của Mô hình sinh thái chính là sự kết hợp hài hòa giữa các điều kiện tự nhiên như: điều kiện
về đất đai, khí hậu, địa hình, nguồn tài nguyên thiên nhiên, với các kiến thức
cơ bản về tổ chức không gian sống, không gia làm việc hài hòa với thiên nhiên, phát huy các giá trị truyền thống, các kiến thức hiện đại trong đời sống và sản xuất Thông qua đó sẽ góp phần nâng cao thu nhập và đời sống người dân, giảm thiểu các tổn thất và mất mát về tài nguyên và ô nhiễm môi trường, bảo tồn và phát huy văn hóa, giảm thiểu các tác động bất lợi của tự nhiên đến con người
Các Mô hình kinh tế- sinh thái được xây dựng đã đem lại những thành công và giá trị nhất định cho các cộng đồng, địa phương nơi được thí điểm triển khai mô hình Cụ thể, (i) những mô hình kinh tế hay kinh tế sinh thái đều nhấn mạnh mối quan hệ ràng buộc giữa kinh tế và môi trường Muốn phát triển kinh
tế nông, lâm nghiệp thì phải cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi
Trang 22cho cây trồng, vật nuôi phát triển thì hoạt động kinh tế mới đạt hiệu quả Đồng thời trong quá trình khai thác tiềm năng tự nhiên để phát triển kinh tế thì phải quan tâm đúng mức để
bảo vệ môi trường, không làm suy kiệt nguồn tài nguyên, áp dụng các biện pháp phục hồi tiềm năng thiên nhiên; (ii) tuy còn nhiều hạn chế và còn ở mức độ thấp, nhưng các mô hình đã hướng tới việc tạo ra hàng hóa để trao đổi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực; (iii) ở các mức độ khác nhau các mô hình đã thể hiện tính cấp thiết của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho thích hợp với điều kiện sinh thái để đem lại hiệu quả kinh tế Các mô hình đã khẳng định được một số phương thức canh tác thích hợp; (iv) đã góp phần giảm thiểu rủi ro thông qua việc xây dựng các không gian sống và các hoạt động kinh tế-xã hội phù hợp với đặc tính tự nhiên của mỗi vùng
1.3 Các tiêu chí đánh giá mô hình sinh kế bền vững
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, nhiều việc cùng một lúc phải thực hiện, từ sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, đầu tư cho bảo tồn và phát triển, giảm thiểu phát thải nhà kính đến
sự nỗ lực của toàn xã hội, không chỉ các tổ chức chính quyền mà còn cả người dân và doanh nghiệp cũng phải nhận thức đầy đủ và thực hiện Có thể phải sử dụng rất nhiều tiêu chí để đánh giá mô hình sinh kế bền vững như sau:
- Bền vững về kinh tế: được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập nâng cao đời sống của người nhân
- Bền vững về mặt xã hội: được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: tạo thêm việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện phúc lợi
- Bền vững về môi trường: được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn các nguồn lực tự nhiên (tài nguyên đất, nước, rừng, thủy sản, đa dạng sinh học…), không gây hủy hoại môi trường (như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường) và có khả năng thích ứng trước những tổn thương và cú sốc từ bên ngoài
- Bền vững về thể chế: được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như hệ
Trang 23thống pháp luật được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, qui trình hoạch định chính sách có sự tham gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công cộng và khu vực tư hoạt động có hiệu quả; từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách các sinh kế được cải thiện một cách liên tục theo thời gian
Tiêu chí về khả năng nhân rộng: có tính đại diện, được chấp nhận và sự
hỗ trợ của cộng đồng Các kết quả của mô hình được áp dụng có những tác động tích cực rõ rệt đến cộng đồng; góp phần giải quyết được những khó khăn mà cộng đồng gặp phải, có sự tham gia tích cực của cộng đồng vào toàn bộ chu trình từ giai đoạn thiết kế đến triển khai và giám sát đánh giá
Trong nghiên cứu và phát triển nông thôn và giảm nghèo trong hai thập niên qua, vấn đề sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành mục tiêu phân tích ở
cả cấp độ vĩ mô và vi mô, theo ba hướng tiếp cận chính, đó là cách tiếp cận đồng đại, các tiếp cận lịch đại và những tiếp cận hướng tới tương lai (Murray, 2002) Trong đó, khung sinh kế bền vững được coi là một cách tiếp cận toàn diện về các vấn đề phát triển thông qua việc thảo luận về sinh kế của con người
và đói nghèo trong bối cảnh khác nhau Về mặt khái niệm, các tiếp cận này có nguồn gốc từ các nghiên cứu phát triển liên quan đến đói nghèo và giảm nghèo, nổi bật nhất là các nhà phân tích Amartya Sen, Robert Chambert và một số học giả khác Nhấn mạnh đến hiệu quả của các hoạt động phát triển, các tiếp cận bền vững (sustainable livehood approaches) là kết quả tranh luận giữa các thành viên nghiên cứu và thực hành phát triển về phát triển nông thôn Trong đó, khung phân tích sinh kế bền vững do Bộ phát triển Quốc tế Anh (Departmen for International Development – DFID) thúc đẩy [Carney (ed.), 1998] được các học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi (Bebbington, 1999; Neefjes; Ellis, 2000)
1.4 Kinh nghiệm về phát triển các mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở một số địa phương
- Huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Trang 24Hiệu quả mô hình nuôi xen canh thủy sản nước ngọt với mặn lợ tại hộ
anh Phạm Văn Chương, xóm 13, xã Xuân Hòa (Xuân Trường) có diện tích 1,2
ha ao nuôi tôm thẻ chân trắng xen canh với cá trắm đen Năm 2016, anh là một trong những hộ thí điểm thực hiện mô hình này Năm đầu tiên thực hiện mô hình, hộ anh Chương thu hoạch được trên 3 tấn tôm thẻ chân trắng, hơn 3 tấn cá
trắm đen; thu lãi trên 300 triệu đồng
“Nuôi xen canh tôm thẻ chân trắng với cá trắm đen rất có lợi Cả tôm và cá đều phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, môi trường nước trong hơn Khi nuôi xen canh, 2 đối tượng này sẽ hỗ trợ nhau rất tốt vì nếu tôm bị dịch bệnh thì cá sẽ tiêu diệt con tôm bệnh giúp không làm dịch bệnh lây lan Ngoài
ra, thức ăn thừa của tôm và phân tôm cũng sẽ được cá dọn sạch giúp bảo đảm môi trường nước Mật độ nuôi mỗi đối tượng đều giảm xuống giúp cả tôm và cá
nhanh lớn hơn và giảm chi phí sản xuất” ( Nguồn số liệu Trung tâm khuyến nông tỉnh Nam Định năm 2016),
- Dự án nuôi ghép với nhiều đối tượng nuôi tại Huyện Hoằng Hóa, Thanh
Hóa được thực hiện nhóm nghiên cứu Tưởng Phi Lai, Đinh Xuân Lập “Trung
tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) năm 2011-2012” Nuôi xen ghép là hình thức nuôi nhiều đối tượng trong một ao nuôi
để tận dụng tháp năng lượng trong ao nuôi, sử dụng hiệu quả hơn nguồn thức ăn
có sẵn trong ao nuôi ở các tầng nước khác nhau, và ăn các loài thức ăn khác nhau có tập tính sống khác nhau, và nền đáy ao Do các loài thủy sản khác nhau
có tập tính sống khác nhau, sống các tầng nước khác nhau, và ăn các loại thức
ăn khác nhau nên việc nuôi ghép có khả năng sử dụng hiệu quả năng suất sinh học của ao nuôi và như vậy sẽ làm tăng sinh khối sản phẩm nuôi trên 1 đơn vị diện tích ao nuôi
Nuôi xen ghép giúp thích ứng tốt hơn với thời tiết và môi trường vì đa dạng loài nuôi, đồng nghĩa với an toàn hơn khi các yếu tố môi trường thay đổi, mỗi loài có một ngưỡng khác nhau nên hạn chế nguy cơ mất trắng (ví dụ nắng quá, mưa quá có thể tôm sú bị chết nhưng cá đối, tôm rảo khả năng tốt hơn; nhưng nếu thuận lợi thì lợi nhuận tôm sú rất cao)
Trang 25Nuôi xen ghép còn giúp hạn chế bệnh dịch thủy sản thông qua quan hệ địch hại-con mồi; Nuôi xen ghép giúp đa dạng hóa nguồn thu và tăng lợi nhuận cho người dân
- Mô hình nuôi xen ghép giữa tôm sú và cá Đối, tôm Rảo, Cua xanh, Rong câu
So sánh Mô hình nuôi xen ghép với các Mô hình thông thường của người dân xã Hoằng Châu chủ yếu theo phương thức quả canh (hầu như chỉ thả giống
và bảo vệ, không cho ăn) của các hộ dân phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên trong khi các yếu tố thời tiết, khí hậu ngày càng diễn biến bất lợi Trong bối cảnh đó,
Mô hình nuôi xen ghép thử nghiệm việc cho thêm thức ăn bổ sung là thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống có kiểm soát để nâng cao khả năng chủ động của hệ thống nuôi, làm tăng khả năng chống chịu của vật nuôi đối với các diễn biến bất lợi của thời tiết, môi trường Kết quả cho thấy năng suất, tăng trưởng và hiệu quả của các ao nuôi này cao hơn đáng kể so với các ao nuôi không hoặc ít cho thức ăn bổ sung
- Mô hình nuôi xen ghép đã giúp người dân NTTS tại Cồn Trường, Hoằng Châu thích ứng được một số yếu tố thời tiết tại địa phương như: chống chịu được rét đậm, rét hại, nắng nóng kéo dài Mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu cho người dân (giảm dịch bệnh, tăng năng suất, giảm tỷ lệ chết, giá bán cao
hơn ); (tại xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa)
Bảng 1.1 So sánh hiệu quả mô hình nuôi xen ghép với
mô hình thông thường năm 2012
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Mô hình nuôi xen ghép
Mô hình nuôi thông thường
1 Quy mô thực hiện Ha 19,4 284,5
Trang 26TT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Mô hình nuôi xen ghép
Mô hình nuôi thông thường
8 Lợi nhuận bq/ha/vụ Triệu đồng 38,56 15,36
- Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Mô hình được triển khai tại ao nuôi tôm công nghiệp năm 2016 của hộ ông Hồ Sỹ Linh xóm Mai Giang 1 xã Quỳnh Bảng với mật độ thả: tôm thẻ chân trắng: 30 con/m2, cá đối mục: 4 con/10 m2 trên tổng diện tích ao là 2.500 m2 Sau khoảng 3 tháng cho thu hoạch tôm thẻ, còn cá đối mục được tiếp tục nuôi bán thâm canh cho đến khi trưởng thành đạt trọng lượng 0,5 đến 0,6 kg/con thì thu hoạch bán được 0,8 tấn tôm thẻ thu được 88 triệu đồng
Ngoài 15 triệu chi phí tiền giống cá thì không phải bỏ thêm một khoản nào mà cuối vụ thu được 9 tạ cá đối Với giá bán hiện nay từ 70 đến 80 nghìn đồng/kg cho gia đình thêm khoản thu trên 70 triệu tiền bán cá
Thức ăn chủ yếu của cá đối mục là chất thải của tôm, mùn bã hữu
cơ, các loài tảo lam, tảo lục, tảo khuê, các loại ấu trùng, Vì vậy, việc nuôi cá đối mục góp phần cân bằng sinh thái môi trường nuôi trong ao, giúp nguồn nước sạch tảo bẩn và các loại ấu trùng gây hại, hạn chế dịch bệnh xảy ra trên con tôm Ngoài chi phí giống ra người dân không phải bỏ thêm một khoản chi phí nào mà
lại có thêm một thu nhập khá lớn từ con cá đối (Nguồn số liệu Trung tâm
khuyến nông tỉnh Nghệ An năm 2016)
- Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Mô hình nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học, không sử dụng hóa chất, kháng sinh được xây dựng năm 2016 tại Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng ĐBSCL, ấp NôPuôl, xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu
Trang 27(Sóc Trăng) cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao Ao nuôi được lót bạt xung quanh
bờ và đáy; ao sau mỗi vụ nuôi tiến hành cải tạo rửa sạch bùn, đất phơi khô từ 7 - 10 ngày, sau đó tiến hành lấy nước từ ao chứa qua túi lọc để loại bỏ trứng cá tạp, tôm tép… Nước cấp vào ao đạt độ cao 1,5m Mỗi ao được lắp 02 - 03 dàn quạt 10 cánh/1 dàn với công suất 1,5 - 2 mã lực/dàn Sau đó tiến hành xử lý gây màu, thức
ăn tự nhiên bằng chế phẩm sinh học với liều lượng quy định
Với mô hình này, tôm sinh trưởng và phát triển tốt, tôm khỏe mạnh, đường ruột rõ nét và đầy, gan to có màu sẫm Sau 90 ngày nuôi, tôm đạt cỡ 40 -
50 con/kg, tỷ lệ sống đạt 82 - 85%; năng suất đạt từ 15 - 20 tấn/ha Lợi nhuận
đạt từ 445 triệu đồng đến 1,48 tỷ đồng/ha (tùy mật độ nuôi) (Nguồn số liệu Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng năm 2016.)
- Huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên
Ông Nguyễn Bút (ở xã Hòa Tâm, H.Đông Hòa) cho biết năm 2016 gia đình áp dụng nuôi xen ghép: “Thả nuôi cá rô phi cùng với tôm thẻ chân trắng thì thấy môi trường trong ao nuôi cải thiện rõ rệt Đáy hồ không còn ô nhiễm do thức ăn thừa, trong khi tôm phát triển nhanh Tuy lãi thấp hơn nuôi dày, nhưng hằng năm với 5 sào mặt nước, gia đình thu lãi từ 100 - 120 triệu đồng/vụ nuôi
Mỗi năm nuôi 2 vụ, nhưng môi trường trong hồ vẫn đảm bảo” (Nguồn số liệu Trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Yên năm 2016)
1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra ở một số địa phương và có thể áp dụng tại huyện Nga Sơn
Đánh giá mô hình áp dụng ở nuôi xen ghép ở Hoằng Châu, Hoàng Hóa thích ứng được một số yếu tố thời tiết tại địa phương như: chống chịu với rét đậm, rét hại, tránh được lụt tiểu mãn và thời tiết nắng nóng kéo dài Mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu cho người dân (giảm dịch bệnh, tăng năng suất, giảm
tỷ lệ chết, giá bán cao hơn…
Mô hình nuôi tôm tại Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng sử dụng chế phẩm sinh học, không sử dụng hóa chất, kháng sinh, hóa chất xử lý môi trường trong suốt quá trình nuôi, góp phần tạo ra sản phẩm sạch, an toàn Sử dụng chế phẩm sinh học để cho ăn và xử lý môi trường nhằm đảm bảo chất lượng nước,
Trang 28môi trường nuôi thủy sản, thức ăn tự nhiên trong ao phát triển mạnh sẽ làm giảm chi phí thức ăn; phân hủy chất hữu cơ trong nước, chất thải và đáy ao nuôi; bổ sung hệ vi sinh vật có lợi, tăng dinh dưỡng trong môi trường ao nuôi Tăng cường sức khỏe, tăng khả năng kháng bệnh cho tôm giúp tôm ăn và tiêu hóa tốt hơn; giảm tỷ lệ phát sinh bệnh trên tôm; giảm chi phí sử dụng hóa chất, thuốc, điện, dầu
Do đặc thù đa dạng về thổ nhưỡng và tiếp cận nguồn nước, các nhóm nông hộ nuôi trồng cùng mô hình nhưng ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau có thể có những khác biệt về vốn sinh kế Khi xem xét về tài sản sinh kế chung của hộ nuôi thì không có sự khác biệt lớn của các nhóm hộ có cùng hoạt động hình thức nuôi trồng kinh nghiệm, lao động, trình độ, kiến thức áp dụng khác nhau, các hộ nuôi ở đây chủ yếu áp dụng qua cách tự học học hỏi nhau, hỗ trợ nhau là chính; còn công tác khuyến ngư của địa phương còn nhiều hạn chế thiếu cán khuyến ngư, tài liệu, kỹ thuật chuyển giao quy trình của doanh nghiệp còn thấp chỉ tính cung cấp mua bán đơn thuần về giống, thức ăn, thú y….Công tác quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa còn lỏng lẻo thiếu kiểm tra, xử lý, phòng ngừa
Kết luận Chương 1
Trong chương này tác giả đã giới thiệu những lý luận cơ bản về phát triển các mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản như: Khái niệm nghiên cứu sinh kế bền vững; khái niệm hộ, hộ nuôi trồng thủy sản; hoạt động sinh kế
và vốn sinh kế bền vững; mô hình sinh kế bền vững; các tiêu chí đánh giá mô hình sinh kế bền vững Đồng thời cũng nêu nên những kinh nghiệm về phát triển các mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản ở huyện Hoằng Hóa và các địa phương khác trong nước
Theo suy nghĩ của tác giả đây là cơ sở khoa học và thực tiễn để tác giả phân tích thực trạng phát triển các mô hình sinh kế hộ nuôi trồng thủy sản huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất phương hướng và giải pháp triển các mô hình sinh kế bền vững hộ nuôi trồng thủy sản ở các Chương 2 và 3 của Luận văn
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ
HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA
2.1 Giới thiệu tổng quan về huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Nga Sơn
Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính bao gồm 26 xã và một thị trấn huyện
lỵ Nga Sơn ở vị trí chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng với các huyện ven biển, trong tỉnh có đường quốc lộ, hệ thống đường tỉnh lộ chạy qua được bao quanh bởi hai con sông Lèn và sông Hoạt nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh cũng như các địa phương trong cả nước
- Địa hình
Địa hình Nga Sơn có độ cao trung bình 3-5 m so với mặt nước biển, tuy nhiên, có những xã phía Tây của huyện như: Ba Đình, Nga Văn địa hình thấp hơn độ cao trung bình toàn huyện từ 1-1,5m Hơn 80% diện tích của huyện là đồng bằng, địa hình thoải từ tây sang đông phía bắc của huyện có dãy núi Tam Điệp, phía nam có sông Lèn chảy qua phân chia địa hình của huyện thành 3 vùng Các dạng địa hình trên cho phép huyện Nga Sơn có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy hải sản
- Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Nga Sơn mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của đồng bằng Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng biển nên nền nhiệt cao với 2 mùa chính: mùa hè khí hậu nóng ẩm chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, mùa đông
Trang 30khô hanh ít mưa thỉnh thoảng có xuất hiện sương giá, sương muối
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,5°C Mùa hè
từ tháng 5-9, nhiệt độ trung bình 25°C khi cao nhất tới 39,5°C (vào tháng 6, tháng 7) Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình 17-18°C, thấp nhất có ngày dưới 1l°c và những ngày sương muối, gió bắc nhiệt độ xuống tới 7-8°C
Tổng lượng mưa trung bình năm 1.600-1.900 mm, lớn nhất là 800 mm vào tháng 9 thường gây ra lũ lụt
Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%, thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12 (khoảng 65%), cao nhất tháng 2 và 3 (khoảng 90%), tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn
Gió: hướng gió chính mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Đông Nam, mỗi năm
có bình quân 12-15 ngày có gió Tây Nam, tập trung chủ yếu mùa hè
-Tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên đất và phân bố nguồn đất: Theo số liệu thống kê năm
2016, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Nga Sơn là 15.782,3 ha, chiếm 1,43% so với diện tích tự nhiên của toàn tỉnh và được phân chia 3 vùng tương đối rõ rệt: vùng đồng chiêm (phía tây), gồm 7 xã có tổng diện tích đất tự nhiên 4.535,30 ha, chiếm 28,89% tổng diện tích đất tự nhiên Đây là vùng chuyên canh lúa của huyện Vùng đồng màu: gồm 12 xã, có tổng diện tích đất tự nhiên
là 5.552,01 ha chiếm 31,95% tổng diện tích đất tự nhiên Đây là chuyên canh cây hoa màu, có khả năng phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Vùng ven biển: gồm 8 xã, có tổng diện tích đất tự nhiên 5.695 ha, chiếm 39,16% tổng diện tích đất tự nhiên; Đây là vùng chuyên canh trồng cói, nuôi trồng khai thác thủy sản và dịch vụ Cả ba vùng sinh thái của Nga Sơn đều có những tiềm năng khác nhau có khả năng cung cấp trao đổi sản phẩm cho nhau tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển sản xuất hàng hoá
+ Tài nguyên nước: Nga Sơn có 2 nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản
Trang 31xuất và đời sống là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm
Nguồn nước mặt: huyện được hưởng nguồn nước của hệ thống thủy
nông sông Hoạt, nguồn nước sông Lèn; sông Càn Mặc dù vậy, nguồn cung cấp nước tưới
chính cho huyện là sông Hoạt, sông Lèn của hệ thống thuỷ nông sông Mã, lưu lượng dòng chảy là 1.720 m3/s
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân được lấy từ hệ thống sông: Lèn, Báo Văn, sông Hoạt và sông Càn Lượng nước mặt hiện tại về
cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển sản xuất đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương Nguồn nước tưới cung cấp cho sản xuất nông nghiệp được bố trí như sau:
Hệ thống sông Mã cấp nước xuống sông Lèn, đổ về sông Hoạt qua hệ thống cống Văn Thắng, Tứ thôn về sông Văn Thắng và sông Hưng Long, tới các trạm bơm của Chi nhánh; hệ thống sông Đáy cấp nước qua âu Cầu hội, đổ về sông Càn, đổ về sông Hoạt qua hệ thống cống Văn Thắng, Tứ thôn về sông Văn Thắng và sông Hưng Long, tới các trạm bơm của Chi nhánh
Hệ thống tiêu nước chính gồm có: Hệ thống cống Mông Gường II, Cống T3, Cống T4, Cống Trường Sơn, Cống Xuân Mai, Cống Hoàng Long, Cống Tân Thịnh, và các cống dưới đê vùng đồng biển đổ ra hệ thống sông Càn và ra biển
Hệ thống cống Văn Thắng, Cống Tứ Thôn và các cống dưới đê đổ ra sông Hoạt và sông Càn; hệ thống cống Hói Ráng và các cống dưới đê vùng phía nam đổ ra sông Lèn
Trang 32Lớp nước ngầm phía dưới có áp lực yếu, lượng nước khá phong phú, có
hố khoan cho lưu lượng tới 15-20 lít/s, lớp nước này bị nhiễm mặn, độ khoáng hoá từ l-2,5g/lít
- Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện có một số khoáng sản, trữ lượng đã được đánh giá cụ thể như sau:
+ Mỏ đá vôi phân bố ở các xã phía Bắc huyện như: Nga Thiện, Nga Điền, Nga Giáp, Nga An, Nga Phú trữ lượng khoảng 25 triệu m3, đang được khai thác phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng
+ Sét làm gạch ngói trữ lượng 2 triệu m3 phân bố ở các xã phía Tây của huyện như: Nga Thắng, Nga Lĩnh, Ba Đình
- Tài nguyên biển
Nga Sơn có 11 km bờ biển, có 8 xã vùng biển có tổng diện tích đất tự nhiên 5.695 ha, chiếm 39,16% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, có 1 cửa lạch: Lạch Sung (Nga Bạch) và với tổng diện tích vùng triều trên 448,5 ha cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản; với hai cửa sông đổ ra biển là sông Càn và sông Lèn, hàng năm Nga Sơn được phù sa bồi đắp tạo thành vùng đất bồi rộng lớn, có tiềm năng lớn cho phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng như một số ngành kinh tế biển như nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản, trồng rừng ngập mặn, trồng cói
- Tài nguyên rừng
Diện tích rừng hiện có 461,08 ha, trong đó rừng phòng hộ 334,64 ha chủ yếu là sú vẹt, rừng sản xuất 126,44 ha chủ yếu là trồng bạch Đàn và Keo lá tràm Giá trị kinh tế không cao nhưng có giá trị về mặt cải tạo đất, điều hòa môi trường, sinh thái bền vững và lấn biển
- Tài nguyên du lịch
Tương đối phong phú, đa dạng bao gồm những di tích lịch sử văn hóa,
danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên phạm vi trong và ngoài tỉnh như khu di tích lịch sử Ba Đình, Đề Mai An Tiêm, Động Từ Thức ; khu sinh thái rừng ngập
Trang 33mặn ven biển Đảo Nẹ… những địa danh này có giá trị rất lớn trong phát triển và
đa dạng hóa các loại hình du lịch như du lịch tâm linh, du lịch sinh thái (UBND huyện Nga Sơn 2015)
2.1.2 Kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn
Qua bảng 2, ta thấy tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện Nga Sơn trong những năm vừa qua khá nhanh và cao hơn so với trung bình chung của tỉnh
Bảng 2 Tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 của các ngành kinh tế
huyện Nga Sơn giai đoạn 2012 - 2016
1.877,5
2.104,4
2.305,1
2.603,1 9,47 Công nghiệp, xây
dựng
1.159,7
1.382,6
1.629,9
1.965,7
2.286,0 14,54
Dịch vụ
1.302,5
1.591,3
1.847,6
2.132,2
2.485,1 13,79
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nga Sơn
Theo số liệu thống kê của huyện Nga Sơn, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2012 - 2016 đạt 11,91%, trong đó ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tăng thấp nhất 9,47%; tiếp theo là ngành công nghiệp - xây dựng tăng 14,54% và các ngành dịch vụ tăng 13,79% Toàn tỉnh tốc độ tăng
Trang 34trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2012 - 2016 đạt 9,3%, trong đó ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tăng thấp nhất 2,8%; tiếp theo là ngành công
nghiệp - xây dựng tăng 12,4% và các ngành dịch vụ tăng 8,2%:
2.1.3 Về hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất đai phân theo mục đích sử dụng năm 2016 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện 15.782,31 ha
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Nga Sơn
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nga Sơn
Với 3 nhóm đất chủ yếu: đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng Nhóm đất nông nghiệp có diện tích: 9.434,41 ha, chiếm 59,8% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp 7.503,1 ha, chiếm 47,5% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất nuôi trồng thủy sản
Loại đất Tổng số (Ha) Cơ cấu (%)
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 227.53 1.4 Đất sông suối và mặt nước
Trang 35là 933,92 ha chỉ chiếm 5,9% diện tích đất tự nhiên
Nhóm đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 4.716.26 ha, chiếm 29,9% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất chuyên dùng 31.899,16 ha, chiếm
Nhóm đất chưa sử dụng: có diện tích 1.631,64 ha, chiếm 10,3% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa được cải tạo, khai thác và đưa
vào sử dụng, núi đá không có cây
2.1.4 Về dân số và lao động; Y tế - Giáo dục
Bảng 2.2 Dân số trung bình huyện Nga Sơn năm 2012-2016
BQ (%) Tổng số 136.056 134.832 135.130 136.130 137.194 0,17 Phân theo giới
tính
Nam 67.786 66.980 68.033 68.656 68.816 0,30
Thành thị 2.790 2.893 3.005 3.699 3.842 6,61 Nông thôn 133.275 131.939 132.125 132.431 133.352 0,01
Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Nga Sơn, 2016
- Dân số: Nga Sơn là huyện vùng ven biển với dân số trung bình năm
Trang 362016 là 137.194 người, bằng 4,48% tổng dân số toàn tỉnh, về dân số đứng thứ 10/27 huyện, thị xã, thành phố, mật độ dân số 869 người/km² Tốc độ tăng dân
số bình quân giai đoạn 2012-2016 tăng 0,17%, trong khi đó tốc độ tăng dân số
BQ (%)
Tổng số 80.957 81.806 82.698 83.574 83.650 0,7
Nông, Lâm và
nghiệp thủy sản 51.747 51.826 51.906 51.822 51.750 0,001 Nông nghiệp 48.946 49.035 49.125 49.033 48.936 -0,004
Thủy sản 2.756 2.748 2.741 2.748 2.788 0,23
Công nghiêp, Xây
dựng 19.003 19.313 19.743 20.172 20.247 1,28 Công nghiệp 14.296 15.085 15.995 16.922 15.569 1,72 Xây dựng 4.707 4.228 3.748 3.250 4.678 -0,12 Dịch vụ 10.207 10.667 11.049 11.580 11.653 2,68
Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Nga Sơn, 2016 -Nguồn lao động: Theo Niên giám Thống kê huyện Nga Sơn, nguồn lao
động của Nga Sơn khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động của huyện năm 2016
là 84.649 người, chiếm 61,7% trong tổng dân số Với tổng số lao động đang làm
Trang 37việc trong các ngành kinh tế là 83.650 người, trong đó ngành nông lâm nghiệp thủy sản 48.976 nghìn người, chiếm 58,55% tổng lao động; ngành công nghiêp - xây dựng 20.247 người, chiếm 24,2% tổng lao động; các ngành dịch vụ 11.653
người, chiếm 13.93% tổng lao động
- Y tế: cơ sở vật chất của ngành y tế, Huyện hiện có 1 bệnh viện, 27 trạm
y tế với tổng số cán bộ ngành y là 358 người, trong đó 62 bác sỹ, 137 y sĩ, 129 y
tá và 27 hộ sinh; tỷ lệ xã, thị trấn có bác sỹ đạt 76,0% cao hơn toàn tỉnh (toàn tỉnh đạt 71,4%); tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 59,26%
cao hơn toàn tỉnh (toàn tỉnh đạt 56,4%)
- Giáo dục: Công tác giáo dục luôn được huyện quan tâm, năm 2016 huyện có 27 trường mẫu giáo; 60 trường phổ thông, trong đó có 29 trường tiểu học, 27 trường trung học cơ sở, 4 trường trung học phổ thông, hiện có 21.972
học sinh theo học
2.1.5 Tiềm năng và khả năng khai thác nguồn lực của huyện Nga Sơn
Nga Sơn là huyện vùng ven biển, dân cư đông đúc, ngành nghề đa dạng Dân cư ở nông thôn chiếm 97,2%; dân cư thành thị chiếm 2,8%, sự phân bố dân
cư khá đều trên lãnh thổ; vùng đồng chiêm (phía tây), gồm 7 xã chuyên canh lúa của huyện Vùng đồng màu: gồm 12 xã, chuyên canh cây hoa màu, có khả năng phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Vùng ven biển: gồm 8 xã chuyên canh trồng cói, nuôi trồng khai thác thủy sản và dịch vụ
Về kinh tế, trong những năm vừa qua, kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng và cao hơn tốc độ tăng của toàn tỉnh, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản Tuy vậy, về thu nhập của huyện mới đạt 2.025 nghìn đồng/người/tháng vẫn thấp hơn bình quân chung của tỉnh (2.275 nghìn đồng)
Về cơ sở hạ tầng, huyện có cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ từ điện, đường xá thuận tiện thông thoáng, đến trạm y tế xã, trường học được đầu tư xây dựng khang trang Bộ mặt nông thôn của huyện đang đổi mới từng ngày, hiện huyện đã có 8/27 xã đạt chuẩn nông thôn mới
Trang 38Triển khai thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, giai đoạn 2014-2020, định hướng đến năm 2030” Theo đó, huyện đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ thực hiện cải tạo đất nhiễm mặn cho các địa phương, xây lắp các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất; hỗ trợ 6,3 triệu đồng/1
ha cho các hộ dân thực hiện chuyển đổi diện tích trồng cói, trồng lúa thông thường sang trồng các giống lúa chịu hạn; tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất, hệ thống hạ tầng cho các hộ đầu tư thực hiện chuyển đổi diện tích trồng cói sang xây dựng phát triển trang trại tổng hợp và nuôi trồng thủy sản Sau gần 3 năm triển khai thực hiện đề án cùng những cơ chế, chính sách hỗ trợ, đến nay, tại các
xã Nga Tiến, Nga Tân đã xây dựng được 17 cống điều tiết tưới, tiêu; hỗ trợ 1,1
tỷ đồng cho các hộ dân chuyển đổi diện tích trồng cói sang trồng các giống lúa chịu hạn
Bảng 2.4 Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Nga Sơn giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: %
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nga Sơn
Toàn huyện cũng đã thực hiện chuyển đổi được 458,67 ha trồng cói, lúa sang trồng lúa chịu hạn, chịu mặn, nuôi trồng thủy sản và phát triển trang trại; trong đó, 228 ha chuyển sang trồng các giống lúa có khả năng chịu mặn, chịu
hạn; 230,67 ha chuyển sang xây dựng trang trại và nuôi trồng thủy sản
Trang 39Qua việc chuyển đổi diện tích đất sản xuất giá trị thấp sang các loại cây con mới đã giúp nhiều vùng nhiễm mặn nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất Tại các xã Nga Thái, Nga Tiến, Nga Điền, Nga Phú, từ khi chuyển đổi sang trồng các giống lúa có khả năng chịu mặn, chịu hạn, năng suất
đã tăng từ 58,43 tạ/ha lên 65 tạ/ha Còn những diện tích chuyển sang làm trang trại chăn nuôi, cho thu lãi khoảng từ 200 đến 500 triệu đồng/trang trại; diện tích chuyển sang nuôi trồng thủy sản thì cho thu lãi lên tới hàng trăm triệu đồng/ha
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện: Qua bảng 2.4 cho thấy, kinh
tế của huyện Nga Sơn vẫn phụ thuộc nhiều vào ngành nông lâm nghiệp và thủy sản, tỷ trọng cơ cấu giá trị ngành nông lâm nghiệp và thủy sản cao hơn trung bình chung của tỉnh và cả nước Theo số liệu thống kê, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện năm 2016 chiếm tới 28,2%,
trong khi đó, tỷ trọng này của cả tỉnh chỉ 18,5%
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo đúng xu hướng chung của cả nước
đó là giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trong các ngành khác như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Theo số liệu thống kê giai đoạn
2012 - 2016, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2012 vẫn chiếm tới 39,0% nhưng đến năm 2016 chỉ còn 28,2%, giảm 10,8% Thay vào đó, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng từ 29,1% lên 33,3%, tăng 4,2% và các ngành dịch vụ từ 31,9% lên 38,5%, tăng 6,6%
- Về thu nhập bình quân đầu người: của toàn huyện năm 2012 từ 1.320 nghìn đồng/người/tháng đến năm 2016 là 2.025 nghìn đồng/người/tháng, thấp hơn của tỉnh (toàn tỉnh năm 2016 là 2.245 nghìn đồng/người/tháng)
2.1.6 Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn huyện
Sau nhiều năm phấn đấu, nhất là trong thời kỳ đổi mới thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn thì hạ tầng cơ sở trên toàn địa bàn huyện được tăng cường, phát huy tác dụng góp phần làm thay đổi đáng kể đời sống của nhân dân và bộ mặt nông thôn
- Mạng lưới điện:
Trang 40Huyện Nga Sơn 100% số xã đã có điện lưới Đến nay toàn huyện có
108 trạm tiêu thụ với tổng dung lượng 26.000 KVA, bình quân mỗi xã có trên 4 trạm biến áp tiêu thụ
Điện năng cung cấp chủ yếu phục vụ sinh hoạt đời sống Hiện nay điện năng dùng vào phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
còn ở tỷ lệ thấp
- Giao thông:
+ Về đường bộ: có 57 km đường bộ với các tuyến chính như: Các tuyến đường tỉnh lộ: 508, 527a, 527b, 524; tuyến đường ngang huyện như: đường Nga Thắng-Nga Thủy (9 km), Nga Tân, Nga Thái, Nga Tiến (15 km), Nga Trường, Nga Thanh (8km), Nga Trung, Nga Thủy (4 km)
Đến nay 100% số xã có đường ô tô qua lại thuận tiện, hệ thống giao thông của huyện Hệ thống cầu, cống trên các trục giao thông chính đảm bảo thông tuyến
+ Đường thuỷ: Có các tuyến sông chạy qua huyện; gồm sông Hoạt (16 km), sông Lèn (11km), sông Càn (15km) rất thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy, nối với thị trường ngoài tỉnh và thị trường thế giới
Trên đây là những yếu tố hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của huyện, là điều kiện tiền đề để tạo sinh kế cho hộ nuôi trồng thủy sản
2.2 Thực trạng về m ô h ình sinh kế bền vững NTTS huyện Nga Sơn giai đoạn 2012-2016
2.2.1 Bối cảnh phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa có nhiều thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi: Huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi với 11 km bờ biển, có
8 xã vùng biển 947.24 ha bãi triều; rừng ngập mặn phân bố ở bãi bồi tiến ra biển phía Bắc cửa sông Lèn với diện tích khoảng 126,42 ha Phía Nam cửa sông thuộc huyện Hậu Lộc diện tích rừng ngập mặn chiếm khoảng 92,91 ha Các địa điểm phân bố cỏ biển phần lớn nằm trong các đầm nuôi thủy sản ở khu vực ven biển của huyện, cửa Hội, Lạch Ghép và Lạch Bạng