3. Phân tích hiện trạng
3.4 Các tổ chức có liên quan tới việc quản lý chất lượng nước
Có hai tổ chức chính chịu trách nhiệm quản lý môi trường tự nhiên và chất lượng nước tại Vịnh là: Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh.
Sở Tài nguyên –Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Sở TNMT là cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý chung tại địa phương, gồm ba cơ quan chuyên môn phụ trách về bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long là Chi cục Bảo vệ Môi trường, Chi cục Biển và Hải đảo, và Trung tâm Quan trắc Môi trường. Sở TNMT hiện phối hợp với BQLVHL để giám sát chất lượng nước hàng quý.
Ban Quản lý Vịnh Hạ Long
BQLVHL được thành lập vào năm 1995, sau khi Vịnh đã được ghi nhận vào Danh sách Di sản Thế giới. Chức năng chính của BQL là hỗ trợ UBND tỉnh Quảng Ninh quản lý, bảo vệ và phát huy Giá trị Nổi bật Toàn cầu của di sản – chỉđối với phần Di sản Thế giới chứ không bao gồm toàn bộ Vịnh. Vì vậy, khi những tác động tới môi trường do gia tăng dân số và hoạt động phát triển ngày càng trở nên rõ ràng, BQLVHL không thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm bắt nguồn từ bên ngoài Vịnh.
BQLVHL được UBND tỉnh Quảng Ninh quản lý về mặt hành chính và nhận sự chỉđạo từ Bộ VHTTDL cũng như Ủy ban Quốc gia UNESCO tại Việt Nam. Với 14 phòng ban và 388 nhân viên, ngân sách hoạt động của BQLVHL (năm 2013) là 47,5 tỷ đồng tương đương 2,15 triệu USD (IUCN, 2013). 9 trong số 14 phòng ban tham gia vào công tác quản lý và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên hàng ngày, bao gồm cả chất lượng nước của Vịnh,
61% 79% 47% 69% 39% 21% 53% 31% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tất cả Chủ tàu Khách sạn Nhà hàng Không Có
26
trong đó trọng tâm là Phòng Quản lý Môi trường. Một trong các phó giám đốc của BQLVHL được bổ nhiệm để phụ trách các vấn đề vềmôi trường.
Cán bộ làm việc tại tất cả 5 trung tâm quản lý di sản có trách nhiệm thu gom rác thải tại các điểm du lịch và bảo vệmôi trường các khu dân cư trên Vịnh. Ban quản lý được trang bịđầy đủđể thực hiện kiểm tra giám sát chất lượng nước hàng quý.
3.4.2 Quản lý các công ty du lịch
SởVăn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (Sở VHTTDL)
Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh có chức năng tham mưu và hỗ trợ UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước và phát triển văn hoá, thể thao và du lịch - gồm các khách sạn, nhà hàng, thuyền du lịch. Sở VHTTDL hợp tác chặt chẽ với các công ty du lịch nhằm hỗ trợ sự phát triển của những doanh nghiệp này.
Theo SởVHTTDL, tính đến tháng 7 năm 2014, tổng số tàu thuyền du lịch đã đăng ký là 527 - gồm 360 tàu thuyền trong ngày và 167 tàu thuyền qua đêm. Tổng cộng có 197 công ty tàu du lịch đang đăng ký hoạt động tại Vịnh Hạ Long - trong sốđó 45 công ty sở hữu tàu thuyền qua đêm với tổng công suất 1.824 phòng tương đương 3.735 giường. Những tàu thuyền tham quan 360 ngày thuộc sở hữu của 162 công ty (trong đó có 10 công ty khai thác cả các tàu du lịch qua đêm).
Mặc dù có 197 công ty hoạt động trên Vịnh, một nửa sốđó (80 tàu với công suất 855 phòng và 1.808 giường) do 12 công ty lớn nhất nắm giữ. Doanh nghiệp lớn nhất – Công ty TNHH Vận chuyển Du lịch Bài Thơ - sở hữu 12 tàu thuyền qua đêm. Ngoài các tàu thuyền, còn có 69 khách sạn (1-4 sao) với tổng công suất 2.017 phòng và 24 nhà hàng nằm dọc bờ biển. Mặc dù hiện tại đã có Hiệp hội Tàu Du lịch Hạ Long thuộc Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Câu lạc bộ Du thuyền của Indochina Junk, không tổ chức nào trong số này hoạt động một cách thường xuyên.
3.5 Các tác động vềmôi trường của tàu du lịch
Các tác động môi trường của tàu thuyền hoạt động trong Vịnh được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau đây: (1) Khối lượng chất thải rắn trung bình tạo ra mỗi đêm, (2) Các biện pháp được sử dụng để giảm lượng chất thải rắn, (3) Lượng tiêu thụnước trung bình mỗi đêm, (4) Các thiết bị/thực hành tiết kiệm nước, (5) Lượng nước la canh trung bình (hỗn hợp nước và dầu/chất thải từđộng cơ) tạo ra mỗi đêm, (6) Quản lý nước la canh, (7) Thiết bị lọc nước la canh đã lắp đặt và chức năng của nó, (8) Nước la canh trung bình thải ra của mỗi chuyến tàu trong ngày, (9) Quản lý nước la canh, và (10) Quản lý nước thải sinh hoạt (thải ra từ phòng tắm và nhà bếp).
3.5.1 Quản lý chất thải rắn (rác)
Qua khảo sát, các tàu du lịch đang hoạt động ở Vịnh Hạ Long trung bình tạo ra khoảng 11,3kg chất thải rắn một tàu mỗi đêm. Phương pháp thường được các tàu sử dụng nhất để giảm lượng chất thải rắn là dùng “thùng phân loại rác” với 91% tàu du lịch đã lắp đặt thiết bị này. “Bán hoặc cho đồăn thừa” cũng được 59% tàu du lịch được khảo sát đã đề cập đến, sau đó là biện pháp “Thay thế các gói xà phòng, dầu gội loại nhỏ bằng các chai đựng lớn” với 39% trả lời và “Thay thế các chai lọ sử dụng một lần bằng các chai lọ sử dụng nhiều lần” (37%). Biện pháp ít được sử dụng nhất là “tái chế giấy, dầu ăn... ” với chỉ 19% số người tham gia khảo sát đang thực hiện.
27
Hình 11. Biện pháp sử dụng để giảm lượng chất thải rắn
3.5.2 Tiêu thụ và giảm lượng nước
Lượng nước tiêu thụ trung bình của mỗi tàu du lịch là 6,4m3 mỗi đêm. Trong số các biện pháp được sử dụng để giảm lượng tiêu thụ nước, biện pháp “nhà vệ sinh hai chế độ xả nước” được sử dụng phổ biến nhất (79% số tàu khảo sát). Các biện pháp khác được các tàu áp dụng như“hạn chế dòng chảy của vòi sen” (41%), “thiết bị tự đồng ngắt dòng trong chậu rửa/bồn tiểu” (33%), và “dòng chảy nhỏ trong chậu rửa” (17%). “Bồn tiểu không dùng nước” và “thẻ đề nghị sử dụng lại khăn tắm và ga trải giường” là ít được sử dụng nhất với tương ứng 4% và 7% do hầu hết khách du lịch chỉở một đêm trên tàu, do vậy các tàu phải thay mới ga trải giường hàng ngày.
Hình 12. Biện pháp giảm lượng tiêu thụnước
3.5.3 Quản lý nước la canh
Lượng nước la canh tạo ra của mỗi tàu du lịch (đểlàm mát máy và động cơ) trung bình là 1,05m3 mỗi chuyến đi. Theo thông tin từ các thuyền trưởng tàu du lịch được khảo sát, 75% số tàu du lịch đã tách dầu ra khỏi nước trước khi xả nước ra Vịnh; trong khi đó có 19% mang nước la canh vào bờ để xử lý sau mỗi chuyến đi. 3% số tàu du lịch xả thẳng nước la canh ra Vịnh mà không có bất kì biện pháp xử lý nào (hình 13).
91% 39% 37% 19% 59% 11% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Thùng phân loại rác Thay gói nhỏ bằng chai lớn Thay chai sử dụng một lần bằng nhiều lần Tái chế giấy, nhựa… Bán hoặc cho thức ăn thừa Khác 33% 79% 7% 41% 17% 4% 4% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Tự đồng ngắt dòng chậu rửa/bồn Két nước vệ sinh hai chế độ Thẻ đề nghị sử dụng lại khăn, ga Hạn chế dòng chảy vòi sen Dòng chảy nhỏ chậu rửa Bồn tiều không dùng nước
28
Hình 13. Biện pháp xửlý nước la canh
Hình 14 cho thấy kết quả khảo sát về thiết bị lọc nước la canh được các tàu thuyền du lịch sử dụng. Trong số 114 tàu du lịch khảo sát, 82% có thiết bị lọc nước la canh. Còn lại 18% nói rằng họ không cần thiết bị tách dầu do tàu của họ được làm bằng kim loại. Tuy nhiên câu trả lời này chưa rõ ràng vì vật liệu chế tạo tàu không có ảnh hưởng đến việc tạo ra nước la canh. Trong số các tàu có lắp đặt thiết bị tách dầu, 34% khẳng định rằng thiết bị hoạt động rất hiệu quả và 48% nói rằng nó hoạt động hiệu quả.
Mặc dù tất cả thuyền trưởng các tàu đều cho rằng thiết bị tách dầu phần nào mang lại hiệu quả, nhóm điều tra viên qua quan sát và phỏng vấn với các thuyền trưởng thấy rằng hầu hết thiết bị tách dầu đều không ở chế độ bật. Trong nhiều tàu du lịch, các thiết bị tách dầu chỉ được sử dụng khi Bộ Giao thông Vận tải thanh kiểm tra. Như vậy, mặc dù phần lớn các thuyền trưởng trong cuộc khảo sát khẳng định có xử lý nước la canh trước khi thải, quá trình quan sát, phản hồi và phỏng vấn sau đó cho thấy nếu không có thanh tra, phần lớn các nước la canh được thải trực tiếp ra Vịnh.
75% 3%
19%
4%
Tách dầu rồi thải xuống Vịnh Thải xuống Vịnh không qua xử lý Mang về bờ Khác Không, 18% 39, 34% 55, 48% 0, 0% 0, 0% Có, 82%
29
Hình 14. Hiệu quả của thiết bị tách dầu
3.5.4 Quản lý nước la canh
Lượng nước la canh trung bình (nước có lẫn dầu) tạo ra từ mỗi tàu đi trong ngày là 12,2m3 cho mỗi chuyến đi. Hình 15 cho thấy 46% số tàu được khảo sát đã lắp đặt thiết bị lắng/lọc, 27% có thiết bịtách nước, và 24% có cả hai loại thiết bị ngày. 3% còn lại không sử dụng bất kỳ thiết bị xử lý nước nào trên tàu mà dùng biện pháp khác để xử lý hoặc hoàn toàn không xửlý nước thải.
Hình 15. Thiết bị xửlý nước la canh
Kết quả khảo sát trong hình 16 cho thấy biện pháp “tách/lắng rồi thải ra Vịnh” là biện pháp xử lý nước được các tàu du lịch sử dụng phổ biến nhất (77%), trong khi chỉ 20% mang nước thải vào bờđể xử lý.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả khảo sát, quá trình quan sát và phỏng vấn một số thuyền thưởng cho thấy nước la canh được thải trực tiếp ra Vịnh vì hoàn toàn không có điểm thu gom nước thải tại cảng cũng như trên bờ. Do đó, có thể nghi ngờ tính xác thực trong câu trả lời của 20% tàu khảo sát nói rằng mang nước thải vào bờ để xử lý. Mặc dù chỉ 3% thuyền trưởng tàu cho biết họ xả trực tiếp nước thải ra Vịnh mà không xử lý, thực tế con số này có thể sẽcao hơn. 27% 46% 24% 3% Thiết bị tách Thiết bị lắng Cả hai Không
30
Hình 16. Biện pháp xửlý nước la canh
3.5.5 Quản lý nước thải sinh hoạt
Hình 17 cho thấy 79% thuyền trưởng tàu du lịch cho biết nước thải sinh hoạt (nước thải từ nhà tắm và bếp, có lẫn chất bẩn, thức ăn, dầu mỡ, tóc và chất tẩy rửa) được xử lý và thải ra Vịnh. 10% số tàu mang nước thải sinh hoạt vào bờ còn 9% xả trực tiếp ra Vịnh.
Trong thực tế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt rất đắt đỏ và trên bờ cũng không có điểm thu gom nào. Do đó, qua quan sát và phỏng vấn các thuyền trưởng có thể thấy rằng đa phần các trường hợp này nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra Vịnh
Hình 17. Quản lý nước thải sinh hoạt
3.6 Mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp
Phần này nhằm phân tích sự cộng tác và mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; mức độ sẵn sàng tham gia vào Liên minh; các yếu tố cản trở việc tham gia vào Liên minh; và những đóng góp trong việc cải thiện chất lượng nước.
3.6.1 Hiện trạng mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp
Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy các chủ tàu, quản lý khách sạn, và chủ nhà hàng đánh giá tốt về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương. 10% trong tổng số người được hỏi nghĩ rằng mối quan hệ này là rất tốt, 49% cho là tốt, 38% bình thường.
77% 3%
20%
0%
Tách/ lắng rồi thải ra Vịnh Thải ra Vịnh không qua xử lý Mang về bờ Khác 9% 79% 10% 2% Thải xuống Vịnh Xử lý rồi thải xuông Vịnh
Mang về bờ Khác
31
Chỉ có 3% số người trả lời cảm thấy rằng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước là xấu và rất xấu.
Trong ba nhóm đối tượng, chủ nhà hàng là nhóm có nhận xét tích cực nhất về mối quan hệ với chính quyền địa phương và 75% cho rằng mối quan hệ này tốt hoặc rất tốt. Đa số các doanh nghiệp cơ sở lưu trú có cảm nhận tương tự (61%), trong khi chỉ có 45% các chủ tàu đánh giá mối quan hệ này là tốt. Cần lưu ý rằng Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực để cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và các doanh nghiệp. Bốn cuộc họp hàng quý và các cuộc đối thoại đã được tổ chức trong “Đồng hành cùng doanh nghiệp" của năm 2014.
Hình 18. Hiện trạng mối quan hệ công-tư
3.6.2 Mức độ sẵn sàng tham gia vào Liên minh
Hình 19 cho thấy rằng hầu hết các chủ tàu, các quản lý cơ sởlưu trú và chủ nhà hàng sẵn sàng tham gia vào Liên minh giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp du lịch để cải thiện chất lượng môi trường của Vịnh. 77% đối tượng khảo sát cho biết họ có khả năng sẽ tham gia vào các liên minh, 12% bày tỏ mức độ sẵn sàng cao, trong khi 11% còn lại không quan tâm hoặc khó có khả năng tham gia. Trong số ba nhóm, chủ tàu là sẵn sàng tham gia vào Liên minh nhất (93%), tiếp theo là các chủ nhà hàng (87%) và quản lý cơ sởlưu trú (86%).
10% 17% 6% 6% 49% 28% 55% 69% 38% 52% 37% 19% 2% 0% 2% 6% 1% 3% 0% 0% T Ấ T C Ả C H Ủ T À U K H Á C H S Ạ N N H À H À N G
Rất tốt Tốt Bình thường Xấu Rất xấu
12% 24% 6% 6% 77% 69% 80% 81% 2% 7% 0% 3% 4% 8% 0% 13% 2% 3% 2% 0% T Ấ T C Ả C H Ủ T À U K H Á C H S Ạ N N H À H À N G Khả năng cao Có khả năng Không quan tâm
32
Hình 19. Mức độ sẵn sàng tham gia vào Liên minh
3.6.3 Các yếu tố cản trở sự tham gia
Như minh họa trong hình 20, các yếu tố chính cản trở các doanh nghiệp du lịch tham gia vào Liên minh là: Lo ngại về vốn đầu tư (52% tổng số khảo sát), hạn chế về nguồn lực (44%) và hạn chế về thời gian (36%). Những thất bại về hợp tác công tư trong quá khứ có khả năng cản trở sự tham gia của 15% số người được hỏi trong việc tham gia vào Liên minh. Tỉ lệ này cao nhất ở nhóm chủ nhà hàng (25%) và thấp nhất ở nhóm quản lý cơ sở lưu trú (10%).
Hình 20. Các yếu tố cản trở tiềm ẩn
3.6.4 Đóng góp vào các hoạt động cải thiện chất lượng nước
Hình 21 cho thấy phần lớn các doanh nghiệp du lịch (89%) đều sẵn sàng đóng góp vào việc cải thiện chất lượng nước tại Vịnh Hạ Long bằng cách khuyến khích cán bộ công nhân viên của mình tham gia vào các hoạt động bảo vệmôi trường – hầu như không có khác biệt giữa ba nhóm này.
30% số người được phỏng vấn trả lời một cách tích cực về việc sẽ tham gia vào chương trình chứng nhận môi trường – với tỉ lệ cao nhất ở nhóm chủ nhà hàng (50%). 16% người trả lời sẵn sàng quyên góp ủng hộ cho Quỹ bảo vệmôi trường. Họ hi vọng rằng nếu quỹ này được thành lập thì có thể giúp cải thiện chất lượng nước và môi trường của Vịnh Hạ Long, và nhóm chủnhà hàng cũng có tỉ lệ trả lời cao hơn với 25%.
52% 48% 55% 50% 15% 17% 10% 25% 44% 45% 51% 19% 36% 17% 43% 50% 6% 7% 2% 19% 6% 10% 6% 0% T Ấ T C Ả C H Ủ T À U K H Á C H S Ạ N N H À H À N G Lo ngại về vốn đầu tư Thất bại trong quá khứ Nguồn lực
Thời gian Không muốn cộng tác Yếu tố khác
30% 24% 27% 50% 16% 21% 10% 25% 89% 90% 90% 88% 7% 10% 2% 19% T Ấ T C Ả C H Ủ T À U K H Á C H S Ạ N N H À H À N G Chứng nhận môi trường Quỹ bảo vệ môi trường
33
Hình 21. Đóng góp trong việc cải thiện chất lượng nước
4. Tóm tắt các phát hiện chính
Đa số (52%) số người được hỏi khẳng định rằng chất lượng nước đã được cải thiện