1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

giao an bai dung cum chu vi de mo rong cau

4 339 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 152,21 KB

Nội dung

- Nhận biết các cụm Chủ- Vị làm thành phần câu trong văn bản.. - Các trường hợp dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu.. Kỹ năng sống - Ra quyết định lựa chọn cách dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng

Trang 1

DÙNG CỤM CHỦ -VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU

I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu thế nào là dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu

- Nhận biết các cụm Chủ- Vị làm thành phần câu trong văn bản

II TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,KỸ NĂNG:

1 Kiến thức:

- Mục đích của việc dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu

- Các trường hợp dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu

2 Kĩ năng:

a Kỹ năng chuyên môn

- Nhận biết các cụm Chủ - Vị làm thành phần câu

- Nhận biết các cụm Chủ - Vị làm thành phần của cụm từ

b Kỹ năng sống

- Ra quyết định lựa chọn cách dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng trao đổi về dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu

3 Thái độ:

- Trong từng văn cảnh dùng cụm C-V để mở rộng câu (tức dùng cụm C- V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn

III CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Phân tích tình huống mẫu để hiểu cách dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu

- Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu tiếng Việt

- Thực hành có hướng dẫn

- Học theo nhóm trao đổi phân tích

IV PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm

V TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định:

Trang 2

2 Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi

Câu 1 Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?

Câu 2 Cho vd về câu CĐ ?Thử chuyển 1 câu đó thành câu bị động?

Đáp án và biểu điểm

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh

3 Bài mới: GV giới thiệu bài

- Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, Khi đó ta nói dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu, Vậy cụm Chủ - Vị để

mở rộng câu như thế nào cho hợp lí ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

HS

NỘI DUNG BÀI DẠY

* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu

Thế nào là dùng cụm C- V để mở

rộng câu, Các trường hợp dùng

cụm C- V để mở rộng câu:

- Hs: Đọc vd trong sgk

Xác định cụm danh từ trong câu

văn đó?

- Những tình cảm ta không có

- Những tình cảm ta sẵn có

I TÌM HIỂU CHUNG

1 Thế nào là dùng cụm C- V để mở rộng câu:

a Tìm hiểu ví dụ Sgk/ 68:

- 2 cụm danh từ:

+ Những tình cảm ta/không có + Những tình cảm ta/sẵn có

- Mô hình

Câu 1

- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu

và thêm các từ bị hay được vào sau từ (hoặc cụm từ)

- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu,

đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể hoạt động thành

một bộ phận không bắt buộc trong câu

4

Câu 2 Thầy giáo phê bình em

→ Em được Thầy giáo phê bình

→ Em bị Thầy giáo phê bình

6

Trang 3

- Hs: Thảo luận, trình bày

- Gv: Chốt, ghi bảng

Vậy trong câu văn đó có mấy

cụm danh từ?

Hãy nêu mô hình của cụm danh

từ?

- Hs: 2 cụm danh từ

Vậy thế nào là dùng cụm chủ- vị

để mở rộng câu? Cho vd minh

hoạ

+ Tìm hiểu về các trường hợp

dùng cụm c- v

- Hs: đọc 4 vd trong sgk

Tìm cụm C-V làm thành phần

câu hoặc thành phần của cụm từ

trong câu?

Với câu a điều gì khiến người nói

(tôi) rất vui mừng, vững tâm?

(Chị Ba đến)

Theo dõi câu b và trả lời, khi bắt

đầu kháng chiến nhân dân ta ntn?

- Hs: Tinh thần rất hăng hái

Chú ý câu c trả lời câu hỏi:

Chúng ta có thể nói gì?

- Hs: Trời sinh lá sen để bao bọc

cốm, cũng như trời sinh cốm để ủ

trong lá sen

Với câu d: Nói đúng ra phẩm giá

tiếng việt chỉ mới thực sự được

xác định và đảm bảo từ ngày

nào? - Cách mạng tháng tám

thành công

Với mỗi cụm C-V trên đóng vai

trò gì?

Trong những trường hợp nào có

thể dùng cụm C-V để mở rộng

Những tình cảm ta/không có

CN/VN Những tình cảm ta/sẵn có

CN/VN + Kết luận: Là dùng cụm chủ vị dưới hình thức giống một câu đơn bình thường, gọi

là cụm C-V làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu

b Ghi nhớ: Sgk

2 Các trường hợp dùng cụm C-V để

mở rộng câu:

* Xét Ví dụ:

a Chị Ba đến khiến tôi rất vui mừng và vững tâm→ Làm chủ ngữ

b Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.→ Làm vị ngữ

c Trời sinh là sen để bao bọc cốm, bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm để nằm

ủ trong lá sen → Làm phụ ngữ trong cụm động từ

d Nói cho đúng… Cách mạng tháng tám thành công → Làm phụ ngữ trong cụm danh từ

→ Các thành phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể cấu tạo bằng cụm C-V

* Ghi nhớ Sgk /68- 69

II LUYỆN TẬP: Tìm cụm C-V và cho

biết cụm C-V làm thành phần gì

a Chỉ riêng những người chuyên môn mới định được → Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từ

Trang 4

- Hs: Đọc ghi nhớ sgk

* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn

luyện tập

1 Bài tập 1:

Bài tập 1 yêu cầu điều gì?

- HS: Thảo luận trình bày bảng

- GV: Chốt ghi bảng

b Khuôn mặt đầy đặn → C-V làm vị ngữ

c Các cô gái làng vòng đỗ gánh

→ C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từ Hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào

→ Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ

d Một bàn tay đập vào vai ….hắn giật mình

→ Cụm C-V làm chủ ngữ và làm phụ ngữ

VI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu?

- Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu Học ghi nhớ, hoàn chỉnh lại các câu ở phần luyện tập

- Soạn bài “Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích”

VII RÚT KINH NGHIỆM

Ngày đăng: 10/11/2017, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w