1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình Giáo dục và Đào tạo

20 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Bước sang thế kỷ 21, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu đã được nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết. Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số 1582008QĐTTg ngày 2122008). Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 2015 và phê duyệt Dự án Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 2015. Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên một cách có hiệu quả nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng bộ tài liệu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu tích hợp vào các môn học cấp Trung học cơ sở.

Trang 1

LỜI GIỚI THIỆU/MỞ ĐẦU

Bước sang thế kỷ 21, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu Biến đổi khí hậu đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu đã được nghiên cứu, tìm hiểu cặn

kẽ Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết

Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008) Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015"

Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên một cách có hiệu quả nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng bộ tài liệu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu tích hợp vào các môn học cấp Trung học cơ sở

Cấu trúc mỗi cuốn tài liệu có hai phần chính:

Phần I Những vấn đề chung Bao gồm:

- Một số kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu

- Giáo dục biến đổi khí hậu trong trường trung học cơ sở

Phần II Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Sinh học Trung học cơ sở Bao gồm:

- Mục tiêu chung

- Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào môn Sinh học

- Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó vào môn Sinh học

- Gợi ý về tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu

- Một số bài soạn tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu

Trang 2

- Giới thiệu một số câu hỏi và bài tập tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu

Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động giáo dục mới, lần đầu tiên được đưa vào nhằm tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong các môn học ở trường trung học cơ sở Đây là tài liệu có tính định hướng và gợi ý cho các thầy giáo, cô giáo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, soạn các giáo án lên lớp cho học sinh Rất cần sự vận dụng sáng tạo, sát hợp với tình hình cụ thể của các địa phương để nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu đạt được các hiệu quả cao nhất

VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC

Trang 3

MỤC LỤC Trang

Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I Kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu 1

1 Biểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân chính của sự biến đổi khí hậu toàn cầu 4

2 Tác động của sự biến đổi khí hậu đối với tự nhiên và mọi mặt hoạt động

5 Giáo dục, tuyên truyền phổ biến rộng rãi các giải pháp làm giảm thiểu biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các địa phương 10

II Giáo dục biến đổi khí hậu trong trường THCS

1 Vai trò, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông đối với những thách thức

2 Mục tiêu của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường THCS 11

3 Định hướng, yêu cầu của giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu trong trường THCS 12

4 Tích hợp giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu trong trường THCS 20

Phần II TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU

TRONG MÔN HÓA HỌC

1 Mục tiêu về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Hóa học 21

2 Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào môn Hóa học 26

3 Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào môn

Hóa học trường THCS 33

4 Gợi ý về tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí

5 Một số bài soạn tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Hóa học 49

Lớp 8 Bài 31 – Tính chất và Ứng dụng của hiđro 61

6 Giới thiệu một số câu hỏi và bài tập tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với

BĐKH trong môn Hóa học (có đáp án và hướng dẫn trả lời) 105

Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Trang 4

I KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1 Biểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân chính của sự biến đổi khí hậu toàn cầu

1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được (Công ước chung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu tại Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường tại Riodefanero (Braxin) năm 1992) Nói một cách khác Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc hàng trăm năm và lâu hơn

1.2 Những biểu hiệu của sự biến đổi khí hậu

- Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng nóng dần lên: từ năm 1850 đến nay nhiệt độ trung bình đã tăng 0,740C, trong đó nhiệt độ tại 2 cực của Trái Đất tăng gấp 2 lần so với số liệu trung bình toàn cầu; và theo dự báo nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể tăng lên 1,1 - 6,40C tới năm 2100, đạt mức chưa từng có trong lịch sử 10.000 năm qua

Ở Việt Nam trong vòng 50 năm (1957 - 2007) nhiệt độ không khí trung bình tăng khoảng 0,5 - 0,70C, sẽ tăng từ 1 - 20C vào năm 2020 và từ 1,5 - 20C vào năm 2070

- Có sự dâng cao của mực nước biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các vùng thấp ven biển và xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dương

Trong thế kỷ 20, trung bình mực nước biển ở châu Á dâng cao 2,44mm/năm, chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1mm/năm Dự báo trong thế kỷ 21, mực nước biển dâng cao từ 2,8 - 4,3mm/năm

Ở Việt Nam, tốc độ dâng lên của mực nước biển khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993

- 2008) tương đương với tốc độ dâng lên của đại dương thế giới Dự báo đến giữa thế kỷ

21 mực nước biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng lên 75cm so với thời kỳ 1980 - 1999

- Có sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất

- Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai bất thường, trái quy luật, mức độ lớn như bão, mưa lớn, hạn hán gây nên những tổn thất to lớn về người và tài sản

1.3 Đặc điểm của biến đổi khí hậu toàn cầu

- Diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó đảo ngược;

Trang 5

- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực có liên quan đến sự sống và hoạt động của con người;

- Cường độ ngày một tăng và hậu quả khó lường trước;

- Là nguy cơ lớn nhất của con người phải đối mặt với tự nhiên trong lịch sử phát triển của mình

1.4 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

Ngoài những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự Biến đổi khí hậu toàn cầu đã diễn

ra trong quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất trong các thời gian trước đây như

sự tương tác giữa vận động của Trái Đất và vũ trụ, sự thay đổi của bức xạ Mặt Trời, sự tác động của khí CO2 do các hoạt động núi lửa, cháy rừng hoặc các trận động đất lớn gây ra; nguyên nhân chính gây nên Biến đổi khí hậu trong vòng 300 năm gần đây và đặc biệt trong nửa thế kỷ qua là do hoạt động công nghiệp phát triển sử dụng rất nhiều nhiên liệu

và năng lượng thải vào bầu khí quyển các chất ô nhiễm

Tình hình đô thị phát triển mạnh mẽ, gia tăng các hoạt động giao thông vận tải, triệt phá rừng và cháy rừng cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình ô nhiễm không khí, giữ lại lượng bức xạ sóng dài khiến cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên theo hiệu ứng nhà kính Từ đó, làm thay đổi các quá trình tự nhiên của hoàn lưu khí quyển, vòng tuần hoàn nước, vòng tuần hoàn sinh vật

Có thể nói, hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra những biến đổi khí hậu hiện nay trên Trái Đất

2 Tác động của sự biến đổi khí hậu đối với tự nhiên và mọi mặt hoạt động của con người

2.1 Sự nóng lên của Trái Đất

- Nhiệt độ tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm suy giảm

đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, cây trồng

- Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu, đới thảm thực vật tự nhiên dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật

- Nhiệt độ tăng dần đến sự thay đổi các yếu tố thời tiết khác phá hoại mùa màng,

có ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành năng lượng, xây dựng, giao thông vận tải, công nghiệp, du lịch

- Con người có thể tận dụng những hệ quả của sự nóng lên của Trái Đất

2.2 Tác động của nước biển dâng

Trang 6

- Làm tăng diện tích ngập lụt có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, các

đô thị, các công trình xây dựng giao thông vận tải cũng như nơi cư trú của con người; đặc biệt ở các vùng đồng bằng ven biển

- Làm tăng độ nhiễm mặn nguồn nước, làm thay đổi các hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp

2.3 Làm tăng cường các thiên tai

- Bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thường và có sức tàn phá lớn

- Xuất hiện các đợt nóng, lạnh quá mức, bất thường gây tổn hại đến sức khỏe con người, gia súc và mùa màng

- Tình trạng hoang mạc hóa có xu hướng gia tăng

3 Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu

Ứng phó với Biến đổi khí hậu có hai khía cạnh: giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với nó

3.1 Giảm nhẹ

Theo Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) giảm nhẹ có nghĩa là: Sự can thiệp của con người nhằm làm giảm nguồn phát thải khí nhà kính, hoặc cải thiện các

bể chứa khí nhà kính

3.2 Thích ứng

Thích ứng đề cập đến khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống để thích nghi với những biến đổi của khí hậu nhằm giảm nhẹ những nguy cơ thiệt hại, để đối phó với những hậu quả (có thể xảy ra) hoặc tận dụng những cơ hội

4 Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

4.1 Tính cấp thiết của hành động

- Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điểm cụ thể sau: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ

hệ sinh thái

- Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như:

+ Đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt

Trang 7

+ Diễn biến mới nhất của thiên tai là trận cháy rừng khủng khiếp do thời tiết quá khô hạn vừa xãy ra ở nước Úc (2/2009) đã giết chết ít nhất 210 người và làm bị thương hơn 500 người cùng những thiệt hại nặng nề về vật chất

+ Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Đại Tây Dương Số lượng các trận bão lớn, lốc xoáy cường độ mạnh tăng gấp đôi, trùng hợp với nhiệt độ bề mặt đại dương tăng lên Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh mạng 225 000 người thuộc 11 quốc gia, hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây thương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD, và gần đây nhất siêu bão Nargis đổ bộ vào tàn phá Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm qua tính theo số lượng người thiệt mạng Trận bão này giết chết hơn 135.000 người và đẩy hơn một triệu người vào cảnh không nhà cửa

- Tính ra, thiên tai đã cướp đi mạng sống của hơn 220.000 người trong năm 2008

và gây thiệt hại khoảng 200 tỷ USD, biến nó thành một trong những năm đáng sợ nhất trong lịch sử loài người tính theo tổn thất thiên tai về người và của Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái Đất

- Ý thức về những tác hại do con người gây ra cho môi trường trái đất, gần đây đã

có sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn những ảnh hưởng nguy hại do biến đổi khí hậu toàn cầu Nhiều diễn đàn quốc tế đã ngày càng thu hút được nhiều

sự quan tâm của các nhà khoa học, doanh nghiệp, chính trị cũng như các nhà hoạch định chính sách đối ngoại như Liên hợp quốc, WTO, EU, ASEM, APEC, ASEAN , một điều chắc chắn rằng những thoả thuận kinh tế, chính trị, thương mại song phương hoặc đa phương gắn liền với vấn đề biến đổi khí hậu luôn nhận được sự tán thành và hợp tác

- Những cam kết quốc tế được cụ thể hoá vào năm 1997 khi Nghị định thư Kyoto

ra đời và chính thức có hiệu lực vào năm 2005 liên quan đến Chương trình khung về vấn

đề biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính

- Kể từ tháng 11/2007 đã có khoảng 175 nước kí kết tham gia chương trình này Nghị định thư Kyôtô ràng buộc 37 quốc gia phát triển đến năm 2012 phải cắt giảm khí thải xuống 5% so với mức của năm 1990 Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước

Trang 8

đang phát triển tham gia kí kết trong đó có Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ vốn là những nền kinh tế mới nổi và có lượng khí phát thải cao Sự kiện chính phủ Nga, nước chiếm 17% lượng khí thải phê chuẩn NĐT vào năm 2004, và chính phủ Úc ký kết NĐT vào năm

2007, đã gây sức ép buộc Mỹ (nước chiếm 25% khí thải ) - hiện là quốc gia phát triển duy nhất không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto - phải thay đổi quan điểm trong thời gian đến Thế giới hy vọng thái độ tích cực và sự tham gia có trách nhiệm của Mỹ sẽ được thể hiện khi chính phủ của TT Obama tham gia hội nghị Copenhagen Tuy nhiê cho đến nay tình hình này vẫn chưa có gì sáng sủa hơn, chưa có bước tiến triển mang tính đột phá trong cuộc chiến ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu

Như vậy, Nghị định thư Kyôtô được mong đợi sẽ là một thành công trong vấn đề cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính Mục tiêu được đặt ra nhằm "Cân bằng lại lượng khí thải trong môi trường ở mức độ có thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của con người vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường” Trong những năm tới, xu thế chung của hợp tác quốc tế và khu vực để đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu sẽ được tăng cường, tập trung vào quá trình thiết lập cơ chế hợp tác, nghiên cứu và đánh giá tác động, xây dựng biện pháp phòng ngừa và nghiên cứu công nghệ, năng lượng mới

Mặc dù vậy, quá trình hợp tác sẽ còn gặp nhiều khó khăn, trắc trở do còn nhiều sự khác biệt về lợi ích giữa các nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu (cơ bản là việc giảm chất thải gây hiệu ứng nhà kính hoặc sử dụng tiết kiệm nhiên liệu có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế của nhiều nước), việc sản xuất theo Chương trình cơ cấu phát triển sạch (The Clean Development Mechanism-CDM)) đòi hỏi đầu tư lớn và công nghệ phức tạp

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ - TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và ngày 12/01/2009, tại

TP Hồ Chí Minh, Bộ TN&MT chính thức công bố Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu Mục tiêu chiến lược của Chương trình là đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất

Trang 9

4.2 Hành động của chúng ta

Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của con người trên khắp hành tinh và làm cho Trái Đất chúng ta ngày càng trở nên mỏng manh, dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong tương lai Ngay từ bây giờ chúng ta cần phải ý thức hơn đối với môi trường thông qua từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân

Trước tiên, đó chính là sự thay đổi thói quen hàng ngày trong cuộc sống theo hướng tiết kiệm năng lượng Chỉ cần một cái nhấn nút tắt đèn hay các thiết bị điện, điện tử khi ra vào phòng ở hay nơi làm việc thì cũng giảm thiểu được khá nhiều chi phí phải trả

Thứ hai, cần phải nhận thức đầy đủ hơn về nguyên nhân và hậu quả của sự biến đổi khí hậu để vận dụng trong những hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là đối với những người “ra quyết định” Ví dụ: bạn là người có quyền nhập khẩu thiết bị sản xuất thì nhất quyết phải nói không với công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhiên liệu và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

Thứ ba, nghiên cứu khoa học và ứng dụng những thành tựu mới vào trong hiện thực cuộc sống là sự đóng góp thiết thực nhất của thanh niên Hiện nay, trên thế giới đã tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng những nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, sức gió, sóng biển để tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường Trong xây dựng đã chú ý đến kiến trúc sinh thái, trong du lịch đã xuất hiện nhiều hơn sản phẩm

du lịch sinh thái đều là những hướng đi tích cực

Thứ tư, bạn hãy là một tuyên truyền viên có trách nhiệm thông qua trao đổi, chuyện trò với gia đình, bạn bè, hàng xóm về những vấn đề môi trường (như hạn chế xả chất thải bẩn, trồng và chăm sóc cây xanh, đi xe đạp ở những cự ly ngắn hoặc tăng cường

sử dụng phương tiện giao thông công cộng ) Việc tuyên truyền, trao đổi thông tin trên blog cá nhân hay diễn đàn trực tuyến cũng có tác dụng to lớn và nhanh chóng Thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, giải trí thể thao, tình nguyện và phát triển sẽ giúp bạn đưa vấn đề bảo vệ môi trưòng xâm nhập vào cộng đồng một cách hữu hiệu hơn

Khái niệm về Phát triển bền vững đại ý muốn nói đến những hành động của thế hệ hôm nay đừng để cho thế hệ tương lai phải gánh chịu những hậu quả và di chứng xấu Nhưng đôi khi, hành động có trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay trước những hậu quả nghiêm trọng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ giúp cho nhân loại có cơ hội tự nhìn và ngẫm lại mình trong nhận thức, tư duy và hành động đúng đắn, thân thiện với môi trường

Trang 10

5 Giáo dục, tuyên truyền phổ biến rộng rãi các giải pháp làm giảm thiểu biến đổi khí hậu và thích ứng với những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra tại các địa phương

- Các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và quản lý đã xác nhận có hai nhóm giải pháp quan trọng nhất để đối phó với những thách thức do sự biến đổi khí hậu gây là các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng với những thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giảm thiểu những thiệt hại của thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra

Điều đáng chú ý là các giải pháp này rất đa dạng, phong phú song phải phù hợp với tình hình cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư của từng địa phương Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến những hậu quả khác nhau đối với mỗi khu vực Bão lớn

có sức tàn phá mạnh ở vùng ven biển trực tiếp gây sạt lở bờ biển, tràn ngập nước mặn, phá hủy công trình xây dựng, nhà cửa , song đối với vùng núi lại gây mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đường gây nên những tổn thất và thiệt hại to lớn không kém

- Vì vậy việc tuyên truyền phổ biến sâu rộng các kiến thức, kinh nghiệm cụ thể của các địa phương có hoàn cảnh tương tự là rất cần thiết và có tác dụng thiết thực

- Cần chú trọng giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân các địa phương tình thần tích cực, chủ động đối phó với những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra theo phương châm tại chỗ, dựa vào sức mình là chính

II GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG THCS

1 Vai trò, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông đối với những thách thức của biến đổi khí hậu

1.1 Vai trò của giáo dục phổ thông đối với những thách thức của biến đổi khí hậu thể hiện ở các khía cạnh sau:

1) Số lượng học sinh nhiều, gần 8,5 triệu học sinh (Trong đó, THCS hơn 5,5 triệu

và THPT hơn 2,95 triệu) chiếm gần 1/10 dân số, liên quan đến mọi gia đình trong xã hội

và cộng đồng

2) Các đối tượng rất trẻ, nhạy cảm dễ tiếp thu những kiến thức mới, lại được ngồi trên ghế nhà trường, được giáo dục thường xuyên và đang hình thành nhân cách

3) Học sinh phổ thông là những động lực và nhân tố cơ bản lan tỏa trong xã hội, những hành động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội

và do đó, có tác động làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã hội đối với BĐKH

4) Học sinh phổ thông là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH khi ngồi trên ghế nhà trường Đồng thời, những

Ngày đăng: 09/11/2017, 21:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w