nhung xet nghiem khi mang thai 3 thang cuoi

3 182 0
nhung xet nghiem khi mang thai 3 thang cuoi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nhung xet nghiem khi mang thai 3 thang cuoi tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất...

Mang thai 3 tháng cuối thai kỳ cần chú ý gì Trong 3 tháng cuối thai kỳ bà bầu cần chú ý những gì? Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Châu Quỳnh, Trưởng khoa Sản Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh cho biết trong 3 tháng cuối thai kỳ, các cơ quan quan trọng của em bé đã hình thành hoàn tất. Não còn đang phát triển nhanh chóng. Mô mỡ bắt đầu tích tụ dưới da. Thai nhi tăng cân nhanh trong những tháng cuối. Trong 3 tháng cuối mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm khi khám thai phát hiện bất thường Những thay đổi ở người mẹ trong giai đoạn này là khó thở khi nằm, tiểu lắt nhắt, giãn tĩnh mạch chân, phù chân, vọp bẻ, tê mỏi, đau khớp háng, khớp mu. Vọp bẻ có thể do mẹ thiếu canxi hoặc em bé quá to. Nếu đã bổ sung đủ canxi nên xoa bóp, massage cẳng chân nhẹ nhàng. Một số biến chứng của thai kỳ giai đoạn này là tiền sản giật, tiều đường, đa ối, thiếu ối, nhau tiền đạo, nhau bong non, sinh non, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai to, thai chết lưu. Theo bác sĩ Quỳnh, lịch khám thai và các xét nghiệm cần làm: - Khám thai mỗi 2 tuần một lần từ tuần thứ 30, mỗi tuần một lần từ tuần thứ 36. - Cần phải cân, đo huyết áp, theo dõi phù chân mỗi lần khám thai, ghi nhận cử động thai. - Bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non. - Thử nước tiểu mỗi lần khám thai để kịp thời phát hiện sớm bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng. - Siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai, bất thường thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm khi khám thai phát hiện bất thường. - Thai phụ sẽ được đo biểu đồ tim thai, cơn gò sau khi thai được 35 tuần trở đi, đặc biệt ở những thai kỳ nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh non. - Xét nghiệm máu tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai nếu chưa làm hoặc có nguy cơ cao. Bác sĩ Quỳnh khuyến cáo, cần phải nhập viện khi thấy các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, nhìn mờ, đau thượng vị, đau bụng từng cơn, ra huyết âm đạo, thai máy yếu hoặc không máy. Những việc cần làm trong những tháng cuối: - Đếm cử động thai mỗi ngày 3 lần. - Tiêm VAT ngừa uốn ván nếu chưa tiêm (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng). - Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga. - Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho mẹ và bé sau sinh. - Học những lớp chuẩn bị trước sinh. - Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước tránh táo bón. - Tiếp tục bổ sung canxi, viên sắt, viên đa sinh tố. Những xét nghiệm mang thai tháng cuối Các xét nghiệm mang thai tháng cuối đa số nhằm mục đích kiểm tra tình trạng sức khỏe mẹ thai nhi tập trung vào bệnh thường gặp thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, liên cầu khuẩn Dưới xét nghiệm mang thai tháng cuối mà bạn cần thực hiện: Hematocrit/hemoglobin (Xét nghiệm dung tích hồng cầu) Đây loại xét nghiệm mang thai lặp lặp lại, đặc biệt tháng cuối thai kỳ, nhằm phát tình trạng thiếu máu (Nếu bạn xét nghiệm kiểm tra đường huyết cho kết bình thường, bạn khơng cần phải lặp lại xét nghiệm dung tích hồng cầu) Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Bạn tạm thời yên tâm có kết xét nghiệm đường huyết bình thường khoảng thời gian từ tuần 23 đến 27 Ngược lại, kết bất thường bạn chưa thực xét nghiệm dung nạp đường huyết, bạn cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào lúc VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Xét nghiệm kháng thể Rh Nếu mẹ mang kháng thể Rh âm (Rh-), xét nghiệm kháng thể lặp lại (thường lúc với xét nghiệm đường huyết) mẹ tiêm globulin miễn dịch Rh tuần 27 Trong trường hợp không may máu em bé lẫn vào máu bạn, globulin miễn dịch Rh ngăn thể bạn phát triển kháng thể có khả gây nguy hiểm cho bạn tương lai chí lúc Đặc biệt, cha bé có kết xét nghiệm Rh âm bạn bé có Rh âm tính, bạn khơng cần tiêm globulin miễn dịch Rh Các xét nghiệm mang thai tháng cuối chủ yếu để kiểm tra tổng quát sức khỏe mẹ bé Các xét nghiệm bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục Xét nghiệm mang thai thường định cho trường hợp có nguy cao Bác sĩ lấy mẫu cổ tử cung để kiểm tra xem có dấu hiệu bệnh chlamydia bệnh lậu không, bạn xét nghiệm máu để tìm bệnh giang mai Bạn nên xét nghiệm HIV lần gặp nguy lây nhiễm kể từ lần xét nghiệm Việc phát sớm giúp bác sĩ đưa cách VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí điều trị làm giảm đáng kể nguy truyền bệnh cho em bé Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B Từ tuần 34 đến 36, bạn kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) âm đạo trực tràng Trong trường hợp kết dương tính, bạn khơng tiến hành điều trị việc không đảm bảo vi khuẩn không trở lại Thay vào đó, bạn điều trị thuốc kháng sinh sinh nở Trong trường hợp bạn sinh nhiễm GBS, bạn chắn cho dùng thuốc kháng sinh mà không cần thực lại xét nghiệm Kiểm tra tình trạng sinh lý sức khỏe thai nhi Các xét nghiệm mang thai dạng nhằm kiểm tra tình trạng thai nhi bạn bị số biến chứng thai kỳ ngày dự sinh VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Những lưu ý khi mang thai tháng thứ 6 Mang thai tháng thứ 6 là thời điểm có nhiều chuyển biến tích cực trong cơ thể thai nhi. Để dưỡng thai tốt trong giai đoạn này, vấn đề dinh dưỡng là rất quan trọng để giúp mẹ và bé có sự chuẩn bị tốt nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ. Khi mang thai được 6 tháng thì tử cung của người mẹ to dần lên, thể trọng cũng tăng, bụng to, hông nở, đặc biệt phần dưới eo to lên nhanh chóng; bầu vú to nhanh, các tuyến sữa cũng rộng to để có thể lưu thông một lượng sữa nhỏ, đáy tử cung cao lên đến gần rốn, tiếng tim đập và sự cử động của thai nhi ngày càng nhiều, khi đó thì hầu như tất cả phụ nữ mang thai đều có cảm giác là thai nhi cử động. Do vậy, bảo vệ sức khỏe cho thai nhi nên chú ý: 1. An toàn Bụng của người mẹ ngày càng to thêm, trọng tâm của thân thể chuyển dần về phía trước, rất dễ bị ngã, khi đi cầu thang máy hay lên cao, cần đặc biệt chú ý. Nên hạn chế lên xuống cũng như chú ý cách thức lên xuống các bậc thang. Khi cầm đồ vật cần chú ý các tư thế để tránh ảnh hưởng tới bụng. Cũng cần tránh tắm nước quá nóng gây ra có đờm ở cổ. 2. Nghỉ ngơi Do tử cung to dần ra tạo sức ép khiến cho thân người phía dưới, sự lưu thông của huyết mạch không thoải mái, cho nên phụ nữ mang thai thường rất dễ mệt mỏi và khó khôi phục sức khỏe nên nhất định cần chú ý chia mốc thời gian để nghỉ ngơi, đề phòng ngủ không đủ lượng giờ cần thiết, tốt nhất là mỗi trưa ngủ từ 1 – 2h. Bà bầu cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý 3. Ăn uống Đặc biệt cần dự phòng thiếu canxi, sắt. Khi mang thai được 6 tháng, do thai nhi sinh trưởng rất nhanh, ăn uống nên có nhiều lòng trứng trắng, các chất khoáng sản cũng như vitamin. Khi đó lượng canxi của người mẹ được thai nhi hấp thụ rất nhiều, rất dễ thiếu khuyết nếu lượng canxi không đủ, thai nhi dễ mang bệnh loãng xương, đau răng hoặc viêm lợi, thai nhi cũng dễ bị bệnh gù lưng bẩm sinh, cho nên người mẹ cần có lượng canxi đầy đủ. Phụ nữ mang thai được 5 – 6 tháng cũng rất dễ phát sinh bệnh thiếu máu, vì bào thai cũng như thai nhi cần nhiều máu, cũng như lượng sắt cung cấp cho thai nhi cần tăng gấp đôi, lại thêm người mẹ khi mang thai, dịch vị giảm thiểu cũng ảnh hưởng đến hấp thụ lượng sắt trong cơ thể. Thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai, thai nhi đều rất nguy hiểm, ảnh hưởng bào thai cũng như thai nhi sinh trưởng chậm… cho nên người mẹ mang thai trong quá trình ăn uống cần hấp thụ lượng sắt cần thiết. Trong các loại rau như rau cải trắng, hồng tây, khoai tây, các loại đậu chế biến đều chứa nhiều chất sắt, canxi và vitamin, đặc biệt ăn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, gan và tiết động vật cùng các loại trứng, hạt vừng, bột, hoa quả… Các thực phẩm này có chứa nhiều chất sắt, vitamin C rất có lợi cho sự bổ sung chất sắt trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Nên tránh ăn quá nhiều dầu béo hay muối để tránh chân bị béo phì, tránh cao huyết áp và bệnh tim. Các thực phẩm có chứa nhiều chất sắt, vitamin C rất có lợi cho sự bổ sung chất sắt trong cơ thể người mẹ và thai nhi 4. Dự phòng bị đau hông eo Phụ nữ mang thai hông eo bị đau phần nhiều là do các tư thế làm việc không đúng. Ví dụ bị đau buổi sáng ngủ dậy, phần nhiều do tư thế ngủ không đúng. Vì vậy nên khi đi ngủ kê một miếng đệm cứng dưới đệm, hay nằm nghiêng bên trái là phù hợp. Đau hông eo vào buổi chiều tối Dinh Dưỡng Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất và mẹ cũng tăng cân nhiều nhất. Vì vậy dinh dưỡng trong 3 tháng cuối rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Ăn uống khi mang thai 3 tháng cuối Giai đoạn này bà bầu có thể tăng tới 6-7kg và cũng là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất. Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng cũng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn phải được đảm bảo đầy đủ:  Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…  Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…  Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…  Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín. Mỗi ngày, cơ thể mẹ cần khoảng 2550 kcal (giống giai đoạn 3 tháng giữa), do vậy khẩu phần ăn vẫn cần phải duy trì tốt như giai đoạn trước.  Khẩu phần ăn trong 2 tháng đầu trong giai đoạn này cần giữ tương tự như giai đoạn 3 tháng giữa, tuy nhiên khẩu phần đạm cần tăng hơn để bảo đảm sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ hải sản (nếu không bị dị ứng) thì rất tốt.  Tiếp tục cung cấp lượng axit béo cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi  Không nên thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn  Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng  Cần uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu  Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa  Trong quá trình dinh dưỡng, cần có sự điều chỉnh ăn uống và dinh dưỡng theo sự yêu cầu của bác sĩ (đặc biệt là tháng cuối trước sinh) tránh tăng cân quá nhiều làm thai nhi quá to hoặc ăn uống thiếu chất dẫn tới thai nhi kém phát triển.  Bổ sung vitamin D từ thức ăn đặc biệt là trong giai đoạn mùa đông để đảm bảo đủ Canxi cho bé. Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Vai trò của một số chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai  Chất đạm (Protein): tăng trưởng tế bào và tạo máu có trong các thực phẩm như: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu đỗ, lạc, đậu phụ. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối là 70gr/ngày.  Chất bột đường: cung cấp năng lượng hàng ngày. Có trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hoa quả, rau, mì.  Canxi: làm cho răng và xương chắc khỏe, chống co cơ, chức năng thần kinh. Mỗi ngày thai phụ cần khoảng 1500mg canxi. Có trong sữa, bơ, cá ăn cả xương.  Chất béo (lipid): tốt cho hệ thần kinh, phụ nữ mang thai cần 70- 80g/ngày. Chất béo có trong bơ, sữa, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, thịt, cá béo (cá hồi, cá thu).  Chất sắt: vai trò của chất sắt trong việc phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu máu được Dinh Dưỡng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi các giai đoạn sau, đồng thời cũng là lúc cơ thể mẹ biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con mình. Có rất nhiều thắc mắc trong giai đoạn này, đặc biệt là vấn đề ăn uống dinh dưỡng, dưới đây là những thông tin cơ bản giúp cho các bà bầu có sự chuẩn bị tốt nhất về dinh dưỡng. Ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:  Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…  Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…  Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…  Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín. Trong 3 tháng đầu, bạn chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể:  Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo:   o Đối với những người khỏe mạnh và đủ chất, có thể tăng khẩu phần ăn so với thông thường, nhưng chưa cần tăng quá nhiều. o Đối với những người gầy yếu, cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.  Ăn những thực phẩm giàu chất xơ.  Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 1,5 lít.  Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.  Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ: o Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua… o Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả… o Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ… o Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày. Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Những gì nên tránh?  Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.  Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…  Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường  Tránh ăn mặn khi mang thai  Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.  Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu  Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…  Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.  Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại Mang thai 3 tháng cuối - các dấu hiệu thường gặp Ba tháng cuối thai kỳ là "tổng hòa của những mâu thuẫn". Bạn tăng tốc cho giai đoạn về đích của thai kỳ nhưng lại quá mệt. Bạn khát nước nhưng lại thường xuyên phải vào nhà vệ sinh. Hãy nuông chiều bản thân – cả tâm trí nữa – theo cách thật nhẹ nhàng. Đây là những thay đổi bạn có thể gặp và cách để chăm sóc cho chính mình trong “tam cá nguyệt” quyết định của thai kỳ. Các dấu hiệu thường gặp trong ba tháng cuối thai kỳ: 1. Mệt mỏi tăng dần 5. Sưng phù chân & giãn tĩnh mạch 2. Đau lưng 6. Co thắt giả (dọa sinh) 3. Tiểu tiện thường xuyên & "són tiểu" 7. Những giấc mơ gây sợ hãi 4. Ợ nóng Mệt mỏi tăng dần Ba tháng cuối thai kỳ, Không chỉ tải trọng cơ thể của bạn tăng từ 10-15kg (có khi còn hơn), mà tử cung đang nở lớn của bạn cũng khiến cho các cơ quan trong cơ thể phải sắp xếp lại, khiến bạn càng thêm căng thẳng. Bạn có thể sẽ cảm thấy suy kiệt một chút, nhưng bạn cũng muốn giữ được năng lượng của mình, vậy đây là những giải pháp cho bạn: - Tập các bài tập thể dục nhỏ. Đi bộ quanh nhà là một cách; bơi lội hay yoga cho bà bầu cũng là lựa chọn tốt; nhưng hãy chắc rằng bạn luôn lắng nghe cơ thể mình, nếu bạn thấy nhanh mệt, hãy giảm cường độ xuống. Nếu bạn thấy quá mệt, đơn giản là cứ ngồi yên. - Nghỉ ngắn trong lúc làm việc. Hãy kê cao chân và nếu có thế, hãy chợp mắt vài phút. - Ăn ít một, chia làm nhiều bữa và ăn vặt (nhưng đủ chất). Thai phụ đi làm nên dự trữ một ít đồ ăn vặt tại nơi làm việc. mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn. - Nếu bạn cảm thấy mức năng lượng của bạn vẫn quá thấp, hãy đến thăm khám bác sĩ vì bạn có thể bị thiếu máu và cần bổ sung sắt. Đau lưng Chiếc bụng lớn có thể phá tướng của bạn, và nội tiết tố relaxin có tác dụng làm lỏng gân khớp để phục vụ cho quá trình sinh nở, cộng hưởng làm tăng căng thẳng cho cơ thể của bạn. Có vài cách giúp bạn đánh lừa trọng lực và làm dịu các cơn đau: - Bài tập khung chậu: Quỳ gối và chống cả hai tay xuống sàn, đẩy người bạn tới lui trong khi giữ lưng thẳng. - Sử dụng đai đỡ bụng dưới và quần đặc biệt cho thai phụ. - Khi ngủ, sử dụng thêm đệm hoặc gối đỡ bụng và lưng. Nếu bạn nằm ngủ nghiêng, chèn thêm gối vào giữa hai chân để tạo cân bằng cho hông. Đầu tư thêm gối chuyên dụng cho bà bầu không phải là quá xa xỉ, nhất là khi đệm nằm của bạn không khiến bạn thoải mái. - Đề nghị mọi người xung quanh giúp đỡ và đừng ngại nhận lời nếu ai đó đề nghị giúp bạn mang vác thứ gì đó. Tiểu tiện thường xuyên Tử cung của bạn ép lên bàng quang nặng nề nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ, điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đi thăm nhà vệ sinh nhiều hơn hẳn trước đây. Điều này thực sự phiền toái nhiều hơn bạn nghĩ, tình trạng khó kiểm soát tiểu tiện (gọi nôm na là “són tiểu”) được ghi nhận ở hơn 40% thai phụ mang thai lần đầu. Cố gắng đặt ra ra thói quen đi tiểu theo giờ (mỗi 1-2 giờ), dù có thể lúc đó bạn chưa thực sự cần đi. Sau một tuần hoặc hơn, kéo dài quãng thời gian giữa những lần tiểu tiện lên 3 giờ. Một điều cũng rất quan trọng là bạn cần uống đủ 8 ly nước (khoảng 250ml / ly) mỗi ngày để giữ nước và ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Bạn cũng nên tránh thức uống chứa cafein, tác dụng lợi tiểu của chất này có thể khiến tình trạng “són tiểu” trầm trọng hơn. Ợ nóng Gần một nửa số thai phụ có biểu hiện ợ nóng. Do các nội tiết tố lưu chuyển khắp cơ thể bạn trong suốt thai kỳ, cơ phía trên bao tử - có nhiệm vụ ngăn chặn axit tiêu hóa bị đẩy lên thực quản – nới lỏng ra, khiến các chất dịch trào ngược trở lại. Hơn nữa, hiện tử cung của bạn ... xét nghiệm Kiểm tra tình trạng sinh lý sức khỏe thai nhi Các xét nghiệm mang thai dạng nhằm kiểm tra tình trạng thai nhi bạn bị số biến chứng thai kỳ ngày dự sinh VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp... miễn dịch Rh Các xét nghiệm mang thai tháng cuối chủ yếu để kiểm tra tổng quát sức khỏe mẹ bé Các xét nghiệm bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục Xét nghiệm mang thai thường định cho trường... điều trị làm giảm đáng kể nguy truyền bệnh cho em bé Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B Từ tuần 34 đến 36 , bạn kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) âm đạo trực tràng Trong trường hợp kết dương tính,

Ngày đăng: 09/11/2017, 20:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan