1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Những lưu ý khi mang thai tháng thứ 6 doc

6 580 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 228,84 KB

Nội dung

Những lưu ý khi mang thai tháng thứ 6 Mang thai tháng thứ 6 là thời điểm có nhiều chuyển biến tích cực trong cơ thể thai nhi. Để dưỡng thai tốt trong giai đoạn này, vấn đề dinh dưỡng là rất quan trọng để giúp mẹ và bé có sự chuẩn bị tốt nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ. Khi mang thai được 6 tháng thì tử cung của người mẹ to dần lên, thể trọng cũng tăng, bụng to, hông nở, đặc biệt phần dưới eo to lên nhanh chóng; bầu vú to nhanh, các tuyến sữa cũng rộng to để có thể lưu thông một lượng sữa nhỏ, đáy tử cung cao lên đến gần rốn, tiếng tim đập và sự cử động của thai nhi ngày càng nhiều, khi đó thì hầu như tất cả phụ nữ mang thai đều có cảm giác là thai nhi cử động. Do vậy, bảo vệ sức khỏe cho thai nhi nên chú ý: 1. An toàn Bụng của người mẹ ngày càng to thêm, trọng tâm của thân thể chuyển dần về phía trước, rất dễ bị ngã, khi đi cầu thang máy hay lên cao, cần đặc biệt chú ý. Nên hạn chế lên xuống cũng như chú ý cách thức lên xuống các bậc thang. Khi cầm đồ vật cần chú ý các tư thế để tránh ảnh hưởng tới bụng. Cũng cần tránh tắm nước quá nóng gây ra có đờm ở cổ. 2. Nghỉ ngơi Do tử cung to dần ra tạo sức ép khiến cho thân người phía dưới, sự lưu thông của huyết mạch không thoải mái, cho nên phụ nữ mang thai thường rất dễ mệt mỏi và khó khôi phục sức khỏe nên nhất định cần chú ý chia mốc thời gian để nghỉ ngơi, đề phòng ngủ không đủ lượng giờ cần thiết, tốt nhất là mỗi trưa ngủ từ 1 – 2h. Bà bầu cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý 3. Ăn uống Đặc biệt cần dự phòng thiếu canxi, sắt. Khi mang thai được 6 tháng, do thai nhi sinh trưởng rất nhanh, ăn uống nên có nhiều lòng trứng trắng, các chất khoáng sản cũng như vitamin. Khi đó lượng canxi của người mẹ được thai nhi hấp thụ rất nhiều, rất dễ thiếu khuyết nếu lượng canxi không đủ, thai nhi dễ mang bệnh loãng xương, đau răng hoặc viêm lợi, thai nhi cũng dễ bị bệnh gù lưng bẩm sinh, cho nên người mẹ cần có lượng canxi đầy đủ. Phụ nữ mang thai được 5 – 6 tháng cũng rất dễ phát sinh bệnh thiếu máu, vì bào thai cũng như thai nhi cần nhiều máu, cũng như lượng sắt cung cấp cho thai nhi cần tăng gấp đôi, lại thêm người mẹ khi mang thai, dịch vị giảm thiểu cũng ảnh hưởng đến hấp thụ lượng sắt trong cơ thể. Thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai, thai nhi đều rất nguy hiểm, ảnh hưởng bào thai cũng như thai nhi sinh trưởng chậm… cho nên người mẹ mang thai trong quá trình ăn uống cần hấp thụ lượng sắt cần thiết. Trong các loại rau như rau cải trắng, hồng tây, khoai tây, các loại đậu chế biến đều chứa nhiều chất sắt, canxi và vitamin, đặc biệt ăn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, gan và tiết động vật cùng các loại trứng, hạt vừng, bột, hoa quả… Các thực phẩm này có chứa nhiều chất sắt, vitamin C rất có lợi cho sự bổ sung chất sắt trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Nên tránh ăn quá nhiều dầu béo hay muối để tránh chân bị béo phì, tránh cao huyết áp và bệnh tim. Các thực phẩm có chứa nhiều chất sắt, vitamin C rất có lợi cho sự bổ sung chất sắt trong cơ thể người mẹ và thai nhi 4. Dự phòng bị đau hông eo Phụ nữ mang thai hông eo bị đau phần nhiều là do các tư thế làm việc không đúng. Ví dụ bị đau buổi sáng ngủ dậy, phần nhiều do tư thế ngủ không đúng. Vì vậy nên khi đi ngủ kê một miếng đệm cứng dưới đệm, hay nằm nghiêng bên trái là phù hợp. Đau hông eo vào buổi chiều tối là do làm việc ban ngày ngồi sai tư thế hoặc đi nhiều. Khi đi trên đường cần toàn thân thoải mái, khi đứng thân dưới hướng về phía trước mà vai hơi hướng về sau, khi ngồi để hông eo thoải mái dựa vào ghế, không ngồi mà không dựa vào gì trong thời gian dài, không được đi giày cao. Nếu đau thì dùng tay xoa bóp nhẹ hoặc dùng bao nước nóng chườm nhẹ cũng hiệu quả. 5. Đề phòng phù thũng chân Để thích ứng với sự phát triển của thai nhi thì lượng máu trong cơ thể và tổ chức dịch mạch của người mẹ mang thai tăng thêm, lượng nước lưu thông trong người rất đột xuất, do đó chân dễ bị phù thũng. Đặc biệt mang thai được 5 – 6 tháng về sau, thai nhi đã lớn, bức bách các tĩnh mạch của chân khiến cho các mạch lưu thông không thoải mái mà dẫn tới bị phù thũng. Khi đó cần làm gì? Nếu như bị phù thũng còn nhẹ thì nên nghỉ ngơi nhiều, nếu bị nặng thì cần đi giày dép cỡ to nhưng không được quá rộng; không được ngồi, đi đứng quá lâu, khi ngồi hay đi ngủ cần để gối chân cao để các tĩnh mạch được lưu thông thật tốt; trước khi đi ngủ nên dùng nước nóng rửa chân, khi ngủ nằm nghiêng bên trái. 6. Ngoài ra cần chú ý những điều sau: - Khi xem tivi, xem phim ngoài rạp, ngồi máy vi tính không được quá lâu. Mỗi ngày không được xem quá 2h, cách xa máy từ 2m trở lên, trong nhà cần thông thoáng, có gió, ngồi ngay ngắn, không được xem cảnh bạo lực, khủng bố hay đau buồn… - Khi nghe âm nhạc, nên nghe nhạc nhẹ, êm đềm, tình cảm, âm lượng không to quá, không được quát mắng to lời hay nghe các hợp âm ảnh hưởng. - Khi phòng bị bệnh trĩ nên ăn nhiều rau và nước hoa quả như rau cần, rau cải trắng, chuối… không ăn hồng và bánh hồng, định ước thời gian mà đi đại tiện, sau đó dùng nước nóng rửa đáy hậu môn. - Cần chú ý giữ gìn bảo vệ tóc, thường xuyên gội đầu, gội xong không được dùng gió mạnh sấy khô, mà nên để tự nhiên, không dùng thuốc nhuộm, thuốc làm đầu… - Để đề phòng bệnh đái đường thì phải biết cách phòng và trị liệu để giảm thiểu tình trạng thai nhi sinh ra dị hình, chết non. - Kiên trì mỗi ngày nên hoạt động có định ước, uống nhiều nước và không ăn vặt để phòng bệnh sỏi thận. - Chú ý vệ sinh răng miệng, không được quên đánh răng, nếu bị bệnh răng thì giai đoạn này nên trị cho khỏi. Nhất định cần chú ý vệ sinh miệng nếu không rất dễ bị sâu răng hay viêm xoang miệng. - Nên kiểm tra thai nhi định kỳ hàng tháng . Những lưu ý khi mang thai tháng thứ 6 Mang thai tháng thứ 6 là thời điểm có nhiều chuyển biến tích cực trong cơ thể thai nhi. Để dưỡng thai. cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý 3. Ăn uống Đặc biệt cần dự phòng thiếu canxi, sắt. Khi mang thai được 6 tháng, do thai nhi sinh trưởng rất nhanh,

Ngày đăng: 27/02/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w